SKKN Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt các Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Lộc Thịnh – Ngọc Lặc

SKKN Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt các Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Lộc Thịnh – Ngọc Lặc

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học được xem là nền tảng. Cũng như xây một ngôi nhà, cái nền có chắc ngôi nhà mới vững. Cái nền không cứng, chắp vá ngôi nhà ắt xộc xệch. Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học như Bác Hồ đã ví “như búp trên cành” cần được nâng niu, săn sóc và dạy dỗ một cách đặc biệt. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” (HCM toàn tập, 1995, tập 4, tr33). Lời dạy của Người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời đại mang tên Người. Để không bị tụt hậu, để xây dựng và phát triển thành công một đất nước độc lập, tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì rất cần phải nhận thức rõ hơn nữa vị trí và vai trò của giáo dục và đào tạo.

 Giáo dục Tiểu học đóng vai trò nền tảng, bắt đầu hình thành nhân cách học sinh. Từ lứa tuổi này, học sinh sẽ có những nhận thức như ấn tượng về người thầy người cô mẫu mực, là đối tượng để các em học tập và noi theo, thậm chí mơ ước được giống như các thầy, các cô. Chính vì thế, vai trò của giáo viên Tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong hệ thống giáo dục hiện nay. Trong nhiều năm trở lại đây, giáo dục tiểu học ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, ngày càng củng cố được niềm tin trong mỗi gia đình và toàn xã hội bởi sự đầu tư của ngành, sự đổi mới về nội dung chương trình, về phương pháp dạy học, về yêu cầu chuẩn giáo viên, v.v . Để giáo dục Tiểu học luôn luôn và mãi mãi là niềm tin của gia đình và xã hội, chúng ta - những thầy cô giáo, những nhà giáo dục phải góp phần thiết thực xây dựng mỗi ngôi trường là một mái nhà ấm áp tình yêu thương, tràn tiếng cười, tràn niềm vui: vui với kết quả dạy và học của thầy trò, vui trước sự lớn khôn, chăm ngoan của học sinh, Chính vì những yêu cầu đó, việc tổ chức cho học sinh tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ trong nhà trường là một hoạt động vô cùng quan trọng, tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin trong học tập và giao tiếp, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống văn minh môi trường học đường lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

 

doc 20 trang thuychi01 6060
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt các Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Lộc Thịnh – Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
2
1.1. Lý do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng trong việc tổ chức các Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Lộc Thịnh – Ngọc Lặc trước khi áp dụng sáng kiến.
4
2.2.1. Thuận lợi:
4
2.2.2. Khó khăn:
4
2.2.3. Thực trạng của vấn đề:
5
2.2.4. Nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu: 
6
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt các Câu lạc bộ trong nhà trường
6
2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của việc tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ trong nhà trường. 
6
2.3.2. Biện pháp thứ hai: Chỉ đạo tổ chức khảo sát nắm bắt tình hình, nguyện vọng của học sinh lựa chọn tham gia các loại hình Câu lạc bộ được tổ chức trong nhà trường.
7
2.3.3. Biện pháp thứ ba: Chỉ đạo thống nhất loại hình các Câu lạc bộ, lập danh sách thành viên và thành lập Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ.
8
2.3.4. Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo xây dựng nguồn kinh phí, chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức ra mắt Câu lạc bộ.
9
2.3.5. Biện pháp thứ năm: Chỉ đạo tổ chức xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ
10
2.3.6. Biện pháp thứ sáu: Chỉ đạo tổ chức các loại hình hoạt động của các Câu lạc bộ, tạo điều kiện cho học sinh được tham gia giao lưu, học hỏi và mở rộng kiến thức. Quan tâm đến công tác động viên, khen thưởng kịp thời.
14
2.3.7. Biện pháp thứ bảy: Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các Câu lạc bộ.
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17
 3. Kết luận, kiến nghị 
19
3.1. Kết luận:
19
3.2. Kiến nghị:
20
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học được xem là nền tảng. Cũng như xây một ngôi nhà, cái nền có chắc ngôi nhà mới vững. Cái nền không cứng, chắp vá ngôi nhà ắt xộc xệch. Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học như Bác Hồ đã ví “như búp trên cành” cần được nâng niu, săn sóc và dạy dỗ một cách đặc biệt. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” (HCM toàn tập, 1995, tập 4, tr33). Lời dạy của Người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời đại mang tên Người. Để không bị tụt hậu, để xây dựng và phát triển thành công một đất nước độc lập, tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì rất cần phải nhận thức rõ hơn nữa vị trí và vai trò của giáo dục và đào tạo.
