SKKN Một số suy nghĩ về việc dạy học thơ chữ hán đường luật trong chương trình Ngữ văn THPT
Hiện nay việc dạy thơ trong nhà trường THPT nói chung và dạy thơ chữ Hán nói riêng gặp rất nhiều những khó khăn. Tìm hiểu thơ nói chung và thơ chữ Hán nói riêng phải hiểu ngôn từ và hình tượng trong bài thơ. Trong thơ chữ Hán, muốn hiểu ngôn từ đòi hỏi người đọc phải hiểu rõ từ ngữ, hình ảnh, điển cố, yếu tố liên văn bản. Các em phải liên tưởng, tưởng tượng, bổ sung, cụ thể hoá các chi tiết, phát hiện các mối liên hệ ngầm giữa các hình tượng và đồng thời còn cảm nhận cái hay qua nghệ thuật văn bản. Mặt khác, thơ chữ Hán thường thể hiện những tình cảm có tính tiêu biểu, tượng trưng hơn là cái cá thể cá biệt. Nhà thơ thường không nói hết không nói trực tiếp ý mình mà để cho người đọc tự suy nghĩ, cảm thụ. Ngôn ngữ thơ chữ Hán lại tinh luyện hàm súc mà lại có dư ba, lời ít ý nhiều, ý tại ngôn ngoại hết sức sâu sắc mà ngay bản thân chúng ta đôi khi còn khó hiểu. Từ thực trạng đó tôi xin trình bày một số suy nghĩ về việc dạy học thơ chữ Hán Đường luật trong chương trình Ngữ văn THPT với mong muốn tìm tòi khám phá ra một số hướng đi thích hợp cho việc giảng dạy các tác phẩm thơ chữ Hán sao cho có hiệu quả.
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY HỌC THƠ CHỮ HÁN ĐƯỜNG LUẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay việc dạy thơ trong nhà trường THPT nói chung và dạy thơ chữ Hán nói riêng gặp rất nhiều những khó khăn. Tìm hiểu thơ nói chung và thơ chữ Hán nói riêng phải hiểu ngôn từ và hình tượng trong bài thơ. Trong thơ chữ Hán, muốn hiểu ngôn từ đòi hỏi người đọc phải hiểu rõ từ ngữ, hình ảnh, điển cố, yếu tố liên văn bản. Các em phải liên tưởng, tưởng tượng, bổ sung, cụ thể hoá các chi tiết, phát hiện các mối liên hệ ngầm giữa các hình tượng và đồng thời còn cảm nhận cái hay qua nghệ thuật văn bản. Mặt khác, thơ chữ Hán thường thể hiện những tình cảm có tính tiêu biểu, tượng trưng hơn là cái cá thể cá biệt. Nhà thơ thường không nói hết không nói trực tiếp ý mình mà để cho người đọc tự suy nghĩ, cảm thụ. Ngôn ngữ thơ chữ Hán lại tinh luyện hàm súc mà lại có dư ba, lời ít ý nhiều, ý tại ngôn ngoại hết sức sâu sắc mà ngay bản thân chúng ta đôi khi còn khó hiểu. Từ thực trạng đó tôi xin trình bày một số suy nghĩ về việc dạy học thơ chữ Hán Đường luật trong chương trình Ngữ văn THPT với mong muốn tìm tòi khám phá ra một số hướng đi thích hợp cho việc giảng dạy các tác phẩm thơ chữ Hán sao cho có hiệu quả. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Thơ chữ Hán Đường luật vốn ra đời trong môi trường văn hóa xã hội phong kiến. Một xã hội tồn tại và duy trì được là bởi dựa vào những lề lối phép tắc quy củ, đạo đức và nguyên tắc ứng xử của triết học Nho giáo vì vậy văn học nghệ thuật cũng không thể tồn tại ngoài những quy tắc này. Sự ảnh hưởng của những phép tắc quy củ ấy không chỉ ở mặt hình thức ( như những quy định về luật thơ) mà còn ảnh hưởng đến cả mặt nội dung của thơ. Đó là tư duy nghệ thuật, là tư tưởng thẩm mĩ hay những quan điểm thẩm mĩ và những nguyên tắc ứng xử của thời