SKKN Một vài biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết trong giờ chính tả lớp 4

SKKN Một vài biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết trong giờ chính tả lớp 4

 Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống kinh tế - xã hội ngày một “thay da đổi thịt”. Trước công cuộc đổi mới của đất nước, tại nghị quyết Trung ương đảng lần thứ II khoá VII, Đảng ta đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.

 Rõ ràng, sự nghiệp giáo dục – đào tạo có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Đồng thời giáo dục – đào tạo cũng đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình. Đặc biệt là bậc tiểu học, giữa yêu cầu phát triển nhanh về quy mô, đẩy mạnh tiến độ phổ cập tiểu học, vừa gấp rút nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để tiến kịp nền khoa học công nghệ tiên tiến trong khu vực toàn cầu.

 Để đào tạo ra những con người có đầy đủ tài năng, phẩm chất đạo đức tốt, gánh vác công cuộc đổi mới của đất nước trong thế kỷ mới là một yêu cầu và trách nhiệm vô cùng quan trọng, to lớn của ngành giáo dục nói chung, là trọng trách và sự nghiệp của mỗi trường Tiểu học nói riêng. Đảng ta đã nhận định: “Tiểu học là bậc học nền tảng vững chắc trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Nền tảng có chắc, có vững thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hoà của toàn hệ thống. Giáo dục Tiểu học là bậc học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ thành người công dân tốt trong giai đoạn mới. Giáo dục Tiểu học là yêu cầu bắt buộc của toàn dân, từ đó tiến tới nền giáo dục cao hơn (Trung học cơ sở) tạo tiền đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Đổi mới phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng xuất phát từ nhu cầu của công cuộc đổi mới sâu sắc nền kinh tế xã hội đang diễn ra trên đất nước ta hiện nay. Công cuộc đổi mới này cần những người lao động có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng được với đời sống, xã hội đang từng ngày, từng giờ thay đổi. Thực tiễn làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường cũng phải điều chỉnh kéo theo sự thay đổi tất yếu của nội dung, phương pháp dạy học.

 

doc 20 trang thuychi01 6711
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết trong giờ chính tả lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
 Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống kinh tế - xã hội ngày một “thay da đổi thịt”. Trước công cuộc đổi mới của đất nước, tại nghị quyết Trung ương đảng lần thứ II khoá VII, Đảng ta đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.
 	Rõ ràng, sự nghiệp giáo dục – đào tạo có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Đồng thời giáo dục – đào tạo cũng đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình. Đặc biệt là bậc tiểu học, giữa yêu cầu phát triển nhanh về quy mô, đẩy mạnh tiến độ phổ cập tiểu học, vừa gấp rút nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để tiến kịp nền khoa học công nghệ tiên tiến trong khu vực toàn cầu.
 	Để đào tạo ra những con người có đầy đủ tài năng, phẩm chất đạo đức tốt, gánh vác công cuộc đổi mới của đất nước trong thế kỷ mới là một yêu cầu và trách nhiệm vô cùng quan trọng, to lớn của ngành giáo dục nói chung, là trọng trách và sự nghiệp của mỗi trường Tiểu học nói riêng. Đảng ta đã nhận định: “Tiểu học là bậc học nền tảng vững chắc trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Nền tảng có chắc, có vững thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hoà của toàn hệ thống. Giáo dục Tiểu học là bậc học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ thành người công dân tốt trong giai đoạn mới. Giáo dục Tiểu học là yêu cầu bắt buộc của toàn dân, từ đó tiến tới nền giáo dục cao hơn (Trung học cơ sở) tạo tiền đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Đổi mới phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng xuất phát từ nhu cầu của công cuộc đổi mới sâu sắc nền kinh tế xã hội đang diễn ra trên đất nước ta hiện nay. Công cuộc đổi mới này cần những người lao động có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng được với đời sống, xã hội đang từng ngày, từng giờ thay đổi. Thực tiễn làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường cũng phải điều chỉnh kéo theo sự thay đổi tất yếu của nội dung, phương pháp dạy học.
