SKKN Một số phương pháp dạy học tạo hứng thú học tốt phân môn Thường thức Mĩ thuật cho học sinh Lớp 5

SKKN Một số phương pháp dạy học tạo hứng thú học tốt phân môn Thường thức Mĩ thuật cho học sinh Lớp 5

Môn Mĩ thuật ở trường tiểu học là những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất của giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, đào tạo cho các em hiểu biết ban đầu về mĩ thuật, góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập hay sinh hoạt hàng ngày. Để hoàn thành mục tiêu dạy học thì người giáo viên cần phải có phương pháp sư phạm phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng học sinh, giúp các em say mê học tập đạt kết quả cao.

Đứng trước tình hình thực tế của xã hội nói chung và xuất phát từ thực tế học sinh trường tiểu học nói riêng tôi thấy môn Mĩ thuật thường coi là môn học phụ. Học sinh thường học qua loa không chuyên sâu nên sự rèn luyện khả năng của học sinh ngày càng mai một. Quan điểm chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của phụ huynh coi môn học là môn phụ học cũng được, không học cũng được nên việc chuẩn bị đồ dùng học cho con còn coi nhẹ. Đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Mà nguyên nhân chủ yếu lại nằm ngay trong ý nghĩ, quan niệm sai lệch chủ quan của con người. Mặt khác điều kiện vật chất các thiết bị dạy học còn thiếu thốn…. cộng với sự hạn chế về năng lực của giáo viên chỉ biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách máy móc, dạy theo một mô tuýp đã hướng dẫn sẵn từ trước mà không cần có cải tiến sáng tạo dẫn đến giờ dạy Mĩ thuật không cao . Đặc biệt là phân môn “thường thức mĩ thuật”, các em chưa cảm nhận được vẻ đẹp cũng như bố cục hình ảnh và màu sắc của bức tranh.Vì vậy đòi hỏi người giáo viên dạy bộ môn này không những phải nắm chắc kiến thức và phương pháp dạy học, tìm ra những phương pháp nhằm nâng cao sự hứng thú, năng lực, khả năng tư duy, óc sáng tạo và phương pháp làm việc khoa học đồng thời hình thành ở các em phẩm chất lao động mới con người phát triển toàn diện với " Đức - Trí - Lao - Thể - Mĩ"

doc 22 trang Mai Loan 24/05/2024 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy học tạo hứng thú học tốt phân môn Thường thức Mĩ thuật cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
 Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từng ngành nghề sao cho phù hợp với khả năng lực sở trường của mình. Nghề dạy học được coi là một nghề cao quý, bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người. Muốn trở thành con người hữu ích, đều phải dựa vào sự giáo dục của nhà trường.
Ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học Mĩ thuật còn phải đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn xa ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình, và xung quanh mình trở nên gần gũi đáng yêu hơn. Đồng thời học Mĩ thuật giúp học sinh tự tạo ra cái đẹp theo ý mình theo cách hiểu cách lý giải của bản thân. Làm cho cuộc sống thêm tươi vui hạnh phúc.
Dạy và học Mĩ thuật ở Tiểu học không nhằm đào tạo hoạ sĩ hay người làm nghệ thuật mà tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hàng ngày, ươm mầm non nghệ thuật. Để làm được điều đó cần hiểu về cách nhìn cách cảm nhận cho học sinh Tiểu học và phương pháp truyền thụ của người giáo viên mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân môn Thường thức mĩ thuật. Bậc học ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ, là bậc Tiểu học. Các em sẽ trở thành công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp tạo thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong gia đình . 
Giáo dục môn Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì giáo dục Mĩ thuật không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của các em, giáo dục Mĩ thuật còn giúp học sinh phát triển đặc điểm về năng lực xã hội của thiếu nhi, góp phần đưa các em phát triển toàn diện hơn, mang đến cho các em niềm vui, niềm hứng khởi vì "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
Đứng trước tình hình mới của đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đòi hỏi xã hội phải có những thế hệ người lao động mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có trình độ nhận thức cao. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách đó của xã hội thì việc giáo dục con người phát triển toàn diện trên 5 mặt " Đức, trí, lao, thể, mĩ" là mục tiêu hàng đầu. Trong đó Mĩ thuật đóng một vai trò không nhỏ trong sự nghiệp lớn lao ấy - Sự nghiệp giáo dục.