đại họ. Tất cả đều được đóng khung trong những mô típ quen thuộc, thậm chí có phần khuôn sáo. Chẳng hạn trong thơ chữ Hán Đường luật thường có những đề tài quen thuộc như : Thơ vịnh cảnh, mượn cảnh để tả tình. Người ta làm thơ để tỏ ý, tỏ chí, tỏ lòng. Chính vì vậy mà các bài thơ không chỉ đóng khung về mặt hình thức mà còn cả về mặt nội dung nữa. Ngay trong những quan điểm thẩm mĩ của các nhà thơ xưa cũng không nằm ngoài khuôn khổ. Chẳng hạn khi nói đến các mùa thì dứt khoát sẽ là Xuân; Hạ; Thu; Đông. Khi nói đến mùa Xuân thì không thể thiếu hoa Đào, hoa Mai. Khi nói đến mùa Hạ thì phải là hoa Sen. Nói đến mùa Thu thì phải có hoa Cúc, hay lá vàng rơikhi nói đến con người thường thì thường có anh hùng, mĩ nhân, hay quân tử; tiểu nhânTất cả đã được định dạng và đi vào nếp cảm nếp nghĩ của các nhà thơ, thấm nhuần trong tư tưởng và cảm hứng sáng tác của họ. Vì vậy thơ thì nhiều nhưng những bài thơ thật sự hay thì phải là của các bậc thiên tài trong thiên hạ. Đối với thơ chữ Hán Đường luật trong chương trình Ngữ Văn THPT, các tác phẩm được lựa chọn đều là những bài thơ hay nổi tiếng, nhưng cũng còn khá nhiều vấn đề cần bàn về nội dung và hình thức thể hiện. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. Về phía giáo viên Từ trước đến nay, khi giảng dạy các tác phẩm thơ chữ Hán Đường luật nhiều giáo viên đều cho là khó và cũng không mấy hứng thú, bởi một lẽ : - Giáo viên không giỏi chữ Hán và học sinh không được học Hán ngữ nên trong quá trình tiếp cận văn bản gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc hiểu sâu phần phiên âm của nguyên bản. - Về phía giáo viên khi giảng dạy thường không bám vào nguyên tác bài thơ mà bám vào phần dịch nghĩa để dạy cho học sinh dễ hiểu. - Trong quá trình dạy quá chú trọng khâu phân tích phải theo kết cấu của thơ Đường với Thất ngôn tứ tuyệt là: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp, với Thất ngôn bát cú là: Đề – Thực – Luận – Kết. - Chủ yếu phân tích ý (vì là bản dịch) chứ không chú ý phân tích từ ngữ trong câu. - Bản thân giáo viên đôi khi cũng tự biến mình thành những người nói lại những điều mà sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu đã nói chứ chưa dám dũng cảm từ bỏ một lối mòn để tìm những hướng khám phá cảm thụ mới. 2. Về phía học sinh Một trong những hiện trạng chung là học sinh bây giờ ngại học môn Văn bởi thường thì đây không phải là môn các em chọn thi đại học. Mặt khác xu hướng của giới trẻ bây giờ có lối học thực dụng hơn chứ không có thời gian để dành cho việc tìm hiểu hay ngâm ngợi một áng văn chương hay nữa. Chính vì vậy việc dạy văn trong nhà trường gặp không ít khó khăn, nhất là đối với các bài thơ chữ Hán lại là những bài thơ khó học. Trong thơ chữ Hán Đường luật có rất nhiều các điển tích, điển cố khó hiểu khó nhớ, ngôn ngữ thơ lại hàm súc, ý tứ sâu xa nên lứa tuổi của các em cũng chưa thể lĩnh ngộ được hết cái hay cái đẹp của nó. Do vậy đại đa phần các em không có sự nhiệt hứng khi tiếp cận đối với những bài thơ này. Đây là một thực trạng đáng buồn của bao thầy cô tâm huyết. Tôi nghĩ rằng chính sự trì trệ trên lại khiến chúng ta càng quyết tâm đổi mới mày mò để tìm lại tình yêu môn văn của các em. Hơn thế tôi cho rằng đây một di sản văn hoá quý báu của dân tộc và nhân loại mà thế hệ chúng ta cần phải gìn giữ, truyền tụng đến mai sau. Vì vậy tôi mạnh dạn xin đưa ra "Một số suy nghĩ về việc dạy học thơ chữ Hán Đường luật trong chương trình Ngữ Văn THPT" III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm thông qua lớp ngôn từ. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học. Các chi tiết, các sự việc, các hình tượng thơ và các thành tố khác được tạo nên nhờ lớp ngôn từ. Không có ngôn từ, ta không có căn cứ để tìm hiểu khám phá văn bản. Cái khó của việc giảng dạy thơ chữ Hán Đường luật là chúng ta phải tìm hiểu khám phá hai lớp ngôn từ khác nhau. Ngôn từ của nguyên bản và ngôn từ của bản dịch. Phần đông, lâu nay giáo viên và học sinh khi đi tìm hiểu những văn bản thơ chữ Hán Đường luật chủ yếu chỉ dựa vào lớp ngôn từ bản dịch, nên không thể tìm hiểu hết cái hay cái đẹp của văn bản thơ. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta không biết (hoặc biết rất hạn chế) chữ Hán. Học sinh không biết đã đành nhưng có nhiều giáo viên chúng ta cũng rất mơ hồ đối với loại văn tự này khiến cho việc tìm hiểu và khám phá các bài thơ chữ Hán Đường luật càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Tai hại hơn có thể dẫn đến việc hiểu sai nội dung ý nghĩa của văn bản, hiểu không hết nghĩa của văn bản. Mặt khác trong quá trình tìm hiểu khi căn cứ vào văn bản thơ thì có một số văn bản dịch chưa được sát nghĩa do đó cũng dẫn đến sự hiểu sai về văn bản. Chúng tôi xin phép được đưa ra một vài ví dụ cụ thể: Chẳng hạn trong bài Độc Tiểu Thanh ký của tác giả Nguyễn Du có những chỗ mà cả phần dịch nghĩa và phần dịch thơ đều chưa chính xác: VD: Ở câu đầu tiên tác giả viết: 西 湖 花 苑 盡 成 墟, Sách giáo khoa dịch nghĩa là: Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi. Với cách dịch này người dịch nghĩa đã bỏ đi mất từ 盡? ( tẫn) có nghĩa là hết. Như vậy đúng ra phải dịch là: Vườn hoa bên Tây Hồ nay đã chuyển hết thành bãi hoang rồi. Câu thơ phá đề đã gợi lên một nỗi niềm xót xa trước sự biến đổi của tạo hóa gợi cho người đọc nhớ đến câu nói của người xưa: “ Sự đời thường vẫn có chuyện bãi bể nương dâu”. Vẻ đẹp của Tây Hồ xưa kia ( nơi Tiểu Thanh đã từng ở ) giờ đã thành bãi hoang, và những con người tài hoa một thời giờ cũng chỉ còn là cát bụi. Đến câu thứ hai trong nguyên tác là: 獨 吊 窗 前 一 紙 書。 Sách giáo khoa dịch là: Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ. Nếu dịch như vậy cả giáo viên và học sinh đều có thể hiểu chữ “ độc” ở đây với chữ “độc” trong nhan đề là hoàn toàn giống nhau. Nhưng thực ra trong nguyên tác thì không phải vậy. Hai từ “độc” này chỉ đồng âm nhưng khác nghĩa. Từ “ độc” ở nhan đề là: 讀 có nghĩa là “ đọc” còn từ “ độc” ở câu thứ hai là : 獨 có nghĩa là : đơn độc( cô độc). Như vậy đáng lẽ ra câu thơ nên dịch là: Một mình ta ( đơn độc) viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ Và câu thơ này nên hiểu là lúc sinh thời Nguyễn Du là