SKKN Một số kỹ năng tích hợp trong giờ đọc văn nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh lớp 12

SKKN Một số kỹ năng tích hợp trong giờ đọc văn nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh lớp 12

Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 2) ghi rõ:

 "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". [1]

Quan điểm chỉ đạo trong Dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục Việt nam giai đoạn 2009 - 2020” cũng nêu rõ: "Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [2]

Đổi mới phương pháp dạy học cũng trở thành mục tiêu lớn của ngành giáo dục và đào tạo nước ta trong những năm qua. Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ ở Điều 28: Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". [1]

 

doc 23 trang thuychi01 7544
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kỹ năng tích hợp trong giờ đọc văn nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KỸ NĂNG TÍCH HỢP TRONG GIỜ ĐỌC VĂN NHẰM GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM CHO HỌC SINH LỚP 12
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thêm
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................
II. NỘI DUNG..........................................................................................................................
2.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................................ 
2.2. Thực trạng vấn đề.............................................................................................................
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề...........................................................................
2.3.1.Tích hợp ngay từ khâu vào bài................................................................................
2.3.2. Tích hợp trong quá trình đọc hiểu chi tiết, kết hợp giảng bình...............
2.3.3. Tích hợp khi tổng kết bài học.................................................................................
2.4. Hiệu quả................................................................................................................................
2.4.1. Về nhận thức...................................................................................................................
2.4.2. Kết quả cụ thể................................................................................................................
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.........................................................................................
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
1
1
2
2
2
3
3
4
5
5
7
10
13
13
16
18
18
18
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 2) ghi rõ:
 	"Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". [1]
Quan điểm chỉ đạo trong Dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục Việt nam giai đoạn 2009 - 2020” cũng nêu rõ: "Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [2]
Đổi mới phương pháp dạy học cũng trở thành mục tiêu lớn của ngành giáo dục và đào tạo nước ta trong những năm qua. Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ ở Điều 28: Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". [1]
Như vậy, để đạt được một trong những mục tiêu giáo dục đó thì ngoài việc trang bị kiến thức khoa học, ngành giáo dục còn chú trọng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Việc giáo dục tư tưởng, tình cảm học sinh cũng đã được lồng ghép vào một số môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường trong đó có môn Ngữ văn. Tuy nhiên, trong thực tế giáo viên chưa thực hiện 
Ghi chú: 
- Ở mục 1.1: Các đoạn in nghiêng tác giả trích nguyên văn từ TLTK số 1,2.
nhiều. Bản thân tôi cũng nhận thấy môn Ngữ văn hiện nay vẫn còn nặng về khai thác nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, người dạy chưa dành nhiều thời gian để liên hệ giáo dục, giúp người học nhận thấy sự gần gũi và giá trị mà các tác phẩm văn học mang lại. 
Từ đó, có thể thấy mục tiêu giáo dục toàn diện khó có thể đạt được nếu không chú trọng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
Bản thân sau nhiều năm đứng lớp, đặc biệt là trong năm học 2016 - 2017, tôi nhận thấy việc chú trọng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh lớp 12 qua việc tích hợp trong giờ đọc văn đã đem lại những hiệu quả nhất định. Bên cạnh nội dung cốt lõi, mang tính chất ổn định của môn học, các giờ Đọc văn còn đem đến các nội dung mang tính thời sự xã hội thiết thực, bổ ích, nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành ở học sinh tư tưởng, tình cảm, tốt đẹp để từ đó, các em có những quan hệ ứng xử đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống. 
Đó là lí do tôi chọn đề tài Một số kỹ năng tích hợp trong giờ Đọc văn, nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh lớp 12 để trao đổi cùng đồng nghiệp. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh lớp 12 từ việc tích hợp trong các giờ Đọc văn.
- Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 (Chương trình chuẩn).
- Học sinh lớp 12: 12C3, 12C5, 12C6, 12C7.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
- Phương pháp điều tra (tìm hiểu).
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
	Trong nhận thức của mình, Mác đã nói rõ quá trình nhận thức của con người: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Vì thế, người thầy trong quá trình giảng dạy phải cho các em trở về với thực tế đời sống xã hội. Có như thế, mới phát huy được ở người học khả năng cảm thụ, năng lực hiểu biết, hình thành và hoàn thiện nhân cách. Từ đó giúp các em tưởng tượng và định hình được xã hội mình đang sống và những gì mình phải làm, tạo hứng thú và niềm say mê khám phá của các em trong các giờ học, nhất là giờ Đọc văn. Nhà văn Nga M. Gorki cũng đã khẳng định “Văn học là nhân học”. Học văn chính là học làm người. Đó là một chân lí mà bất cứ giáo viên dạy văn nào cũng phải trăn trở, suy nghĩ. Nói như Makarenco – nhà sư phạm vĩ đại người Ukraina: “Giáo dục chủ nghĩa cộng sản mà không giáo dục lòng yêu nước và nhân ái thì giáo dục cái gì nữa?”. Viện sĩ Mikhancốp, người anh hùng của Liên Xô khi góp ý về việc dạy văn cũng đã nói “Không thể bớt chất khoa học nhân văn, bớt văn trong chương trình vì bớt văn tức là bớt chất người”. [3]
Giáo viên lên lớp, ngoài nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức còn phải hình thành cho các em những khái niệm về tư tưởng, nhân cách, tâm hồn,Và xưa nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc lực. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội, đúng như vai trò xã hội - nhân văn của nó. Nếu nói người giáo viên là những kỹ sư tâm hồn thì điều đó đúng nhất đối với các thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn. Vì văn học chính là bộ môn dễ gây xúc động vui buồn, tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người. Hơn nữa việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ lại càng cần 
Ghi chú: Ở mục 2.1: Đoạn từ “Trong nhận thứcbớt chất người” tác giả tự viết, có tham khảo TLTK số 3 
thiết trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay để họ không tự đánh mất mình mà phát huy đầy đủ năng lực nội sinh của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Với đặc trưng là môn khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản, môn Ngữ văn còn giúp học sinh hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tâp, giao tiếp và nhận thức. Với giá trị giáo dục, thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, môn Ngữ văn, đặc biệt là các giờ Đọc văn đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
2.2. Thực trạng vấn đề 
Tích hợp trong giờ Đọc văn là rất tự nhiên vì thực tiễn đời sống là nơi xuất phát và cũng là đích đến của văn học. Cùng với yêu cầu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực và nhiệm vụ giáo dục giá trị sống cho học sinh thì yêu cầu gắn văn học với đời sống càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 
Tuy vậy, trong quá trình giảng dạy nói chung, và ở một số tiết dự giờ đồng nghiệp nói riêng, tôi thấy các thầy, cô giáo chưa thực sự coi trọng điều này. Phần đông chỉ chú trọng việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, không chú ý đến việc giáo dục tình cảm thái độ cho học sinh. 
Về phía học sinh, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận học sinh nói chung, học sinh trường THPT Nguyễn Trãi nói riêng đang có những biểu hiện đáng lo ngại về tư tưởng, tình cảm: không xác định được động cơ học tập đúng đắn; thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường: gây mất trật tự trong lớp, nói tục, chửi bậy, nói dối thầy cô và bạn bè, tô son môi, nhuộm tóc, hành vi ngôn ngữ, ứng xử thiếu văn hóa, thậm chí còn có hiện tượng gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường,... Trong khi đó, năng lực cảm nhận tác phẩm văn chương của học sinh lại rất hạn chế. Thái độ thờ ơ, lạnh lùng của các em trước nỗi đau buồn của con người trong tác phẩm văn chương cũng như ở cuộc đời là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ, day dứt. Nếu học sinh không thể đồng cảm, xúc động được thì đó là dấu hiệu không lành mạnh trong tâm hồn, tình cảm của các em. Có một số học sinh sống ích kỉ với bạn bè, thậm chí là ngay cả với người thân trong gia đình của mình. Ở độ tuổi từ 15 đến 18, các em chưa được trải nghiệm nhiều, vốn hiểu biết còn hạn hẹp, kinh nghiệm sống ít nhưng lại rất nhạy cảm với đời sống bên ngoài. Vì vậy, khi truyền thụ những kiến thức chỉ đơn thuần trên sách vở, sẽ khiến các em không hứng thú học tập và cảm thấy điều thầy cô nói là xa vời, thậm chí là không có thực. Đó cũng là điều khiến bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở ở mỗi giờ Đọc văn.
