SKKN Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ trung đại ở lớp 10 trung học phổ thông

SKKN Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ trung đại ở lớp 10 trung học phổ thông

Văn thơ Trung đại Việt Nam là một bộ phận văn học gắn liền với một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong lịch sử đất nước. Giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam được thiết lập, cực thịnh rồi suy vi. Giai đoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệ thuật. Qua nghiên cứu, tìm hiểu di sản này chúng ta càng thêm gắn bó với truyền thống cao đẹp của văn thơ. Bởi lẽ mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kỳ lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam” Phạm Văn Đồng . Chúng ta có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp tìm lại quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai 1 cách tin tưởng hơn. Đối với trường THPT di sản này đóng 1 vai trò hết sức quan trong trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm đạo đức quan điểm lý tưởng thẩm mỹ cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa, trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ, kết tinh trong những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu. Việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trừ tình trung đại là một vấn đề.

doc 21 trang thuychi01 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ trung đại ở lớp 10 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Văn thơ Trung đại Việt Nam là một bộ phận văn học gắn liền với một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong lịch sử đất nước. Giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam được thiết lập, cực thịnh rồi suy vi. Giai đoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệ thuật. Qua nghiên cứu, tìm hiểu di sản này chúng ta càng thêm gắn bó với truyền thống cao đẹp của văn thơ. Bởi lẽ mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kỳ lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam” Phạm Văn Đồng . Chúng ta có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp tìm lại quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai 1 cách tin tưởng hơn. Đối với trường THPT di sản này đóng 1 vai trò hết sức quan trong trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm đạo đức quan điểm lý tưởng thẩm mỹ cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa, trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ, kết tinh trong những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu. Việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trừ tình trung đại là một vấn đề.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Từ nhiều năm nay các vấn đề cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn ở nhà trường đã được nhiều nhà nghiên cứu và giáo viên dạy văn quan tâm. Tuy nhiên không ai trong chúng ta không thừa nhận rằng hiện nay chất lượng dạy và học môn văn ở nhà trường còn thấp. Môn văn chưa được học sinh ham thích, trong đó số phận của các giai đoạn thơ văn trung đại lại càng hẩm hiu hơn. Trong hàng ngũ giáo viên văn số trẻ đông hơn, vốn hiểu biết về văn học trung đại còn hạn chế nên việc dạy văn học trung đại lại càng khó khăn. Kho tàng văn chương của cha ông ngày xưa để lại vốn là 1 di sản quý báu nhưng lại thành ra “Kính nhi viễn chi”.
	Văn chương của người xưa thuộc phạm trù thẩm mỹ cổ, có những đặc trưng khác với thẩm mỹ hiện đại. Phương pháp dạy thơ trung đại cho thế hệ trẻ đòi hỏi những yêu cầu riêng. Tài liệu này tôi nghiên cứu để làm sao đó học sinh có cái nhìn đúng đắn về thẩm mỹ cổ. Đặc trưng của thơ cổ và học sinh tiếp cận thơ cổ một cách dễ dàng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Chúng ta đều biết trong nhà trường vấn đề dạy học văn học vẫn là vấn đề đặt lên hàng đầu, đặc biệt là văn học trung đại, bởi lẽ văn là người, do đó không chỉ dạy các em kiến thức mà thông qua các tác phẩm giúp học sinh có được cái nhìn nhận đúng nhất về con người và xã hội phong kiến, từ đó giúp các em trở thành con người có ích cho xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Vấn đề nêu ra ở đây là làm thế nào cho giờ văn thâm nhập sâu hơn vào tâm trí các em, giúp các em yêu cái đẹp, cái chính nghĩa, biết ghét cái ác, giả dối từ đó tạo cho các em được lòng tin vào con người, có tấm lòng yêu thương con người đặc biệt là số phận của con người trong thời phong kiến.
