SKKN Một số phương pháp nhằm rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

SKKN Một số phương pháp nhằm rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

M.Goor-ki đã từng nói: "Văn học là nhân học". Đúng vậy, trong trường THPT, các bộ môn nói chung, bộ môn Ngữ văn nói riêng không chỉ dạy chữ mà còn dạy người, không những dạy kiến thức mà còn giúp học sinh rèn luyện đạo đức, nhân cách.

Khi học Văn, việc viết các bài văn có vai trò quan trọng, các bài viết này vừa là cơ sở để đánh giá trình độ, năng lực của từng HS; vừa là cơ sở để rèn luyện tính kiên nhẫn, kỹ năng diễn đạt, vừa để bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm, tâm hồn cho HS.

Mỗi bài văn là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa; trong đó mở bài, kết bài là hai bộ phận làm nên sự hoàn chỉnh đó. Phần mở bài, kết bài tuy có dung lượng ngắn nhưng giữ một vai trò thiết yếu. Thực tế cho thấy, kỹ năng làm văn của một số bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ thông còn khá yếu dẫn đến hệ quả tất yếu là chất lượng bài làm văn thấp và có xu hướng giảm sút. Biểu hiện rõ nét của đa số học sinh trước một đề văn là thường tỏ ra lúng túng, lúng túng ngay ở kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, huy động kiến thức, ngôn ngữ, Nhiều học sinh lại bỏ qua tất cả các khâu đó cứ cầm được đề là bắt tay vào viết, nghĩ sao viết vậy, vừa viết vừa nghĩ, mò mẫm làm bài mà không hề định hướng bài viết của mình sẽ viết gì, viết như thế nào? Lắp ghép câu chữ một cách tùy tiện, lộn xộn, cố "nặn" ra chữ để viết và đến lúc không nghĩ ra gì thì kết thúc bài viết, mà không biết rằng kết thúc bài viết mình phải làm được gì.

 

doc 21 trang thuychi01 8411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp nhằm rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
----------------------------------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM RÈN LUYỆN VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG VIẾT MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
 Người thực hiện: Hoàng Thị Hảo
Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Văn
Quảng xương, tháng 5 năm 2016
MỤC LỤC
 Nội dung Trang
A. MỞ ĐẦU .............................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài ......................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu...............................................................................2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ........................................3
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cưú.........................................................3
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ....................................................3
3. Các phương pháp thực hiện và kết quả đạt được.....................................4
 Kỹ năng viết đoạn văn mở bài......................................................4
	3.2 Viết đoạn văn kết bài..................................................................11
	3.3 Kết quả đạt được ........................................................................15
C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT.......................................................................17
 Tài liệu tham khảo.................................................................................. 18
 A. MỞ ĐẦU
	I. Lí do chọn đề tài
M.Goor-ki đã từng nói: "Văn học là nhân học". Đúng vậy, trong trường THPT, các bộ môn nói chung, bộ môn Ngữ văn nói riêng không chỉ dạy chữ mà còn dạy người, không những dạy kiến thức mà còn giúp học sinh rèn luyện đạo đức, nhân cách. 
Khi học Văn, việc viết các bài văn có vai trò quan trọng, các bài viết này vừa là cơ sở để đánh giá trình độ, năng lực của từng HS; vừa là cơ sở để rèn luyện tính kiên nhẫn, kỹ năng diễn đạt, vừa để bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm, tâm hồn cho HS.
