SKKN Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Như Xuân

SKKN Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Như Xuân

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc về ý nghĩa, vai trò của lịch sử. Nhờ lịch sử chúng ta mới biết nguồn gốc của dân tộc, biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc với những chiến công oanh liệt, những trang sử vàng chói lọi của các thế hệ đi trước. Biết sử cũng sẽ bồi đắp trong mỗi chúng ta lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, từ đó củng cố ý chí, bản lĩnh rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương có một mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù "cái chung và cái riêng ". Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Lịch sử địa phương không chỉ giúp cho học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi mình chôn rau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc về lịch sử dân tộc.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc giảng dạy lịch sử địa phương lại ít được quan tâm. Do ảnh hưởng của nhịp sống hiện đại một bộ phận phụ huynh muốn hướng các em vào việc học tốt các môn khoa học tự nhiên và Anh văn, để làm cơ sở thi đại học và tìm kiếm việc làm sau này mà sao nhãng việc học lịch sử, đặc biệt là tìm hiểu về lịch sử địa phương. Do vậy , chúng ta cần phải giảng dạy thật tốt lịch sử địa phương để lôi cuốn, thu hút và định hướng đúng cho sự phát triển nhận thức của thế hệ trẻ.

 Trong chương trình lịch sử THCS, các tiết lịch sử địa phương có mặt với số lượng không lớn chỉ có 7 tiết trong cả bốn khối lớp ( 6, 7, 8, 9) nếu không muốn nói là khiêm tốn. Có lẽ vì thế, mà nhiều giáo viên chưa chú trọng, đầu tư vào các tiết dạy chương trình lịch sử địa phương. Bên cạnh đó do tài liệu tham khảo ít, không có chuẩn kiến thức kĩ năng .cho nên không tránh khỏi những khó khăn cho giáo viên trong việc sưu tầm và lựa chọn nội dung dạy - học mang tính địa phương, tổ chức cho học sinh học tập những nội dung mang tính địa phương. Vì vậy vấn đề đặt ra là mỗi giáo viên phải lựa chọn xác định cho mình những nội dung và cách thức dạy học phù hợp.

 

doc 29 trang thuychi01 6500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Như Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc về ý nghĩa, vai trò của lịch sử. Nhờ lịch sử chúng ta mới biết nguồn gốc của dân tộc, biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc với những chiến công oanh liệt, những trang sử vàng chói lọi của các thế hệ đi trước. Biết sử cũng sẽ bồi đắp trong mỗi chúng ta lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, từ đó củng cố ý chí, bản lĩnh rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương có một mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù "cái chung và cái riêng ". Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Lịch sử địa phương không chỉ giúp cho học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi mình chôn rau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc về lịch sử dân tộc. 
Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc giảng dạy lịch sử địa phương lại ít được quan tâm. Do ảnh hưởng của nhịp sống hiện đại một bộ phận phụ huynh muốn hướng các em vào việc học tốt các môn khoa học tự nhiên và Anh văn, để làm cơ sở thi đại học và tìm kiếm việc làm sau này mà sao nhãng việc học lịch sử, đặc biệt là tìm hiểu về lịch sử địa phương. Do vậy , chúng ta cần phải giảng dạy thật tốt lịch sử địa phương để lôi cuốn, thu hút và định hướng đúng cho sự phát triển nhận thức của thế hệ trẻ.
 	Trong chương trình lịch sử THCS, các tiết lịch sử địa phương có mặt với số lượng không lớn chỉ có 7 tiết trong cả bốn khối lớp ( 6, 7, 8, 9) nếu không muốn nói là khiêm tốn. Có lẽ vì thế, mà nhiều giáo viên chưa chú trọng, đầu tư vào các tiết dạy chương trình lịch sử địa phương. Bên cạnh đó do tài liệu tham khảo ít, không có chuẩn kiến thức kĩ năng ...cho nên không tránh khỏi những khó khăn cho giáo viên trong việc sưu tầm và lựa chọn nội dung dạy - học mang tính địa phương, tổ chức cho học sinh học tập những nội dung mang tính địa phương. Vì vậy vấn đề đặt ra là mỗi giáo viên phải lựa chọn xác định cho mình những nội dung và cách thức dạy học phù hợp. 
