SKKN Một số phương pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6 ở trương THCS Nga Thanh

SKKN Một số phương pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6 ở trương THCS Nga Thanh

Ngữ văn là môn học đặc biệt với 3 phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn; môn học làm nền tảng, giúp con người hiểu biết được mọi phương diện của các lĩnh vực từ trong cuộc sống đời thường cho đến các hiện tượng thế giới tự nhiên khác. Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác.

Thế nhưng trong thực tế xã hội hiện nay thì Ngữ văn là một trong những môn học mà đa số học sinh không thích học vì nhiều lý do: kiến thức nhiều, viết nhiều, đọc nhiều lại quá dài, thiếu thực tế. Đặc biệt trong phân môn Tập làm văn, kiểu bài văn miêu tả ở lớp 6. Ở cấp tiểu học học sinh đã được làm quen với bài văn miêu tả ở lớp 2 và được cơ bản hoàn thiện kỹ năng viết ở lớp 5, nhưng hầu như các em mới chỉ quen với những bài văn mẫu được học thuộc lòng. Vì lẽ thế, lên trung học cơ sở lượng kiến thức nhiều hơn, đòi hỏi yêu cầu cao hơn nên học sinh còn lúng túng chưa có phương pháp học đúng, thực tế hiện nay có nhiều học sinh khi tiến hành bài viết văn miêu tả còn thiếu các kỹ năng cơ bản, chưa nắm rõ phương pháp, cách hiểu mơ màng, lối nói, lối viết tùy tiện nghĩ gì viết đấy dẫn đến bài văn không có hồn, khô cứng, bức tranh miêu tả quá trần trụi, thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục. Chính vì thế là giáo viên đang trực tiếp dạy Ngữ văn lớp 6, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở là làm thế nào để giúp các em có cách cảm thụ văn tốt, viết đúng bài văn miêu tả, nên đã mạnh dạn đổi mới một số thao tác nhỏ trong cách nghĩ, cách làm văn miêu tả của học sinh, giúp các em yêu văn, yêu những cảnh vật xung quanh cuộc sống đời thường như: dòng sông, cánh đồng, con đò, mái đình.bước đầu có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như công cụ để tư duy và giao tiếp, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn.

Với lý do trên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một số phương pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6 ở trương THCS Nga Thanh.

 

doc 22 trang thuychi01 9581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6 ở trương THCS Nga Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngữ văn là môn học đặc biệt với 3 phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn; môn học làm nền tảng, giúp con người hiểu biết được mọi phương diện của các lĩnh vực từ trong cuộc sống đời thường cho đến các hiện tượng thế giới tự nhiên khác. Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác.
Thế nhưng trong thực tế xã hội hiện nay thì Ngữ văn là một trong những môn học mà đa số học sinh không thích học vì nhiều lý do: kiến thức nhiều, viết nhiều, đọc nhiều lại quá dài, thiếu thực tế... Đặc biệt trong phân môn Tập làm văn, kiểu bài văn miêu tả ở lớp 6. Ở cấp tiểu học học sinh đã được làm quen với bài văn miêu tả ở lớp 2 và được cơ bản hoàn thiện kỹ năng viết ở lớp 5, nhưng hầu như các em mới chỉ quen với những bài văn mẫu được học thuộc lòng. Vì lẽ thế, lên trung học cơ sở lượng kiến thức nhiều hơn, đòi hỏi yêu cầu cao hơn nên học sinh còn lúng túng chưa có phương pháp học đúng, thực tế hiện nay có nhiều học sinh khi tiến hành bài viết văn miêu tả còn thiếu các kỹ năng cơ bản, chưa nắm rõ phương pháp, cách hiểu mơ màng, lối nói, lối viết tùy tiện nghĩ gì viết đấy dẫn đến bài văn không có hồn, khô cứng, bức tranh miêu tả quá trần trụi, thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục. Chính vì thế là giáo viên đang trực tiếp dạy Ngữ văn lớp 6, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở là làm thế nào để giúp các em có cách cảm thụ văn tốt, viết đúng bài văn miêu tả, nên đã mạnh dạn đổi mới một số thao tác nhỏ trong cách nghĩ, cách làm văn miêu tả của học sinh, giúp các em yêu văn, yêu những cảnh vật xung quanh cuộc sống đời thường như: dòng sông, cánh đồng, con đò, mái đình...bước đầu có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như công cụ để tư duy và giao tiếp, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn.
