SKKN Một số kinh nhiệm bồi dưỡng học sinh môn bóng đá mi ni ở trường Tiểu học Thạch Tân

SKKN Một số kinh nhiệm bồi dưỡng học sinh môn bóng đá mi ni ở trường Tiểu học Thạch Tân

 Bác Hồ đã khẳng định mục đích cuả rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh. Mục đích phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải đươc phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện của Đảng và Nhà nước.

 Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm, sinh lí, tư¬ duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Mọi sự vận động thể dục, thể thao còn ở mức độ nhẹ nhàng, mang tính chất khái niệm, mục đích nhằm rèn luyện sức khoẻ cho học sinh được đặt lên hàng đầu.

Hàng năm, ngoài việc dạy học theo chương trình Chuẩn kiến thức quy định, giáo viên cần phải phát hiện và bồi dư¬ỡng những học sinh có năng khiếu thể thao để tham gia các kì giao lưu các câu lạc bộ, thể dục thể thao ở các cấp. Trong đó, môn Bóng đá mi ni là một trong những nội dung được các em tham gia đông nhất , sôi nổi nhất .Qua các kì giao lưu, thi đấu tôi đã thấy đ¬ược đa phần học sinh tiểu học có thể lực và một số kĩ chiến thuật còn chưa tốt. Nguyên nhân là do khi huấn luyện các thầy chưa chú trọng đến việc rèn thể lực cho các em, các em thực hiện chưa tốt một số bài tập như:(Khống chế bóng, tâng bóng, đánh đầu, sút bóng, rê bóng, di chuyển đội hình, tranh cướp bóng .)

 Xuất phát từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra cải tiến để bồi dưỡng học sinh môn bóng đá mini qua sáng kiến. “Một số kinh nhiệm bồi dưỡng học sinh môn bóng đá mi ni ở trường Tiểu học Thạch Tân ”.

 

doc 19 trang thuychi01 31963
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nhiệm bồi dưỡng học sinh môn bóng đá mi ni ở trường Tiểu học Thạch Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục
Nội dung
Trang
 - Mục lục
1 Mở đầu.
1.1. Li do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận. kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2. Kiến nghị.
- Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp phòng GD&ĐT và các cấp cao hơn
- Tài liệu tham khảo
1
2
2
2
2
2
2
2
2
3
3
14
15
16
16
17
18
 1.Mở đầu.
 1.1. Li do chọn đề tài.
 Bác Hồ đã khẳng định mục đích cuả rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh. Mục đích phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải đươc phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện của Đảng và Nhà nước.
 	Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm, sinh lí, tư duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Mọi sự vận động thể dục, thể thao còn ở mức độ nhẹ nhàng, mang tính chất khái niệm, mục đích nhằm rèn luyện sức khoẻ cho học sinh được đặt lên hàng đầu. 
Hàng năm, ngoài việc dạy học theo chương trình Chuẩn kiến thức quy định, giáo viên cần phải phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu thể thao để tham gia các kì giao lưu các câu lạc bộ, thể dục thể thao ở các cấp. Trong đó, môn Bóng đá mi ni là một trong những nội dung được các em tham gia đông nhất , sôi nổi nhất .Qua các kì giao lưu, thi đấu tôi đã thấy được đa phần học sinh tiểu học có thể lực và một số kĩ chiến thuật còn chưa tốt. Nguyên nhân là do khi huấn luyện các thầy chưa chú trọng đến việc rèn thể lực cho các em, các em thực hiện chưa tốt một số bài tập như:(Khống chế bóng, tâng bóng, đánh đầu, sút bóng, rê bóng, di chuyển đội hình, tranh cướp bóng ...)
 Xuất phát từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra cải tiến để bồi dưỡng học sinh môn bóng đá mini qua sáng kiến. “Một số kinh nhiệm bồi dưỡng học sinh môn bóng đá mi ni ở trường Tiểu học Thạch Tân ”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm tìm ra một số biện pháp hợp lý giúp các em học sinh tiểu học tập luyện môn bóng đá mi ni có chất lượng hơn.
- Tạo được cơ sở nền tảng vững chắc cho đội bóng đá mini của nhà trường nói riêng và tạo hạt giống cho đội bóng đá huyện nhà nói chung. Từ đó giúp các em đạt thành tích cao trong các kì thi TDTT cấp huyện, cấp tỉnh.