 	Trong những năm gần đây, phòng Giáo dục Đào tạo đặc biệt là các nhà trường đã rất chú trọng đến phòng trào “Rèn chữ, giữ vở” của học sinh . Do vậy đòi hỏi học sinh phải biết viết chữ đẹp, giữ vở sạch. Phân môn chính tả nằm trong môn Tiếng Việt là phân môn rất quan trọng, bởi vì nó là một trong những mắt xích không thể thiếu được của hoạt động: nghe – nói – đọc – viết. Cùng với phân môn tập viết, phân môn chính tả giữ vai trò chủ yếu đối với chương trình học ở Tiểu học, đó là dạy chữ viết.
Những năm trước, người ta chú ý nhiều về học văn, học toán, còn phân môn chính tả gần như “xem nhẹ”. Chính vì thế, chất lượng chữ viết: viết đúng, viết đẹp còn thấp. Chữ viết của các em còn sai lỗi chính tả nhiều. Thậm chí, cả học sinh cấp II cũng viết rất cẩu thả, sai nhiều.
 	Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, để có thể thống nhất việc dạy chính tả lớp 4 trong trường, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn chính tả được tốt, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu tìm tòi: “Một vài biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết trong giờ chính tả lớp 4” 
	1.2 Mục đích nghiên cứu
	Đổi mới phương pháp giảng dạy chính tả lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và sự tiếp thu tri thức của học sinh. Giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo về chính tả để đưa phong trào “vở sạch, chữ đẹp” của nhà trường ngày một nâng cao.
	1.3 Đối tượng nghiên cứu
	- Các lỗi chính tả học sinh thường mắc phải trong khi viết.
	- Học sinh lớp 4 trường tiểu học Hoằng Thành - Hoằng Hoá
	1.4 Các phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tra cứu hồ sơ, sổ sách, tài liệu về giáo dục, về chuẩn kiến thức kỹ năng có liên quan đến đề tài
	- Phương pháp điều tra, khảo sát
	- Phương pháp quan sát
	- Phương pháp phân tích tổng hợp
2. Nội dung
 2.1 Cơ sở lý luận 
	Thuật ngữ chính tả được hiểu theo nghĩa gốc là phép viết đúng. Cụ thể là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là làm phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết. Bảo đảm cho người viết, người đọc hiểu thống nhất những điều đã viết.
 Chính tả thực chất là những qui định của cộng đồng về sử dụng hệ thống chữ viết nhất định. Dạy cho học sinh viết đúng chính tả là giúp cho học sinh nắm được các quy tắc chính tả, các luật chính tả đồng thời nhớ và học thuộc các trường hợp “bất qui tắc” để vận dụng vào viết. Có nghĩa là rèn cho học sinh kỹ năng trình bày văn bản dưới dạng chữ viết.
 	Chữ viết là thứ chữ ghi âm vì vậy giữa chữ và âm có mối quan hệ rất khăng khít với nhau, thể hiện ở chỗ phát âm như thế nào thì viết tay như thế ấy. Hay chữ viết phản ánh đúng âm đọc của từ. Đây là qui tắc chung nhất của chính tả.
	Từ cơ sở này, ta thấy rằng đọc đúng chính âm là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc viết chính tả của học sinh. Thầy đọc đúng thì trò viết đúng, thầy đọc sai thì trò viết sai. Hay phát âm đúng thì viết đúng , phát âm sai thì viết sai.
Trong bài chính tả nghe – viết học sinh phải qua ba hoạt động: tai nghe, miệng đọc, tay viết. Lời đọc của thầy phải thông qua một lần đọc của trò mới thể hiện thành chữ viết trong bài chính tả.
Ngoài qui tắc chung là phát âm thế nào thì con chữ ghi như thế ấy, chính tả nước ta còn có những trường hợp “bất quy tắc”.
Ví dụ: - Âm “cờ” được ghi bằng 3 con chữ: “c”, “q”, “k”.
- Âm “ngờ” được ghi bằng 2 cách: “ng”, “ngh”.
- Âm “gờ” được ghi bằng 2 cách: “g”, “gh”.
Để giúp học sinh nắm được cách viết đúng chính tả các trường hợp “bất qui tắc” thì giáo viên phải giúp học sinh phát hiện ra các quy luật, các mẹo chính tả.
Việc khắc sâu các mẹo chính tả, các qui tắc chính tả, luật chính tả cho học sinh cần phải làm thường xuyên, liên tục, có như vậy mới khắc sâu cho các em, và hình thành trong các em kỹ năng, kỹ xảo viết.