Với lý do trên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một số phương pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6 ở trương THCS Nga Thanh.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi tiến hành sáng kiến này với các mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất: Giúp học sinh nhận thức đúng đắn về vị trí quan trọng của môn Ngữ văn, yêu quí bộ môn, chăm chỉ tích cực học môn học. Cùng với những môn học khác, môn Ngữ văn sẽ là hành trang giúp các em khám phá những chân trời mới, nguồn tri thức mới, thế giới xung quanh.
Thứ hai: Giúp học sinh nắm được một số vấn đề chung về văn miêu tả.
Thứ ba: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng bài văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng so sánh, nhận xét đánh giá, ngôn từ, tình cảm để học sinh viết tốt bài văn miêu tả.
Thứ tư: Cung cấp cho các em vốn tri thức phong phú về các vấn đề liên quan để các em nâng cao nhận thức và kĩ năng sống, sống tốt hơn, đẹp hơn, từng bước hoàn thiện nhân cách của mình. Đặc biệt giúp các em thấy được vị trí, tầm quan trọng, giá trị của văn miêu tả trong kể chuyện, trong thuyết minh, trong biểu cảm và trong nghị luận mà các em sẽ tiếp tục học ở các lớp 7,8,9
Thứ năm: Hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Và những trang miêu tả sẽ luôn làm cho tâm hồn và trí tuệ của người học thêm phong phú, giúp cho học sinh có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng áp dụng sáng kiến là học sinh hai lớp 6A, 6B trường THCS Nga Thanh
Thực hiện dạy lý thuyết vào những tiết học chính và tích cực thực hành vào những buổi học bồi dưỡng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà sáng kiến kinh nghiệm đặt ra, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Tổ chức dạy học thực tế ở lớp 6A, 6B.
Tổ chức, khảo sát để so sánh kết quả.
Đọc, nghiên cứu tài liệu tham khảo
Tổng hợp, phân tích để đúc rút thành kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Văn miêu tả đã được đưa vào chương trình tiểu hoc, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả, phù hợp với đặc điểm tâm lí tuổi thơ (ưa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính ...), góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ, sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, trong đó quan trọng nhất là với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trò. Chương trình Ngữ văn lớp 6, các em bắt đầu làm văn miêu tả từ học kì II với số tiết Tập làm văn miêu tả 16 tiết. Mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh, như vậy so với chương trình Tiểu học mà các em đã làm quen, văn miêu tả ở chương trình lớp 6 có nhiều những khái niệm trừu tượng, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả phải có hình ảnh sống động, thuyết phục lòng người. Để viết được bài văn miêu tả hay như vậy nhất thiết người viết phải có năng lực rất quan trọng đó là năng lực quan sát, tưởng tượng so sánh, nhận xét đánh giá, ngôn từ, tình cảm...để học sinh viết tốt bài văn miêu tả. Xu-khôm-lin-xki nhà giáo dục Xô Viết cho rằng việc học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, việc dạy các em miêu tả cảnh vật nghe thấy, nhìn thấy... là con đường có hiệu quả nhất để giáo dục các em và phát triển ngôn ngữ. Ông phê phán cách tổ chức học tập tách học sinh với thế giới xung quanh. Ông biểu dương cách dạy để học sinh hòa mình vào thiên nhiên, miêu tả thiên nhiên “... Hết tiết dạy này đến tiết dạy khác, tôi dắt trẻ đi vào nguồn bất tận và vĩnh cửu của tri thức là thiên nhiên, vào vườn cây, vào rừng, ra bờ sông và cánh đồng. Cùng đi với trẻ, tôi bắt đầu dạy các em dùng ngôn ngữ để diễn đạt những sắc thái tinh tế của hiện tượng và sự vật”. Cũng có nghĩa là nhà giáo dục Xô Viết đang cung cấp cho học sinh của mình kỹ năng quan sát sự vật hiện tượng để từ đấy các em mới liên tưởng, so sánh thú vị. Đó cũng là những cơ sở vô cùng quý giá để chúng ta thực hiện dạy học văn một cách nhẹ nhàng, đi vào tâm hồn trẻ một cách tự nhiên, đạt hiệu quả cao.