	Giáo dục Tiểu học đóng vai trò nền tảng, bắt đầu hình thành nhân cách học sinh. Từ lứa tuổi này, học sinh sẽ có những nhận thức như ấn tượng về người thầy người cô mẫu mực, là đối tượng để các em học tập và noi theo, thậm chí mơ ước được giống như các thầy, các cô. Chính vì thế, vai trò của giáo viên Tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong hệ thống giáo dục hiện nay. Trong nhiều năm trở lại đây, giáo dục tiểu học ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, ngày càng củng cố được niềm tin trong mỗi gia đình và toàn xã hội bởi sự đầu tư của ngành, sự đổi mới về nội dung chương trình, về phương pháp dạy học, về yêu cầu chuẩn giáo viên, v.v. Để giáo dục Tiểu học luôn luôn và mãi mãi là niềm tin của gia đình và xã hội, chúng ta - những thầy cô giáo, những nhà giáo dục phải góp phần thiết thực xây dựng mỗi ngôi trường là một mái nhà ấm áp tình yêu thương, tràn tiếng cười, tràn niềm vui: vui với kết quả dạy và học của thầy trò, vui trước sự lớn khôn, chăm ngoan của học sinh, Chính vì những yêu cầu đó, việc tổ chức cho học sinh tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ trong nhà trường là một hoạt động vô cùng quan trọng, tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin trong học tập và giao tiếp, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống văn minh môi trường học đường lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
	Qua việc tổ chức sinh hoạt các Câu lạc bộ trong nhà trường, bản thân mỗi giáo viên cũng nhận thức rõ được vai trò, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, tích cực tìm tòi, khám phá, tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt, tạo phong trào thi đua sôi nổi, đánh thức niềm đam mê trên con đường dạy học để ươm mầm, chắp cánh cho những tài năng của các em được bay cao, bay xa hơn nữa.
 Là Phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, bản thân nhận thấy rằng: Việc thành lập các Câu lạc bộ theo sở thích, nguyện vọng của các em học sinh trong các nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết để học sinh có thể tham gia và phát huy năng khiếu, đam mê của mình. Hiện nay, hầu hết các nhà trường cũng đã quan tâm tổ chức thành lập một số Câu lạc bộ như: Câu lạc bộ các môn học, Câu lạc bộ thể dục thể thao, Câu lạc bộ Giáo dục nghệ thuật,.... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ kết quả đạt được chưa cao, các Câu lạc bộ chưa thu hút được sự quan tâm, tham gia của giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh và phụ huynh. Vậy làm thế nào để tạo dựng được môi trường giáo dục thực sự là "an toàn", thân thiện? Làm thế nào để học sinh có cơ hội được thể hiện mình, được trui rèn thường xuyên những năng lực, sở trường của bản thân để các em thêm gắn bó với trường, lớp, bè bạn? Đó chính là điều mà bản thân luôn quan tâm và trăn trở. Vì vậy mà bản thân đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm tòi và mạnh dạn đưa ra “Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt các Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Lộc Thịnh – Ngọc Lặc”.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Nghiên cứu để đưa ra các biện pháp trong công tác chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt các Câu lạc bộ trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt các Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Lộc Thịnh – Ngọc Lặc.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp thứ nhất: Nghiên cứu các tài liệu về Hướng dẫn tổ chức các Câu lạc bộ trong nhà trường Tiểu học và tra cứu qua mạng Internet để tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
 - Phương pháp thứ hai: Điều tra, khảo sát thực tế tại đơn vị để xác định thực trạng của công tác tổ chức sinh hoạt các Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Lộc Thịnh – Ngọc Lặc.
	 - Phương pháp thứ ba: Thống kê, xử lý số liệu để phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định đề ra các biện pháp tổ chức các Câu lạc bộ trong nhà trường đạt hiệu quả.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
	Như chúng ta đã biết, Câu lạc bộ trong Nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có cùng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phù hợp với bản thân. Mục đích của việc thành lập các Câu lạc bộ trong Nhà trường là tạo cho các em có một môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và trong quan hệ xã hội.
