SKKN Một số phương pháp dạy học cho trẻ tăng động giảm chú ý ở tiểu học
Giáo dục tiểu học - nhà trường Tiểu học là một bộ phận không thể thiếu của xã hội, của cộng đồng. vì đây là bậc học đem đến cho trẻ em hạnh phúc được đi học, cũng là nơi thể hiện rõ nhất tính quy việt của chế độ xã hội. Nói như vậy, là vì giáo dục nói chung - nhất là giáo dục tiểu học có tác động rất lớn đến sự phát triển cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã thống nhất sự phát triển của trẻ em là một quá trình chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: di truyền, gia đình và giáo dục. Cũng như môi trường, giáo dục là hình thức tác động bên ngoài đến con người đang phát triển, những tác động của giáo dục bao giờ cũng là tác động có mục đích đến sự phát triển của con người. Nhà trường tiểu học đã “dẫn dắt con người từ gia đình đến xã hội” từ đó con người có những bước tiến đầu tiên từ “thế giới tự nhiên đến thế giới công việc” (Theo Hêghen).
Trong thời gian gần đây, vấn đề trẻ tăng động và giảm chú ý được đề cập đến rất nhiều khi số lượng trẻ có tăng động và giảm chú ý có dấu hiệu gia tăng ở các trường học trong đó có bậc tiểu học, trở thành mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có đến từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý với một số triệu chứng bắt chước trẻ lên 7. Việc dạy học cho tăng động, giảm chú ý luôn là vấn đề khó giải quyết do luôn có những bất đồng trong phương pháp dạy trẻ giữa gia đình và nhà trường khi chưa có chính sách chung cho vấn đề này. Việc tiếp nhận và dạy trẻ có dấu hiệu rối loạn tăng động đang là vấn đề đau đầu của nhiều cơ sở giáo dục hiện nay. Những trẻ có dấu hiệu rối loạn tăng động không phải là trẻ khuyết tật, không phải là trường hợp thiểu năng trí tuệ nên nhà nước chưa có chính sách thống nhất đối với viêc chăm sóc và dạy học cho trẻ. Việc dạy học cho trẻ đều đổ lên đầu các cơ sở giáo dục, các giáo viên và trẻ được dạy học chung với các trẻ khác, gọi là phương pháp dạy học hòa nhập.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Giáo dục tiểu học - nhà trường Tiểu học là một bộ phận không thể thiếu của xã hội, của cộng đồng. vì đây là bậc học đem đến cho trẻ em hạnh phúc được đi học, cũng là nơi thể hiện rõ nhất tính quy việt của chế độ xã hội. Nói như vậy, là vì giáo dục nói chung - nhất là giáo dục tiểu học có tác động rất lớn đến sự phát triển cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã thống nhất sự phát triển của trẻ em là một quá trình chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: di truyền, gia đình và giáo dục. Cũng như môi trường, giáo dục là hình thức tác động bên ngoài đến con người đang phát triển, những tác động của giáo dục bao giờ cũng là tác động có mục đích đến sự phát triển của con người. Nhà trường tiểu học đã “dẫn dắt con người từ gia đình đến xã hội” từ đó con người có những bước tiến đầu tiên từ “thế giới tự nhiên đến thế giới công việc” (Theo Hêghen). Trong thời gian gần đây, vấn đề trẻ tăng động và giảm chú ý được đề cập đến rất nhiều khi số lượng trẻ có tăng động và giảm chú ý có dấu hiệu gia tăng ở các trường học trong đó có bậc tiểu học, trở thành mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có đến từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý với một số triệu chứng bắt chước trẻ lên 7. Việc dạy học cho tăng động, giảm chú ý luôn là vấn đề khó giải quyết do luôn có những bất đồng trong phương pháp dạy trẻ giữa gia đình và nhà trường khi chưa có chính sách chung cho vấn đề này. Việc tiếp nhận và dạy trẻ có dấu hiệu rối loạn tăng động đang là vấn đề đau đầu của nhiều cơ sở giáo dục hiện nay. Những trẻ có dấu hiệu