SKKN Một vài biện pháp nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh lớp 6 (lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy) của trường THCS Trí Nang trong giờ học Tiếng Việt
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy môn Ngữ văn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề học tập môn Ngữ văn của học sinh (HS) Trung học phổ thông nói chung, Trung học cơ sở (THCS) nói riêng khiến thầy cô giáo và các nhà giáo dục rất lo ngại. Điểm thi của nhiều em, trong các kì thi quan trọng khá thấp. Bài làm của các em không những yếu mà có những học sinh còn làm sai lệch nội dung bài học, hoặc cá biệt còn có em để giấy trắng. Điều đó cho thấy chất lượng thấp và thái độ thờ ơ của HS đối với môn Ngữ văn. Đâu đó ta vẫn thấy cách HS nói chuyện với nhau một cách cộc lốc, viết bài làm văn thì bị bí từ, dùng sai nghĩa của từ, cảm nhận văn học thì khô khan. Đó chẳng phải là hậu quả của việc thờ ơ, xem nhẹ môn Ngữ văn, trong đó có phân môn Tiếng Việt đó sao?
Không chỉ trong bộ môn Ngữ văn, mà đối với tất cả các môn học khác thì phân môn Tiếng Việt có tầm quan trong đặc biệt. Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, hệ thống tiếng Việt, quy tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Mặt khác, Tiếng Việt là một công cụ giao tiếp và tư duy, nên môn Tiếng Việt còn đảm nhận thêm một chức năng kép mà các môn học khác không có. Đó là chức năng trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp: tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Phân môn tiếng Việt được xem là “chìa khóa” mở đầu cho các môn học khác.
I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy môn Ngữ văn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề học tập môn Ngữ văn của học sinh (HS) Trung học phổ thông nói chung, Trung học cơ sở (THCS) nói riêng khiến thầy cô giáo và các nhà giáo dục rất lo ngại. Điểm thi của nhiều em, trong các kì thi quan trọng khá thấp. Bài làm của các em không những yếu mà có những học sinh còn làm sai lệch nội dung bài học, hoặc cá biệt còn có em để giấy trắng. Điều đó cho thấy chất lượng thấp và thái độ thờ ơ của HS đối với môn Ngữ văn. Đâu đó ta vẫn thấy cách HS nói chuyện với nhau một cách cộc lốc, viết bài làm văn thì bị bí từ, dùng sai nghĩa của từ, cảm nhận văn học thì khô khan... Đó chẳng phải là hậu quả của việc thờ ơ, xem nhẹ môn Ngữ văn, trong đó có phân môn Tiếng Việt đó sao? Không chỉ trong bộ môn Ngữ văn, mà đối với tất cả các môn học khác thì phân môn Tiếng Việt có tầm quan trong đặc biệt. Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, hệ thống tiếng Việt, quy tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Mặt khác, Tiếng Việt là một công cụ giao tiếp và tư duy, nên môn Tiếng Việt còn đảm nhận thêm một chức năng kép mà các môn học khác không có. Đó là chức năng trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp: tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Phân môn tiếng Việt được xem là “chìa khóa” mở đầu cho các môn học khác. Quan trọng là thế, song Tiếng Việt lại chưa thực sự được coi trọng, nếu như không muốn nói là bị xem nhẹ trong những năm gần đây. Trong bộ môn Ngữ văn thì phân môn tiếng Việt luôn bị xem là khô khan, là khó học, là “rắc rối”. Người ta vẫn thường nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Chính vì thế mà đa số các em rất ngại học phân môn này. Nguyên nhân nào khiến chất lượng học tập môn Ngữ văn cũng