Nhưng làm thế nào để các em hứng thú tìm hiểu về lịch sử địa phương, chú ý nghe giảng các tiết dạy học lịch sử địa phương, khắc sâu các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở địa phương qua các giai đoạn lịch sử... gợi lên cho các em niềm tự hào, lòng biết ơn, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. Đó là sự trăn trở của bản thân cũng như nhiều đồng nghiệp khác. Là một giáo viên dạy học lịch sử, để đạt được mục đích trên, bản thân luôn tìm các giải pháp để tiết dạy có hiệu quả nhất. Qua quá trình giảng dạy bản thân rút ra một số kinh nghiệm xin cùng trao đổi với đề tài : Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy
 học lịch sử địa phương ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Như Xuân.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
	Đề tài này nhằm nêu lên kinh nghiệm giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường nội trú. Từ đó tìm ra một số các phương pháp dạy học tích cực nhằm cải thiện thái độ học tập của học sinh, giúp các em yêu thích lịch sử và có hứng thú học tập, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địa phương 
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường PTDT Nội trú Như Xuân.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp thu thập thông tin bằng các tri giác trực tiếp.
	- Phương pháp điều tra, khảo sát nắm bắt tình hình thực tế.
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
	- Tiến hành thực nghiệm trong các tiết dạy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Các cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX đã đề ra và hoàn thiện đường lối đổi mới trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao ”chiến lược con người”. Để thực hiện được chiến lược này, phải chú trọng việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tình thân dân tộc và thái độ của lớp trẻ đối với lịch sử, đối với cội nguồn, đó chính là nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa đất nước phát triển giàu mạnh, phồn vinh, sánh vai với các cường quốc. 
	Nghiên cứu Lịch sử địa phương là yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực. Trong giảng dạy Lịch sử, điều quan tâm chủ yếu vẫn là vấn đề phương pháp. Các phương pháp dạy học tích cực chỉ đem lại hiệu quả khi mà dạy học Lịch sử không nhồi nhét kiến thức, dạy HS biết tự hình thành và biết tự biểu đạt được những kiến thức của mình, không phải là để có thể tái hiện được mà dạy cách phát hiện, khám phá các kiến thức. Dạy học Lịch sử địa phương là thực hiện các phương pháp dạy học tích cực (dạy học theo dự án, khảo sát điều tra, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận, báo cáo...), là cho HS thấy được các đối tượng học tập có trong thực tế, tập trung quan sát, nghiên cứu là làm thế nào cho HS nắm được các phương pháp.. Nếu không hướng về Lịch sử địa phương thì sẽ không có nghiên cứu, không có quan sát, không có sự hoàn thiện các phương pháp, không có điều kiện mở rộng tư duy, không có học vấn, cuối cùng sẽ không có gì cả.  Tóm lại, khi tổ chức cho học sinh học Lịch sử địa phương theo hướng tích cực, tức là ta dẫn dắt người học – Chủ thể của hoạt động học, cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó học sinh tự lực khám phá những kiến thức mình chưa biết, chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức mà thầy đã sắp đặt. Học sinh là chủ nhân tương lai của quê hương đất nước, dù đi khắp nơi trên thế giới để học hành, tu dưỡng, song sẽ lại quay về với quê cha đất tổ để cống hiến và phát triển. Vì vậy, hiểu biết Lịch sử quê hương là tiền đề, là mục đích của mỗi con người.
	Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ biện chứng không thể tích rời, nằm trong cặp phạm trù ”cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc. Nói cách khác, lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Chúng ta đều biết rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Mặt khác tìm hiểu về lịch sử địa phương không chỉ là công việc của nhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu, trách nhiệm của mối công dân trong xã hội. Sự hiểu biết về lịch sử dân tộc nó bao hàm cả sự am tường về lịch sử địa phương , hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Làm tốt việc dạy tiết lịch sử địa phương sẽ có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương. Đây cũng chính là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
	2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
	Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THCS việc thực thi theo PPCT của Bộ giáo dục dựa trên những tài liệu lịch sử địa phương tự biên soạn của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa tôi nhận thấy một số thực tế :
	- Khung phân phối chương trình: hầu hết ở các khối lớp số tiết dành cho lịch sử địa phương chỉ có 1 đến 2 tiết và nằm ở cuối học kì hoặc cuối chương trình năm học.
+ Lớp 6: 1 tiết – tiết 32
+ Lớp 7: 3 tiết - tiết 36 , 58.
+ Lớp 8: 1 tiết - tiết 46
+ Lớp 9: 3 tiết - tiết 38, 47, 55
	- Nguồn tài liệu giảng dạy rất hạn chế : hiện nay, tài liệu giảng dạy là cuốn "Lịch sử địa phương tỉnh Thanh Hóa " do Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa biên soạn và Cuốn thiết kế bài giảng Lịch sử Thanh Hóa do Nguyễn Văn Hồ và Trịnh Trung Châu biên soạn. Đồ dùng trực quqan cho tiết dạy hầu như không có.
 	Công tác soạn giảng hầu như mới chỉ mang tính hình thức, chưa chú trọng đến nội dung, nên chất lượng chưa cao. Giáo án còn sơ sài, với lý do nguồn tài liệu tham khảo không đủ, thiếu định hướng, các tiết dạy còn qua loa.
 Phương pháp giảng dạy tiết lịch sử địa phương mới chỉ dừng lại ở phương pháp truyền thống: kể chuyện, đọc trong sách tư liệu, tự tìm hiểu tài liệu
 Nội dung lịch sử địa phương ít được chú trọng đưa vào các bài kiểm tra, mà chỉ một số ít đề thi học sinh giỏi có nội dung lịch sử địa phương. Vì vậy nhiều giáo viên cho rằng dạy học tiết học lịch sử địa phương chỉ là tham khảo và không quan trọng vì nó ít được kiểm tra cho nên biết cũng được, không biết cũng không sao.
	Với tất cả những yếu tố trên cho thấy việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương trong những năm qua mới chỉ dừng lại ở mức độ chiếu lệ, chưa đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục về lòng yêu quê hương, yêu đất nước của thế hệ trẻ. 
 Song ở trường PT Dân tộc nội trú Như Xuân, Ban Giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn . Nhà trường được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho công tác giảng dạy như có các phòng học chức năng, một phòng máy vi tính gồm 25 máy, có phòng thư viện được trang cấp nhiều sách tham khảo, mỗi lớp học đã có một máy chiếu riêng rất thuận lợi cho việc dạy học đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.  Học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, sự bùng nổ các phương tiện thông tin truyền thông đã giúp các em tiếp cận lịch sử với nhiều nguồn khác nhau để lĩnh hội kiến thức Lịch sử một cách đầy đủ nhất. Từ đó các em nhìn nhận bộ môn Lịch sử cũng theo chiều hướng tích cực hơn, có ý thức học tập tốt hơn.
Mặc dù vẫn còn một bộ phận nhỏ phụ huynh, học sinh xem môn Lịch sử là môn phụ nhưng những năm gần đây môn học được nhiều học sinh đón nhận với tinh thần học tập hăng say, nhiều học sinh tham gia đăng ký dự thi vào đội tuyển HSG, giáo viên giảng dạy nhiệt tình trách nhiệm nên hầu hết năm học nào môn Lịch sử cũng có học sinh đạt học sinh giỏi các cấp, chất lượng đại trà trong môn học tăng năm sau cao hơn năm trước.