Chính vì vậy, ở bài viết này, tôi muốn đề cập đến việc tích hợp trong giờ Đọc văn, giúp học sinh đến gần hơn với những trang sách, với cuộc đời. Cũng có nghĩa là giúp các em nhận thức, tư duy được những vấn đề của cuộc sống, để có thể lựa chọn sáng tạo, trau dồi cho mình những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp để hoàn thiện bản thân. 
2.3. Các giải pháp 
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy, quy trình học tập cũng như môi trường đào tạo. Vì vậy, việc tích hợp phải phù hợp, thiết thực. Có nhiều giải pháp hướng đến việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh khi tích hợp trong giờ Đọc văn. Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm và xuất phát từ thực tế đối tượng học sinh, tôi chỉ đưa ra một số giải pháp mà tôi đã thực hiện và có hiệu quả.
2.3.1. Tích hợp ngay từ khâu vào bài
Thông thường, bắt đầu giờ học, giáo viên thường làm công tác tổ chức rồi kiểm tra miệng (thường là kiểm tra bài cũ). Việc làm này có thể sẽ gây tâm lí ức chế cho học sinh, do các em chưa kịp chuẩn bị bài hoặc chuẩn bị chưa kỹ, chưa soạn bài, chưa làm bài tập,dẫn đến bị điểm kém, rồi bị phê bình,Cho nên theo tôi, có thể kết hợp kiểm tra miệng khi học bài mới. Dựa vào đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh lớp 12 mà người thầy tạo hứng thú học tập cho các em. Chỉ khi nào người học có tâm thế đón nhận giờ học thì khi đó người dạy mới có thể nói đến chuyện bồi dưỡng tình cảm, thái độ cho các em được. Trong giờ đọc văn, bước đầu tạo hứng thú cho học sinh chính là từ cách dẫn dắt vào bài một cách hấp dẫn. Vào bài mới là tạo tâm thế ban đầu, tạo không khí, là để lại ấn tượng trong học sinh, từ đó các em mới có ý thức tìm tòi, khám phá tác phẩm.
* Chẳng hạn, khi dạy bài Tây Tiến của Quang Dũng, tôi vào bài như sau: 
Dòng sông Mã hôm nay vẫn thao thiết chảy dưới sắc xanh trong của mây trời Tây Bắc. Càng thấy thấm thía hơn công ơn của một thế hệ “chẳng tiếc đời xanh” quên mình vì đất nước. Một thế hệ tuổi mới mười tám, đôi mươi, cũng đang ngồi trên ghế nhà trường như các em đây, nhưng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã xếp lại bút nghiên để lên đường. Một thế hệ đã xác định thật rõ rằng: "Chúng tôi ra đi không tiếc đời mình/ Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?...". (Thanh Thảo) Tinh thần ấy, lí tưởng ấy sẽ là ánh sáng soi đường cho cô trò chúng ta hôm nay trong hành trình khám phá văn bản Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, để hiểu, tự hào và yêu thêm quê hương, đất nước, con người Việt Nam một thời gian khổ, hy sinh nhưng cũng vô cùng anh dũng, hào hùng!