như phân môn Tiếng Việt xuống thấp như vậy? Có nhiều nguyên nhân nhưng một trong số các nguyên nhân đó là do giáo viên chưa biết tạo hứng thú với học sinh qua từng tiết, từng bài dạy. Bởi chỉ khi có hứng thú học tập các em mới chủ động tham gia các hoạt động học tập trên lớp, thay vì ngồi chờ trống hết giờ một các mệt mỏi, uể oải. Và nếu không có hứng thú học tập thì sẽ không tập trung, không hiểu bài, kiến thức bị thiếu hụt, dẫn đến kết quả học tập không cao. Trong khi đó, kiến thức có sự liên quan tới nhau, nên một bài không hiểu dẫn đến khó hiểu cho những bài tiếp theo sau đó. Cũng như lớp này bị hổng kiến thức thì học các lớp sau sẽ rất khó khăn. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn nhiều năm tại các trường vùng sâu, vùng xa (THCS Quang Hiến, THCS Trí Nang- Huyện Lang Chánh-tỉnh Thanh Hóa) tôi cũng nhận thấy những hạn chế này đối với học sinh của mình. Từ đó tôi đã không ngừng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục vấn đề. Một phần giúp học sinh có hứng thú học tập và học tập tốt hơn môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học tập chung trong toàn trường. Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi xin mạnh dạn đề cập đến “Một vài biện pháp nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh lớp 6 (lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy) của trường THCS Trí Nang trong giờ học Tiếng Việt”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Một vài biện pháp nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh lớp 6 của trường THCS Trí Nang trong giờ học Tiếng Việt”, nhằm các mục đích sau: - Trước hết để bản thân có cơ hội và điều kiện hiểu thêm về đối tượng HS mà mình trực tiếp giảng dạy. Từ đó có những biện pháp phù hợp giúp các em yêu thích môn học Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng, vốn là những môn học mà các em vẫn xem là khó và chưa dành tình cảm nhiều cho nó. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. - Đồng thời tài liệu này có thể giúp cho giáo viên dạy môn Ngữ văn áp dụng cho các lớp, các bài cụ thể. -Tôi cũng hy vọng, với bài nghiên cứu của mình sẽ mở ra cho nhiều hướng nghiên cứu mới về vấn đề tạo hứng thú học tập cho học sinh ở tất cả các phân môn, các bộ môn khác trong nhà trường để các em say mê học tập, vui thích đến trường đúng với câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà kinh nghiệm hướng tới là giúp 24 học sinh khối 6 của trường THCS Trí Nang có được hứng thú trong giờ học phân môn tiếng Việt- Một phân môn vốn được xem là khó học, là khô khan. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp thống kê số liệu II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Môn Ngữ văn được chia làm ba phân môn: Văn học, Tập làm văn và tiếng Việt. Mỗi phân môn chiếm một vị trí quan trọng riêng và có sự ảnh hưởng tới nhau. Song phải thấy một điều, mức độ ảnh hưởng của phân môn Tiếng Việt đối với hai phân môn còn lại là rất lớn. Tiếng Việt không chỉ là công cụ để học tập hai phân môn còn lại, Tiếng Việt còn là công cụ ngôn ngữ giúp ta giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc,...Chính vì vậy, việc tạo hứng thú để học sinh yêu thích và học tốt Tiếng Việt là điều rất quan trọng. Vậy hứng thú là gì? Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp HS học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. 