SKKN Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường, đảm bảo an ninh, an toàn cho học sinh trường THPT Quan Sơn

SKKN Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường, đảm bảo an ninh, an toàn cho học sinh trường THPT Quan Sơn

Bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề nóng, nó trở thành mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường, nỗi trăn trở của toàn xã hội, tạo ra những dư luận, những ảnh hưởng xấu và những bức xúc đối với ngành giáo dục. Điều đáng nói là mức độ, tần suất ngày càng gia tăng với mức báo động, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường học tập và sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của giới trẻ, nhất là đối với những em ở độ tuổi vị thành niên. Đã có những bài báo, đã có những trang mạng, lời truyền miệng vui với nhau rằng “Giáo dục là nghề nguy hiểm nhất hiện nay”. Trong mỗi năm học, vào đầu năm trường THPT Quan Sơn luôn xảy ra một số vụ bạo lực học đường, thách thức trên mạng xã hội, tụ tập lôi kéo bè phái làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục toàn diện và phát triển nhân cách, năng lực của học sinh. Bạo lực học đường ngày càng có xu hướng phức tạp hơn, bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực giữa học sinh nam, giữa học sinh nữ và giữa học sinh nam và học sinh nữ, bạo lực từ phía học sinh với giáo viên và từ giáo viên đối với học sinh. Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhằm can thiệp, ngăn chặn nhưng hiện tượng bạo lực vẫn còn xảy ra trong và ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

Trường THPT Quan Sơn là trường miền núi cao, đầu vào thấp, học sinh trong trường đa số là dân tộc Thái, Kinh, Mường, với phong tục tập quán cũng như ngôn ngữ khác nhau đôi khi dễ gây điềm khích, hiểu lầm dẫn đến những vụ bạo lực học đường không đáng có.

Từ những lý do trên cũng như thực tế bản thân đã xử lý những vụ bạo lực học đường trong trường THPT Quan Sơn năm học 2018-2019, tôi đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường, đảm bảo an ninh, an toàn cho học sinh trường THPT Quan Sơn”.

 

docx 15 trang thuychi01 6270
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường, đảm bảo an ninh, an toàn cho học sinh trường THPT Quan Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề nóng, nó trở thành mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường, nỗi trăn trở của toàn xã hội, tạo ra những dư luận, những ảnh hưởng xấu và những bức xúc đối với ngành giáo dục. Điều đáng nói là mức độ, tần suất ngày càng gia tăng với mức báo động, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường học tập và sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của giới trẻ, nhất là đối với những em ở độ tuổi vị thành niên. Đã có những bài báo, đã có những trang mạng, lời truyền miệng vui với nhau rằng “Giáo dục là nghề nguy hiểm nhất hiện nay”. Trong mỗi năm học, vào đầu năm trường THPT Quan Sơn luôn xảy ra một số vụ bạo lực học đường, thách thức trên mạng xã hội, tụ tập lôi kéo bè phái làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục toàn diện và phát triển nhân cách, năng lực của học sinh. Bạo lực học đường ngày càng có xu hướng phức tạp hơn, bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực giữa học sinh nam, giữa học sinh nữ và giữa học sinh nam và học sinh nữ, bạo lực từ phía học sinh với giáo viên và từ giáo viên đối với học sinh. Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhằm can thiệp, ngăn chặn nhưng hiện tượng bạo lực vẫn còn xảy ra trong và ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Trường THPT Quan Sơn là trường miền núi cao, đầu vào thấp, học sinh trong trường đa số là dân tộc Thái, Kinh, Mường, với phong tục tập quán cũng như ngôn ngữ khác nhau đôi khi dễ gây điềm khích, hiểu lầm dẫn đến những vụ bạo lực học đường không đáng có.
Từ những lý do trên cũng như thực tế bản thân đã xử lý những vụ bạo lực học đường trong trường THPT Quan Sơn năm học 2018-2019, tôi đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường, đảm bảo an ninh, an toàn cho học sinh trường THPT Quan Sơn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đưa ra những biện pháp cụ thể, thiết thực, nhằm ngăn chặn không để tình trạng bạo lực học đường xảy ra trong và ngoài nhà trường. Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, phân biệt dân tộc, vi phạm giới, bạo lực học đường.
Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tốt và không vi phạm pháp luật. Phòng, chống hiệu quả hành vi bạo lực trong nhà trường và các hành động tự phát của học sinh làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học. Góp phần giáo dục thế hệ trẻ sống, lao động, học tập, làm việc theo pháp luật.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Học sinh trường THPT Quan Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã tiến hành và áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tình hình thực tế các vụ bạo lực học đường của trường THPT Quan Sơn, các vụ bạo lực học đường thông qua truyền thông, báo chí.
- Phân tích, đánh giá các biện pháp mà cán bộ, giáo viên trong nhà trường đã áp dụng để xử lý học sinh và nhận thức, thay đổi của học sinh sau vụ việc.
- Thu thập thông tin từ các trang mạng, báo chí.
- Tổng kết rút kinh nghiệm
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo không ngừng có những thay đổi, điều chỉnh để nâng cao chất lượng về tri thức như: xuất bản sách giáo khoa mới, đề thi, cấu trúc đề thi cũng thay đổi theo từng năm, đánh giá chuẩn hiệu trưởng, giáo viên... Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục, bạo lực học đường đang trở thành vấn đề nhức nhối trong toàn nghành. Với những lý do: nhìn đểu; sĩ diện trước mặt bạn gái, bạn trai; tranh người yêu; phân biệt dân tộc; bất đồng ngôn ngữ hiện nay, xu hướng bạo lực học đường ở cả nam và nữ ngày cang gia tăng, phức tạp, khó quản lý.
Bạo lực học đường hiện nay thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nói tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam đánh nhau, những người ưa thích dùng sức mạnh cơ bắp với người khác. Nhưng trên thực tế hiện nay và tại trường THPT Quan Sơn cho thấy những hành vi bạo lực này xảy ra từ các bạn gái mà vụ việc còn diễn ra phức tạp và nghiêm trọng hơn. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh đánh nhau, lột quần áo, đánh hội đồng, quay thành clip và tung lên mạng.
Khi xem xong những đoạn clip như vậy ai cũng phải bàng hoàng, bức xúc và tức giận. Tuy nhiên những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay, ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà chưa được khai phá.
2. Thực trạng vấn đề
Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng. Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo,chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau. Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2-15, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng. Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn. Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều.
Theo thống kê, riêng 3 tháng đầu năm 2019 có tới 310 vụ bạo lực học đường chủ yếu ở cấp học THCS-THPT.
Ngoài các vụ bạo lực học đường còn có các vụ xâm hại tình dục giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh, làm dư luận hoang mang.
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THPT Quan Sơn, cứ vào mỗi đầu năm học, tình trạng bạo lực học đường lại diễn ra, mà đa số các vụ đều liên quan đến học sinh nam, nữ khối 10, những học sinh mới bước chân vào trường. Trường THPT Quan Sơn năm học 2018-2019 có tất cả 7 vụ bạo lực học đường, trong đó giữa nam với nam là 4 vụ:
1. 2 học sinh 11A5 đánh học sinh 10A4, lý do: đi học về học sinh 10A4 vượt xe, đánh võng; 
2. 2 học sinh 11A6 với 1 học sinh 10A6 đánh 1 học sinh 10A6, lý do: 2 học sinh lớp 10A6 học cùng lớp nhưng không hợp, do đố kị 1 học sinh gọi 2 anh lớp 11A6 chặn đường đánh bạn (ngoài trường);
3. 1 học sinh 11A2 đánh học sinh lớp 10A3, lý do: học sinh 10A3 nhìn đểu, không chào;
4. 1 học sinh 12A6 đánh học sinh 11A4, lý do: tan trường, học sinh 11A4 chạy đụng vào học sinh 12A6.
Giữa nữ với nữ là 3 vụ
1. 1 học sinh lớp 12A5 đánh học sinh lớp 10A1, lý do: học sinh 12A5 cho rằng học sinh 10A1 tán người yêu mình vì có những bình luận không hay trên mạng xã hội;
2. 2 học sinh 12A3 đánh học sinh 10A3, lý do: hai học sinh 12A3 cho rằng học sinh 10A3 gặp mà không chào, còn nhìn đểu, tỏ thái độ (ngoài trường);
3. 2 học sinh 12A1 đánh học sinh 11A6, lý do: 2 học sinh 12A1 đi qua lớp 11A6 thấy lớp bẩn bảo học sinh 11A6 làm vệ sinh, học sinh 11A6 không làm nên 2 học sinh đã lao vào đánh bạn.