	Năm học 2017 – 2018 tại công văn Hướng dẫn số 413/PGD&ĐT ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 cấp Tiểu học, trong đó có nội dung khuyến khích các trường tổ chức các hoạt động giáo dục, giao lưu, các sân chơi trí tuệ bổ ích và thân thiện nhằm phát triển năng lực học sinh như: Liên hoan Tiếng hát dân ca giáo viên và học sinh tiểu học, Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông, Giao lưu tiếng Việt của chúng em, Câu lạc bộ tiếng Anh, Tin học, trên tinh thần tự nguyện tham gia của học sinh và nhà trường. 
	Là một cán bộ quản lý trực tiếp phụ trách, chỉ đạo chuyên môn nhà trường, bản thân nhận thấy rằng: Việc tổ chức thành lập các Câu lạc bộ trong nhà trường là một yêu cầu cần thiết, ngoài việc góp phần nâng cao hiệu quả các môn học và hoạt động giáo dục, thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ, cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh. Chính vì vậy bản thân đã đi sâu vào nghiên cứu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đem lại hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo chuyên môn.
	2.2. Thực trạng trong việc tổ chức các Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Lộc Thịnh – Ngọc Lặc trước khi áp dụng sáng kiến.
	2.2.1. Thuận lợi:
	Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ngọc Lặc trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dạy học tập trung vào việc phát triển năng lực, phẩm chất người học thông qua các họat động giao lưu, trải nghiệm,...
	Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đến từng tổ chức, cá nhân về xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các kỳ sinh hoạt các Câu lạc bộ trong nhà trường.
	Đa số giáo viên hiểu rõ được mục đích, tầm quan trọng trong việc tổ chức dạy học các Câu lạc bộ, có ý thức tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và tham gia giảng dạy các Câu lạc bộ.
	Phụ huynh đã quan tâm đến công tác giáo dục, tạo điều kiện để cho con em được tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ theo sở thích và nguyện vọng.
	Phần lớn học sinh tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, các em đã có sự mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và giao tiếp.
	Điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu, trải nghiệm các loại hình của các Câu lạc bộ.
	2.2.2. Khó khăn:
	Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc lựa chọn các nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt các Câu lạc bộ, dẫn đến việc tổ chức sinh hoạt các Câu lạc bộ còn mang tính đơn điệu, chưa phong phú, đa dạng, chưa thu hút được 100% số học sinh tham gia.
	Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn (vì Lộc Thịnh là xã vùng xa cách xa trung tâm huyện, trước năm 2017 là xã đặc biệt khó khăn, hiện nay toàn xã có 3/10 làng thuộc làng 135), gia đình chỉ mong muốn các em học xong về phụ giúp gia đình nên còn e dè trong việc đăng kí cho con em tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ.
	Vẫn còn một số học sinh chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ dẫn đến chưa phát huy được năng lực, sở trường của các em.
	Cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động của các Câu lạc bộ, tuy nhiên một số trang thiết bị dạy học còn thiếu như: Máy chiếu, các thiết bị âm thanh,Vì vậy, ít nhiều ảnh hưởng đến việc tổ chức sinh hoạt của một số Câu lạc bộ.
	Kinh phí hỗ trợ, dành riêng cho việc tổ chức các hoạt động của các Câu lạc bộ còn nhiều hạn chế.
	Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu đôi khi chưa thực sự sát sao, do công việc chồng chéo, dẫn đến việc tổ chức sinh hoạt của một số Câu lạc bộ hiệu quả đạt được chưa cao.
 2.2.3. Thực trạng của vấn đề:
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt các Câu lạc bộ trong nhà trường, tôi đã trình bày nội dung nghiên cứu với Hiệu trưởng nhà trường và thông qua các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy các hoạt động giáo dục để khảo sát thực tế ở học sinh các khối lớp 3, 4, 5 với hai nội dung sau:
* Nội dung khảo sát thứ nhất: 
Lấy ý kiến khảo sát về thái độ học sinh tham gia các Câu lạc bộ:
Câu 1: Em có thích được thường xuyên tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ không ? 
Câu 2: Gia đình em có đồng ý cho em tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ được tổ chức tại nhà trường không ?
Câu 3: Nội dung sinh hoạt các Câu lạc bộ em thấy có thích không ?
Câu 4: Tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ em có được thể hiện năng khiếu, sở thích của mình không ?