Mỗi bài văn là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa; trong đó mở bài, kết bài là hai bộ phận làm nên sự hoàn chỉnh đó. Phần mở bài, kết bài tuy có dung lượng ngắn nhưng giữ một vai trò thiết yếu. Thực tế cho thấy, kỹ năng làm văn của một số bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ thông còn khá yếu dẫn đến hệ quả tất yếu là chất lượng bài làm văn thấp và có xu hướng giảm sút. Biểu hiện rõ nét của đa số học sinh trước một đề văn là thường tỏ ra lúng túng, lúng túng ngay ở kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, huy động kiến thức, ngôn ngữ, Nhiều học sinh lại bỏ qua tất cả các khâu đó cứ cầm được đề là bắt tay vào viết, nghĩ sao viết vậy, vừa viết vừa nghĩ, mò mẫm làm bài mà không hề định hướng bài viết của mình sẽ viết gì, viết như thế nào? Lắp ghép câu chữ một cách tùy tiện, lộn xộn, cố "nặn" ra chữ để viết và đến lúc không nghĩ ra gì thì kết thúc bài viết, mà không biết rằng kết thúc bài viết mình phải làm được gì. 
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trọng việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Vậy, làm thế nào để rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài nói riêng và kỹ năng làm văn nghị luận nói chung của học sinh ? Đây có lẽ vẫn là một câu hỏi khiến nhiều giáo viên còn băn khoăn, trăn trở. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn đã nhiều năm, lại hàng ngày, hàng giờ phải chứng kiến thực trạng đó chúngtôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “KĨ NĂNG VIẾT MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN” làm vấn đề nghiên với mong muốn góp thêm một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân để nâng cao kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài khi làm văn cho học sinh.
	II. Mục đích nghiên cứu.
Khi quyết định lựa chọn đề tài này, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là nhằm rèn luyện cho HS kỹ năng viết đúng, đủ và tiến tới viết hay phần mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận, tránh được những lỗi đáng tiếc trong quá trình làm bài và mục đích cuối cùng là để cải thiện, nâng cao kỹ năng làm văn, nâng cao chất lượng bộ môn.
Vấn đề cần làm rõ trong đề tài này là từ chỗ nhận thức đúng được vai trò, tầm quan trọng phần mở bài, kết bài trong bài văn; Giáo viên giúp các em hình thành được kỹ năng về cách mở bài, kết bài vừa “đúng” vừa “hay” và các em phải biết viết được những phần mở bài, kết bài “đúng” – “hay” (nghĩa là chúng ta không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà phải gắn liền lý thuyết với thực hành, học sinh phải tự mình làm được dựa trên những kinh nghiệm giáo viên đã hướng dẫn). 
	III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này nhằm nghiên cứu về kỹ năng viết phần mở bài, kết bài hay trong bài văn nghị luận cho HS THPT (Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên), thuộc chủ đề văn nghị luận, phân môn Làm văn, trong bộ môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh THPT.
Trong đề tài này người viết nghiên cứu ở phạm vi: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài cho đối tượng học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, huyện Quảng Xương. Nghiên cứu này có thể áp dụng cho cả phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội của phân môn Làm văn, ở bộ môn Ngữ văn.
 Lựa chọn và đưa ra đề tài này, chúng tôi đã ấp ủ nhiều năm và cũng đã tìm tòi, nghiên cứu, thực hiện trong thời gian từ đầu năm học 2015-2016 và nhận thấy giải pháp này đã mang lại một số kết quả rất đáng khích lệ. Do vậy, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng rộng hơn trong những năm học tiếp theo.
	IV. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận, đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp lôgic, phương pháp tổng hợp...Phân tích một số đề văn trọng tâm trong chương trình bằng việc dựa trên kiến thức của môn Ngữ văn.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
	Bộ môn Ngữ văn là một bộ môn khoa đặc biệt khác hẳn với các bộ môn khoa học khác. Nó tác động đến con người trước hết là tình cảm, cảm xúc. 
Mặt khác, viết được một bài văn hoàn chỉnh, hấp dẫn là mục đích của cả người dạy văn lẫn người học văn. Mục đích này càng có ý nghĩa đặc biệt hơn với học sinh THPT. Qua bài văn, người đọc, người nghe đánh giá được trình độ, năng lực của người viết. 