- Tạo được sân chơi Thể thao lành mạnh cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp tập luyên môn bóng đá mini đạt kết quả cao
- Học sinh khối 5. Trường Tiểu học Thạch Tân. 
- Thời gian thực hiện: Trong năm học 2017 – 2018: Từ 09/2017 đến nay
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp làm mẫu.
- Phương pháp thực hành.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
- Tập di chuyển đội hình thi đấu, chuyền bóng, chiến thuật thi đấu.
- Phương pháp rèn luyện thể lực
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Môn Thể dục nói chung và môn bóng đá mi ni nói riêng là một nội dung học cuốn hút được nhiều học sinh tham gia, nhất là đối với học sinh Tiểu học. Các em học sinh trường Tiểu học Thạch Tân đều rất thích hoạt động vui chơi thể dục thể thao. Việc lựa chọn và bồi dưỡng những học sinh để tham gia kì thi chọn học sinh giỏi môn bóng đá mi ni, chủ yếu là đối tượng học sinh khối 5. Chính vì thế khi lựa chọn, không những yêu cầu học sinh cần phải có năng khiếu Thể dục thể thao mà còn đòi hỏi học sinh phải có thể lực tốt, có lòng đam mê bóng đá. Bởi vì ngoài việc tập động tác, kĩ chiến thuật các em phải có đủ thể lực thi đấu trong cả trận đấu. Việc tập luyện đòi hỏi cần phải có thời gian dài, quá trình tập luyện phải thường xuyên
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Trước khi tập luyện các em hầu hết còn 
- Chưa thực hiện tốt động tác đánh đầu.
- Khi rê bóng còn cúi đầu nhìn bóng. 
- Đặc biệt là khi di chuyển còn chưa biết cách di chuyển và chọn vị trí hợp lí.
+ Khi tập luyện cả hai đối tượng học sinh thực nghiệm và học sinh đối chứng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những động tác như: (Khống chế bóng, đánh đầu, chuyền bóng, sút bóng, rê bóng, di chuyển đội hình,tranh cướp bóng ...).
 	Tôi tiến hành khảo sát thực tế 10 em học sinh để lựa chọn đội tuyển và thu được kết quả như sau:
TT
Tên động tác
Tổng
Số
HS
Mức độ thực hiện động tác
Tốt
Khá
TB
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
Khống chế bóng
10
5
50
5
50
0
0
2
Chuyền bóng
10
 6
60 
4
40
0
0
3
Sút bóng
10
5
50
5
50
0
0
4
Rê bóng
 10
7
70
3
30
0
0
5
Đánh đầu
 10
4
40
6
60
0
0
6
Tập di chuyển đội hình 
 10
4
40
 6 
60
0
0
7
Chưa biết phối hợp đá phạt, đá góc, đá biên
 10
3
 30
7
70
0
0
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
- Tuyên truyền để học sinh và phụ huynh hiểu đúng về vai trò, tác dụng của môn bóng đá mini đối với việc rèn luyện sức khỏe. Từ đó tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh, sự tham gia tập luyện tích cực của học sinh để tạo dựng phong trào ngày một phát triển.
- Phối hợp với Ban giám hiệu, Tổng phụ trách đội và các giáo viên chủ nhiệm chủ nhiệm để tổ chức vận hành Câu lạc bộ bóng đá mini trong nhà trường. 
Một giáo viên dù có năng động đến mấy cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ khi không có sự phối hợp hài hòa với đồng nghiệp trong công tác. Mọi kế hoạch đều phải thông qua Ban giám hiệu để có sự điều tiết kịp thời, giúp cho Câu lạc bộ có khoảng thời gian hợp lí để sinh hoạt. Phối hợp với Tổng phụ trách đội và các giáo viên chủ nhiệm nhằm thông qua đó để đông đảo học sinh đều biết và được tham gia. Tạo tinh thần hăng hái tập luyện giúp cho phong trào bóng đá mini phát triển mạnh mẽ. Chỉ khi phong trào mạnh thì hoạt động của câu lạc bộ mới có hiệu quả lâu dài.