Trong chương trình Mĩ thuật ở Tiểu học có phân môn Thường thức mĩ thuật, nhằm làm cho đông đảo học sinh có điều kiện tiếp xúc, làm quen với một loại hình Mỹ thuật - Hội hoạ. Lên lớp 5 và trong quá trình học mĩ thuật học sinh sẽ được học phân môn Thường thức mĩ thuật làm quen với tranh của hoạ sĩ như hoạ sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Thụ và được tìm hiểu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam. Trong nhiều năm giảng dạy phân môn thường thức Mĩ thuật tôi nhận thấy ở lứa tuổi Tiểu học các em học sinh còn rất hồn nhiên, sức chú ý trong thường thức Mĩ thuật chưa bền.
Có thể nói trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đặc điểm lứa tuổi học sinh, mỗi lứa tuổi sẽ có cách cảm nhận suy nghĩ và lí giải về cái đẹp khác nhau. Trong các tiết dạy thường thức Mĩ thuật giáo viên thường hướng dẫn học sinh xem tranh qua các hoạt động như thảo luận, gợi mở. Nhưng nhìn chung kết quả thường là học sinh đóng vai trò thụ động khi nghe giảng hay trả lời câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Ngoài ra, các lớp học hiện nay học sinh thường ngồi theo bàn theo dãy nên có ít không gian để "vận động", trong mỗi giờ thường thức Mĩ thuật.
Qua đề tài này nhờ chuyển cách thức giáo dục Mĩ thuật đặc biệt là phân môn thường thức Mĩ thuật "lấy giáo viên làm trung tâm" sang "lấy học sinh làm trung tâm". Tổng hợp các cách thức hoạt động của giáo viên và của học sinh trong quá trình dạy học. Quá trình đó được tiến hành dưới vai trò của giáo viên, sự hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, phải lấy học sinh làm trung tâm.
Với phân môn thường thức Mĩ thuật ở Tiểu học giáo viên không áp đặt quan điểm của mình vào bài giảng mà cần có hướng mở để học sinh tự khám phá. Người lớn sẽ có cách cảm nhận logic và khoa học tạo nên một cái đẹp hoàn thiện, còn trẻ em thì có cách cảm nhận ngây thơ, nhìn sự vật qua lăng kính màu hồng, không vướng bận những nguyên tắc, trăn trở mà chủ yếu tập trung tình cảm sự yêu thích của mình vào các tác phẩm mà các em cho rằng đẹp. Cho nên học sinh Tiểu học thường rất thích những tranh vẽ rực rỡ tươi sáng, chưa phân biệt được hay thích những bức tranh có gam màu trầm. Nói là vậy những mỗi lứa tuổi, mỗi mức độ cách cảm nhận của con người mỗi đổi thay.
Là người giáo viên dạy Mĩ thuật cần nắm bắt được đặc điểm này của học sinh sẽ có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phát huy được năng lực, sự đam mê của các em.
Đây cũng là lí do tôi chọn để viết sáng kiến này "Một số phương pháp dạy học tạo hứng thú học tốt phân môn thường thức Mĩ thuật cho học sinh lớp 5”
II. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu:
Môn Mĩ thuật ở trường tiểu học là những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất của giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, đào tạo cho các em hiểu biết ban đầu về mĩ thuật, góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập hay sinh hoạt hàng ngày. Để hoàn thành mục tiêu dạy học thì người giáo viên cần phải có phương pháp sư phạm phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng học sinh, giúp các em say mê học tập đạt kết quả cao.