 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Thơ trữ tình trung đại chiếm 1 vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn THPT. Xét về mặt nội dung và nghệ thuật, các bài thơ trữ tình trung đại này có nhiều điểm tương đồng. Các tác phẩm đều phản ánh một cách toàn diện xã hội đương thời, thể hiện quan niệm, nhận thức, tâm tư, tình cảmcủa con người một cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ. Đặc biệt là các bài thơ Đường luật. Đó là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ ca cổ điển Trung Quốc mà những phương diện của thi pháp thơ cổ điển của Trung Quốc vốn rất tiêu biểu. Các tác phẩm thơ của Việt Nam thời kỳ này cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ Đường, thi pháp thơ rất đa dạng và phong phú, phức tạp và sâu sắc. Ngôn ngữ rất hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại, vừa có tính ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽ niêm, luật, thể loại. Hiểu được các bài thơ này 1 cách thấu đáo đã khó, việc giảng dạy thế nào để học sinh cảm thụ lại còn khó khăn gấp bội. Thiết nghĩ đó là vấn đề mà bao thế hệ giáo viên trăn trở. Các tác phẩm thơ trung đại phong kiến viết bằng chữ Hán thường có phần phiên âm, phải qua bản dịch nghĩa, dịch thơ học sinh mới hiểu được. Khó khăn cơ bản là học sinh và giáo viên phải đối diện trực tiếp với các văn bản, mặc dù có bản dịch nhưng có nhiều chênh lệch; mặt khác những bài thơ thời này thường ngắn và ý nghĩa thường ẩn trong ngôn ngữ của tác phẩm đôi khi vượt ra khỏi ngôn ngữ biểu hiện. Vì vậy giáo viên thường thụ động dựa vào hướng dẫn và các bản dịch để giảng giải cho học sinh mà ít quan tâm đến nguyên tác của tác phẩm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển tải cái hay, cái đẹp của tác phẩm tới học sinh.
	Để học khắc phục khó khăn và đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo viên phải tìm hiểu kỹ chương trình, bổ sung thêm kiến thức, lựa chọn phương pháp dạy phù hợp, vừa sức với học sinh giúp các em vượt qua những khó khăn trên để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
2.2.Thực trạng trước vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Qua thực tế giảng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở trường THPT tôi nhận thấy: Đây là thể loại văn học tương đối khó, hơn nữa tác phẩm trung đại được tính từ thế kỷ X->XXI đã cách ta hơn 10 thế kỷ, đến với thế hệ trẻ dưới mái trường phổ thông thế kỷ XXI đã có khoảng cách rất xa về thời gian. Vì vậy nhiều giáo viên gặp khó khăn trong soạn giảng, hơn nữa đa phần học sinh không hứng thú học. Vấn đề dặt ra là phải có những giải pháp tối ưu nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt kết quả cao trong học tập và giảng dạy thơ trung đại Việt Nam. Do vậy bài viết này hy vọng sẽ là một kiến giải, góp phần tốt hơn vào 
việc giảng dạy thơ Trung đại 
2.3.Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Đặc trưng thẩm mỹ của thơ trung đại Việt Nam
	Thơ trữ tình trung đại ra đời trong xã hội phong kiến, nó phản ánh thực tế lịch sử xã hội phong kiến từ thế kỷ X -> hết thế kỷ XIX. Muốn tìm hiểu đặc trưng thẩm mỹ của thơ trung đại phải tìm hiểu người xưa , những nghệ sỹ đã sáng tạo ra những công trình nghệ thuật ấy. Sự nghiên cứu quan điểm mỹ học, tư duy nghệ thuật và phương pháp sáng tác của người xưa sẽ giúp chúng ta xác lập được một hệ thống giá trị thẩm mỹ của văn chương xưa, dùng làm chuẩn cho sự kiện phân tích, đánh giá, cảm thụ tác phẩm trong nghiên cứu và giảng dạy.
	Bức tranh thế giới của người xưa có những nét độc đáo với người ngày nay. Con người xưa sống còn phụ thuộc thiên nhiên, quan hệ giữa con người với thiên nhiên chưa phải là quan hệ độc lập giữa khách thể và chủ thể. Họ đồng nhất hóa giữa thế giới tự nhiên và thế giới con người. Họ giải thích những hiện tượng xã hội bằng hiện tượng tự nhiên.Con người sống phụ thuộc và gần gũi vào thiên nhiên. Trong thơ trung đại, thiên nhiên là đối tượng thẩm mỹ quen thuộc, là nguồn đề tài phổ biến.
	Nhận thức về không gian, thời gian của người xưa không giống với nhận thức của chúng ta ngày nay. Đối với người xưa không gian không có 3 chiều, thời gian không trôi chảy, quan niệm phổ biến là thời gian chu kỳ, trôi chảy, thời gian vận động theo quy luật tuần hoàn, không gian, thời gian với người xưa được xem như là những lực lượng siêu nhiên huyền bí, có sức mạnh chi phối cuộc sống con người.