rối loạn tăng động không phải là trẻ khuyết tật, không phải là trường hợp thiểu năng trí tuệ nên nhà nước chưa có chính sách thống nhất đối với viêc chăm sóc và dạy học cho trẻ. Việc dạy học cho trẻ đều đổ lên đầu các cơ sở giáo dục, các giáo viên và trẻ được dạy học chung với các trẻ khác, gọi là phương pháp dạy học hòa nhập. Là giáo viên đang công tác tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi phường Ngọc Trạo thành phố Thanh Hóa. Tôi nhận thấy tại đây số học sinh tăng động giảm chú ý có số lượng không nhỏ. Những trẻ có triệu chứng này thường có biểu hiện hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém khả năng tập trung chú ý gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, hoạt động và các mối quan hệ xã hội. Các cháu trông rất bình thường như bao đứa trẻ khác, thậm chí các cháu còn rất sáng sủa khôi ngô nhưng lại hạn chế trong vấn đề giao tiếp, tương tác với xã hội. Cha mẹ các em phải dành rất nhiều thời gian, tiền bạc và tình cảm cho những đứa con với những nhu cầu đặc biệt. Khi thấy trẻ có những biểu hiện của chứng rối loạn tăng động, việc tư vấn, trao đổi và phối kết hợp với phụ huynh, việc tìm ra những phương thức tốt nhất để trẻ có thể hòa đồng và phát triển toàn diện thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục. Từ những băn khoăn, trăn trở đó đã thôi thúc tôi tìm tòi, học hỏi, tham khảo từ các nguồn sách báo,tài liệu, kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trường mình cũng như trường bạn, tham gia các hội thảo các chuyên đề khoa học về trẻ tăng động giảm chú ý, kết hợp với những kinh nghiệm quý báu của bản thân được đúc rút ra trong quá trình giảng dạy tôi đã mạnh áp dụng một số phương pháp mà mình tích lũy được vào giảng dạy trẻ tăng động giảm chú ý tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. Với sự kiên trì, quyết tâm và nỗ lực của bản thân cùng với sự động viên, quan tâm của BGH nhà trường, sự phối kết hợp của giáo viên chủ nhiệm, một số phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả quan. Chính vì những lí đó mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “Một số phương pháp dạy học cho trẻ tăng động giảm chú ý ở tiểu học”. Chỉ mong sao những kinh nghiệm của bản thân sẽ góp một phần bé nhỏ vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nước nhà nói chung, sự phát triển của học sinh tiểu học trong đó có học sinh tăng động, giảm chú ý nói riêng. Từ những kiến thức về trẻ tăng động giảm chú ý, chúng ta biết cách chăm sóc trẻ đúng cách và có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất. Có thể hiểu được phần nào các em, chấp nhận, yêu thương, đồng cảm và đông hành cùng các em. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất các phương pháp giáo dục nhằm giúp học sinh tăng động giảm chú ý tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hoá học tốt hơn, phát triển một cách toàn diện từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Một số phương pháp dạy học cho trẻ tăng động giảm chú ý ở tiểu học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Xây dựng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu. - Xây dựng và áp dụng thang đo nhận thức. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phỏng vấn. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của một số phương pháp dạy học cho trẻ tăng động giảm chú ý ở tiểu học. 2.1.1. Phương pháp dạy học là gì? Thuật ngữ phương pháp trong tiêng Hy Lạp là “Methodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được hiệu quả phù hợp với mục đích đã định. Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động - người thầy giáo và đối tượng tác động của họ là học sinh.Còn học sinh là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy học. Vì vậy người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy học thì mới đề ra những phương pháp phù hợp. Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách hoạt động của họ, phụ thuộc vào hứng thú, ý chí, nhu cầu của họ. Nếu giáo viên không gây ra cho học sinh có mục đích tương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học và phương pháp tác động không đạt kết quả mong muốn. Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau: Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học . Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học đóng vai trò độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại với phương pháp dạy. Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thành phần cấu trúc của nó, song việc phân như vậy cũng có tính chất tương đối. Chẳng hạn giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết học lĩnh hội tri thức mới nhưng lại là biện pháp của phương pháp công tác trong phòng thí nghiệm. Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. 2.1.2. Tổng quan về chứng tăng động, giảm chú ý. * Khái niệm Chứng tăng động, giảm chú ý ở trẻ em (AD/ADHD) hay còn gọi là “hội chứng trẻ hiếu động” và “rối loạn hiếu động kém tập trung” là một rối loạn có tính chất tâm lý thường gặp ở trẻ em, khởi phát sớm và kéo dài. Hình ảnh minh họa * Biểu hiện Với các biểu hiện như: hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém khả năng tập trung chú ý gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và các mối quan hệ xã hội. Trẻ không tập trung và hiếu động thường được chuẩn đoán và phát hiện ở lứa tuổi từ 4-6 tuổi và bé trai bị nhiều hơn bé gái gấp 4-10 lần. Tuy nhiên sau này tỉ lệ rối loạn ở bé gái cũng tăng rõ rệt. ADHD thường xuất hiện sớm trong quá trình phát triển của trẻ (thông thường là 5 năm đầu cuộc đời). Mức độ thay đổi theo từng cá nhân, nhưng có khuynh hướng giảm dần (ít nhất là trên vấn đề vận động) vào tuổi thiếu niên. * Phân loại Sổ thống kê và chuẩn đoán DSM-IV của Hiệp hội Tâm lý và Thần kinh Hoa Kỳ phân chia chứng tăng động giảm chú ý thành 3 nhóm chính: - Rối loạn tăng động giảm chú ý - Dạng phối hợp Phân nhóm này được chuẩn đoán có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý và ít nhất 6 triệu chứng tăng động bồng bột tồn tại trong một thời gian ít nhất 6 tháng. Hầu hết những trẻ em và thiếu niên có rối loạn này đều thuộc dạng phối hợp. - Rối loạn tăng động giảm chú ý - Dạng trội về giảm chú ý Phân nhóm này được chuẩn đoán khi có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý (nhưng có ít hơn 6 triệu chứng về tăng động bồng bột) tồn tại trong một thời gian ít nhất là 6 tháng. - Rối loạn tăng động giảm chú ý - Dạng trội về tăng động bồng bột Phân nhóm này được chuẩn đoán khi có ít nhất 6 triệu chứng về tăng động bồng bột ( nhưng có chưa đến 6 triệu chứng về giảm chú ý ) tồn tại trong thời gian ít nhất là 6 tháng. * Những dấu hiệu để nhận biết trẻ tăng động, giảm chú ý. - Sự hoạt động thái quá Trẻ hoạt động liên tục, múa tay chân, chạy nhảy, leo trèo, không ngồi yên một chỗ, thường xuyên chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác - Sự tập trung chú ý kém Khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý học tập, làm việc, sinh hoạt hằng ngày và ngay trong lúc vui chơi. Trẻ thường không thường lắng nghe khi người khác nói chuyện trực tiếp hoặc đưa ra câu trả lời trước khi nghe hết câu hỏi; không thể hoàn thành bài tập ở trường và ở nhà; dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh; hay để quên và làm thất lạc đồ đạc. - Phối hợp, kiểm soát động tác kém Trẻ hoạt động mang tính chất xung động tức thì, thường hay gây ồn ào, làm phiền người khác quá mức. Những rối loạn hành vi khác đi kèm theo như: rối loạn giấc ngủ (thường là trẻ khó đi vào giấc ngủ), rối loạn lo âu các rối loạn này có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào từng trẻ và mối trường xung quanh tác động đến trẻ. Các rối loạn trên tác động xảy ra ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, trong tất cả các mối quan hệ trong khoảng thời gian kéo dài ít nhất là 6 tháng. * Nguyên nhân của hội chứng tăng động giảm chú ý. ADHD là một trong những hội chứng mắc phải từ thời ấu thơ được nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, cho đến nay người ta vẫn chưa xác định rõ ràng được nguyên nhân. Có thể xếp các nguyên nhân tìm thấy vào 3 nhóm nguyên nhân chính sau: - Nguyên nhân thực thể Tiếp xúc với một số chất độc trong thời kì mang thai: như thuốc lá, rượu, ma túy, vì những chất này làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em hoặc các độc chất trong môi trường như dioxine, benzencũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị hiếu động , kém tập trung. Tai biến lúc sanh như: sanh non tháng, thiếu oxi lúc sanh ( bị ngạt) làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Do di truyền: đa số những trẻ em mắc chứng không tập trung- hiếu động thì trong gia đình cũng có ít nhất một thành viên mắc chứng này. Hơn nữa 1/3 số người đàn ông bị chứng hiếu động thiếu tập trung khi còn nhỏ, thì con họ sau này cũng mắc chứng này. - Nguyên nhân tâm lý Lo lắng, rối loạn, tâm thần, bị cưỡng bức, lạm dụng tình dục, gặp khó khăn trong học tập, lục đục trong gia đình. - Các nguyên nhân khác Như chấn thương đầu, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, trẻ ngủ hay ngáy, hoặc có rối loạn giấc ngủ (ngủ nhiều quá hoặc khó ngủ) 2.2. Thực trạng về việc dạy học cho học sinh tăng động giảm chú ý tại trường Nguyễn Văn Trỗi trước khi áp dụng một số phương pháp dạy học cho trẻ tăng động giảm chú ý. 2.2.1.Vài nét về trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nằm trên địa bàn phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa. Ngôi trường tự hào mang tên anh Nguyễn Văn Trỗi, người anh hùng của dân tộc Việt Nam đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.Với cơ sở vật chất hiện đại, khang trang, nhiều phòng học, các phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ thông tin, các phương tiện nghe nhìn. Đội ngũ giáo viên hùng hậu gồm 59 người, trong đó có 2 giáo viên hợp đồng. Các giáo viên có chuyên môn cao, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trò. Số lượng học sinh nằm trong những trường đông nhất thành phố Thanh Hóa, 1457 học sinh, chia thành 35 lớp, 7 khối học. Những năm vừa qua nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự lãnh đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo nhà trường, sự nổ lực, quyết tâm của cả cô và trò, trường luôn được xem là cánh chim đầu đàn trong sự nghiệp giáo dục cấp tiểu học ở địa bàn thành phố Thanh Hóa nói riêng, và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Hình ảnh học sinh của trường trong tập thể dục giữa giờ Hình ảnh học sinh trong giờ ra chơi 2.2.2. Thực trạng giảng dạy trẻ tăng động chậm chú ý tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. Tính đến thời điểm năm học 2017 - 2018 trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi có gần 1457 học sinh, trong đó trẻ tăng động giảm chú ý là 14 em. Số học sinh tăng động giảm chú ý này được phân chia đều cho các lớp, các khối học với danh sách cụ thể như sau: DANH SÁCH HỌC SINH TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN TRỖI NĂM HỌC (2017-2018) STT HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN LỚP 1 Trần Huy Nam Lê Thị Hà 1A 2 Đỗ Anh Khoa Lê Thị Hà B 1B 3 Phạm Yến Nhi Hà Thị Ngân 1E 4 Nguyễn Quỳnh Anh Hà Thị Hoa 1D 5 Lê Bảo Minh Phạm Thị Thảo 2I 6 Nguyễn Hải Đăng Lê Thị Ngần 2B 7 Nguyễn Minh Cường Đinh Thị Lộc 3D 8 Lê Duy Quyền Anh Nguyễn Thị Hà 3E 9 Nguyễn Anh Đức Nguyễn Thị Hà 3E 10 Lương Ngọc Hải Lê Thị Hà 4I 11 Nguyễn Đức Nam Sơn Đỗ Thị Thùy 4E 12 Dương Văn Thành Đạt Vương Thị Thục 4C 13 Đỗ Gia Bảo Nguyễn Thị Hữu 3H 14 Phạm Trường Sơn Nguyễn Thị Hữu 3H Hiện nay với việc áp dụng phương pháp hòa nhập trong giáo dục của Đảng và nhà nước thì trẻ tăng động giảm chú ý được học chung với các bạn cùng trang lứa.Việc dạy học trong môi trường chung với các trẻ khác là cần thiết để các con hòa nhập với môi trường chung, làm cải thiệm tình trạng tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên việc học chung giữa trẻ tăng động giảm chú ý với trẻ phát triển bình thường là vấn đề đau đầu của các trường tiểu học. Làm thế nào để vừa đảm bảo việc dạy học, chăm sóc đối với trẻ tăng động giảm chú ý vừa không ảnh hưởng đến việc tập trung của các học sinh khác trong lớp. Trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm các lớp có học sinh tăng động giảm chú ý, họ tâm sự: Để giữ cho các em ngồi trật tự trong lớp, không đi lại tự do, không làm ảnh hưởng đến các bạn khác đã là rất khó, chứ chưa nói đến là làm thế nào để các em có thể tiếp thu được bài học và hoàn thành bài tập trên lớp (Tâm sự của cô Lê Thị Hà B chủ nhiệm lớp, có học sinh Đỗ Anh Khoa thuộc diện học sinh tăng động giảm chú ý đang theo học). Một tiết học chỉ có 35 phút nhưng các em thường tìm mọi lí do để xin ra ngoài, nào là đi vệ sinh, rửa tay, uống nướcKhông những thế còn thường xuyên trêu trọc các bạn trang lớp, giật đồ, lấy trộm đồ, vẽ lên sách của bạn. Khi bị phê bình thì thường khóc, có khi khóc mãi không nín,cười, nói, la, hét không tiết chế được cảm xúc. ` Hình ảnh học sinh Trần Huy Nam Lớp 1A Hình ảnh cô giáo Lê Thị Hà B Cô giáo Lê Thị Ngần chủ nhiệm lớp 2B, có học sinh Nguyễn Hải Đăng cũng thuộc diện tăng động giảm chú ý cho biết: Học sinh Nguyễn Hải Đăng trong giờ học 35 phút, thì em chỉ tập trung nghe cô giảng bài khoảng 20 phút, thời gian còn lại là đứng ngồi không yên, cựa quậy, quay ngược, quay xuôi. Cô Ngần đã phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, và phải thay đổi các biện pháp liên tục để học sinh Nguyễn Hải Đăng có thể tiếp thu được bài học giống như các bạn trong lớp. Học sinh Nguyễn Hải Đăng Học sinh Phạm Yến Nhi Lớp học nào mà có học sinh tăng động giảm chú ý thì giáo viên đứng lớp vô cùng vất vả. Khi trao đổi với các giáo viên đã từng dạy học nhữngsinh tăng động giảm chú ý, các cô đều nhận thấy là phần đa các em rất thông minh.nhưng chính sự tăng động giảm chú ý đã làm cho các em tiếp thu bài không tốt và không đạt hiệu quả như mong muốn. Bản thân đang dạy bộ môn Tự nhiên và Xã hội của khối 2 (gồm 7 lớp), môn Lịch sử của khối 4 (7 lớp), Lịch sử khối 5 (7 lớp). Trong các lớp tôi đang giảng dạy cũng có những học sinh tăng động giảm chú ý. Đã không ít lần tôi cáu gắt, nổi nóng với các em khi các em không tập trung chú ý vào bài học, không hoàn thành bài tập trên lớp cũng như bài tập về nhà và trong đó có những lần tôi đã bất lực hoàn toàn. Những đồng nghiệp của tôi cũng đều có chung tâm trạng, nhiều người cảm Hình ảnh HS Lê Bảo Minh lớp 2I thấy chán nản, hoang mang, vì chưa tìm được một giải pháp nào cụ thể, tối ưu cho những học sinh tăng động giảm chú ý. Kết quả khảo sát về tình hình học tập của học sinh tăng động chậm chú ý tại Trường Nguyễn Văn Trỗi