Đứng trước tình hình thực tế của xã hội nói chung và xuất phát từ thực tế học sinh trường tiểu học nói riêng tôi thấy môn Mĩ thuật thường coi là môn học phụ. Học sinh thường học qua loa không chuyên sâu nên sự rèn luyện khả năng của học sinh ngày càng mai một. Quan điểm chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của phụ huynh coi môn học là môn phụ học cũng được, không học cũng được nên việc chuẩn bị đồ dùng học cho con còn coi nhẹ. Đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Mà nguyên nhân chủ yếu lại nằm ngay trong ý nghĩ, quan niệm sai lệch chủ quan của con người. Mặt khác điều kiện vật chất các thiết bị dạy học còn thiếu thốn. cộng với sự hạn chế về năng lực của giáo viên chỉ biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách máy móc, dạy theo một mô tuýp đã hướng dẫn sẵn từ trước mà không cần có cải tiến sáng tạo dẫn đến giờ dạy Mĩ thuật không cao . Đặc biệt là phân môn “thường thức mĩ thuật”, các em chưa cảm nhận được vẻ đẹp cũng như bố cục hình ảnh và màu sắc của bức tranh.Vì vậy đòi hỏi người giáo viên dạy bộ môn này không những phải nắm chắc kiến thức và phương pháp dạy học, tìm ra những phương pháp nhằm nâng cao sự hứng thú, năng lực, khả năng tư duy, óc sáng tạo và phương pháp làm việc khoa học đồng thời hình thành ở các em phẩm chất lao động mới con người phát triển toàn diện với " Đức - Trí - Lao - Thể - Mĩ"
2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Để giải quyết những mục đích trên tôi đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các bài học thường thức mĩ thuật lớp 5 và một số bài học ở các phân môn khác trong chương trình mĩ thuật tiểu học.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản phổ thông về bộ môn Mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức Mĩ thuật nói riêng, giúp học sinh khả năng tri giác, khả năng cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. Dèn cho các em khả năng quan sát, nhận xét về bố cục hình ảnh và màu sắc của bức tranh.
- Tạo điều kiện để học sinh học tốt những môn học khác.
- Định hướng cho một số bộ phận nhỏ học sinh có năng khiếu tiếp tục học các trường chuyên nghiệp sau này.
 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 5 trường Tiểu học Thái Hòa - Ba Vì – Hà Nội. 
 2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phân môn thường thức Mĩ thuật ở trường Tiểu học.
- Các chuyên đề mĩ thuật.
3. Thời gian nghiên cứu.
- Trong năm học 2015-2016 
- Tại trường tiểu học Thái Hòa - Ba Vì- Hà Nội.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Tôi sử dụng những phương pháp sau để nghiên cứu đề tài này.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Giúp giáo viên xác định được mục tiêu của giờ dạy, từ đó xây dựng nội dung bài dạy cũng như hệ thống câu hỏiphù hợp và khoa học. Lưa chon phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho hiệu quả.
- Phương pháp quan sát miêu tả: Đây là phương pháp tác động đến nhiều giác quan của học sinh, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, tranh ảnh clíp...có liên quan đến nội dung bài học đem lại hiêu quả tối ưu nhất.
- Phương pháp làm phiếu học tập: Để việc sử dụng phiếu học tập đạt hiệu quả phù hợp với nội dung bài học và khả năng nhận thức của học sinh giáo viên cần nắm được nội dung chương trình phân môn thường thức Mĩ thuật để thiết kế phiếu học tập phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh...
- Phương pháp đàm thoại , hỏi đáp: Gúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn, tư duy độc lập, giáo viên đưa ra câu hỏi khoa học phù hợp với học sinh. Trong một bài học không nên đặt qúa nhiều câu hỏi,tránh đưa ra các câu hỏi rườm rà không có tác dụng phát triển tư duy.
- Phương pháp trò chơi học tập : Giúp các em được vui chơi mà vẫn nắm được kiến thưc một cách nhẹ nhàng, trò chơi cần gọn nhẹ gắn liền với nội dung và kiến thức kỹ năng của bài học. Luật chơi rõ ràng, chặt chẽ, tất cả học sinh đều có khả năng tham gia chơi, đảm bảo tính công bằng.
- Phương pháp hoạt động nhóm: Gúp học sinh năng động sáng tạo,có năng lực hợp tác, có khả năng làm việc cùng đồng đội .Thông qua tìm tòi thảo luận trong tập thể, các ý kiến kinh nghiệm thái độ của mỗi học sinh được bộc lộ có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập.
- Phương pháp kiểm nghiệm so sánh: Gúp giáo viên nhận biết được khả năng và sở thích của học sinh khi học Mĩ thuật. Từ đó nghiên cứu tìm ra những biện pháp khắc phục những tồn tại, tạo cho học sinh có hứng thú khi học môn Mĩ thuật và chủ động nắm bắt kiến thức.
B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT Ở LỚP 5:
1. Trên lớp:
Giáo dục Mĩ thuật nói chung và giảng dạy phân môn thường thức Mĩ thuật nói riêng có đặc điểm là lấy giáo viên làm trung tâm. Giáo viên hướng dẫn và gợi ý học sinh đóng vai trò thụ động khi nghe giảng và trả lời các câu hỏi và làm theo y nguyên công việc của giáo viên.