Xuất phát từ thực trạng đó, trong thời gian qua bản thân tôi với nhiệm vụ của một giáo viên dạy bộ môn lịch sử, đã có những trăn trở, suy nghĩ và những việc làm để từ đó đúc rút ra được những kinh nghiệm giúp cho một giờ dạy lịch sử địa phương được tốt hơn, có ý nghĩa hơn, tạo hứng thú cho học sinh nhiều hơn.
 	 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
	Cũng như bất kỳ giờ dạy của môn học nào, môn Lịch sử nói riêng cũng đặt ra mục tiêu nhất định. Qua bài học, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng, giáo dục thái độ tình cảm tương ứng với kiến thức bài học. Đặc biệt, trong giờ dạy tạo được hứng thú học tập, khơi gợi được lòng yêu thích, say mê môn học luôn là mơ ước, là mục tiêu mà người giáo viên hướng đến. Bản thân tôi cũng vậy, trăn trở với chuyên môn, mỗi một bài dạy luôn cố gắng vận dụng vốn hiểu biết, kĩ năng của mình, vận dụng những kiến thức chuyên môn, kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học đã tiếp thu qua các lớp chuyên đề vào việc thiết kế giáo án, rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm giảng dạy để có những giờ dạy chất lượng.
	Qua vận dụng, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn tôi cho rằng để thực hiện đạt kết quả cao trong dạy học Lịch sử đặc biệt là Lịch sử địa phương người giáo viên cần phải nắm vững và thực hiện có hiệu quả những yêu cầu, giải pháp nhất định. Cụ thể: 
	2.3.1. Chuẩn bị tài liệu:
Muốn có một giờ học lịch sử địa phương đạt hiệu quả, ngoài phương pháp tiến trình giáo viên tổ chức cho HS một số hoạt động phát huy tính tích cực, hăng say của HS.Giáo viên nên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh có thời gian chuẩn bị trước ở nhà ( Có thể khoảng một tuần, nửa tháng ), vì các tài liệu không có sẵn mà phải sưu tầm trong khi các em chủ yếu ở kí túc xá nên việc sưu tầm tài liệu khó khăn.Như vậy, việc chuẩn bị trước tư liệu rất quan trọng.
	Ví dụ: 
	a. Bài :Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
	- Trong chương trình SGK lớp 6, học kì II- tiết 33: yêu cầu học sinh chuẩn bị trước tư liệu viết về Bà Triệu, sưu tầm bản đồ, tranh ảnh...
	- Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi cho HS về nhà chuẩn bị như: Bà Triệu tên thật là gì?, Bà quê ở đâu ?Nguyên nhân nổ ra cuộc khởi nghĩa của Bà? Đền thờ Bà nay ở huyện nào?...
	- HS sưu tầm những câu ca, bài đồng dao viết về Bà Triệu mang tính địa phương
như bài: 
"Có bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ra.
Trị voi một ngà,
Dựng cờ mở nước.
Lệnh truyền sau trước
Theo gót bà Vương"
 (Đồng dao)
	- GV gợi ý cho HS về nhà sưu tầm thơ ca dân gian viết về bà Triệu được lưu truyền trong nhân dân mà các bà, các chị, vẫn thường hát ru em bé thuở ấu thơ như:
 "Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
 Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng"
Hoặc:
 "Tùng sơn nắng quyện mây trời
 Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh"
 (Thơ ca dân gian)
	Và HS sưu tầm thơ của Hồ Chủ Tịch viết về bà Triệu...để khắc sâu hình ảnh ngưòi nữ anh hùng dân tộc, tiếp đó giáo viên có thể cho HS chuẩn bị trước các ảnh tư liệu về Bà Triệu: tranh ảnh vẽ về chân dung, về cuộc khởi nghĩa và về đền thờ Bà...
	b.Ví dụ : Khu di tích lịch sử Lam Kinh
	- Đối với bài dạy này giáo viên cho HS chuẩn bị trước về tiểu sử và sự nghiệp của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với một số thủ lĩnh khác cũng ở quê Thanh như: Nguyễn Chích, Lê Lai, Lê Thận, Lê Lý...