cuối học kì 1 năm học 2017- 2018 khi chưa áp dụng một số phương pháp dạy học cho trẻ tăng động chậm chú ý như sau: (Theo tiêu chuẩn quy định về đánh giá xếp loại dành cho học sinh tăng động của Bộ Giáo dục và Đào tạo) STT HỌ VÀ TÊN LỚP CHT HT HTT 1 Trần Huy Nam 1A x 2 Đỗ Anh Khoa 1B x 3 Phạm Yến Nhi 1E x 4 Nguyễn Quỳnh Anh 1D x 5 Lê Bảo Minh 2I x 6 Nguyễn Hải Đăng 2B x 7 Nguyễn Minh Cường 3D x 8 Lê Duy Quyền Anh 3E x 9 Nguyễn Anh Đức 3E x 10 Lương Ngọc Hải 4I x 11 Nguyễn Đức Nam Sơn 4E x 12 Dương Văn Thành Đạt 4C x 13 Đỗ Gia Bảo 3H x 14 Phạm Trường Sơn 3H x 2.3. Những phương pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả giảng dạy cho trẻ tăng động giảm chú ý. Trẻ tăng động giảm chú ý có biểu hiện vận động bất thường đi kèm với phản ứng hung hăng và khả năng chú ý giảm gây trở ngại cho việc học tập. Tuy nhiên hành vi tăng động giảm chú ý không phải do lỗi của trẻ mà do những dối loạn trong sự phát triển của não bộ dẫn đến sự giảm chú ý và khả năng tự kiềm chế bẩm sinh. Việc tiến triển của bệnh có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội. Để trẻ tăng động giảm chú ý cải thiện hành vi của mình cha mẹ, thầy cô cần phải kiên nhẫn, yêu thương và giúp đỡ con hằng ngày. Dưới đây là một số phương pháp giúp trẻ tăng động giảm chú ý có thể hoàn thành tốt việc học tập. * Những phương pháp chung: 2.3.1. Điều chỉnh môi trường lớp học - Chọn chỗ ngồi khôn ngoan: chọn vị trí cho trẻ ngồi gần với giáo viên và cách xa cửa ra vào hay cửa sổ sẽ giúp giảm thiểu tiếng ồn tiềm ẩn, tránh ngồi gần những trẻ nghịch ngợm - GV cũng có thể đeo nút tai chống ồn để giảm đi những âm thanh ồn từ bên ngoài làm trẻ mất tập trung; dùng một miếng bìa có khoét một ô dài để tập trung vào một chỗ, một hàng hoặc một đoạn trên trang sách. - Dùng vải màu trẻ thích trải lên bàn khi trẻ thực hiện nhiệm vụ được giao; sắp xếp các việc trong ngày sao cho các hoạt động có chiều hướng kích thích, hưng phấn theo trình tự sau cùng để tăng sự tập trung, chú ý. - Tạo cho trẻ sự thú vị trong công việc: cố gắng giữ thời gian học ngắn lại, tạo ra điều mới lạ trong học bài, thay đổi nhịp từ bài học kế tiếp. - Kết hợp bài học với các giác quan như thị giác, thính giác, hay sự vận động nhẹ nhàng cho phép trẻ cơ hội làm việc nhóm với các bạn trong lớp. - Động viên khuyến khích trẻ thay vì la mắng và đòi hỏi sự hoàn thiện hãy chuyển sang hướng động viên để khuyến khích trẻ, không đòi hỏi quá nhiều và kì vọng vào trẻ. 2.3.2. Trị liệu lời nói và ngôn ngữ - Các trẻ tăng động giảm chú ý thường bị rối loạn chức năng nói, khó đọc,ngoài việc điều chỉnh môi trườn học tập để tăng khả năng tập trung vẫn cần can thiệp cá nhân. - Cụ thể cần trị liệu lời nói cho trẻ như luyện nghe,luyện vận động trong bộ máy phát âm, luyện giọng đúng, sửa tật lời nói. - Trị liệu về ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc hình thành, phát triển kĩ năng ngôn ngữ ( kĩ năng lắng nghe, chú ý, bắt chước, sử dụng điệu bộ) phát triển vốn từ, ngữ pháp và ngữ dụng cho trẻ. 2.3.3. Dạy học theo cấu trúc hoạt động - Dạy học theo cấu trúc giúp trẻ phát triển những điểm mạnh , sở thích của trẻ qua việc trẻ hiểu, thực hiện các hoạt động độc lập và đoán được những sự việc xảy ra tiếp theo, tạo cảm giác an toàn nhằm giảm bớt những hành vi bất thường, phát triển khả năng giao tiếp và kĩ năng xã hội. - Cấu trúc hoạt động của trẻ trả lời câu hỏi “ như thế nào”, có nghĩa là nhiệm vụ hay hoạt động này phải thực hiện như thế nào từ đầu đến khi kết thúc. - Cụ thể, trẻ sẽ phải làm gì,thực hiện nhiệm vụ đó như thế nào, phải thực hiện ở đâu, có nh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_cho_tre_tang_dong_giam_chu_y.docx