Ngoài ra, các lớp học được học theo SGK nhất định mà giáo viên phải tuân thủ theo, có ít không gian để trẻ học sáng tạo. Do vậy, giáo dục Mĩ thuật ở các trường Tiểu học được thực hiện về tính sáng tạo tối thiểu và cách thức giảng dạy của giáo viên còn ít khuyến khích trẻ em tự học và sáng tạo.
2. Trong chương trình:
Trong chương trình Mĩ thuật lớp 5 phân môn thường thức Mĩ thuật có nội dung:
- Giới thiệu các tác phẩm hội hoạ.
+ Bài 1: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
+ Bài 9: Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam. 
+ Bài17: Xem tranh Du kích tập bắn
+ Bài 25: Xem tranh Bác Hồ đi công tác
Từ những bài đó yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung các tác phẩm qua bố cục, hình vẽ và màu sắc. Học sinh biết sơ qua về một số chất liệu được sử dụng trong tranh của các hoạ sĩ và một số chất liệu được sử dụng trong điêu khắc cổ.
Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp ở tranh vẽ của hoạ sĩ và ở điêu khắc cổ Việt Nam. Ngoài ra học sinh yêu thích, quý trọng các tác phẩm nghệ thuật của dân tộc. Nói như vậy, nhưng những tiết dạy trên lớp ở phân môn này, ở phần giới thiệu hoạ sĩ, chất liệu học sinh còn chưa được khắc sâu. 
Xem tranh là để thưởng thức hết vẻ đẹp của một tác phẩm nhưng vì học sinh phải xem bằng một phiên bản in trên SGK vừa bé vừa khó trung thành với tranh thật nên tác dụng của bài học này cũng bị hạn chế nhiều. Ở các nước có điều kiện tốt thì học tổ chức cho học sinh xem tranh ngay ở bảo tàng Mỹ thuật, xem tranh phiên bản in tốt và có kích thước lớn mới mong truyền đạt hết vẻ đẹp của một tác phẩm nghệ thuật. 
Cái đẹp trong nghệ thuật chính là cái đẹp trong cuộc sống nhưng được người nghệ sĩ cảm xúc và chắt lọc những điển hình tinh hoa và đưa vào trong nghệ thuật dưới dạng hình tượng nghệ thuật. Người giáo viên phải có đức tính kiên trì, tận tâm, nỗ lực sáng tạo hơn trong quá trình dạy học. Biết vận dụng công nghệ thông tin và phối hợp các phương pháp sao cho linh hoạt, khéo léo để giờ học luôn cuốn hút sự say mê học tập của học sinh.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
 1. Thăm dò hứng thú học môn Mĩ thuật của học sinh:
Ngay từ đầu năm học, sau khi làm quen với lớp tôi cho học sinh bỏ phiếu kin về sở thích học môn Mĩ thuật kết quả như sau:
Kết quả
Lớp
Sĩ số
HS thích học 
HS không thích học
SL
%
SL
%
5A
31
17
54,8
14
45,2
5B
34
19
55,9
15
44,1
Từ phiếu thăm dò về sở thích học môn Mĩ thuật không cao, tôi suy nghĩ tìm ra một số kinh nghiện nâng cao chất lượng học môn Mĩ thuật, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên gợi mở để học sinh tìm tòi sáng tạo, nắm được kiến thức một cách chủ động, tạo cho các em tinh thần thoả mái thích học môn Mĩ thuật.
2. Phân loại học sinh:
- Đối với học sinh nhận thức nhanh:
+ Giáo viên đặt câu hỏi mở rộng hoặc cho các em tự trình bày quan điểm hay cảm nhận riêng của mình, giáo viên không gò bó áp đặt.
+ Đối với học sinh Trung bình: Giáo viên có thể gợi mở về nội dung của bức tranh đó.
+ Đối với học sinh nhận thức chậm: GV cần đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng
VD: Về đề tài, về hình ảnh , màu sắc của bức tranh.
Như vậy, trong một tiết dạy, giáo viên linh hoạt thì tất cả học sinh đều được tham gia vào bài, không để học sinh đứng "bên lề" của tiết dạy, giờ học thường thức Mỹ thuật sẽ cuốn hút các em, không khí lớp sẽ hào hứng sôi nổi.