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Dạy chính tả hiện nay 
Những năm gần đây việc dạy – học chính tả của giáo viên trong trường đã có nhiều cố gắng. Phong trào “Vở sạch chữ đẹp” đã được quan tâm một cách thiết thực . Phần lớn giáo viên đều cố gắng nỗ lực tham gia nhằm nâng cao chất lượng dạy môn chính tả.
Bên cạnh những nỗ lực phấn đấu của giáo viên đã nêu ở trên, chúng ta còn thấy có một số xu hướng giảng dạy môn chính tả của một số giáo viên chưa có hiệu quả, làm hạn chế việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở phân môn này. Những biểu hiện đó có thể tóm tắt như sau:
- Việc điều tra cơ bản về lỗi chính tả ở lớp mình, trường mình chưa hoàn thiện, từ đó xây dựng kế hoạch về chữ viết chưa cụ thể, chưa tìm được những nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh còn viết sai.
- Còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, chưa sử dụng nội dung sách một cách linh hoạt, nhất là dạng chính tả so sánh hay bài tập điền âm, vần thích hợp vào chỗ trống cho trước
- Đọc mẫu chưa chuẩn, việc đọc của giáo viên còn khác nhau (giáo viên đọc sai dẫn đến học sinh viết sai, viết lẫn lộn). Một số giáo viên tiến hành tiết chính tả với xu hướng “cho xong lần” một bài viết quy định, hoặc khá hơn là đọc cho học sinh viết cho xong, không để ý đến chất lượng chữ viết, tư thế ngồi viết của học sinh.
- Việc chấm, chữa bài, sửa lỗi cho học sinh chưa theo chuẩn mực, chưa hướng dẫn học sinh viết sao cho đúng, đẹp và hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi một cách có ý thức.
- Phần luyện tập cho học sinh còn bị coi nhẹ, nhiều lúc chưa quan tâm đến. Thậm chí có giáo viên còn bỏ sót, không dạy mà để học sinh tự làm ở nhà
2.2.2. Chất lượng của phân môn chính tả
Thông qua bài viết của học sinh và sự chấm chữa của giáo viên rút ra việc học chính tả của học sinh còn tồn tại như sau:
- Học sinh thụ động tiếp thu không đầy đủ những gì do G. viên truyền đạt
- Chưa nắm chắc những tiếng có vần khó.
- Chưa nắm vững luật chính tả.
 	- Còn nhiều lỗi do sơ ý, lơ đãng.
 	- Chịu ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Vốn từ còn ít không hiểu nghĩa của từ, nên dễ viết sai.
2.2.3. Kết quả khảo sát viết chính tả:
	Khảo sát một số bài viết chính tả của học sinh lớp 4, qua điều tra, tôi thấy được các lỗi chính tả tập trung chủ yếu vào các cặp phụ âm sau:
	- Viết lẫn lộn giữa “l” và “n”
	VD: lắng nghe -> nắng nghe ; lo sợ -> no sợ
	- Viết lẫn lộn giữa “ch” và “tr”
	VD: che chở -> tre trở ; chiến tranh -> chiến chanh
Viết lẫn lộn giữa “s” và “x”
VD: se lạnh -> xe lạnh ; giọt sương -> giọt xương
Viết lẫn lộn giữa “c” và “k” ; “ngh” và “ng” , “g” và “gh”
 VD: con kiến -> con ciến; nghiêm trang -> ngiêm trang; bàn ghế -> bàn gế
BẢNG THỐNG KÊ CỤ THỂ NHƯ SAU
LỚP
TỔNG SỐ HỌC SINH
SỐ HỌC SINH MẮC LỖI PHỤ ÂM ĐẦU
5 lỗi trở lên
3-4 lỗi
1-2 lỗi
4A
30
6 em
5 em
4 em
4B
26
5 em
4 em
3 em
	Bên cạnh chữ viết còn sai lỗi chính tả thì việc các em viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu, đúng cỡ còn chiếm không ít.
	2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng chữ viết còn thấp
	a. Nguyên nhân từ phía học sinh
 	- Do lớp 4 vốn từ học sinh còn ít chưa hiểu nghĩa của từ nên dẫn đến viết sai
	- Do kỹ năng nghe viết còn nhầm lẫn các phụ âm đầu và một số vần nên dẫn đến viết sai.