2. Thực trạng vấn đề Học sinh của trường THCS Trí Nang có tới 99% các em là dân tộc Thái. Điều kiện kinh tế khó khăn, sự quan tâm của gia đình và địa phương chưa được như mong muốn. Trong khí đó các em gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, do các em có thói quen giao tiếp với nhau ở khắp mọi nơi đều bằng ngôn ngữ dân tộc Thái của mình, trừ khi trong giờ học và giao tiếp với giáo viên. Các em cũng thờ ơ với việc học tập môn Ngữ văn trong đó có phân môn Tiếng Việt. Từ chỗ thờ ơ dẫn đến học kém. Càng không hiểu bài các em càng chán nản thậm chí sợ và nghĩ môn học này khó. Tất cả các lí do trên khiến chất lượng môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong quá trình giảng dạy các em, nhất là khi làm bài tập, làm bài kiểm tra, tôi nhận thấy kĩ năng làm văn nói chung và kĩ năng làm bài tập tiếng Việt nói riêng của các em còn rất kém. Thực tế : - Có học sinh làm xong bài kiểm tra nhưng trình bày các ý lộn xộn, khó hiểu, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. - Có học sinh làm chưa xong bài và viết sai yêu cầu của đề (do đọc không kĩ đề hoặc không biết cách trình bày) - Có học sinh không làm nộp giấy trắng - Nhiều học sinh bài làm không có số câu, tùy đâu làm đấy. - Đặc biệt, rất nhiều bài làm qua loa cho xong tay để nộp bài, không cần biết đúng hay sai hoặc chép nguyên bài của bạn mà bản thân không biết mình đang viết gì. Khi có ý tưởng làm sáng kiến này, tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ về tình yêu và hứng thú học tập phân môn tiếng Việt so với các môn khác, như Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục công dân (GDCD), Thể dục đối với học sinh lớp 6 tại trường THCS Trí Nang và kết quả như sau: Kết quả tình yêu và hứng thú học tập ở một số môn học của HS khối 6. Sĩ số 24 Tiếng Việt GDCD Thể dục Âm nhạc Mĩ thuật 5hs=20% 10hs=41,6% 12hs=50% 14hs=58,3% 18hs=75% Và đây là: Kết quả bài kiểm tra Tiếng Việt ở học kì 1-Tiết 46 Sĩ số Tỉ lệ điểm khá, giỏi Tỉ lệ điểm trung bình Tỉ lệ điểm yếu, kém Tỉ lệ điểm 0 24 0hs =0% 10hs=41,6% 8hs=33,4% 6hs=25% Nhìn vào bảng số liệu thống kê có thể thấy, tình yêu và hứng thú học tập của các em dành cho môn Ngữ văn chưa cao. Và kéo theo đó điểm số của phân môn tiếng Việt cũng khá thấp. Xuất phát từ thực trạng trên và nắm rõ nguyên nhân của thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn tìm tòi, vận dụng “Một vài biện pháp nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh lớp 6 của trường THCS Trí Nang trong giờ học Tiếng Việt”. Nhưng làm như thế nào và bằng cách nào để yêu cầu đạt hiệu quả ? Đây là vấn đề tôi muốn đề cập trong giải pháp nhỏ này. 3. Giải pháp Tôi sẽ kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp. Dưới đây là những giải pháp cụ thể. 3.1. Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập Đối với bất kì lớp nào, khi mới tiếp nhận, điều đầu tiên tôi làm là trao đổi với các em về phương pháp học tập bộ môn. Đối với học sinh lớp 6 mới vào, do sự thay đổi môi trường, cách dạy khác với Tiểu học, việc hướng dẫn phương pháp học tập với các em lại càng quan trọng hơn. Và chỉ khi nắm được phương pháp học thì thời gian và công sức của các em bỏ ra để học không bị hao hụt, uổng phí. Phương pháp học tập phân môn Tiếng Việt nên theo các bước sau: Thứ nhất: là bước chuẩn bị tài liệu, sách vở. Học sinh nhất thiết phải có sách giáo khoa. Tài liệu tham khảo có càng tốt. Vở phải có ít nhất hai cuốn, một cuốn vở ghi lý thuyết và một cuốn làm bài tập. Nên có thêm giấy nháp. Thứ hai: việc học của HS phải được thực hiện qua ba bước như sau: Bước 1: Đọc và nghiên cứu trước bài ở nhà. Đây là việc không phải HS nào cũng biết và nếu có biết thì cũng không phải em nào cũng tự giác thực hiện. Vì vậy giáo viên phải có cách để xem các em làm việc này có thường xuyên không. Việc đọc và nghiên cứu trước bài ở nhà bằng cách tập trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa sẽ giúp HS có ý thức, ý niệm về bài học sắp tới. Đồng thời sẽ có những nảy sinh trong quá trình các em tự trả lời câu hỏi. Những thắc mắc này sẽ trở nên những ấm ức khó chịu khiến các em có nhu cầu muốn biết khi vào giờ học, từ đó mà tập trung hơn, và sẽ cảm thấy thoải mái khi vấn đề đã đã tỏ ở trên lớp. Bước 2: chú ý lắng nghe giảng bài trên lớp. Việc này tưởng chừng rất bình thường và dễ làm nhưng thực ra nó rất quan trọng và không dễ, nếu HS không có ý thức và chủ động thực hiện. Nếu bị ép phải chú ý sẽ là vô cùng căng thẳng với HS. Nếu không có hứng thú thì việc phải ngồi 45 phút sẽ cảm thấy thời gian dài vô cùng. Vì vậy giáo viên phải làm cho HS hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của việc chú ý nghe giảng. Đó không chỉ là sự tôn trọng thầy cô, bạn bè mà còn giúp ích cho chính bản thân HS. Trong một bài học, bao giờ giữa các phần, mục cũng có mối quan hệ với nhau, chỉ cần lơ là, không hiểu một phần, sẽ khiến các em không tìm thấy sự kết nối với các phần khác, tức là sẽ khó hiểu phần tiếp theo, khó bắt nhịp tiến độ của bài học và dẫn tới không hiểu bài. Mà không hiểu bài sẽ dẫn đến chán học và học kém. Bước 3: Làm bài tập. Đây cũng là khâu quan trọng. Là khâu hiện thực hóa kiến thức lý thuyết, đưa lý thuyết, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Có thực hành làm bài tập kiến thức mới được củng cố, khắc sâu, đồng thời giúp HS sáng tạo, vì trong quá trình làm bài tập thường nảy sinh vấn đề mới, đòi hỏi HS phải biết cách khắc phục, giải quyết. Chính vì vậy giáo viên phải tạo cơ hội để HS được làm thật nhiều bài tập. 3.2. Tạo hứng thú cho HS trong việc dạy của giáo viên Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi. Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của GV. GV là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS. Hứng thú học tập phải được duy trì trong tất cả các khâu, các bước của tiến trình một giờ dạy và học. 3.2.1.Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò. Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trò. Bởi vì, học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học. Để tạo hứng thú cho học sinh, người giáo viên cần biết tổ chức quá trình dạy học theo một chiến lược lạc quan: Chú trọng vào mặt thành công của học sinh. Đồng thời, cần tập cho mình có một cách nhìn: Học sinh không phải em nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng cố gắng. Có không ít em ng ồi trong lớp toàn nủ g ật hoặc quậy phá, không ghi chép bài, nói leo Giáo viên phải có một phẩm chất đặc biệt, biết cách cư xử đặc biệt với học sinh. Đó là thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, chú trọng vào mặt thành công của các em. Đó là khả năng biết tự kiềm chế, khả năng đồng cảm với học sinh, khả năng làm việc kiên trì tỉ mỉ. Đó là khả năng biết tổ chức quá trình dạy học một cách nhẹ nhàng tự nhiên không gây căng thẳng cho học sinh. Cũng cần phải biết tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, cần phải tôn trọng những sáng tạo của học sinh, dù