Trong đó đánh nhau tại trường là 5 vụ, ngoài trường là 2 vụ. Ngoài ra Nhà trường còn phát hiện và ngăn chặn kịp thời một số vụ như: đăng lên mạng xã hội hẹn gặp đánh nhau, chửi thề, lôi kéo tụ tập, chia bè phái. Tất cả các vụ đánh nhau đều được Nhà trường, Đoàn trường, GVCN xử lý, không tái diễn.
Đây cũng chính là một hồi chuông cảnh báo cho nền giáo dục trong nước và nhà trường hiện nay. Cần có những biện pháp giáo dục tốt hơn đối với các em học sinh ngay từ ngày tựu trường.
3. Giải pháp giải quyết vấn đề
*) Giải pháp xử lý các vụ bạo lực học đường đã diễn ra
- Đoàn trường:
Triệu tập tất cả học sinh có liên quan đến bạo lực học đường, một số học sinh chứng kiến về phòng Đoàn trường, yêu cầu mỗi học sinh vi phạm viết bản tường trình. Xem xét, trao đổi với một số học sinh chứng kiến, tổng hợp và báo cáo với hội đồng kỷ luật nhà trường. Gửi thông tin đến GVCN.
Đối với học sinh là Đoàn viên sẽ bị khai trừ ra khỏi Đoàn, đối với học sinh chưa vào Đoàn sẽ không được tham gia các lớp học cảm tình Đoàn do Đoàn trường tổ chức. Trừ 100-200 điểm thi đua của lớp, tùy mức độ và số học sinh tham gia và phạt lao động công ích.
- Giáo viên chủ nhiệm:
Dựa trên bản tổng hợp từ Đoàn thanh niên, mời phụ huynh và học sinh đến gặp, thông tin cho phụ huynh về vụ việc bạo lực của con em mình. Yêu cầu học sinh viết bản cam kết, có chữ ký của học sinh và phụ huynh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
 Quan Sơn, ngày  tháng năm 
BẢN CAM KẾT 
Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp..trường THPT Quan Sơn
Tên em là: .. Ngày sinh: 
Học sinh lớp:.. Trường THPT Quan Sơn
Địa chỉ thường trú: 
Lý do em viết bản cam kết này xin trình bày nội dung như sau: .
Nếu em còn vi phạm thì em và gia đình xin chịu mọi hình thức kỷ luật của tập thể lớp cùng giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp cùng giáo viên chủ nhiệm có quyền đề nghị kỷ luật hoặc đuổi học gửi lên Hội đồng kỷ luật nhà trường. 
 PHỤ HUYNH HỌC SINH NGƯỜI CAM KẾT
 (Ký, ghi rõ họ tên, số đt) (Ký, ghi rõ họ tên)
 XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
Hạ hạnh kiểm học sinh, phạt làm trực nhật lớp. Theo dõi sự thay đổi, hối lỗi của học sinh, báo cáo với hội đồng kỷ luật nhà trường.
- Hội đồng kỷ luật nhà trường
Xem xét báo cáo từ Đoàn thanh niên, GVCN, xem xét sự thay đổi của học sinh từ đó họp hội đồng và đưa ra mức kỷ luật theo nội quy, quy định của nhà trường, của Ngành và pháp luật.
Có học sinh Hà Văn Hiếu lớp 10A6, sau khi vi phạm, viết bản cam kết, không có sự hối lỗi, không thực hiện các hình phạt do Đoàn trường, GVCN đề gia, vẫn chặn đường với ý định đánh bạn. Hội đồng kỷ luật đã quyết định đuổi học, thông báo trước toàn trường, tới phụ huynh học sinh và gửi báo cáo đến Công an địa phương về ý thức chấp hành pháp luật của học sinh.
*) Giải pháp phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Quan Sơn
Để có những giải pháp thực hiện thì chúng ta phải biết rõ được nguyện nhân của các vụ bạo lực học đường từ đâu?
3.1. Nguyên nhân
Có thể có nhiều nguyên nhân song chủ yếu tập trung vào 4 nhóm nguyên nhân chính:
- Nguyên nhân từ giáo dục gia đình, do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở việt nam. Xã hội phát triển, phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, những vụ bạo hành gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp. Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.
- Nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường, bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”. Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.
- Nguyên nhân từ xã hội (do tác động mặt trái của kinh tế thị trường, các mối quan hệ tiêu cực xã hội, truyền thông), một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay không thể không kể đến đó là do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực như phim ảnh , sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực. 
- Nguyên nhân tâm lý từ chính bản thân học sinh, do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh  đối tượng từ 12-17 tuổi, giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách ), trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở việt nam.