 Một văn bản được đánh giá là hoàn chỉnh khi nó truyền tải trọn vẹn một nội dung và nó được đánh giá là hay khi nó lôi cuốn được người đọc, người nghe. Để có được điều đó, mở bài hay đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Phần mở bài được ví như ấn tượng ban đầu trong một cuộc gặp gỡ. Khi ta lần đầu tiên gặp gỡ một ai đó, ta có thể để lại ấn tượng tốt cũng có thể có ấn tượng xấu với họ. Vì vậy, viết được một phần mở bài hấp dẫn sẽ chiếm được thiện cảm của người đọc, người nghe, người chấm bài, sẽ tạo được bầu không khí thuận lợi cho việc tiếp xúc những phần sau và sẽ để lại những ấn tượng bền lâu, khó phai trong lòng người đọc. Còn đối với kết bài, đây chính là phần kết thúc bài văn nghị luận, là công đoạn cuối cùng làm nên sự hoàn chỉnh của một bài văn. Nếu mở bài được ví như ấn tượng ban đầu thì kết bài lại chính là "phút giây tạm biệt" trong một cuộc gặp gỡ. Và thực tế cho thấy, có nhiều cuộc gặp gỡ khi đã kết thúc mà vẫn đầy lưu luyến, bin rịn trong lòng người những cảm xúc khó tả. Kết bài trong một bài văn nghị luận đạt đến độ hay sẽ có được những cung bậc cảm xúc ấy.
	2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
 Mặc dù đa số giáo viên trong trường năng động, nhiệt tình, yêu nghề, ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và không ngừng tự học, tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhưng do những tiết dạy làm văn nghị luận là những tiết dạy nếu không chịu khó đầu tư thì rất khô khan. Hơn nữa đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều, phải thực hành thì tiết dạy đó mới phát huy được hiểu quả.
Có thể nói, bậc học THPT là bậc học khác hẳn với các bậc học mẫu giáo, tiểu học, THCS. Bậc học này bao giờ cũng mới hơn, khó hơn, rộng hơn, trừu tượng hơn, nó đòi hỏi khả năng thích ứng cao và khả năng chủ động chiếm lĩnh tri thức của người học. Khối lượng kiến thức của nó có thể nói là khổng lồ với học sinh. 
Hơn nữa, học sinh ở đây vốn đã ít lại hay bỏ học giữa chừng, số học sinh có chất lượng lại càng hiếm hoi hơn (vì số này các em sau tốt nghiệp lớp 9 thường thi vào trường chuyên. Nhiều HS THPT hỏi như thế nào là bài văn nghị luận cũng không biết chứ chưa nói đến kỹ năng viết một đoạn văn hay, bài văn hay.
Mặt khác học sinh lại rất ít hứng thú với bộ môn ngữ văn, nhất là với phần làm văn. Đã vậy, với thời lượng 45 phút trong một tiết để có thể giúp các em có được kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài, kỹ năng làm một bài văn hoàn chỉnh và các em viết được như thế là rất khó. Hơn nữa, ngay từ lớp 10 (thậm chí Từ bậc THCS) các em đã phải làm rất nhiều bài văn nghị luận nhưng kỹ năng làm các bài này đa phần mãi đến lớp 12 các em mới được học một cách bài bản.
Đó vẫn là những trở ngại lớn đang đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải chung tay giải quyết.
	3. Các phương pháp thực hiện và kết quả đạt được
	 3.1. Kỹ năng viết đoạn văn mở bài.
	 3.1.1. Khái niệm về đoạn văn và đoạn văn mở bài.
	a. Đoạn văn.
	 - Về hình thức: Đoạn văn là một phần của văn bản, nó bao gồm nhiều câu liên kết chặt chẽ với nhau. Nó được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chấm qua hàng.
	- Về nội dung : Mỗi đoạn văn triển khai một ý hoặc một nội dung tương đối trọn vẹn.
	- Yêu cầu của một đoạn văn: Cần đạt được 3 yêu cầu cơ bản.
	 + Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.
	 + Liên kết chặt chẽ với đoạn văn đứng trước và sau nó (riêng đoạn văn mở bài không có đoạn đứng trước, kết bài không có đoạn đứng sau).