Với cách vào bài như trên, giáo viên đã đưa các em trở về với không khí những ngày đầu kháng chiến chống Pháp: khó khăn, gian khổ nhưng bừng bừng khí thế quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc. Vì thế, không chỉ tạo ấn tượng ban đầu và lôi cuốn học sinh vào bài học mà cách dẫn dắt đó còn tác động tới tư tưởng, tình cảm của các em. Ngưỡng mộ, tự hào về thế hệ cha anh đi trước, các em sẽ có được bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Đó là một cách tịch hợp để giáo dục lý tưởng sống cho học sinh. 
* Khi dạy đến truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, tôi vào bài: 
Là con dân nước Việt, không ai không biết đến nạn đói năm 1945 đã cướp đi gần 2 triệu sinh mạng con người. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết ra những dòng đẫm đầy nước mắt: 
Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi!
Nặng lòng trăn trở trước tình cảnh ấy, nhà văn Kim Lân cũng đã góp vào bức tranh những nét vẽ ảm đạm nhất về thân phận con người. Chưa khi nào con người bị coi thường như vậy! Cũng chưa khi nào giá trị con người rẻ rúng đến có thể nhặt được một cách dễ dàng đến như vậy! Hôm nay, đến với truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, chúng ta không chỉ đau nỗi đau một thời đất nước lầm than, nô lệ, mà còn tự hào về cha ông - những con người đã vượt lên hoàn cảnh, đi qua tăm tối để đến với ánh sáng của Cách mạng. Chúng ta càng thêm trân trọng, yêu quý cuộc sống mà chúng ta có được hôm nay. 
Việc dẫn dắt học sinh trở về nạn đói lịch sử năm 1945, không chỉ khơi dậy sự xót xa cho thân phận người dân nô lệ mà còn dấy lên ở các em sự căm phẫn tột độ bọn cướp nước và bán nước về những tội ác khủng khiếp mà chúng đã gây ra. Đây cũng là cách để giáo viên hướng học sinh đến những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, tích cực. Là cách giúp các em ý thức được sự rèn luyện, phấn đấu để góp phần giữ gìn, phát huy những thành quả mà cha ông đã đổ bao xương máu để lại cho chúng ta. 
2.3.2. Tích hợp trong quá trình đọc hiểu chi tiết, kết hợp giảng bình
Đặc trưng của văn học là một môn nghệ thuật phản ánh đời sống bằng hình tượng. Từ một hình tượng, một tâm trạng, một hoàn cảnh cụ thể, người thầy có thể hướng dẫn học sinh đọc hiểu, giảng bình, để học sinh cảm thấy gần gũi mà không nghĩ đó chỉ là trong sách vở. Kết quả thẩm thấu, chuyển hóa vào từng cá nhân học sinh, có khi bất ngờ, có khi ngẫu nhiên sẽ tác động đến tư tưởng, tình cảm, làm đẹp và phong phú thêm tâm hồn các em. Tuy nhiên khi giảng dạy còn tùy thuộc vào từng bài, từng đối tượng học sinh để Tích hợp một cách linh hoạt và phù hợp. 
Chẳng hạn, với văn bản kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ, sau khi đọc hiểu màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân, GV đặt câu hỏi: Màn đối thoại với xác hàng thịt đẩy hồn Trương Ba vào thế đuối lí và tìm về với gia đình. Nhưng sau màn đối thoại với người thân, hồn Trương Ba lại rơi vào trạng thái như thế nào? Điều đó đã tác động đến em ra sao? 