	- Ngoài ra GV còn ra câu hỏi cho HS về nhà tìm tài liệu chuẩn bị trước như:
	- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Có những anh hùng hào kiệt và những người yêu nước nào tìm về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa...? 
	- Em hiểu gì về câu nói:"Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi"?
	- HS sưu tầm câu chuyện kể về Lê Lợi, tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa...
	* Giáo viên lưu ý cho học sinh có những câu ca dao, câu chuyện ca ngợi nhân vật lịch sử ở địa phương trở thành tài sản chung của cả nước. 
	- Ví dụ: truyện Sự tích Hồ Gươm viết về ông Lê Lợi sau khi đánh thắng giặc Minh, đất nước thanh bình, vua Lê Lợi trả gươm thần cho Long Quân, qua đây để nói về danh nhân đất mẹ Hương Trù Sơn, huyện Lôi Dương(nay là huyện Thọ Xuân-Thanh Hoá) là của nhân dân địa phương Thọ Xuân nhưng trở thành tác phẩm truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của cả nước.
	Dựa vào kết quả đã chịu khó sưu tầm, chuẩn bị tài liệu có sẵn, giờ học lịch sử địa phương sẽ rất sôi nổi và có hiệu quả.
	2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong trình bày sự kiện lịch sử. 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hình thành kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động không bị khô khan, tẻ nhạt, lôi cuốn được học sinh tham gia học tập tích cực, chủ động, tạo cho các em động cơ và không khí học tập thoải mái. Đây là nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức khoa học lịch sử một cách hiệu quả, qua đó giáo dục và phát triển toàn diện học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Công nghệ thông tin làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các phương pháp dạy học khác, cho nên giáo viên có thể ứng dụng nó để hỗ trợ cho việc tường thuật, hoặc miêu tả các sự kiện, hiện tượng lịch sử...kết hợp với lời trình bày sinh động của giáo viên. Giáo viên cũng có thể chiếu một đoạn phim tài liệu hoặc tư liệu tham khảo để các em đọc và tìm hiểu.
Ví dụ: Khi dạy bài lịch sử 9 Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc xây dựng, thực hiện đổi mới (1945- 2005),tôi đã khai thác và đưa vào sử dụng các hình ảnh đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến, hình ảnh anh hùng lực lượng vũ trang Ngô Thị Tuyển
	2.3.3. Thi vẽ tranh, đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện, tường thuật lại các cuộc khởi nghĩa ở địa phương.	
	a. Giáo viên chia nhóm (tổ), tổ chức cho học sinh thi vẽ giữa các nhóm những hình ảnh tiêu biểu (Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vẽ chân dung các anh hùng ở Thanh Hoá, vẽ các lược đồ khởi nghĩa, ...) biểu tượng của quê hương và cho các em đặt lời bình cho những bức vẽ đó.
	- Cụ thể: HS ở các tổ( nhóm) cử đại diện tổ mình lên giới thiệu bức tranh của nhóm (tổ) mình.(Bức tranh GV đã phân công cho các tổ nhóm chuẩn bị trước ở nhà). Bức tranh của tổ (nhóm) nào đẹp, đầy đủ chi tiết và bố cục, sẽ được đánh giá cao hơn các nhóm khác.
	+ Ví dụ : HS học tiết :Khởi nghĩa Bà Triệu, các em vẽ hình ảnh Bà Triệu cưỡi voi ra trận...hoặc học sinh vẽ lăng Bà Triệu ở núi Tùng (Thanh Hoá) và các em tự viết lời bình cho bức tranh, thay mặt cho tổ đọc lên ý tưởng đó.
 	- Đối với HS khối lớp 8, GV có thể cho các em thi vẽ :"Công sự phòng thủ Ba Đình" khi dạy cho các em bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Thanh Hoá cuối thế kỷ XI X đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918).
	b. Giáo viên có thể cho học sinh thi ngâm thơ, đọc thơ những bài ca dao, bài thơ, câu thơ viết ca ngợi các anh hùng ở địa phương gắn với tiết lịch sử mà cả lớp đang học.