	 + Diễn đạt chính xác, trong sáng, gợi cảm, rõ ràng.
	b. Đoạn văn mở bài:
Mở bài còn gọi là dẫn đề, nhập đề. Đoạn văn mở bài là phần đầu tiên của văn bản, có vai trò định hướng cho toàn văn bản. Phần mở bài chứa đựng vấn đề cần giải quyết một cách khái quát và thông báo cho người đọc phương thức giải quyết, giới hạn của vấn đề. 
Mục đích của mở bài ai cũng biết rõ là nhằm giới thiệu vấn đề mình sẽ viết, sẽ trao đổi bàn bạc trong bài. Vì thế, khi viết mở bài thực chất là chúng ta đi trả lời câu hỏi: mình định viết, định bàn bạc về ai hoặc về vấn đề gì?
Như vậy có hai cách mở bài:
	- Mở bài trực tiếp:
Cách này là cách vào thẳng vấn đề, nó thường ngắn gọn, dễ làm nhưng đôi khi kém phần hấp dẫn nên thường dành cho đối tượng HS yếu, kém, trung bình.
Ví dụ 1: Phân tích hình tượng nhân vận Huấn Cao trong tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.
MB: Ai đã đọc tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân hẳn không khỏi xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Một hình tượng được xây dựng từ một nguyên mẫu có thật là Cao Chu Thần - Cao Bá Quát. Tác phẩm được rút trong tập "Vang bóng một thời"; đó chính là thành quả của hành trình tìm về với cái đẹp trong một thời quá vãng nay chỉ còn "vang bóng"của Nguyễn Tuân. 
Ví dụ 2: Phân tích bài thơ "Chiều tối" trong tập "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh. 
MB: "Chiều tối" là một bài thơ hay trích "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh. Bài thơ được Bác sáng tác ngay trên đường chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào lúc chiều tàn. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã ghi lại bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người vùng rừng núi một cách sinh động. 
	- Ưu điểm của cách mở bài trực tiếp:
 	+ Đi thẳng vào vấn đề nên trách sự lan man, xa đề, lạc đề. 
	 + Tiết kiệm được thời gian suy nghĩ cho người viết.
	 + Thích hợp với mọi đối tượng HS, đặc biệt là HS kém, yếu, trung bình.
 	+ Là một cách mở bài "an toàn".
	- Nhược điểm: Ít hay, ít tạo được không khí lôi cuốn cho người đọc.
	- Mở bài gián tiếp: Đi từ xa đến gần, giới thiệu ý dẫn nhập vào đề, cách làm này tạo cho bài viết không khí tự nhiên, đậm chất Văn. 
	- Mở bài gián tiếp có nhiều cách nhưng tựu chung có năm cách cơ bản như sau:
+ Diễn dịch (suy diễn).
+ Quy nạp.
+ Tương liên (tương đồng).
+ Tương phản (đối lập).
+ Hỗn hợp.
	3.1.2. Yêu cầu của phần mở bài.
	- Mở bài cần giới thiệu chính xác, ngắn gọn vấn đề cần nghị luận cho người đọc biết được kiểu bài, giới hạn phạm vi của bài.
	- Hướng người đọc, người nghe vào vấn đề một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong bài viết. 
	- Dung lượng mở bài phải tương xứng với khuôn khổ bài viết và phải cân đối với phần kết bài. 
	- Mở bài chỉ nêu ý khái quát, cốt lõi của vấn đề, không giải thích, minh họa, dẫn ý cụ thể.
 	a. Điều kiện cần và đủ để có một mở bài hay: 
Cần 2 điều kiện
	- Mở bài muốn “hay” trước hết phải “đúng”. Viết “hay” trước hết là viết cho “đúng” : Đúng yêu cầu, đúng kiến thức, đúng kiểu bài, đúng lập trường,
	- Từ viết “đúng” đến viết “hay”. Để viết được một mở bài hay cần: 
	 + Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu.