	“ Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Đây là loại văn bản có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh gia của con người. Với đặc trưng của mình, những trang miêu tả làm cho tâm hồn con người và trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn” (Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu - Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông, nhà xuất bản Giáo dục, 2003). Cần hiểu rõ: Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh nhằm làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Qua văn miêu tả, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài, màu sắc, hình dáng, kích thước, trạng thái...Còn hiểu rõ hơn bản chất bên trong của đối tượng. Như vậy để miêu tả và viết tốt bài văn, đoạn văn miêu tả, người viết phải nắm được các kỹ năng cơ bản cốt lõi của của văn miêu tả: quan sát, so sánh, tưởng tượng, nhận xét đánh giá.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
2.1. Thực trạng.
Về học sinh:
 Học sinh chưa nắm được bản chất của bài văn miêu tả, đặc biệt chưa nắm rõ đặc điểm, kỹ năng nên quan sát còn đại khái, lướt qua nên không tìm được ý, ý nghèo nàn, bài văn không có sáng tạo, không biết ghi chép những ý mà mình quan sát được một cách rõ ràng.
Chưa biết sắp xếp ý theo một trình tự hợp lý. Từ đó hạn chế tới việc nói và viết. Sự hướng dẫn của sách dành cho học sinh chưa thật cụ thể, dễ hiểu.
Học sinh thiếu sự liên tưởng tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả. Không quan sát theo đúng yêu cầu. Vốn ngôn ngữ còn quá ít ỏi.
Bên cạnh đó các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp Tiểu học. Cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn và không có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh hầu như là không có bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt là những dịch vụ In-tơ-nét tràn lan cuốn hút trẻ. Điều đó đương nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh. Bên cạnh đó, hiện nay việc học môn Ngữ văn ở trường phổ thông là một vấn đề được coi là bức xúc. Vì do tác động của xã hội mang lại cho học sinh nên học sinh chỉ lao vào học một số môn như: Toán, Lý, Hoá, Ngoại ngữ mà không chú trọng học môn Ngữ văn, vì các em nghĩ rằng: “có học tốt môn Văn cũng không phục vụ gì cho mình khi chọn nghề cho tương lai” nên hầu như tất cả học sinh đều chưa tập trung vào học môn này mà có học chỉ là đối phó để thi tốt nghiệp mà thôi. Chính vì thế mà việc học môn Ngữ văn trong trường THCS nói riêng và các cấp học phổ thông nói chung đang gặp khó khăn về chất lượng. Chưa nói rằng trong môn Ngữ văn thì phân môn Tập làm văn là khó nhất so với phân môn Văn và Tiếng Việt. Chính vì vậy mà nhiều em ngại viết hoặc không có khả năng viết. Vì thế để tạo lập văn bản, trong đó có văn bản miêu tả cần làm thế nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh khi quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả?
Về giáo viên : 
 	Hiểu được vấn đề đó, là một giáo viên dạy Văn, tôi luôn trăn trở làm sao giúp học sinh chuyển hướng suy nghĩ của mình để có sự hứng thú trong học Văn, để giúp các em hiểu được học Văn là hướng con người tới cái chân, thiện, mĩ, hướng tới cái đẹp của cuộc sống.
 Đa số giáo viên đều yêu nghề, có trách nhiệm với công việc, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh và trong quá trình giảng dạy phân môn tập làm văn. Nhưng hiện nay giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc dạy học sinh làm văn hay, chủ yếu là chú trọng việc học sinh làm bài như thế nào cho đúng, hoặc cung cấp bài văn mẫu cho học sinh. Chưa tập cho học sinh thói quen quan sát, thói quen khai thác đối tượng, cách cung cấp vốn từ câu còn rời rạc, chưa hệ thống được phương pháp cơ bản trong việc bồi dưỡng cảm xúc, tâm hồn để các em thật sự thả hồn trong khi chinh phục sự vật xung quanh ta. 