	- Phát âm ngọng, do tiếng địa phương cũng là nguyên nhân dẫn đến viết sai
	- Do năng lực, khả năng và sự phấn đấu của học sinh còn hạn chế.
	b. Nguyên nhân từ phía giáo viên
	- Do quan niệm dạy chính tả của giáo viên chưa phù hợp với nội dung, nhận thức của học sinh.
	- Do nhận thức về nhiệm vụ, chức năng, phương pháp dạy – học chính tả của giáo viên chưa toàn diện.
	- Chưa biết phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong tiết dạy chính tả.
	- Ít khi tổ chức trò chơi để giảm bớt căng thẳng gây hứng thú cho học sinh Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng chữ viết của học sinh còn thấp tôi có một số đề xuất và giải pháp như sau:
	2.3 Các giải pháp
	Qua điều tra khảo sát thực tiễn tôi nhận thấy rằng trọng điểm mà học sinh trường tiểu học Hoằng Thành thường mắc phải lỗi do viết nhầm lẫn các phụ âm đầu ở các cặp phụ âm đầu dễ lẫn như : l-n ; s-x ; ch-tr ; r-d-gi...
	Để giải quyết vấn đề này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về người giáo viên Tiểu học. Là một người giáo viên tiểu học trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi luôn trăn trở suy nghĩ là làm thế nào để giúp học sinh viết đúng chính tả và viết đẹp để góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau:
	2.3.1. Dạy học phải đảm bảo những nguyên tắc chính tả sau:
	a. Những nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực:
 	Xuất phát từ thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng nơi để hình thành nội dung giảng dạy, phải xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng địa phương. Cụ thể: 
	- Phương ngữ Bắc Bộ: chưa phát âm phân biệt rõ các cặp phụ âm đầu: tr/ch; r/d/gi ; l/n và một số cặp khuôn vần như : ưu/iu ; ươu/iêu...
	- Phương ngữ Bắc Trung Bộ: chưa phân biệt rõ hai thanh điệu: thanh hỏi và thanh ngã.
	- Phương ngữ Nam Bộ: có hiện tượng đồng nhất hoá hai phụ âm đầu v/d khi phát âm và hai cặp phụ âm cuối n/ng ; t/c.
 	Vì vậy yêu cầu giáo viên điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh. Từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp (nhất là đối với hình thức chính tả so sánh). Có thể thêm, bớt những nội dung sách giáo khoa nếu xét thấy không phù hợp với nội dung mình dạy.
	b. Nguyên tắc dùng kiến thức ngữ âm học và từ vựng ngữ âm học có liên quan đến chính tả.
	 VD: - Khi đứng trước các nguyên âm : i, iê, e, ê
	 Chữ ghi âm “cờ” viết bằng con chữ “k”
	 Chữ ghi âm “gờ” viết bằng con chữ “gh”
	 Chữ ghi âm “ngờ” viết bằng con chữ “ngh”
	 Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong việc dạy chính tả cho học sinh.
	c. Nguyên tắc dùng mẹo chính tả:
	 Một điều quan trọng khi dạy chính tả cho học sinh là dạy cho các em biết được một số mẹo chính tả, “Mẹo” được hiểu như là cách làm độc đáo giúp cho học sinh phân biệt ghi nhớ cách viết đúng chữ cái, tránh được nhầm lẫn khi viết chính tả.
VD1: Mẹo phân biệt l – n
- Không có hiện tượng “l” láy với “n” : lanh lẹn ; long lanh, no nê ...
- Sau “l” có âm đệm, n thì không (trừ trường hợp : noãn)
- “n” chỉ láy với “gi” : gian nan, gieo neo ...
- “l” láy được nhiều với phụ âm khác: khéo léo, cheo leo ...
- Những từ chỉ ẩn nấp viết “n” : nấp, nương nấu ...
- Những từ chỉ phương hướng viết “n”: nam, nồm ...
- Những từ chỉ trỏ đều viết là n: này, ni, nọ, nào, nó ...
- Các âm tiết mang vần eo, oa, uê, uy, oă, uâ, không đi với n mà đi với l:
 loè loẹt, loà, loại, loắt choắt,...