 	+ Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi nội dung tư liệu nào liên quan? Thao tác vận dụng chính ở đây là gì?.
 	+ Độc đáo: Mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết. Muốn thế, phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ, độc đáo ấy, cần suy nghĩ dẫn dắt: giữa câu dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự bất ngờ.
 	 + Tự nhiên: Viết văn nói chung cần giản dị tự nhiên. Mở bài và nhất là câu đầu chi phối giọng văn của toàn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo.
	 b. Những điều cần tránh khi viết mở bài:
	- Tránh dẫn dắt vòng vo, quá xa mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
	- Tránh dẫn dắt ý không liên quan gì đền vấn đề sẽ nêu.
	- Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, trình bày hết vấn đề, rồi phần thân bài lặp lại những điều đã nói ở phần mở bài.
	 3.1.3. Cấu tạo phần mở bài:
Mở bài là một đoạn văn hoàn chỉnh (đoạn mở bài), thông thường HS có thể viết từ 5 - 7 câu văn. Đoạn văn ấy có cấu trúc 3 phần: phần mở đoạn, phần giữa đoạn và phần kết đoạn.
	a. Phần mở đoạn (dẫn dắt vấn đề)
Viết những câu dẫn dắt là những câu liên quan gần gũi với vấn đề chính sẽ nêu. Tùy nội dung vấn đề chính mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn, một nhận định, hoặc một câu chuyện kể.
	b. Phần giữa đoạn (nêu vấn đề nghị luận)
Nêu vấn đề chính sẽ bàn bạc trong thân bài, tức là luận đề (giới thiệu tác giả và tác phẩm có liên quan đến vấn đề nghị luận). 
	c. Phần kết đoạn (nêu giới hạn của vấn đề)
Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày. Phần này đề bài thường đã xác định sẵn. Người viết chỉ việc giới thiệu hoặc ghi lại đoạn trích, câu trích ở đầu bài.
Có thể rút ra mô hình viết đoạn như sau:
 1. Dẫn dắt: Gồm một đến vài câu.
 Mở bài = 2. Nêu vấn đề nghị luận (luận đề): thường gồm một, hai câu.
	 3. Giới hạn phạm vi vấn đề: thường một câu.
 	3.1.4. Các ví dụ vận dụng rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài đúng và hay
	- Như đã nói, khi viết văn nghị luận nhiều HS vẫn không biết phải làm thế nào đề đưa vấn đề nghị luận vào phần mở bài. Chương trình sách giáo khoa mới đã giành một số tiết tuy không nhiều trong phần văn nghị luận nhưng lại chủ yếu nằm ở lớp 12, trong khi lớp 10 và lớp 11 HS đã phải thường xuyên làm văn nghị luận. Chính vì vậy mà người viết đưa ra một số bài tập nhằm giúp HS phát triển theo tư duy độc lập và có thể dễ dàng hơn khi viết một văn bản nghị luận.
 	 a. Các ví dụ vận dụng rèn luyện viết đoạn mở bài đúng
Ví dụ 1: Tục ngữ được xem là túi khôn của nhân loại. Tục ngữ thường là những câu nói đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn của cha ông ta qua bao đời nay với những triết lý sâu sắc. Bàn về mối quan hệ giữa bản chất bên trong với bản chất bên ngoài của sự vật hiện tượng ông cha ta có câu: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
Ví dụ 2: Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của dòng văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, ông cũng là nhà văn lớn của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Trước cách mạng, Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính: Người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Ở đề tài người nông dân ta không thể không nhắc đến kiệt tác "Chí Phèo", tác phẩm chính thức đánh dấu tên tuổi của Nam Cao giữa làng văn Việt Nam. Với tác phẩm này, Nam Cao không đi sâu vào vấn đề "đói cơm rách áo" như các nhà văn hiện thực cùng thời mà ông đi vào vấn đề còn nóng bỏng hơn: hậu quả của đói cơm rách áo, là tha hóa, lưu manh hóa ở con người. Chí Phèo, nhân vật chính trong tác phẩm là hiện thân của nỗi thống khổ ấy.