Như chúng ta đã biết, kĩ năng không tự có mà phải do dày công tập luyện mói có. Giáo viên không thể cho các em học sinh kĩ năng bằng cách chỉ truyền thụ, giảng giải lí thuyết được. Vậy để học sinh có kĩ năng chơi bóng tốt thì nhất thiết phải tập luyện và thi đấu 
- Liên hệ với các câu lạc bộ bóng đá mini ở các trường bạn để tổ chức các trận giao lưu, từ đó nâng cao tinh thần và kinh nghiệm thi đấu. Giúp em rèn luyện bản lĩnh, tâm lí vững vàng, khả năng nhạy bén. Giao lưu, tập luyện cùng với các lạc bộ của các đơn vị bạn giúp học sinh biết thêm các chiến thuật,kĩ thuật trong thi đấu. Qua đó giúp các em tự tin hơn trong thi đấu, Tổ chức các trận giao lưu với đơn vị bạn cũng tạo ra động lực để các em cố gắng tập luyện, trau dồi kiến thức, hình thành kĩ năng và bản lĩnh thi đấu. 
Để lựa chọn được học sinh tham gia thi đấu đạt kết quả tốt, tôi phải lựa chọn và áp dụng các biện pháp tập luyện phù hợp với từng đối tượng học sinh và lựa chọn cách tổ chức thi đấu phù hợp thì mới đem lại hiệu quả cao. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau:
Chọn học sinh có năng khiếu bóng đá và có thể lực tương đối tốt
 Đây là bước đầu hết sức quan trọng nó quyết định một phần không nhỏ vào thành công của đội bóng nên tôi rất chú trọng vào việc lựa chọn. Vì có những em có tố chất thì thể lực lại chưa tốt và ngược lại. Do vậy, thông qua các giờ học, học sinh tham gia chơi các trò chơi vận động như: chao tín gậy, bóng chuyền sáu, chạy tiếp sức, chạy tiếp sức ném bóng vào rổ, chạy tiếp sức theo vòng tròn...từ đó tôi có cơ sở để chọn học sinh có thể lực tương đối tốt. Nhưng đối với việc chọn học sinh có năng khiếu môn bóng đá thì gặp đôi chút khó khăn vì môn bóng đá không có trong chương trình học ở tiểu học. Mặc dù vậy, tôi lại có những thuận lợi là hàng năm xã Thạch Tân đều tổ chức ngày hội thể dục thể thao của xã vào ngày 2/9, trong đó có tổ chức thi đấu môn bóng đá mi ni cho lứa tuổi từ 9 đến 11 tuổi mà tôi luôn được cử làm trọng tài ở nội dung thi đấu này. Qua giải đấu tôi đã chọn được một số em có năng khiếu và có thể lực. Ngoài ra hàng năm khi tập huấn cho đội bóng của nhà trường tham gia thi đấu giải huyện tôi chọn thêm một số em ở khối Ba , Bốn cùng tham gia tập luyện với các anh để làm nguồn kế cận của đội bóng các năm sau. Khi chọn tôi thường chọn số học sinh đông hơn với số dự định Sau khi huấn luyện một thời gian, những em không tiến bộ tôi có thể loại dần. Để thu được kết quả tốt trong việc tập huấn cho đội tuyển tôi phải lên kế hoạch cụ thể tập huấn cho các em. 
Tập luyện các bài tập kĩ thuật cho học sinh
 Với mỗi học sinh các kĩ thuật không phải có sẵn mà phải thường xuyên rèn luyện mới có. Vì vậy muốn trở thành cầu thủ giỏi các em phải khổ công rèn luyyện các bài tập như: Khống chế bóng, tâng bóng, đánh đầu, chuyền bóng, sút bóng, rê bóng, ....Các bài tập luôn có sự gắn kết với nhau, bổ trợ cho nhau nên việc học sinh thực hiện được là rất khó khăn. Khi tập luyên mỗi kĩ thuật, động tác các em thường bắt trước. Do đó khi huấn luyện, tôi phải chia các bài tập thành các động tác đơn lẻ để các em dễ tập. Vì thế tôi đã đưa ra một số biện pháp cụ thể để rèn luyện cho học sinh tập nhưng bài tập kĩ thuật như sau: 
- Tập kĩ thuật tâng bóng.
 Tâng bóng là hình thức cho học sinh làm quen với bóng nhưng nó giữ vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì khi các em tâng bóng thuần thục thì có nghĩa là các em đã làm chủ được trái bóng. Do đó khi hướng dẫn giáo viên cần làm mẫu từng động tác, phân tích rõ dàng, chi tiết kĩ thuật cho học sinh. Khi phân tích giảng giải cần ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu. Mặt khác có thể dùng tranh ảnh hoặc băng đĩa để minh hoạ tạo sự tập trung hứng thú học tập cho các em. Ngoài ra tôi còn thực hiện một số yêu cầu như:
- Nêu rõ các bước thao tác thực hiện bài tập mà các em sẽ luyện tập
- Tập luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo từng bước của bài tập.