	Do quan niệm thời gian chu kỳ, sùng bái quá khứ nên đối với người xưa cái có giá trị là cái được lặp đi lặp lại đều đặn, đã được truyền thống chấp nhận và trở thành chuẩn mực. Trong xã hội không chấp nhận cái mới, luôn tuân theo khuôn mẫu sẵn là 1 nguyên tắc nghiêm nhặt, có tính khuôn mẫu toát ra từ đề tài, thể loại, bút pháp, ngôn ngữ, thấm vào kết cấu, cốt truyện, mô típ .
	Phong cách nghệ thuật Á Đông thể hiện ở hệ thống đề tài quen thuộc ( như hoa, tuyết, nguyệt, vịnh người, vịnh vật, vịnh cảnh), một hệ thống thể tài phổ biến ( thơ, phú, ca từ, chiếu, biểu, vịnh, cáo) Bấy nhiêu đặc trưng là dấu hiệu phổ biến của 1 phong cách nghệ thuật đã trở thành truyền thống, mang tính quy phạm mà văn nghệ sĩ từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các ngành nghệ thuật đều phải tuân theo.
	Dân tộc Việt Nam vốn đã có 1 nền văn hóa lâu đời và phát triển ở trình độ cao thời thượng cổ. Sự tiếp xúc với nền văn hóa Hán đã diễn ra trong một quá trình vừa tiếp thu vừa chống lại. Trong tiếp thu có sự lựa chọn và cải biến cái ngoại lai thành cái của mình.
	Người nghệ sĩ xưa không những coi trọng phong cách dân tộc mà còn đánh giá cao phong cách cá nhân. Họ yêu cầu mỗi tác phẩm phải là “ một nhà” riêng không hỗn độn, nhập nhằng với người khác. Họ tuy sáng tác theo chủ nghĩa quy phạm, mô phỏng theo khuôn mẫu có sẵn nhưng họ vẫn coi trọng sự sáng tạo riêng của mình. Họ vẫn tuân theo quy luật của sáng tạo nghệ thuật là tìm tòi cái mới. Trên cơ sở nắm vững truyền thống, họ cách tân, đem đến những kiến thức mới làm cho kho tàng nghệ thuật cổ thêm giàu có và đa dạng. Vì thế rừng thơ Đường có hàng trăm đại thụ, mà mỗi đại thụ vẫn là 1 vẻ xanh tươi.
	Ví dụ : “ Tùng” của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Công Trứ.
	Các tác giả đều sử dụng chung những chi tiết, phổ biến như : Sức chống trọi bền bỉ trước thiên nhiên. Thế nhưng mỗi bài thơ lại có một vẻ riêng. “ Tùng” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà ẩn dật, an nhiên tự tại với quan niệm nhân sinh : Dùng thì giúp đời, bỏ thì ẩn náu.
	“ Tùng” của Nguyễn Công Trứ lại thể hiện một thái độ khinh bạc, phản ứng mạnh mẽ xã hội phong kiến mà bản thân nhà thơ đã đem hết tâm lực ra phụng sự theo lý tưởng kẻ sĩ, kết cục đi đến thất vọng, bế tắc :
	“ Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
	“ Tùng” của Nguyễn Trãi là tượng trưng cho bản lĩnh vững vàng trước thử thách của một thế thăng trầm, luôn giữ bền chí hướng vì nước, vì dân.
	Phương thức phản ánh và nhận thức hiện thực của người nghệ sĩ trung đại khác với phương pháp nhận thức và phản ánh của chủ nghĩa hiện thực ngày nay, cho nên muốn tiếp cận với chân lý nghệ thuật cổ, phải căn cứ vào những tiêu chuẩn phù hợp với quan diểm thẩm mỹ xưa.
2.3.2. Về phương pháp dạy thơ Trung đại một giai đoạn
	Lịch sử văn học dân tộc là một quá trình phát triển liên tục bao gồm nhiều giai đoạn đã tiếp nhau, ở mỗi giai đoạn do điều kiện lịch sử, xã hội và thời đại khác nhau văn học từng giai đoạn có diện mạo riêng, có sự phát triển về nội dung, và hình thức nghệ thuật, về khuynh hướng và thể loại, về phương pháp sáng tác khác nhau. Do mỗi giai đoạn văn học có đặc trưng thẩm mỹ riêng, có vị trí và đóng góp nhất định của nó vào lịch sử văn học nói chung. Người nghiên cứu giảng dạy văn học có nhiệm vụ thông qua sự phân tích thực tiễn sáng tác của từng giai đoạn mà làm sáng tỏ sự phát triển và đóng góp của từng giai đoạn vào lịch sử chung, sự khái quát thành quy luật phát triển của toàn bộ nền văn học chỉ có thể rút ra được một cách chính xác từ sự tổng hợp, khái quát các đặc điểm của văn học từng giai đoạn.