 Đặc biệt khi chấm bài cho học sinh lớp 6 phát hiện các em còn mắc lỗi khi viết bài văn miêu tả, học sinh chưa xác định đúng bản chất, các kỹ năng cần có để viết văn, chưa xác định được trọng tâm đề bài, có những em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều em chưa biết dừng lại để tả kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật. Thậm chí còn xảy ra tình trạng bịa đặt trong bài làm khiến hình ảnh miêu tả thiếu chân thực và hết sức vô lí, chẳng hạn như: Tả buổi trưa mùa hè trên quê hương em mà cánh đồng lúa đang thì con gái, hay hoa cúc nở vàng ruộm báo hiệu hè sang hoặc đêm cuối tháng cả bầu trời vằng vặc ánh trăng, chi chít muôn ngàn sao lấp lánh”(“Đêm cuối tháng” thì làm gì có trăng?). Thực trạng học sinh còn nhiều suy nghĩ sai lạc như vậy, đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên THCS.
 Sau đấy tôi đã tiến hành khảo sát qua một số tiết tự học tập làm văn và cụ thể qua các tiết bài Tập làm văn, các bài kiểm tra khác nhau. Kết quả cho thấy khả năng sử dụng các kỹ năng quan sát, so sánh, tưởng tượng, nhận xét của học sinh còn yếu. Nhìn chung học sinh lớp 6 chưa nắm được đúng bản chất của các kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét và từ chỗ còn hiểu lơ mơ dẫn đến cách dùng từ ngữ, hình ảnh, đặt câu, dựng đoạn còn, đơn điệu, rập khuôn, không có cảm xúc. Hơn thế nữa còn có một số ít học sinh ngại viết văn và thậm chí là sợ học văn.
Về phía giáo viên dạy văn miêu tả thường có những biểu hiện phổ biến như sau:
Chỉ có con đường duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết, các kĩ năng làm bài là qua phân tích văn mẫu. 
Giáo viên hầu hết chưa coi trọng kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh nên chuẩn bị chưa chu đáo, hướng dẫn học sinh quan sát chưa đầy đủ về đối tượng. 
Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đối phó với chất lượng khi kiểm tra thi cử, nhiều giáo viên cho học sinh thuộc một bài văn mẫu để khi các em gặp một bài tương tự thì cứ thế chép ra. Vì vậy dẫn đến cả thầy và trò nhiều khi lệ thuộc quá nhiều vào những bài văn có sẵn.
Thực trạng trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy, không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Trước khi tiến hành áp dụng sáng kiến này, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng bài Tập làm văn với học sinh lớp 6, kết quả như sau: 
2.2 Kết quả của thực trạng
Lớp
Tổng số bài
Đạt yêu cầu
(Số bài điểm trên 5)
Chưa đạt yêu cầu
(Số bài điểm dưới 5)
SL
%
SL
%
6A
40
10
25.0
30
75.0
 6B
40
15
37.5
25
62.5
Tổng
80
25
31.25
55
68.75
Muốn học sinh học tích cực thì người thầy cũng phải dạy tích cực. Xuất phát từ suy nghĩ đó và thực trạng vừa phân tích trên, bản thân tôi luôn trăn trở: làm thế nào để một tiết dạy Ngữ văn (Tập làm văn) thật sự lôi cuốn, hấp dẫn, tạo hứng thú khơi gợi sự tìm tòi, khám phá những điều mới lạ qua văn bản. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề . 
3.1. Các bước rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ bản chất của các kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
Hướng dẫn học sinh cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh như thế nào cho có hiệu quả trong đoạn văn miêu tả.
Tổ chức cho học sinh làm một số bài tập luyện kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét.
Tổ chức cho học sinh viết một số đoạn văn (bài văn miêu tả) hoàn chỉnh có chủ đề.