Với sự gợi ý, định hướng của giáo viên, học sinh (em Nguyễn Minh Hiếu lớp 12 C5) đã cảm nhận, giảng bình: 
Màn đối thoại với xác hàng thịt đẩy hồn Trương Ba vào thế đuối lí và tìm về với gia đình. Nhưng sau màn đối thoại với người thân, hồn Trương ba lại càng đau khổ và rơi vào trạng thái hụt hẫng. Thực tế cho thấy, con người khi gặp khó khăn, thất bại, buồn khổ, luôn có ý thức tìm về với gia đình - chốn bình yên, chỗ dựa, động lực để vượt qua, để vươn lên. Nhưng gia đình không phải lúc nào cũng giúp được chúng ta, cũng như những người thân trong gia đình Trương Ba cũng không giúp được gì cho Trương Ba khi ông rơi vào nghịch cảnh trớ trêu. Và Trương Ba nhận thấy chỉ có ông mới cứu được chính mình. Điều đó cho chúng ta thấy, cuộc sống của mỗi người, phải do chính người đó quyết định. Cũng như với chúng em, gia đình rất quan trọng. Mọi người luôn quan tâm, tạo điều kiện, động viên, nhưng gia đình không thể học hộ, thi thay cho chúng em được. Trang giấy cuộc đời phải do chính tay mỗi người viết nên. Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng em thấy mình phải xác định rõ mục đích, động cơ cho việc học tập, rèn luyện của bản thân, để không rơi vào hoàn cảnh sống nhờ, sống dựa, phụ thuộc vào người khác. Và chỉ khi đó thì cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa.
Với lời giảng bình như trên, thực sự giáo viên đã giúp học sinh tự mình cảm nhận chi tiết trong tác phẩm, cũng như tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân, tức là có được kỹ năng tự nhận thức - một kỹ năng sống rất cơ bản của con người. Khi đã hiểu đúng về mình, các em mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Kỹ năng ra quyết định cũng rất cần thiết trong cuộc sống, nhất là với học sinh lớp 12. Việc giáo viên giúp học sinh có được kỹ năng tự nhận thức và ra quyết định cũng chính là đã giúp các em có thêm nhiều cơ hội để thành công. [4] 
Còn với “câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện” trong văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, sau khi đọc hiểu, GV nêu câu hỏi: Nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm đã để lại cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì? 
Với sự dẫn dắt, gợi ý của giáo viên, em Lại Tuấn Vũ và em Lê Thị Ngọc, học sinh lớp 12 C3 đã kết hợp và bổ sung phần suy nghĩ, cảm nhận của mình:
Người đàn bà hàng chài gợi ấn tượng về một cuộc đời cực nhọc, lam lũ. Người đàn bà mà “tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”. Với chồng, một lão đàn ông vũ phu thường xuyên đánh đập, hành hạ dã man, bà vẫn thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau. Với con, bà là một người mẹ thương yêu con vô bờ, tận tâm, che chở cho con, biết chịu đựng, hi sinh để “sống cho con chứ không thể sống cho mình”, bà lo sợ con làm điều dại dột, cố tránh cho con khỏi bị tổn thương. Trước vị chánh án huyện, bà tự tin, sắc sảo, thông cảm và bộc bạch thành thực những suy nghĩ của mình. Qua những lời giãi bày, ta càng thấy rõ mọi sự chịu đựng, hi sinh, gánh lấy khổ đau của bà chỉ vì để sống cho con, nuôi con khôn lớn. Một sự cam chịu, nhẫn nhục thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Bà là một người mẹ khó nhọc, lam lũ, cam chịu mà nhân hậu, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Người mẹ hàng chài ấy là bóng dáng của rất nhiều những người phụ nữ, bà mẹ Việt Nam. 
Ghi chú: Ở mục 2.3.2, đoạn cuối trang trước sang đầu trang này: “Với lời giảng bình để thành công” tác giả tự viết, có tham khảo TLTK số 4 
Và mỗi chúng ta đây, ai cũng đều có một người mẹ. Nhưng mỗi chúng ta, ngay cả bản thân em chẳng biết được bao nhiêu lần để ý đến những giọt mồ hôi rơi trên khuôn mặt mẹ tảo tần? Cũng chẳng để ý đến mái tóc mẹ có thêm nhiều 
sợi bạc?...Mỗi ngày được cắp sánh đến trường, những đứa con như chúng em đây đâu biết mẹ đã đánh đổi bao nhiêu thời gian và tâm sức; cũng đâu biết sau lưng mình là nỗi lò

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_ky_nang_tich_hop_trong_gio_doc_van_nham_giao_duc.doc