Phương pháp dạy thơ trung đại theo từng giai đoạn có mục đích bồi dưỡng cho học sinh khả năng cảm thụ văn chương theo đặc trưng tư tưởng thẩm mỹ của từng giai đoạn. Mỗi nhà văn sáng tác trong điều kiện lịch sử xã hội của từng giai đoạn, chịu sự chi phối của quan điểm thẩm mỹ từng giai đoạn, mỗi tác phẩm văn học ở mỗi giai đoạn mang dấu ấn thời đại của nó. Vì thế sự cảm thụ, bình giá một tác phẩm văn học, đánh giá một nhà thơ cũng phải xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội và quan điểm thẩm mỹ của giai đoạn. Phương pháp cảm thụ văn chương giai đoạn này và giai đoạn khác không hoàn toàn giống nhau. Đó là yêu cầu có ý nghĩa phương pháp luận đối với công tác nghiên cứu giảng dạy văn học theo quan điểm biện chứng và quan điểm lịch sử, xã hội và quan điểm thẩm mỹ của giai đoạn. Phương pháp cảm thụ văn chương giai đoạn này và giai đoạn khác không hoàn toàn giống nhau. Đó là yêu cầu có ý nghĩa phương pháp luận đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học theo quan điểm biện chứng và quan điểm lịch sử.
Giai đoạn văn học trung đại của dân tộc ta bao gồm toàn bộ thơ văn xuất hiện trong lịch sử văn học nước nhà từ thế kỷ X - XIX đây là giai đoạn văn học trải dài trong 10 thế kỷ, có nhiều thành tựu phong phú, nhiều tác giả, tác phẩm ưu tú đã tạo nên 1 truyền thống dày dặn và quý báu của nền văn học dân tộc.
Thế nhưng đây cũng là giai đoạn văn học mà thế hệ trẻ ngày nay gặp nhiều khó khăn trong sự cảm thụ bởi quan điểm thẩm mỹ xưa và nay khác nhau, thơ cổ là những sáng tác nằm trong một hệ thống thẩm mỹ riêng do quan điểm mỹ học phong kiến quy định. Quan điểm mỹ học và tư duy nghệ thuật của người xưa có những đặc trưng riêng quy định thành những tiêu chuẩn đánh giá thơ văn khác với ngày nay.
Về thi pháp: Làm thơ thời xưa phải tuân theo những qui tắc nghiêm ngặt: 
+ Một bài thơ đường luật phải có 4 phần, phải đúng niêm, luật, vần, đối.
+ Một câu văn biểu ngẫu phải đảm bảo đối ‏ý, đối lời, đối thanh, đọc liền nhịp nhàng, trầm bổng...
+ Ngôn ngữ văn chương phải dùng ước lệ, tượng trưng, điển cố...
Những cái đó với người xưa đã trở thành quen thuộc, phổ biến nhưng với ngày nay lại là xa lạ.
Học sinh ngày nay là thế hệ lớn lên trong chế độ xã hội chủ nghĩa họ có những yêu cầu thẩm mỹ hiện đại. Hàng ngày tiếp xúc với lối sống hiện đại, với cách suy nghĩ cảm xúc theo nhịp phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Tâm tư chung của họ là nhạy cảm với cái mới, cái hiện đại. Cái cổ truyền, cái cũ mặc dù có giá trị cũng xa lạ với họ. Nếu không được hướng dẫn về nhận thức và cảm thụ thì có khi họ còn phê phán chỉ trích cái lỗi thời, lạc hậu, có thể họ không thích văn chương “Truyện Kiều” vì ước lệ, điển cố, họ chê chữ Nôm, Nguyễn Trãi là trúc trắc nhiều từ ngữ khó hiểu, cũng như họ thích kịch nói, điện ảnh mà hờ hững với sân khấu Tuồng, Chèo.. Điều đó không có gì là lạ bởi vì giữa họ với thơ văn nghệ thuật cổ có một khoảng cách về nhiều mặt: Thời gian, lịch sử, quan điểm, thẩm mỹ, phương pháp nghệ thuật, ngôn ngữ văn chương... Cho nên phải có phương pháp phân tích tác phẩm thích hợp với tâm lư tuổi trẻ ngày nay để giúp họ cảm nhận giá trị văn chương thời xưa.