3. Vận dụng khoa học công nghệ thông tin:
Vận dụng triệt để lợi thế khoa học công nghệ thông tin sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Cho nên là người giáo viên nói chung và giáo viên Mĩ thuật nói riêng cần nhanh chóng nắm bắt những lợi thế mà khoa học đem lại, tạo hứng thú và sự đổi mới trong cách giảng dạy.
4. Sử dụng kết hợp một số phương pháp dạy học.
Để tạo hứng thú học phân môn thường thức Mĩ thuật góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh, tôi đã thực hiện một số phương pháp dạy học sau:
* Phương pháp trực quan
* Phương pháp quan sát 
*Phương pháp hoạt động nhóm
* Phương pháp hỏi đáp 
 * Phương pháp trò chơi học tập
Giáo viên phải linh hoạt trong thời gian lên lớp, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, đảm bảo quy trình thời gian, phân chia nhóm hợp lí, đặc biệt là cách tổ chức và sử dụng các phương pháp dạy học. Giáo viên phải biết kết hợp và sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học với nhau. Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Vì vậy cần phối hợp chúng một cách hài hòa để bổ sung những thiếu sót và phát huy những ưu điểm cho nhau nhằm tạo hiệu quả cao nhất trong dạy và học.
Giúp các em học sinh nhận thức, hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung của từng bức tranh qua bố cục hình ảnh và màu sắc cụ thể ở từng bàì học.
5. Một số ví dụ dạy học cụ thể minh họa cho việc sử dụng một số phương pháp dạy học.
Bài 1: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ:
 Để thực hiện thành công giờ dạy này, trước hết giáo viên phải thiết kế một bài học đầy đủ, cụ thể. Bản thiết kế mang nhiều tâm sức, trí tuệ và thời gian. 
 + Phương pháp dạy học: Đảm bảo sự chủ động của học sinh, khuyến khích học sinh nêu câu hỏi, thắc mắc, đặt vấn đề tự trả lời, cùng bạn học giải quyết dưới sự hướng dẫn của thầy cô. 
Tranh: Thiếu nữ bên hoa huệ - Sơn dầu của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
+ Khi tiến hành giờ dạy cần chú ý:
* Phần giới thiệu về họa sĩ Tô Ngọc Vân, giáo viên sử dụng đĩa CD ghi lại hình ảnh tư liệu của cố họa sĩ Tô Ngọc Vân ( tham khảo trên mạng Internet) cho học sinh xem và thảo luận theo một số câu hỏi như:
- Em hãy nêu vài néi về tiểu sử của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân ?
- Kể tên một số tác phẩm nổi tiêng của hoạ sĩ ?
 Dựa vào câu trả lời của học sinh giáo viên bổ sung kiến thức về tiểu sử của hoạ sĩ qua bài đọc thêm “Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và tác phẩm” sách hướng dẫn của giáo viên.
* Phần xem tranh:
Xem tranh là để thưởng thức hết vẻ đẹp của một tác phẩm, giáo viên trình chiếu phóng to bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” và đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời.
VD: - Nêu tên tác giả, tác phẩm ?
 - Nội dung của bức tranh vẽ hình ảnh gì ?
 - Hình ảnh là chính, hình ảnh nào là phụ ?
- Hình ảnh chính đựơc sắp xếp như thế nào ?
- Màu sắc chủ đạo trong tranh là màu gì ?
 - Tranh vẽ bằng chất liệu gì, em có thích bức tranh này không?
 Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung và tóm tắt kiến thức.