Trong đó nguyên nhân do giáo dục của gia đình và nhà trường được đặc biệt quan tâm.
3.2 Các phương pháp
Bản thân tôi là Phó bí thư đoàn trường, đội trưởng đội xung kích, quản lý đội cờ đỏ và phụ trách hoạt động thể thao nhà trường. Trong năm qua tôi đã có những giải pháp phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Quan Sơn.
Tuyên truyền Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh.
Tham mưu BGH nhà trường tổ chức cho từng học sinh, từng tập thể lớp ký cam kết từ ngày đầu của năm học, giao ước thi đua không vi phạm các hành vi đánh nhau, vô lễ với nhà giáo, gây mất đoàn kết nội bộ, đi xe máy đi học, nội dung ký kết của học sinh phải được phụ huynh học sinh xác nhận và GVCN chịu trách nhiệm trước BGH.
Tham mưu BGH nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai đề án phòng chống BLHĐ, trong đó chú trọng các giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng BLHĐ tại trường học.
Tham mưu BGH nhà trường phối hợp với Công an địa phương, Hội cha mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền đến mọi cán bộ, giáo viên, học sinh về các nội dung liên quan đến BLHĐ; lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật. Phát huy vai trò của đội xung kích, đội cờ đỏ, và các tổ chức, đoàn thể khác. Lập hồ sơ theo dõi tình hình khi học sinh vi phạm để có biện pháp giải quyết.
Lắp đặt hệ thống camera, thực hiện trực 24/24 giữ gìn tài sản và tham gia ngăn chặn bạo lực học đường.
Tham mưu BGH nhà trường tăng cường công tác kiểm tra của lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, đội cờ đỏ; chú trọng phòng ngừa việc đem đồ chơi mang tính kích động vào trong trường học nói riêng và BLHĐ nói chung. Phối hợp với phụ huynh học sinh quản lý chặt chẽ việc chuyên cần của học sinh.
Tham mưu BGH nhà trường tổ chức các hoạt động như: Tọa đàm, tổ chức tuyên truyên về các nội dung liên quan xây dựng xã hội, cộng đồng, cơ quan, gia đình nâng cao nhận thức trong quá trình thực hiện, tổ chức các Câu lạc bộ sinh hoạt theo từng loại hình.
Tham mưu với Đoàn trường, ban nữ công tổ chức các hoạt động văn nghệ, văn hóa, thể thao tạo sự đoàn kết giữa các học sinh, giữa các lớp.
3.3. Phương pháp thực hiện
3.3.1. Đối với BGH nhà trường
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và học sinh, tự giác, tích cực tham gia vào phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm, xây dựng tủ sách pháp luật cung ứng đầy đủ các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của báo cáo viên và CBGV, học sinh có nhu cầu tìm hiểu.
Đề ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả với các trường hợp học sinh vi phạm.
Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo Đoàn trường, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đưa nội dung đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống ma túy, bạo lực học đường trong các buổi chào cờ và tiết sinh hoạt lớp của năm học.
Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CBGV trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn, lồng ghép với các hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong những ngày kỷ niệm
Tổ chức cho từng học sinh, từng phụ huynh, từng tập thể lớp ký cam kết, giao ước thi đua không vi phạm các hành vi đánh nhau, vô lễ với nhà giáo, gây mất đoàn kết nội bộ, đi xe máy đi học vào buổi họp phụ huynh đầu năm.
Quyết định thành lập lập hồ sơ theo dõi công tác phòng chống tình trạng bạo lực học đường gồm:
TT
Nội dung
1
Quyết định lập hồ sơ theo dõi tình trạng bạo lực học đường trường THPT Quan Sơn. Bản thân tôi là người lập.
2
Quyết định Số: 08/QĐ-THPTQS ngày11/02/2019 của Hiệu trưởng trường THPT Quan Sơn về việc thành lập ban chỉ đạo công tác phòng chống bạo lực học đường. Bản thân tôi là ủy viên.
3
Quyết định Số: 09/QĐ-THPTQS ngày11/02/2019 của Hiệu trưởng trường THPT Quan Sơn về việc thành lập nhóm khảo sát phòng chống bạo lực học đường. Bản thân tôi là nhóm trưởng.