Ví dụ : Thơ văn xưa thường dùng hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Tả mùa thu thì lá vàng rụng, mùa đông thì tuyết rơi, sắc đẹp người phụ nữ thì sắc nước hương trời, tượng trưng người quân tử thì hình ảnh trúc, tâm hồn thanh cao, trong sạch thì dùng nghĩa biểu trưng không phải không có . Ví dụ : Màu đỏ tượng trưng cho cách mạng, chim bồ câu biểu tượng hòa bình...Dù sao những hình ảnh này học sinh cũng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày nó không xa lạ, không sách vở và nguyên tác như những hình ảnh xa lạ trong văn chương cổ.
Khi giảng câu thơ : “ Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng” trong cảnh “ Mã Giám Sinh mua Kiều” mà không hướng dẫn cho học sinh biết đó là những hình ảnh ước lệ tượng trưng thì học sinh dễ thắc mắc tự nhiên là gia đình Kiều “ thường thường bậc trung” làm gì có “ thềm hoa”, Kiều đang trong cơn đau đớn, xót xa sao còn “ lệ hoa”...
Phương pháp dạy thơ văn trung không phải là câu chuyện tiểu xảo về kỹ thuật nghiệp vụ mà là một phương pháp khoa học được đặt ra từ thực tiễn dạy văn ở nhà trường. Vì thế người thầy giáo giỏi là người biết bồi dưỡng, hướng dẫn cho học sinh khả năng và năng lực cảm thụ bằng những phương pháp phù hợp với bản chất của đối tượng truyền thụ và thích hợp với trình độ, tâm tư của học sinh.
2.3.3. Phương pháp giảng dạy thơ trung đại Việt Nam
	Phần lớn thơ Trung đại chọn giảng ở nhà trường hiện nay là thơ Đường luật bát cú, tứ tuyệt của các tác giả : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú XươngNgoài ra cũng có 1 vài bài thơ cổ phong nhưng ít.
2.3.3.1. Xuất phát từ kết cấu
Một bài thơ Đường luật tám câu hay bốn câu thất ngôn hay ngũ ngôn là một chỉnh thể có cấu trúc riêng kết cấu theo 2 chiều ngang dọc thành một chỉnh thể hài hòa, cân đối theo quan điểm thẩm mỹ xưa. Kết cấu chiều dọc bằng bố cục: niêm, luật, đối, vần. Kết cấu chiều ngang bằng luật bằng trắc trong từng câu.
Tìm hiểu thơ Đường luật trước hết phải biết cách “ Tháo gỡ” dần theo từng lớp thang trong ngoài, trên dưới, trước sau để “ xem xét” từng bộ phận, chi tiết rồi “ lắp” lại để đánh giá 1 cách tổng hợp. Bố cục một bài thơ Đường luật 8 câu gồm 4 phần.
- Hai câu đề :
Câu 1 gọi là câu phá đề, câu 2 là câu thừa đề. Đều là mở bài nhưng mỗi câu có một nhiệm vụ riêng. Câu phá đề hé mở cho chúng ta biết ý của bài ngay từ phút đầu. Câu thừa đề triển khai thêm ý đầu bài để hoàn chỉnh chức năng nhập đề. Theo phép làm thơ Đường luật, phần nhập đề phải làm cho người đọc cảm thấy được cái “thần” của bài thơ và từ trong nhập đề đã hàm ý của phần sau đó.
VD : “ Thương vợ” của Tú Xương
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Câu phá đề tác giả đã giới thiệu cho người đọc biết công việc của bà Tú : buốn bán, thời gian làm việc : quanh năm, triền miên từ ngày nay đến tháng khác, địa điểm làm việc : Mom sông – nơi nguy hiểm.
-> Như vậy tác giả đã hé mở cho người đọc thấy được lòng thương vợ của mình. Hai câu nhập đề của bài thơ vừa phân tích trên đã làm tròn chức năng của phần đề và gợi mở cho người đọc chuyển ý xuống 2 câu thực.
	- Hai câu thực :
	Là 2 câu tả thực một cách cụ thể.