một người đơn độc không có kẻ tri âm chính vì thế mà ông cảm thông sâu sắc với những người cùng cảnh ngộ như nàng Tiểu Thanh khi phải sống cô đơn trên núi Cô Sơn cạnh vườn hoa bên Tây Hồ (thuộc tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc). Mặt khác hiểu như vậy thì mới thấy được sự xót xa trong niềm băn khoăn của tác giả khi viết hai câu cuối: “Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.” Niềm đau đáu mong mỏi muốn tìm được sự đồng cảm của người đời. Vì hiện tại ông thấy mình đơn độc. VD2: Trong bài Thu Hứng của nhà thơ Đỗ Phủ. Trong câu thứ sáu tác giả viết: 孤 舟 一 繫 故 園 心 ( Cô chu nhất hệ cố viên tâm) Sách giáo khoa dịch là: Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ thương nơi vườn cũ. Dịch như vậy cũng đã đạt nhưng vẫn bỏ mất chữ “ nhất” mà theo chúng tôi câu thơ này nên hiểu là: Con thuyền cô lẻ vẫn một lòng nhớ thương nơi vườn cũ Thực tế hình ảnh con thuyền ở đây là một hình ảnh thực gắn bó ( buộc) với cuộc đời của nhà thơ đầy gian lao vất vả, lang thang phiêu bạt không có nhà cửa( phải sống trên một con thuyền) nơi đất khách quê người. Cho nên con thuyền chính là nhà của tác giả. Và con thuyền ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng cho một cuộc đời đơn độc và trôi nổi của nhà thơ. Ví dụ 3: Bài " Mộ " (Chiều tối) của Hồ Chí Minh. Trong câu thứ 2 tác giả viết 孤雲慢慢度天空 (Cô vân mạn mạn độ thiên không) Sách giáo khoa dịch (dịch thơ): " Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không " dịch chưa sát từ " cô vân " và " mạn mạn ": " cô " là cô đơn, lẻ loi nhưng bản dịch thơ làm mất đi ý thơ ấy; từ " mạn mạn " là trôi lững lờ nhưng bản dịch thơ dịch " trôi nhẹ " chưa thấy hết được trạng thái của đám mây. Câu thơ phần dịch thơ làm mất đi ý thơ: thiên nhiên đã mang tâm trạng của con người; không thể hiện rõ được bút pháp tả cảnh ngụ tình của nhà thơ. Câu 3 dịch thừa chữ " tối ". Trên thực tế những tác phẩm thơ chữ Hán Đường luật được đưa vào chương trình sách giáo khoa giảng dạy cho các em học sinh còn rất nhiều những chỗ chưa có sự thống nhất giữa bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Bởi việc tìm được tiếng nói chung giữa các văn bản này là một điều rất khó. Điều mà chúng tôi quan tâm hơn cả là bản thân mỗi giáo viên chúng ta cần phải có một sự tu dưỡng rèn luyện nhất định, cần trau dồi cho mình một vốn Hán ngữ nhất định để tránh việc hiểu sai và dạy sai ý nghĩa của văn bản. Mặt khác hiểu được chữ Hán cũng là cách chúng ta tiếp cận với văn bản của tác giả một cách gần gũi nhất. Bởi thơ chữ Hán Đường luật thường cô đọng thâm thúy, ý nghĩa sâu sắc và hàm xúc. Hiểu và cảm thụ được cái hay cái đẹp của nó không phải là vấn đề đơn giản. Không những thế chúng ta còn phải hướng dẫn học sinh cảm thụ những văn bản ấy. Vậy thì làm thế nào để hướng dẫn học sinh vượt qua đươc rào cản về ngôn ngữ để giúp các em cảm thụ tốt được những văn bản này. Tôi xin tham góp một vài cách làm như sau: - Hướng dẫn các em đọc kỹ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ và phần chú giải. Trong quá trình cảm thụ cần chú ý thêm đến những