3.2. Tiến trình thực hiện: 
3.2.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ bản chất của các kỹ năng:
Kỹ năng quan sát:
Đối tượng của văn miêu tả là những sự việc, và sự vật, là thiên nhiên, là con người và cuộc sống con người. Có thể coi đó là một thế giới hết sức mới lạ, đa dạng, phức tạp và sống động đang diễn ra quanh ta, thay đổi từng ngày và từng giờ. Tuy vậy không phải tự nhiên mà ta hiểu và nắm vững được đặc trưng của từng sự vật, sự việc, từng con người để miêu tả đúng bản chất của nó. Vì lẽ đó ta phải quan sát: “Quan sát chính là thao tác nhìn, nghe, ngửi, sờ, cầm... bằng các giác quan: tai, mắt, mũi, da”. Từ đó, tôi giúp các em phải nhận biết được quan sát một đối tượng nào đó bằng giác quan của chúng ta. Cần nhìn rõ màu sắc, hình dáng, kích thước, khoảng cách sự vận độngnghe rõ âm thanh, ngửi thấy các mùi vị và có thể nếm vị. Sau khi quan sát bên ngoài các em sẽ nhìn thấy sự việc bằng suy tưởng phán đoán bên trong. Tôi còn chú ý hướng các em vào trọng tâm của cảnh để giúp các em hiểu rõ thế nào là trọng điểm quan sát, cần xác định rõ với từng cảnh nên quan sát như thế nào để tìm ra đặc trưng của cảnh. 
Tiếp xúc đối tượng - > định mục đích - > chọn vị trí -> huy động giác quan và trí tuệ quan sát bao quát - > tập trung vào trọng điểm - > lựa chọn và ghi nhớ tư liệu. Đó cũng là quy trình quan sát bắt buộc mà người miêu tả phải tuân thủ theo để đạt hiệu quả cao.
Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu: Kỹ năng quan sát là kỹ năng quan trọng nhất. Bởi vì muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh... để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Cần lưu ý rằng: Người GV phải là người thật tinh tế trong quá trình quan sát thì mới định hướng cho HS quan sát một cách tinh tế, tỉ mỉ của sự vật. Ta có thể nói “Thế giới xung quanh ta luôn luôn mới mẻ, chỉ có điêù ta có nhìn thấy cái mới đó hay không?”.
 Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, bản chất của sự vật, giúp người đọc như được chứng kiến tận mắt sự vật miêu tả. Nên khi dạy văn miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý như sau:
*Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải, (hoặc ngược lại).
Ví dụ:  Trong văn bản“ Sông nước Cà Mau”- Ngữ văn 6 tập II, nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả toàn cảnh  Cà Mau theo trình tự từ xa đến gần:
“Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối - thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”.
*Tả theo trình tự thời gian
Ví dụ : “Biển đẹp”- Vũ Tú Nam
“Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng xanh biếc Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt”
* Tả theo trình tự tâm lí:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng.
Ví dụ : Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả chợ Năm Căn theo mạch cảm xúc riêng của mình, qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả về vùng đất trù phú, giàu có nơi tận cùng phía Nam Tổ quốc:
“Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau”
Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,) để quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.
Kỹ năng liên tưởng tưởng tượng:
Có thể khẳng định rằng, nếu không có kỹ năng tưởng tượng thì bài văn miêu tả không thể hay được, dù là văn tả thực. Nếu chỉ quan sát và ghi chép vào bài làm đúng y nguyên những điều mà quan sát thấy thì bức tranh được miêu tả trong bài văn sẽ quá trần trụi, thiếu sức hấp dẫn. Vì vậy cần tưởng tượng và sáng tạo thêm để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh miêu tả trở nên phong phú và sinh động hơn. Như vậy tưởng tượng chính là hình dung ra cái thế giới chưa có (không có)” Trong văn miêu tả, nhờ có tưởng tượng mà tất cả các hình ảnh, màu sắc âm thanh đều có thể tái hiện được trước mắt trong điều kiện chúng không nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_ren_ky_nang_viet_van_mieu_ta_cho_hoc.doc