 - Trong cấu tạo từ láy, n chỉ cấu tạo theo kiểu láy âm( no nê, nóng nảy, nao núng,...) l lại cấu tạo phổ biến theo kiểu láy vần ( lệt bệt, lùng bùng, lộp độp,..)	 Vận dụng vào các bài:
* Nghe viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Phân liệt l/n, an/ ang( Tiết chính tả tuần 1, Tiếng Việt 4 tập 1, trang 5)
- Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n?
	 Không thể ...ẫn chị Chấm với bất cứ ngưòi nào khác. Chị có một thân hình ...ở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo ...ẳn, chắc ...ịch. Đôi ... ông mày không tỉa bao giờ, mọc ...oà xoà tự nhiên, ...àm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.
 	* Nghe - viết: Những hạt thóc giống – Phân biệt n/l, en/eng (Tiết chính tả tuần 5, Tiếng Việt 4, tập1, trang 47)
 	Bài 2a: Tìm những từ bị bỏ trống để hoàn chỉnh đoàn văn dưói đây. Biết rắng những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng l hoặc n.
 	Hưng vẫn hí hoáy tìm .... giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài bạn. Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng ..... bài cho cô giáo. Em buồn, vì bài kiểm tra lần ..... có thế .... em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà ..... nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy .... thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi .... bài.
 	 Bài 3a: Giải đố
 	Tên con vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n.
 	 Mẹ thì sống ở trên bờ
 	Con sinh ra lại sống nhờ dưới ao.
 	 Có đuôi bôi lội lao xao
 	Mất đuôi tức khắc nhảy nhao lên bờ.
 	Đáp án : Con nòng nọc
	* Nghe – viết: Thợ rèn – Phân biệt n/l, uôn/uông( Tiết chính tả tuần 9, Tiếng Việt 4, tập 1, trang 87)
	Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n 
 	 ...ăm gian nhà cỏ thấp ...e te
 Ngõ tối đêm sâu đóm ...ập ...oè
 ...ưng giậu phất phơ màu khói nhạt
 ...àn ao ...óng ...ánh bóng trăng loe.
* Nghe – viết: Người tìm đường lên các vì sao – Phân biệt n/l, i/iê(Tiết chính tả tuần 13, Tiếng Việt 4, tập 1, trang 126)
 Bài 2a: Tìm các tính từ:
 - Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l M: lỏng lẻo
 - Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n: M: nóng nảy
	Bài 3 : Tìm các từ :
	a. Chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, có nghĩa như sau: 
 - Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.
 - Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.
 - Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi.
 Đáp án: nản chí, lí tưởng, lạc hướng.
	* Nghe – viết: Sầu riêng – Phân biệt n/l, ưt/ưc (Tiết chính tả tuần 22, 
Tiếng Việt 4, tập II, trang 35)
	Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n:
Bé Minh ngã sóng soài
Đứng dậy nhìn sau trước
Có ai mà hay biết
...ên bé ...ào thấy đau!
Tối về mẹ xuýt xoa
Bé oà ...ên ..ức ...ở
Vết ngã giờ sực nhớ
Mẹ thương thì mới đau!
 Theo Vũ Duy Chu
	* Nghe – viết: Thắng biển – Phân biệt n/l, in/inh (Tiết chính tả tuần 26, Tiếng Việt 4, tập II, trang 77)
 	Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n?
 	Từ xa nhìn ...ai cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng ...ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ...ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp ...õn là hàng ngàn ánh ...ến trong xanh. Tất cả đều ...óng ...ánh ...ung ...inh trong ... ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn ...ũ ...ũ bau đi bay về, lượn ...ên ...ượn xuống.
	* Nghe – viết: Nghe lời chim nói – Phân biệt n/l, thanh hỏi/thanh ngã (Tiết chính tả tuần 31, Tiếng Việt 4, tập II, trang 124)
	Bài 2a: 
	- Tìm 3 trường hợp chỉ viết với l, không viết với n.
	M: làm (không cóm nàm)
	- Tìm 3 trường hợp chỉ víêt với n, không viết với l.
	M: này (Không có lày)
 	Bài 3a: Chọn các tiếng trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn.
Băng trôi
	(Lúi/Núi) băng trôi (lớn/nớn) nhất trôi khỏi (Lan/Nam) Cực vào (lăm/năm) 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31 ki-lô-mét vuông. Núi băng (lày/này) lớn bằng nước Bỉ.
 	Với các dạng bài trên học sinh tự dựa vào mẹo và chọn được từ thích hợp để điền
VD2: Mẹo phân biệt s – x
 - Tên cây thường viết “s” : cây sen, cây sim, cây sung...