4
Kế hoạch Số: 10/KH-THPTQS ngày 11/02/2019 của Hiệu trưởng trường THPT Quan Sơn
KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG NĂM HỌC 2019 – 2020
3.3.2. Đối với cán bộ giáo viên
Thân thiện với học sinh, tuyên truyền kế hoạch phòng chống bạo lực học đường của nhà trường đến từng học sinh, phụ huynh.
Giáo dục ý thức tự giác tự học, trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào giảng dạy lồng ghép trong các buổi học chính khoá.
Cùng Ban giám hiệu tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể
cho học sinh tham gia cùng học sinh.
Tham gia tập huấn, bồi dưỡng  kiến thức pháp luật để  phục vụ cho công tác giảng dạy cho học sinh trong trường đạt hiệu quả khi được phân công.
Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho học sinh tham gia để tránh xa tệ nạn xã hội.
3.3.3. Đối với học sinh
Tham gia đầy đủ các buổi hoạt động tuyên truyền thông qua các bài học chính khoá, giờ chào cờ, tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề.
Tham gia thi tìm hiểu kiến thức về ATGT; Biển, đảo Việt Nam; 990 năm Danh xưng Thanh Hóa
Học sinh và PHHS kí cam kết không vi phạm về an ninh trường học, vi phạm các tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật, không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển chất cấm, đốt pháo nổ. 
Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống hiện nay.
Bản thân mỗi học sinh cần xóa bỏ tình trạng đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau, tham gia các tệ nạn xã hội, bị lôi kéo, dụ dỗ và vi phạm tệ nạn xã hội.
Mỗi thành viên của đội xung kích, cờ đỏ phải làm gương và tuyên truyền pháp luật đến từng học sinh trong lớp, trong trường, có ghi chép, báo cáo kịp thời các vụ bạo lực trong và ngoài nhà trường đến GVCN, Đoàn trường.
Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao do Đoàn trường, Ban nữ công tổ chức.
3.3.4. Các đoàn thể phối hợp
*) Đoàn thanh niên
Thành lập đội xung kích trực cổng trường, đảm bảo an toàn giao thông, ghi chép học sinh vi phạm như đi xe máy không đủ tuổi quy định, không đội mũ bảo hiểm, đi muộn, bỏ học, trốn tiết.
Đội cờ đỏ trực các lớp, nắm bắt sĩ số, việc thực hiện nội quy cờ đỏ của các lớp, các nhóm tụ tập ngoài hành lang, dấu hiệu vi phạm của học sinh các lớp.
Xếp loại thi đua hàng tháng đối với các lớp, lớp đứng đầu được khen thưởng 100.000đ, lớp xếp cuối phải lao động công ích 1 buổi. Trong đó bạo lực học đường sẽ bị trừ điểm thi đua từ 100-200đ tùy mức độ, người tham gia.
Tổ chức giải bóng đá “Hoa Tháng 10” vào tháng 10 dành cho học sinh nữ và giải bóng đá “Hoa Ban Trắng” vào tháng 3 dành chon học sinh nam, nhằm tạo sân chơi, sự đoàn kết của từng học sinh và từng lớp.
Phối hợp với Ban nữ công tổ chức cuộc thi “Nấu ăn giỏi” vào tháng 10 dành cho học sinh nữ, và giải “Bóng chuyền” vào tháng 3 dành cho nữ.
Phối hợp với Công an Thị trấn Quan Sơn, Công an huyện Quan Sơn ngăn chặn, giải quyết những vụ bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường.
Phối hợp với GVCN phổ biến, hướng dẫn cho HS sinh hoạt, hoạt động lành mạnh theo chủ đề và theo nội quy cờ đỏ trong năm học.
Phối hợp với Ban nữ công xây dựng, trồng và chăm sóc các bồn hoa, vườn cây thanh niên, chăm sóc bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường quanh trường.
Tổ chức gala truyền thông về Biển, đảo Việt Nam; các hoạt động ngoại khóa về Sức khỏe sinh sản vị thành niên; Tác hại của ma túy; An toàn giao thông; Tình trạng bạo lực học đường.
Quán triệt đến  học sinh ý thức chấp hành pháp luật, ngăn chặn hành vi phạm pháp luật.
Phối hợp với công an địa phương để ban công an xã nói chuyện về pháp luật và giáo dục pháp luật cho học sinh và gia đình.
Thành lập và trao đổi thường xuyên trên mạng xã hội các nhóm “Đoàn trường” bao gồm các thành viên là Bí thư và Lớp trưởng các 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_bao_luc_hoc_duong_dam_bao.docx