	- HS khối lớp 6 thi ngâm thơ hoặc hát ru về Bà Triệu khi các em học tiết lịch sử Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
 ''Ru con con con ngủ cho lành, 
 Để mẹ gánh nước đổ bành con voi
 Muốn coi lên núi mà coi
 Coi Bà Triệu tướng cỡi voi đánh cồng.
 Túi gấm cho lẫn túi hồng, 
 Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân"
 (Ca dao)
	- HS khối lớp 7 thi kể chuyện về ông Lê Lợi. Tại sao dân gian Thanh Hóa có câu thành ngữ ”Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” 
	Các tổ thi với nhau, tổ nào kể chuyện hay hấp dẫn, đầy đủ tình tiết thì tổ đó được điểm cao.
	c. HS khối lớp 8, 9 các em có thể thi về tường thuật lại một khu căn cứ ở địa phương.
	Ví dụ: Lớp 8, GV cho HS thi giữa các tổ, với nội dung thuật lại căn cứ Ba Đình ở trên lược đồ... Hoặc tìm các câu ca dao,câu chuyện giới thiệu về lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Chẳng hạn như câu ca về Đinh Công Tráng:
Có chàng Công Tráng họ Đinh
Dựng lũy Ba Đình chống giặc Tây
Cơ mưu dũng lược ai tày
Chẳng quản đêm ngày vỡ nước lo toan
	- Từ những hình thức thi ở trên, giờ học sẽ cuốn hút HS và tạo nên sự hứng thú nơi các em, tiết học sẽ sôi nổi và căn bản HS sẽ tiếp cận với bài học được tốt hơn.
	2.3.4. Khuyến khích, động viên học sinh sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về lịch sử nổi bật ở địa phương.
	Việc làm góp phần cho giáo viên lên lớp thành công bài dạy phần Lịch Sử địa phương là luôn luôn khuyến khích, động viên học sinh sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về lịch sử nổi bật ở địa phương.
	Học sinh sưu tầm được những tư liệu, tranh ảnh có giá trị trong giờ học tạo cho học sinh động lực để học tập. Khi số lượng tư liệu, tranh ảnh phong phú, đa dạng, giáo viên có thể tiến hành triển lãm ảnh hoặc làm báo tường ngay tại lớp học với chủ đề về Lịch Sử địa phương. Nhằm gây được hứng thú đối với học sinh, khuyến khích học sinh chuyển giao điều đã học qua các phương tiện trực quan và đúng với quan điểm “Học đi đôi với hành”; “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Bản thân giáo viên giảng dạy phần Lịch sử địa phương phải thường xuyên nắm bắt, lưu giữ những thông tin, số liệu mang tính thời sự và điển hình, vì những số liệu luôn luôn biến động theo thời gian nên phải cập nhật số liệu mới nhất và đáng tin cậy nhất.  
	Khi dạy tới phần này giáo viên có thể cho các em đưa ra các tranh ảnh sưu tầm được để đánh giá và cho điểm tương xứng nhằm khuyến khích ý thức học tập của các em
	Ví dụ: Tiết 47 - Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc xây dựng, thực hiện đổi mới (1945- 2005), GV có thể hỏi:
	Em hãy giới thiệu tên anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của huyện Như Xuân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? 
	- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lục Vĩnh Tưởng - Người làng Kèn, xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân.
	Đóng góp cụ thể của ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? (Bắn liên tục 3 quả B40, tiêu diệt lực lượng địch) 
	2.3.5. Đa dạng hóa các hình thức học tập, vui chơi.
	Việc tổ chức phong phú các hình thức học tập, vui chơi sẽ tránh cho tiết dạy nhàm chán. Vì thế GV nên đa dạng hóa các hình thức học tập, vui chơi.
	Để học sinh hiểu và khắc sâu kiến thức Lịch sử địa phương đồng thời tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi trong giờ học GV sử dụng nhiều phương pháp, hình thức dạy học như: các trò chơi tư duy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_hoc_lic.doc