- Đối tượng khảo sát: Học sinh khối lớp 3, 4, 5 trường Tiểu học Lộc Thịnh - Ngọc Lặc (Tổng số 187 học sinh)
- Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm 2017
- Kết quả điều tra, khảo sát:
Tổng số học sinh
Câu
Có
Không
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
187
1
167
89,3
20
10,7
2
155
82,9
32
17,1
3
167
89,3
20
10,7
4
169
90,3
18
9,7
* Nội dung khảo sát thứ hai: 
Khảo sát, đánh giá chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục gồm: Toán, tiếng Việt, Hoạt động giáo dục Âm nhạc, Giáo dục thể chất (vì trường Tiểu học Lộc Thịnh đang thực hiện chương trình giảng dạy theo tài liệu Hướng dẫn học mô hình trường học mới VNEN).
 * Đối tượng khảo sát: Học sinh khối lớp 3, 4, 5 trường Tiểu học Lộc Thịnh ( Tổng số 187 học sinh )
* Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm 2017
* Kết quả điều tra, khảo sát:
Các môn học và HĐGD
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Toán
187
21
11,2
148
79,1
18
9,7
Tiếng Việt
187
18
9,6
152
81,2
17
9,2
HĐGD Âm nhạc
187
19
10,2
153
81,8
15
8,0
GD Thể chất
187
23
12,3
150
80,2
14
7,5
Qua việc điều tra, khảo sát thực trạng trên ta thấy: Vẫn còn nhiều học sinh chưa mạnh dạn tham gia các Câu lạc bộ. Có những em chưa xác định được bản thân mạnh ở những lĩnh vực nào, chưa xác định được mình thích tham gia môn gì? Chất lượng qua khảo sát các môn học, số học sinh đạt mức độ hoàn thành tốt còn thấp.
2.2.4. Nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu:
	Một số giáo viên chưa làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh; chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu nội dung tổ chức sinh hoạt dẫn đến chất lượng sinh hoạt một số Câu lạc bộ còn thấp. 
	Một số đồng chí giáo viên thiếu tự tin vào bản thân, còn lúng túng khi bắt tay vào dạy học các Câu lạc bộ.
	Một số học sinh do tiếp thu chậm, kĩ năng giao tiếp còn hạn chế, nên các em ngại tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ.
	Một số phụ huynh chưa hiểu rõ được mục đích của việc tham gia sinh họat các Câu lạc bộ, chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em, còn phó mặc trách nhiệm cho thầy cô giáo.
	Một số buổi sinh hoạt nội dung chưa phong phú, hấp dẫn, chưa khuyến khích được sự tham gia của học sinh.
	Chưa làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức Câu lạc bộ.
 Xác định được các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, bản thân đã tìm tòi, nghiên cứu và tìm ra được một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt các Câu lạc bộ trong nhà trường.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt các Câu lạc bộ trong nhà trường.
2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của việc tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ trong nhà trường.
	Hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức thành lập các Câu lạc bộ trong nhà trường, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, bản thân đã đề xuất, tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng và lấy ý kiến các tổ chuyên môn thành lập một số Câu lạc bộ như: Câu lạc bộ em yêu Toán, Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt, Câu lạc bộ Âm nhạc và Câu lạc bộ Thể dục thể thao dành cho học sinh các khối lớp 3, 4, 5. Đồng chí Hiệu trưởng đã nhất trí với đề xuất và cho phép triển khai sâu rộng đến toàn thể các đồng chí giáo viên, học sinh và phụ huynh trong nhà trường để giáo viên, học sinh, phụ huynh hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của việc tham gia các Câu lạc bộ.
	Thông qua các cuộc họp chuyên môn đầu năm học, các buổi chào cờ đầu tuần, triển khai đến toàn thể các đồng chí giáo viên, học sinh về dự kiến thành lập một số Câu lạc bộ theo sở thích, nguyện vọng của các em, đặc biệt cần nhấn mạnh để các em thấy được rằng: Tham gia Câu lạc bộ các em sẽ được mài giũa một số kĩ năng cơ bản trong học tập và giao tiếp, các em sẽ được giao lưu, học hỏi và mở rộng thêm nhiều kiến thức, nâng cao sự hiểu biết, kĩ năng sống cho các em.
	Thông qua hội nghị phụ huynh đầu năm học, tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ. Bởi vì, vẫn còn nhiều phụ huynh cho rằng việc học trên lớp là quan trọng nhất, tham gia những hoạt động ngoại khóa chỉ là những hoạt động vô bổ, ảnh hưởng đến học tập, ảnh hưởng đến tương lai. Vì vậy, chúng ta – Những người làm công tác giáo dục cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, công tác phối hợp giáo dục với phụ huynh.