 Đặc điểm nổi bật của môn bóng đá mi ni là tính đối kháng cao và tranh đua quyết liệt. Vì vậy trong thi đấu để ứng phó được các tình huống bóng trên sân thì học sinh phải hiểu và nắm rõ tính năng, đường bay của bóng trong các tình huống trong thi đấu. Tập luyện các kĩ thuật tâng bóng là một biện pháp hữu hiệu nhất giúp các em nắm chắc được tính năng của bóng trong thi đấu và nâng cao khả năng khống chế bóng. Bên cạnh đó, tập tâng bóng cũng giúp các em tăng cường sự nhịp nhàng của các bộ phận trong cơ thể, hoàn thành kĩ năng di chuyển, tăng khả năng linh hoạt của cổ chân, khớp gối, hông, cổ, đầu...Đồng thời phát triển kĩ năng phản xạ và ứng biến các tình huống trong thi đấu. Tâng bóng thuần thục sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho các kĩ thuật như : Chuyền bóng, sút bóng, khống chế bóng, rê bóng, ... Đặc biệt học sinh ở lứa tuổi tiểu học thì kĩ thuật này càng được chú trọng và luyện tập nhiều hơn. Các bộ phận cơ thể và phương pháp thường được sử dụng trong luyện tập kĩ thuật tâng bóng gồm:
+ Tâng bóng bằng mu bàn chân.
+ Tâng bóng bằng má trong bàn chân
+ Tâng bóng bằng má ngoài bàn chân
+ Tâng bóng bằng đùi
+ Tâng bóng bằng đầu ... 
 Trong quá trình tập luyện, tôi thường kết hợp các nội dung trong một buổi tập để tránh việc các em nhàm chán vì phải tập quá nhiều một nội dung một lúc. 
-Tập kĩ thuật rê bóng. 
 Rê bóng là một phần không thể thiếu trong bóng đá. Có rất nhiều các bài tập rê bóng như: Rê bóng theo đường thẳng, rê bóng theo đường thẳng sút cầu môn, rê bóng theo đường rích rắc sút cầu môn,... Khi tập luyện cho học sinh giáo viên cần cho học sinh tập các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Có nhiều hình thức rê bóng: Giáo viên lưu ý các em: khi rê bóng phải sử dụng cả hai chân, có thể rê bằng má trong bàn chân, má ngoài bàn chân, bằng mu bàn chân, bằng lòng bàn chân ...thực hiện động tác sao cho đạt hiệu quả, tốc độ tốt nhất. ở các bài tập rê bóng các em thường mắc một số lỗi như: rê bóng quá dài, hay cúi đầu nhìn bóng khi rê bóng, ... Vì thế khi vào trận các em thường không quan sát được đồng đội dẫn đến chuyền hỏng. Vì vậy ngay từ ban đầu, khi tập luyện, tôi phải nhắc nhở sửa sai. Nếu cần thiết có thể làm mẫu cho các em quan sát và chỉ ra lỗi mà các em thường mắc, sau đó cho các em vừa rê bóng vừa quan sát. Khi tập luyện tôi thường chia học sinh thực hiện theo 2 nhóm tập rê bóng, tôi quan sát đồng thời sửa sai cho các em. Trong quá trình tập luyện các em thường nhanh chán do vậy tôi thường chuyển các nội dung tập luyện dưới hình thức trò chơi nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
Ví dụ 2: Rê bóng theo đường rích rắc sút cầu môn: tôi chia 2 nhóm cùng thi đua nhóm nào nhanh nhất và đúng kĩ thuật nhất thì nhóm đó thắng cuộc ngược lại nhóm thua lặc cò cò một vòng sân 15m – 20m3. 
 - Tập luyện kĩ thuật khống chế bóng. 
 Đây là động tác yêu cầu người tập phải tập luyện thường xuyên, tập trung. Nói rằng khống chế bóng là hết sức đơn giản, điều đó hoàn toàn sai. Vì trong bóng đá nói chung, bóng đá mi ni nói riêng, khống chế được bóng ở một tình huống nào đó thì hết sức đơn giản nhưng trong tất cả các tình huống trên sân lại hoàn toàn rất khó (đặc biệt là học sinh tiểu học). Nên khi tập, học sinh không tập trung cao độ và giáo viên không có biện pháp rèn luyện thì học sinh khó thực hiện được động tác một cách chính xác. Từ đó tôi đã đưa ra một số biện pháp khi tập động tác khống chế bóng cho học sinh như:
+ Khi tập, giáo viên phải chia ra các tình huống để học sinh chủ động rèn luyện một cách tự nhiên.