	VD : “ Thói đời” – Nguyễn Bỉnh Khiêm
	“ Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
	Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”
	Làm sáng tỏ “ thực trạng” biến đổi đen bạc của lòng người đương thời, tâm lý chạy theo tiền tài, danh vọng, chà đạp lên nhân nghĩa.
	Hai câu thực ở thơ Đường phải đối nhau ( cả chữ và nghĩa ). Sử dụng loạt điệp từ “còn”, “hết” làm nổi bật cái đối lập trái ngược, sự thay đổi lật lọng, chóng vánh của người đời.
- Hai câu luận :
Luận : Nghĩa là bàn bạc, bình luận, mở rộng thêm ý bài thơ
VD : Trở lại bài “ Thương vợ”
	“ Một duyên hai nợ âu đành phận.
	Năm nắng mười mưa dám quản công”
Vẫn là những lời của ông Tú nói về những nỗi vất vả của vợ, nhưng vợ không kêu ca, phàn nàn bởi đó là cái duyên, là cái nợ của bà nên bà đành phải chấp nhận.
- Hai câu kết :
	Khái quát nội dung cả bài thơ. Vừa “ nêu” được ý câu đề, vừa nâng được ý bài thơ cao hơn, gây được âm vang liên tưởng cho người đọc. Bài thơ có câu kết hay là bài thơ đã khép lại mà tứ thơ còn ngân vang làm cho người đọc xúc động, tiếp tục suy tư.
	VD : “ Bảo kính cảnh giới số 43” – Nguyễn Trãi 
	“Dẽ có ngu cầm đàn 1 tiếng
	Dân giàu đủ khắp đòi phương”
	Bài thơ là “ gương báu răn mình” nhưng 2 câu kết là 1 hoài bão chính trị của nhà thơ, mơ ước có được tiếng đàn của vua Ngưu, Thuấn để ca ngợi cuộc sống no đủ của dân
	Bản thân kết cấu của bài thơ Đường là một công trình nghệ thuật. Các bộ phận có mối quan hệ hữu cơ với nhau, mạch thơ phát triển từ câu đầu đến câu cuối theo 1 logic nhất quán. Cả bài thơ là 1 tổng thể hài hòa cho nên nghệ thuật xem thơ Đường luật phải xem trong toàn bộ cấu trúc hoàn chỉnh của bài, phân tích bình giá 1 cách toàn diện.
	2.3.3.2. Xuất phát từ ngôn ngữ thơ Đường luật.
	Trong thơ Trung đại, đặc biệt với thơ Đường, tính hàm súc của ngôn từ là 1 yêu cầu cơ bản. Văn chương hàm súc là văn chương dùng lời tối thiểu mà diễn đạt được ý tối đa. Một bài thơ Đường luật do số lượng có hạn nên càng coi trọng nguyên tắc này. Mỗi bài thơ Đường luật mỗi từ có 1 vị trí, 1 chức năng nhất định. Người làm thơ phải chọn lọc từ, chọn những từ có nội dung thông báo tối đa sao cho bài thơ không có lời thừa.
	Người làm thơ chọn từ công phu, kết từ thành câu thơ theo cú pháp tỉnh lược tối đa của ngôn từ thi ca mà vẫn bảo đảm sự diễn đạt tự nhiên thanh thoát, trong sáng.
	Thơ xưa hàm xúc nên nghiên cứu và giảng dạy cần coi trọng việc khai thác từng tiếng, từng từ. Trong mỗi bài thơ Đường luật thường có một hệ thống từ được tác giả dùng làm nổi chủ đề. Bám vào hệ thống từ và hình ảnh là phương pháp có hiệu quả tốt.
	VD : bài “ Chạy tây” – Nguyễn Đình Chiểu
	Những từ : Tiếng súng Tây, bàn cờ thế, bỏ nhà, mất ổ, tan bọt nước, nhuốm màu mây, dẹp loạn, mắc cạnlà những từ và hình ảnh nằm trong hệ thống của sự thế chạy giặc.
	Thơ văn xưa hàm xúc, kín đáo ngoài lý do nghệ thuật còn có lý do chính trị. Sống dưới chế độ cũ, những nhà văn nhà thơ chân chính thường bất mãn với hiện thực xã hội bất công. Nhưng trước búa rìu của uy quyền thống trị, họ không trực tiếp n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_giang_day_tho_trung_dai_o_lop_10_tr.doc
  • docBÌA SK NĂM 2017.doc