rất nhỏ. Đồng thời phải nhẹ nhàng trước những sai lầm của các em, tránh chê bai, chỉ trích, làm các em xấu hổ hay tủi thân, sợ hãi. Ví dụ: Khi gọi các em phát biểu, GV dùng bàn tay đưa nhẹ nhàng về phía trước, tránh dùng ngón ta chỉ thẳng vào mặt. Khi học sinh trả lời xong, GV mời học sinh ngồi xuống, kèm theo đó là lời khen ngợi hoặc nhắc nhở. Khi học sinh nói, Gv phải tôn trọng lượt lời, tránh ngắt lời hoặc chê bai như “sai hết”, “sao chậm hiểu thế”, “có thế mà cũng không nói được),..Quan trọng là GV phải có câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để các em trả lời được, làm được bài tập. GV nhìn học sinh bằng ánh mắt, nụ cười thân thiện. Gần gũi, quan tâm, động viên, khích lệ các em tích cưc, chủ động tham gia xây dựng bài. Người Gv phải coi mình như một diễn viên, phải cố gắng để chiếm được tình cảm và sự yêu mến của khán giả. Hãy nên nhớ rằng sự thân thiện là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của bài học. Ta thử nghĩ trong một tiết học, GV suốt ngày la hét, bức xúc thì liệu bài học có hoàn thành được không? tiết học có thành công được không? Không khí lớp học sẽ căng thẳng như thế nào? 3.2.2.Tạo hứng thú trong khâu giới thiệu bài Đây là khâu nhiều giáo viên dễ bỏ qua vì xem nhẹ vai trò của nó. Khâu này thực hiện tốt sẽ giúp HS chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho bài học đồng thời có được hứng thú học tập ngay từ đầu. Giới thiệu bài phải giới thiệu được nội dung bài sắp học đồng thời phải hay, mới lạ. Có những cách giới thiệu vào bài sau đây: - Từ việc kiểm tra bài cũ, giáo viên dẫn dắt vào bài mới. - Giới thiệu bằng cách tạo vấn đề mâu thuẫn với kiến thức và vấn đề sắp tới. - Giới thiệu trực tiếp vào vấn đề, vào bài. Ví dụ tiết 87, bài So sánh, Ngữ văn 6 tập 2. Từ câu hỏi bài cũ: Hãy cho biết so sánh là gì? So sánh có những đặc điểm gì? Với câu hỏi bài cũ này, sau khi HS trả lời, giáo viên dẫn dắt vào bài như sau: Ở tiết trước chúng ta đã được củng cố khái niệm so sánh là gì, điều kiện để ta so sánh được và các đặc điểm khác của so sánh. Vậy so sánh có mấy kiểu, đó là những kiểu nào? Và tác dụng của so sánh trong sáng tác nghệ thuật là gì, tiết thứ hai của bài so sánh sẽ cho chúng ta rõ về điều này. Ví dụ giới thiệu cho tiết 91, bài Nhân hóa. Giáo viên có thể giới thiệu như sau: Trong cuộc sống, đôi khi ta vẫn nghe ai đó vì bức xúc, vì không làm chủ được những phát ngôn của mình, mà dùng những từ vốn chỉ để gọi hay dùng cho vật để gọi cho người. Mục đích để xúc phạm danh dự, nhân phẩn của người khác,... Điều này pháp luật cũng đã có những quy định mức độ vi phạm rõ ràng. Cách làm như vậy người ta gọi là “vật hóa”. Trái với hình thức trên, trong cuộc sống, trong văn chương nghệ thuật, người ta cũng thường dùng cách ngược lại: lấy lời hay ý đẹp của người để dành cho vật. Vậy cách làm đó là gì? Làm như vậy nhằm mục đích gì? Cụ thể như thế nào cô trò ta cùng tìm hiểu qua bài Nhân hóa, sẽ rõ. 3.2.3.Tạo hứng thú trong khâu phân tích ngữ liệu Ở khâu này nếu HS không chú ý hoặc sự tập trung không tốt thì sẽ không biết khái niệm sẽ được rút ra như thế nào. Sẽ khó cho HS nếu phải lấy ví dụ tương tự hoặc vận dụng vào làm bài tập. Đây là khâu dễ gây nhàm chán cho HS. Nhàm chán có thể từ cách dẫn dắt của giáo viên, nhàm chán bởi sự quen thuộc của những ngữ liệu ấy, có khi nó được lấy lại trong một văn bản văn học vừa học xong,...Và đôi khi ngữ liệu mà sách giáo khoa cung cấp mới chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu là đúng thôi chứ chưa hay chưa hấp dẫn theo suy nghĩ của HS. Vậy làm sao để tạo được hứng thú của HS ở khâu này? Theo tôi, các giáo viên nên mạnh dạn làm mới khâu này theo hai cách sau đây: Cách thứ nhất: Giáo viên không nên quá lệ thuộc vào các câu hỏi và ngữ liệu mà sách giáo khoa cung cấp. Bởi nhiều câu hỏi và tiến trình khai thác kiến thức mà sách giáo khoa đưa ra, nhiều khi không thật sự phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. Vì vậy giáo viên nên hiểu học sinh của mình và vận dụng linh hoạt. Chẳng hạn, ở bài Danh từ, tiết 32, Ngữ văn 6 tập 1. Ngay ở yêu cầu đầu tiên của sách giáo khoa là: Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ dưới đây. Với HS lớp 6 của trường THCS Trí Nang, phần đa các em sẽ không có hứng thú và không tập trung được vào bài học với yêu cầu này. Vì một mặt do câu hỏi có sẵn trong sách, không có gì mới lạ; mặt khác các em còn chưa kịp định hình danh từ là gì, mặc dù các em đã được học. Một số em quên do thời gian, còn một số em quên là do chưa bao giờ nhớ. Với những em chưa bao giờ nhớ, thì khái niệm danh từ là gì sẽ hoàn toàn mới. Trong khi đó sách yêu cầu ngay việc xác định danh từ sẽ là cái khó cho các em. Chính vì vậy, trước khi đưa ra yêu cầu này, giáo viên nên có một yêu cầu khác để, một mặt tạo ra hứng thú, mặt khác tạo ra sự khác lạ, đồng thời cho các em biết và nhớ lại danh từ là gì. Chẳng hạn giáo viên có thể yêu cầu HS như sau: - Em hãy gọi tên những người mà em biết? (bố, mẹ, ông, bà, cô giáo, bạn Hà, ...) - Em hãy kể tên các động vật mà em biết? (trâu, bò, lơn, gà,..) - Em hãy kể tên các thực vật mà em biết? (cây, mít, hoa, lá,..) - Em hãy kể tên các vật thể, hiện tượng trong thiên nhiên mà em biết? (trời, đất, sông, núi, mưa, bão,..) Với câu hỏi trên, giáo viên dễ dàng đưa cả lớp vào một hướng tập trung mới lạ. HS sẽ tập trung vào trả lời câu hỏi mà quên mất là mình đang học. Từ câu trả lời đơn giản trên, giáo viên cũng dễ dàng dẫn dắt để cả lớp nhớ lại kiến thức mà các em đã học ở cấp I. Vì những cái mà các em vừa gọi tên nó ra đó chính là danh từ.. Giáo viên nên gọi một học sinh yếu hoặc kém (nếu có) để trả lời câu hỏi này. Vì đây là câu hỏi dễ, cần để cho những em yếu, kém trong lớp có cơ hội được tham gia giờ học. Khi đã củng cố được kiến thức cũ danh từ là gì, giáo viên mới nêu câu hỏi thứ nhất trong sách giáo khoa Ví dụ ở bài Động từ, tiết 60, Ngữ văn 6 tập 1. Trước khi hướng dẫn học sinh trả lời yêu cầu thứ nhất của sách giáo khoa đưa ra, giáo viên nên yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Hằng ngày em làm những gì? Con chim làm gì? Con trâu làm gì? Với câu hỏi này, HS sẽ có thể trả lời là: Ở nhà, em ngủ, thức dậy, đánh răng, ăn sáng, đi học; ở lớp em học bài, làm bài tập, vui chơi,.... Con chim thì hót, bay,...Con trâu gặm cỏ, đi cày,... Từ câu trả lời của HS, giáo viên dễ dàng cho HS nhớ lại được động từ là gì. Sau khi HS đã nhớ lại, giáo viên hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi khác để rút ra đặc điểm của động từ. Ví dụ ở tiết 87, bài So sánh, Ngữ văn 6 tập 2. Trước khi hướng dẫn HS làm các bài tập của phần I trong sách giáo khoa, giáo viên nên cung cấp và yêu cầu HS giải quyết một tình huống khác đơn giản hơn, để HS hiểu được một số khái niệm sẽ xuất hiện t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_vai_bien_phap_nham_khoi_goi_hung_thu_cho_hoc_sinh_l.doc