+ Khống chế bóng sệt: khống chế bằng má trong bàn chân, mu bàn chân hoặc lòng bàn chân. Giáo viên cho các em tập bằng cách đứng theo nhóm ba, thực hiện đập bóng cho nhau, bạn chuyền bóng, bạn khống chế. Ban đầu với tốc độ thấp khi đã quen cho các em tập ở tốc độ cao hơn (hoặc tổ chức cho các em chơi bóng ma khống chế 2 chạm, 1 chạm).
+ Khống chế bóng bổng: Có thể khống chế bóng bằng mu bàn chân, má bàn chân, ... cho các em tập theo nhóm hai, một em bấm bóng hoặc ném bóng bổng, em còn lại tập khống chế và ngược lại . Đặc biệt là các tình huống trong thi đấu, các em phải biết thực hiện động tác sao cho thuận tiên cho mình và đồng đội để triển khai tấn công nhanh nhất, hiệu quả nhất. Khi khống chế bóng, các em cần lưu ý phải thực hiên động tác khống chế bóng bằng nhiều kĩ thuật khác nhau . 
Ví dụ 3: Khi nhận bóng từ đồng đội chuyền về bị đối phương lao lên cướp bóng từ phía cánh phải đội đối phương thì phải sử lí tình huống này bằng cách chủ động sử dụng má trong bàn chân khống chế bóng, đẩy nhẹ bóng sang phía trái đối phương có thể rê bóng sau đó quan sát và chuyền cho đồng đội ở vị trí thuận lợi .
Giáo viên nhắc nhở học sinh cần lưu ý:
 Trong mỗi tình huống khác nhau phải thực hiện động tác khác nhau . Cần sáng tạo trong tập luyện chứ không máy móc dập khuôn.
- Tập kĩ thuật sút bóng. 
 Kết quả của trận đấu được quyết định là từ những quả sút bóng chính xác. Nhưng ở lứa tuổi tiểu học khả năng sút bóng của các em còn rất hạn chế: lực sút chưa mạnh, chưa chính xác. Trong quá trình tập luyện các em vẫn mắc một số sai lầm như: Mắt không quan sát bóng, cầu môn khi đá; khi đá, trọng tâm không dồn vào chân trụ, mất thăng bằng khi sút bóng, gối không mở ra ngoài khiến bàn chân không vuông góc với chân trụ. Đặc biệt là các tình huống bóng sống các em sử lý tình huống thực sự chưa tốt. Nhiều tình huống có thể dẫn đến bàn thắng nhưng các em vẫn sút ra ngoài. Vì vậy tôi đã chia ra một số bài tập giúp các em thực hiện tốt hơn khi sút bóng, Phát huy tính tích cực của các em .
+ Cho học sinh tập mô phỏng không bóng tại chỗ thực hiện động tác đá lăng xoay bẻ bàn chân điều chỉnh hướng bóng.
+ Vẽ đường chạy đà, đo bước đà cho học sinh chạy đà đặt chân trụ,vung chân lăng, đá.
+ Đặt bóng tại chỗ cho các em tập sút cầu môn. Ngoài ra tôi còn cho các em tập một số bài tập nâng cao như: lăn bóng cho các em tập sút cầu môn, đập bóng sang hai cánh cho các em sút cầu môn, rê bóng tập sút cầu môn, rê bóng rích rắc sút cầu môn, chuyền bóng theo nhóm 2, 3 sút cầu môn... Đây là những bài tập nhằm nâng cao hiệu quả khi sút bóng. 
 Trong thi đấu thường sảy ra các tình huống như: Tình huống cố định và tình huống bóng sống , thường tình huống bóng sống sảy ra nhiều hơn, các tình huống bóng cố định thường sảy ra ít hơn - chủ yếu là những quả sút phạt. Các tình huống bóng cố định như: phạm lỗi đá góc, đá biên, tôi thường cho các em tập nhiều. Tôi luôn đưa ra nhiều tình huống xử lí khác nhau :
Ví dụ 4: Tình huống đá phạt góc: Các em có thể bấm bóng về phía cầu môn đối phương để đồng đội băng vào đánh đầu hoặc chuyền bóng về tuyến hai cho đồng đội sút bóng (khi cầu thủ tuyến hai không bị kèm) cũng có thể các em bật tường phối hợp với nhau. Trong mỗi tình huống các em cần vận dụng một cách linh hoạt để xử lí sao cho đạt hiệu quả tốt nhất .