thông tin bên ngoài tác phẩm hoặc giáo viên nên dành một khoảng thời gian nhất định để tái tạo lại bối cảnh và không gian xã hội để làm cơ sở cho việc tiếp cận văn bản. -- Hướng dẫn học sinh so sánh giữa bản phiên âm và bản dịch thơ. - Giáo viên có thể giải thích từng từ và chỉ cho học sinh thấy những điểm mà bản dịch dịch chưa sát. Nếu cần giáo viên có thể viết một vài từ Hán ngữ lên bảng. ( Thao tác này chủ yếu nhằm thu hút sự chú ý của các em học sinh) để chỉ cho các em thấy sự khác biệt trong chữ viết và nghĩa của từ. - Việc giảng giải các từ khó kết hợp với việc giảng giải về nghĩa từ hoặc câu thơ sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ đặc biệt là sự sâu sắc thâm thúy trong ngôn ngữ thơ chữ Hán Đường luật. Chú ý trong quá trình hướng dẫn học sinh cảm thụ giáo viên cố gắng chọn những từ đắt, những từ có vai trò chức năng như nhãn tự của thơ để giảng bình và từ đó khái quát lên được nội dung tư tưởng của bài thơ. Ví dụ: Khi dạy bài: " Độc Tiểu Thanh kí " của Nguyễn Du chúng ta có thể thiết kế như sau: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phần Tiểu dẫn (Học sinh đọc phần tiểu dẫn) - Giáo viên giới thiệu sơ bộ về tác giả. - Phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa đã cung cấp cho chúng ta những thông tin gì về nàng Tiểu Thanh ? - Nguyễn Du sáng tác bài thơ này khi nào? * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phần Đọc - hiểu - Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ ? ? Em hiểu như thế nào về câu thơ: “ Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”? So sánh với bản dịch trong sách giáo khoa để chỉ ra những chỗ dịch chưa sát? ? Ngoài ra các em còn những từ nào chưa rõ nghĩa thì đứng lên hỏi thầy sẽ giải đáp. I. Tiểu dẫn: 1.Tác giả Nguyễn Du . Giới thiệu khái lược về Nguyễn Du và nàng Tiểu Thanh. + Nguyễn Du (1765 – 1820) là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, ngoài những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán. “Độc Tiểu Thanh kí” là một trong những bài thơ chữ Hán nổi tiếng của ông Nguyễn Du rất quan tâm tới số phận bất hạnh của những người phụ nữ có tài hoa nhan sắc. 2. M ấy vấn đề xung quanh vi ệc tìm hi ểu bài thơ. a. Về nhân vật Tiểu Thanh + Tiểu Thanh người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, nàng rất thông minh và nhiều tài nghệ. Năm mươi sáu tuổi làm vợ lẽ một người ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang nàng họ Phùng và lấy chồng tên là Phùng. Vợ cả ghen bắt ở riêng biệt trên một ngọn núi thuộc địa phận Hàng Châu. Ngọn núi ấy là Cô Sơn. Tiểu Thanh buồn khổ làm nhiều thơ, từ. Nàng lâm bệnh mất lúc mười tám tuổi. Tập thơ, từ nàng để lại bị người vợ cả đem đốt. Trước khi chết, nàng lấy hai tờ giấy gói mấy vật trang sức gửi tặng một cô gái. Đó là bản thảo thơ, thư từ còn lại của nàng. Đây cũng là phần dư. Bài thơ miêu tả số phận bất hạnh của Tiểu Thanh một con người tài hoa và nhan sắc. Đồng thời thể hiện suy nghĩ, thái độ tình cảm của Nguyễn Du trước nỗi đau nhân thế. b. Nguyễn Du là bài thơ này khi nào. - Theo như các tài liệu của các nhà