 Giáo viên chú ý giới thiệu một trong những tác phẩm thành công và sống mãi với thời gian là bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của hoạ sĩ, được sáng tác năm 1943 bằng chất liệu sơn dầu. Khuôn khổ bức tranh 60cm x 45cm. Tranh vẽ hình ảnh chính là một cô gái đẹp, duyên dáng và mềm mại trong tà áo dài trắng dân tộc ngồi nghiêng đầu tay trái vuốt nhẹ lên mái tóc tay phải nâng nhẹ cánh hoa , bên cạnh bình hoa loa kèn trắng muốt, tinh khiết đang khoe sắc hương. Để diễn tả vẻ đẹp tinh khiết, trắng trong của người thiếu nữ, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đã sử dụng một gam màu nhẹ nhàng, thay đổi những sắc độ của màu trắng một cách tinh tế. Màu trắng, màu xanh chiếm diện tích phần lớn của bức tranh màu trắng màu ghi xám ở áo, màu hồng của làn da. Màu đậm nhất ở mái tóc, màu trắng sáng nhất ở hai bông hoa màu đỏ trên môi, trên má người thiếu nữ như hút đôi mắt của người xem. Tất cả nổi bật trên nền màu xanh nhẹ nhàng càng tăng thêm vẻ đẹp, vẻ duyên dáng và kín đáo của người thiếu nữ Hà Nội thời trước cách mạng. Nét cắt của khung tranh rất bạo trên hình tượng nhân vật song lại không gây cảm giác khó chịu cho người xem bởi những đường cong mềm mại trên cơ thể cô gái, bởi nhịp điệu uyển chuyển trong cách bố cục các mảng sáng, tối trong toàn bộ tác phẩm. Tranh vẽ bằng sơn dầu một chất liệu mới thời đó nhưng cách vẽ rất nhẹ nhàng nên tác phẩm vẫn mang tính dân tộc sâu sắc. Vì vậy, tác phẩm đã nhận được sự hoan nghênh của công chúng ngay từ khi ra đời cho đến nay. Tác giả đã cho chúng ta chiêm ngưỡng một nét đẹp truyền thống đáng trân trọng của người phụ nữ Việt nam.
 Ngoài ra giáo viên trình chiếu thêm một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân để học sinh thấy được sự phong phú của các tác phẩm về chất liệu, bố cục, màu sắc 
VD: Một số tác phẩm mà giáo viên sưu tầm dưới đây:
Buổi trưa
Tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân
Thiếu nữ bên hoa sen
Tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân

Đốt đuốc đi học
Tranh màu nước của Tô Ngọc Vân
Nghỉ chân bên đồi
Tranh sơn mài của Tô Ngọc Vân
- Học sinh quan sát những bức tranh trên và nêu cảm nghĩ của mình về bức tranh mà em thích.
b, Bài 9: Gới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam
 Khi tiến hành giờ dạy cần chú ý:
* Phần tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ giáo viên giới thiệu hình ảnh một số tượng và phù điêu ở SGK do các nghệ nhân dân gian tạo ra như “Tượng phật A-di-đà, tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng vũ nữ chăm, phù điêu chèo thuyền, đá cầu ”.
 Phật A-di-đà. Tượng đá (Chùa Phật Tích - Bắc Ninh)
Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
Tượng gỗ (chùa Bút Tháp ,Bắc Ninh)

Vũ nữ Chăm (Chàm). Tượng đá (Mĩ Sơn,Quảng Nam)
Chèo thuyền. Phù điêu gỗ
(đình Cam Đà, Hà Tây)
 
Đá cầu. Phù điêu gỗ
(đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc)
 Vì bài này có ba bức tượng và hai bức phù điêu giáo viên có thể chia lớp thành năm nhóm sau đó các nhóm bốc thăm phiếu học tập, có năm phiếu mỗi phiếu có một tác phẩm yêu cầu học sinh thảo luận theo một số câu hỏi mà giáo viên đã in sẵn trong phiếu học tập.
VD: Một số câu hỏi như:
 - Tên tác phẩm?
 - Xuất sứ của các tác phẩm điêu khắc, phù điêu cổ ?
- Nội dung đề tài ?
- Làm bằng những chất liệu gì?
- Em thích tác phẩm đó không? vì sao?
 Học sinh các nhóm thảo luận xong rồi cử đại diện nhóm lên thi trình bày phần thảo luận của nhóm mình giáo viên nhận xét bổ sung thêm như giới thiệu các pho tượng và phù điêu kết hợp với trình chiếu, giới thiệu các công trình kiến trúc được xây dựng với các thể loại điêu khắc thích hợp. 
 VD: Tượng ở chùa thì thường có các loại tượng Phật, tượng thờ, tượng chân dung thường diễn tả hình ảnh đức phật hoặc các vị la hán, các vị thần như tượng phật A-di đà,tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay,tượng Vũ Nữ Chăm. Ở đình làng (thậm chí ở cả chùa) có các bức chạm khắc phù điêu diễn tả cảnh sinh hoạt đời thường với nội dung phong phú đề cập tới nhiều mặt của cuộc sống dân dã, nhất là các mặt tình cảm của con người. Các công trình kiến trúc thường có kích thước phù hợp với tầm vó

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tao_hung_thu_hoc_tot_phan_mo.doc