(Phụ huynh, học sinh tham gia hội nghị triển khai thành lập các Câu lạc bộ)
	Với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, bản thân nghĩ rằng việc tổ chức thành lập các Câu lạc bộ trong nhà trường là một nhiệm vụ then chốt, tạo bước đột phá trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, để tạo không khí thi đua sôi nổi, xây dựng phong trào học tập ở các khối lớp, cần quan tâm đến chất lượng sinh hoạt các Câu lạc bộ, cần đưa nội dung tổ chức tham gia giao lưu Câu lạc bộ vào việc đánh giá các hoạt động phong trào bề nổi ở các khối lớp.
 2.3.2. Biện pháp thứ hai: Chỉ đạo tổ chức khảo sát nắm bắt tình hình, nguyện vọng của học sinh lựa chọn tham gia các loại hình Câu lạc bộ được tổ chức trong nhà trường.
 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy Âm nhạc, Thể dục các khối lớp 3, 4, 5 tiến hành khảo sát nắm bắt tình hình, nguyện vọng của học sinh tham gia các Câu lạc bộ để tổng hợp số liệu học sinh tham gia, từ đó có kế hoạch chỉ đạo thành lập Ban chủ nhiệm các Câu lạc bộ để tổ chức sinh hoạt theo kế hoạch. 
 Ví dụ mẫu phiếu khảo sát đăng kí tham gia Câu lạc bộ em yêu Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Thể dục thể thao năm học 2017 – 2018, được Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn thống nhất như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------o0o-------
ĐƠN XIN THAM GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ
( Em yêu Toán, em yêu Tiếng Việt, Âm nhạc, Thể dục thể thao)
Kính gửi:  Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ khối lớp 
Tên em là: ....
Học sinh lớp: ...
Địa chỉ: ...................Điện thoại: .
Để được học tập, tìm hiểu, giao lưu về các lĩnh vực..................................... ( Toán, tiếng Việt, Âm nhạc, Thể dục thể thao) em xin được đăng kí tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ...................................................khối lớp..
Vậy em làm đơn này kính mong Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ khối lớp. cho em được tham gia sinh hoạt. 
Em xin hứa sẽ chấp hành nghiêm Quy chế, Nội quy sinh hoạt của Câu lạc bộ; nhiệt tình tham tham gia các hoạt động do Câu lạc bộ tổ chức; sẵn sàng tham gia các chương trình giao lưu (khi được Câu lạc bộ yêu cầu).
Em xin chân thành cảm ơn!
 Lộc Thịnh, ngày....tháng.... năm 20...
 Xác nhận của phụ huynh 	 Người làm đơn
 * Khi tổ chức cho học sinh đăng kí tham gia sinh hoạt các Câu lạc bộ, giáo viên cần lưu ý yêu cầu học sinh đọc kĩ các thông tin trên phiếu, gợi ý để học sinh lựa chọn các Câu lạc bộ phù hợp với năng khiếu, sở trường của các em. Không áp đặt học sinh lựa chọn Câu lạc bộ theo định hướng của giáo viên chủ nhiệm, cần tôn trọng sở thích nguyện vọng của học sinh. Phiếu đăng kí phải có chữ kí xác nhận của phụ huynh học sinh đồng ý cho tham gia. Cần lưu ý học sinh chỉ nên chọn từ 1 đến 2 Câu lạc bộ để tham gia, không nên chọn nhiều Câu lạc bộ. Vì thời gian dạy các Câu lạc bộ được nhà trường bố trí theo từng buổi học, không bố trí trùng lặp thời gian sinh hoạt các Câu lạc bộ.
 2.3.3. Biện pháp thứ ba: Chỉ đạo thống nhất loại hình các Câu lạc bộ, lập danh sách thành viên và thành lập Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ.
 Sau khi thu phiếu của học sinh, yêu cầu giáo viên tổng hợp, báo cáo để có số liệu chính thức, báo cáo với đồng chí Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập các Câu lạc bộ trong nhà trường. Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng thành lập Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ, phụ trách các Ban của Câu lạc bộ và lực lượng tham gia Câu lạc bộ gồm: Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và các đồng chí giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
 Đối với đơn vị nhà trường thực tế đã thành lập các Câu lạc bộ và tổ chức sinh hoạt bắt đầu từ năm học 2015 – 2016. Năm học 2017 – 201

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_sinh_hoat_ca.doc