nghiên cứu văn học thì tác giả sáng tác bài thơ này và đưa vào tập Thanh Hiên Thi tập. Như vậy bài thơ được sáng tác trước khi Nguyễn Du lên đường đi sứ sang Trung Quốc. II . ĐỌC HIỂU: 1. Đọc và biện giải những từ khó. Bài thơ có tên là Độc Tiểu Thanh kí, có thể có những cách lí giải như sau : - Đọc tập kí ( ghi chép, chứ không phải thơ) của nàng Tiểu Thanh. - Đọc tập kí ( ghi chép) về nàng Tiểu Thanh ( Có thể là Tiểu Thanh truyện) - Đọc tập thơ của Tiểu Thanh( phần dư) Cả ba cách hiểu này đều có những căn cứ riêng. Chúng ta nên hiểu là : Đọc tập kí ghi chép về nàng Tiểu Thanh. Dù hiểu theo cách nào thì điều quan trọng nhất là Nguyễn Du đọc về cuộc đời, đọc những dòng tâm tư của Tiểu Thanh, về số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh cảm thông với thân phận nàng tri âm cùng nàng mà làm nên bài thơ. ( Đây là cảm hứng chủ đạo của bài thơ) - Độc : có nghĩa là một mình. Nghĩa cả câu là : Một mình ta ( đơn độc) viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ - Bản dịch đã đánh mất đi hai chữ : Chữ ‘nhất’’ trong ‘nhất chỉ thư’’ và chữ ‘độc’’ trong ‘độc điếu’’. Thực ra nhất cũng là một mà độc cũng là một, nhưng nếu nhất chỉ số lượng thì độc là từ chỉ tâm trạng, tâm thế của nhà thơ. Ở đây tác giả muốn nhấn mạnh sự cô đơn cũng như nhấn mạnh cuộc gặp gỡ tương xứng này. Một tâm trạng cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh. - Độc điếu : Cũng có thể hiểu là một mình ta viếng, một mình ta thương xót nàng và cũng là ta đang xót thương ta. Ta khóc cho người mà cũng là khóc cho ta. - Học sinh hỏi và giáo viên trả lời. 2. Cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm thông qua hình tượng nghệ thuật Khi dạy học người giáo viên luôn có một suy nghĩ đó là: “ Làm cách nào để có hiệu quả cao nhất? ". Việc sử dụng phương pháp như thế nào phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhu cầu, sở thích và năng lực của mỗi người. Do vậy không phải bất cứ tác phẩm nào giáo viên cũng cứ nhất thiết là phải chia bố cục rồi tiến hành đi phân tích theo bố cục ấy. Bản thân cách làm này có những mặt hạn chế là bản thân mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất và trọn vẹn. Việc phân chia bố cục cũng chỉ là giúp cho việc cảm thụ tác phẩm một cách có lớp lang hơn và nó mang tính khoa học. Song không nhất thiết bài nào chúng ta cũng tiến hành dạy như vậy sẽ khiến cho bài dạy trở nên nhàm chán. Mặt khác tôi muốn đề cập đến một vấn đề trong những giờ dạy đổi mới theo hướng tích cực là tính tự do sáng tạo trong những giờ dạy của giáo viên và học sinh. Trong chương trình cũ phương pháp học gọi là những giờ Văn là những giờ Giảng văn. Trong chương trình đổi mới người ta gọi là Đọc văn. Vậy nên hiểu thế nào là Đọc hiểu văn bản. Cái mới của giờ Đọc văn bây giờ chính là tạo ra một khoảng tự do nhất định để phát huy tính sáng tạo của học sinh và giáo viên hơn là việc gò bó vào một khuôn phép nhất định. Bởi đọc hiểu là đọc cảm thụ văn bản. Người đọc sẽ tiếp nhận văn bản bằng tất cả kinh nghiệm, vốn sống vốn hiểu biết cùng với những tâm tư tình cảm của mình để cùng