-> Ta thấy hai đoạn viết mở bài trên là những mỏ bài đúng vì:
- Ví dụ 1: Câu 1, 2: dẫn dắt vấn đề: tác dụng, vai trò, ý nghĩa của tục ngữ. Câu 3 giới thiệu vấn đề cần nghị luận và giới hạn vấn đề: giới thiệu câu tục ngữ cần bàn luận.
- Ví dụ 2: Câu 1 -> 4 giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vị trí của Nam Cao, các đề tài chính, nội dung cốt lõi trong đề tài người nông dân và tác phẩm "Chí Phèo"
Câu 5: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và giới hạn vấn đề.
	b. Các ví dụ rèn luyện mở bài hay
 (Chủ yếu là mở bài gián tiếp dành cho học sinh khá, giỏi)
	* Mở bài theo phương pháp diễn dịch: 
	Nhấn mạnh những ý quan trọng rồi diễn giải khái quát.
Ví dụ 1: 
Đề bài: "Can đảm không cứ là coi khinh cái chế để bênh vực đồng loại, bảo vệ gia đình, Tổ quốc. Thường có thứ can đảm cao hơn: Đề xướng những tư tưởng không ai muốn hiểu, phát huy chân lý dưới một hình thức cực đơn giản, lan tỏa ánh sáng ở những chỗ mờ mịt, tối tăm". Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Mở bài: Có người cho rằng "Can đảm không cứ là coi khinh cái chế để bênh vực đồng loại, bảo vệ gia đình, Tổ quốc. Thường có thứ can đảm cao hơn: Đề sướng những tư tưởng không ai muốn hiểu, phát huy chân lý dưới một hình thức cực đơn giản, lan tỏa ánh sáng ở những chỗ mờ mịt, tối tăm". Xưa nay thói đời chỉ biết can đảm là người dám nhảy vào lửa nóng, nước sâu cứu vớt người mắc nạn, hay đổ máu chốn xa trường gìn giữ đất nước. Hiểu như vậy có lẽ hơi thiển cận. Ta hãy xét: người hy sinh tính mạng để chiến thắng một chân lý hay đề xướng một chân lý, người cả gan coi thường những lời nói tiêu mạ tự đặt mình ra ngoài xã hội để tuyên dương một tư tưởng mới, người nhẫn nại, âm thầm đem ánh sáng soi rọi và biết bao tâm hồn đen kịt, Phải, ta hãy xét những người như thế có được coi là can đảm/ không?
	 * Mở bài theo phương pháp quy nạp: 
	Có thể giới thiệu những nét chính về tác giả, tác phẩm hay dẫn dắt vấn đề rồi giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Có thể giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để giới thiệu vấn đề cần nghị luận (vì chúng có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần nghị luận).
Ví dụ 1: Những ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị về hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945.
Mở bài: Có những tác phẩm văn học đọc xong gấp sách lại là ta quên ngay cho đến khi đọc lại mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách, những hình ảnh như dòng sông chảy qua tâm hồn người đọc để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm. Hình ảnh người nông dân trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là một trong những hình ảnh như thế. Họ làm ta không thể nào quên được, cứ ám ảnh, đeo đuổi ta mãi.
	* Mở bài theo phương pháp tương đồng:
	Nêu một ý tương đồng với ý trong bài rồi chuyển dần sang vấn đề được nêu ra trong đề nghị luận.
 Ví dụ 1: Bình luận mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Chứng minh bằng một số tác phẩm.
Mở bài: Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng đến bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Nhìn vào một số tác phẩm văn học lớn chúng ta thấy rõ mối quan hệ máu thịt này.
	* Mở bài theo phương pháp tương phản
Đề : Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài.
Mở bài: Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_nham_ren_luyen_va_nang_cao_ky_nang_v.doc