 - “s” không láy với “x” : sung sướng, sắc sảo ...
 - Tên động vật thường viết “s” : cá sấu, con sóc, con sò ...
 - “s” không đi với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê: xuề xoà, xoay xở, xoen xoét,...
	 - Tên các thức ăn thường đi với x: xôi, xúc xích, xà lách ..
 	- “s” không láy với những âm đầu khác, trái lại x láy âm với một số âm đầu khác: liểng xiểng, loà xoà ...
	 - Danh từ chỉ người thường viết là s: ông sư, bà sãi ...
	Vận dụng vào bài
	* Nghe – viết: Mười năm cõng bạn đi học. – Phân biệt s/x (Tiết chính tả tuần 2,Tiếng Việt 4, tập I, trang 16)
 	Bài 2a: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn.
 	Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát (sau/xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế (rằng/rằn):
	 - Thưa ông! Phải (chăng/chăn) lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông?
	 - Vâng, những (sin/xin) bà đừng (băng khoăng/băn khoăn), tôi không (sao/xao)!
	- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để (xem/sem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.
 	*Nghe – viết: Người viết truyện thật thà. – Phân biệt s/x (Tiết chính tả tuần 6, Tiếng Việt 4, tập 1, trang 56)
	 Bài 3a: Tìm các từ láy:
	 - Có tiếng chứa âm s. M: suôn sẻ
	 - Có tiếng chứa âm x. M: xôn xao
	* Nhớ - viết: Nếu chúng mình có phép lạ. – Phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu ngã (Tiết chính tả tuần 11, Tiếng Việt 4, tập I, trang 105)
	 Bài 2a: Điền vào chỗ trống s hay x?
 Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
 Trỏ lối ang mùa hè
 Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ íu
 Thắp mùa đông ấm những đêm thâu
 Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
 Chạm vào đầu lưỡi – chạm vào sức nóng.
 Mạch đất cho ta dồi dào ức ống
 Nên nhành cây cũng thắp áng quê hương.
	* Nghe – viết: Chiếc áo búp bê – Phân biệt s/x, ât/âc (Tiết chính tả tuần 14, Tiếng Việt 4, tập 1, trang 135)
 	Bài 2a: Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng s hay x?
 	Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh ... bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong ... xúm lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu ... lá cây, cái mũ có ngôi ..., khẩu ... đen bóng và ... cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu: “... nhỉ?”. Cứ như là nó ... để anh lính cười với bạn nó quá lâu.
 	Bài 3a: Thi tìm các tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x
 	M: sung sướng, xấu...
 	Bài 3a:Xếp các từ ngữ sau đây thành hai cột (từ ngữ viết đúng chính tả/từ ngữ viết sai chính tả)
 	Sắp sếp, sáng sủa, sản sinh, tinh sảo, bổ xung, sinh động.
Từ ngữ viết đúng chính tả
Từ ngữ viết sai chính tả
M: sáng sủa
M: sắp sếp
 	* Nhớ - viết: bài thơ về tiểu đội xe không kính. – Phân biệt s/x (Tiết chính
 tả 27, Tiếng Việt 4, tập II, trang 86)
 	Bài 2a: - Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x.
 	Mẫu: Sai “không có xai”
	- Tìm 3 trường hợp chỉ viết với x, không viết với s.
 	Mẫu: Xoe “không có soe”. 
 	Bài 3a: Chọn các tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh câu văn:
Sa mạc đỏ
 	Ở lục địa Ô-xtrây-li-a có một (sa, xa) mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đều có những mảng màu hồng, màu đỏ (xen, sen) kẽ rất kỳ lạ. Khi trời mưa nhỏ, các 
loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.
 	* Nghe – viết: Vương quốc vắng nụ cười. – Phân biệt s/x, o/ô (Tiết chính tả tuần 32, Tiếng Việt 4, tập II, trang 134) 
 	Bài 2: Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyển dưới đây. Biết rằng những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyển bắt đầu bằng s (hoặc x).
Chúc mừng năm mới sau một ... thế kỉ
	Ngày 4-1-1889, ông Cô-lin từ Ô-xtrây-li-a gửi một tấm thiệp chúc mừng năm mới cho cô Uôn-đrốp ở thành

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_nang_cao_chat_luong_chu_viet_trong_gi.doc