rung động cùng đồng cảm với tác giả chứ không phải đi theo con đường của tác giả hay con đường mà giáo viên đã chọn. Đứng trên bình diện này chúng ta là những người “đồng sáng tạo với nhà văn” Cho nên trong quá trình giảng dạy tôi đã tự mình mày mò nghiên cứu và muốn tìm ra một hướng đi khác trong quá trình giảng dạy đó là trong quá trình dạy tôi không cho học sinh chia bố cục mà định hướng cho học sinh cảm thụ thông qua những hình tượng nghệ thuật trong văn bản. “Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật. Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm của mình giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí công thức mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi nhưng sự việc những hiện tượng làm ta đáng suy nghĩ về tính cách số phận, về tình đời , tình người. ” ( Trần Đình Sử). Thông qua các hình tượng nghệ thuật bao giờ nhà văn cũng gửi gắm những tâm tư tình cảm và sự trải nghiệm của bản thân. Vấn đề quan trọng là trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải biết lựa chọn các hình tượng nghệ thuật một cách chính xác và định hướng cho các em cảm nhận một cách sâu sắc các hình tượng này rồi từ đó khái quát lên nội dung tư tưởng của văn bản. Theo tôi cấu trúc bài dạy theo cách làm mới sẽ ngắn gọn đơn giản hơn, nội dung của bài không rườm rà, giúp giáo viên có thể chủ động được việc cân đối thời gian và khắc sâu cho học sinh những vấn đề có bản và thiết thực nhất. Mặt khác Thơ là thế giới nghệ thuật tinh vi đa chiều. Đặc biệt thơ chữ Hán Đường luật là một thứ nghệ thuật tinh diệu do đó việc cảm nhận khám phá cái hay cái đẹp của nó cũng cần có phương pháp tự do sáng tạo chứ không nên gò bó vào một khuôn khổ nhất định nào. Cái hay cái độc đáo và kỳ diệu của Thơ chữ Hán Đường luật là trong cái khuôn khổ chặt hẹp của niêm luật người nghệ sĩ tài hoa vẫn tìm ra được cách thể hiện sự tài hoa phóng túng và những nét độc đáo riêng biệt của thế giới tâm hồn. Ví dụ 1 : Khi dạy bài: " Xuất dương lưu biệt " của Phan Bội Châu chúng ta có thể dạy theo : hình tượng chủ thể trữ tình - tác giả trong bài thơ. Qua đó tư tưởng, hoài bão, tầm vóc của nhà thơ hiện lên rõ ràng. Ví dụ 2: Khi dạy bài: " Mộ " của Hồ Chí Minh ta cũng có thể tìm hiểu theo hai nhóm hình tượng: + Bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt lao động của con người. + Hình tượng chủ thể trữ tình của tác giả. Có thể lần lượt tiến hành các bước như sau: - Sau khi tìm hiểu xong lớp ngôn từ, giáo viên cho học sinh tìm hiểu xem bài thơ này xây dựng những hình tượng nào tiêu biểu. - Học sinh xác định xong, giáo viên lần lượt triển khai, phân tích tìm hiểu từng hình tượng - Rút ra vẻ đẹp của các hình tượng - Khái quát ý nghĩa của bài thơ. Khi dạy bài: " Độc Tiểu Thanh kí " của Nguyễn Du chúng ta có thể thiết kế tiếp tục như sau: Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phần Đọc - hiểu - Em hãy đọc bài thơ và cho biết trong bài này tác giả đã tập trung thể hiện hình tượng n
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_suy_nghi_ve_viec_day_hoc_tho_chu_han_duong_luat.doc