Khi các em đã tập thành kĩ năng, lúc vào trận các em tự tin và sử lí tình huống rất tốt và thường ghi được rất nhiều bàn thắng trong các tình huống này. 
 - Tập kĩ thuật đánh đầu.
 Trong thi đấu bóng đá mi ni ở tiểu học, tôi thấy các em rất ít đánh đầu và khi đánh đầu thì thường không đạt kết quả cao. Do việc tập luyện còn ít, các em thường đứng tại chỗ đánh đầu mà không có kĩ thuật bật cao hoặc khi đầu chạm bóng chưa có kĩ thuật lắc đầu, khả năng phán đoán điểm rơi và chọn điểm rơi còn thiếu chính xác. Do đó khi tập luyện tôi thường cho các em thực hiện động tác không bóng, sau đó mới cho các em thực hiện động tác có bóng các thao tác kĩ thuật như: Bật nhảy lắc mạnh đầu không bóng, khi đã thực hiện tốt động tác không bóng tôi mới cho các em thực hiện động tác với bóng. Ban đầu tôi treo bóng ở cầu môn cho các em tập bật nhảy lắc đầu tiếp súc vào bóng điều chỉnh hướng bóng . Khi đã thuần thục tôi thường tung bóng bổng cho các em thực hiện động tác. Mỗi lần tung bóng có thể điều chỉnh độ cao thấp hoặc xa gần tuỳ thuộc vào từng đối tượng học sinh Trong quá trình tập luyện, tôi thường nhắc nhở các em quan sát các bạn tập trước. Đồng thời chỉ cho các em thấy những bạn thực hiện tốt để các em học tập. Sau một vài lần tập tôi thường cho các em nhận xét, biểu dương, động viên, khen ngợi kích thích tinh thần học tập của các em. Khi kĩ thuật đánh đầu đã tương đối chính xác, tôi cho các em thực hành ở một số tình huống như: đá góc, đá biên, đá phạt ở hai cánh cho các em tập đánh đầu. Qua nội dung này tôi sẽ chọn ra được một số em có khả năng bấm bóng tốt khi đá góc, đá biên, đá phạt.
-Tập luyện kĩ thuật Chuyền bóng. 
Một đường chuyền tốt sẽ giúp cho đồng đội chiếm lợi thế có thể dẫn đến bàn thắng. Các đường chuyền cũng quyết định rất lớn đến lối chơi của toàn đội. Một đội bóng chơi hay là đội bóng cầm chắc bóng và có nhiều đường chuyền tốt. Trong bóng đá thường sử dụng hai cách chuyền bóng.
+ Chuyền bóng ngắn (Bật tường nhỏ, nhả bóng, đập bóng một chạm...)
+ Chuyền bóng dài (chuyền dài vượt tuyến, chuyền dài trung bình...)
 Tập chuyền bóng có nhiều cách nhưng tôi thường sử dụng một số cách sau khi học sinh tập đạt kết quả rất tốt. 
+ Giáo viên nêu được yêu cầu, kỹ thuật và cách thực hiện động tác. 
+ Giáo viên thường xuyên có các bài tập rèn luyện khả năng chuyền bóng cho học sinh bằng cách: Tập đập bóng, chuyền bóng di chuyển, di chuyển không bóng, tập đập bóng một chạm.
+ Áp dụng các bài tập từ mức độ đơn giản, dần dần nâng cao yêu cầu. 
+ Từ đó mới cho học sinh chia đội thi đấu. Trong quá trình thi đấu, sự ăn ý giữa các cầu thủ là yếu tố hết sức quan trọng. Để làm được việc này cần có nhiều thời gian tập luyện với nhau. Khi thi đấu, giáo viên phân công vị trí cho từng em và chỉ cho các em thấy: khi đồng đội có bóng thì các vị trí nào trên sân có thể chuyền bóng và các cầu thủ còn lại phải di chuyển đến những vị trí nào trên sân. 
+ Tôi cho học sinh tập theo cặp hai em đứng cách nhau tuỳ thuộc vào nội dung tập luyện. Kết hợp chạy đà , chuyền bóng, khống chế bóng.
+Di chuyển chuyền bóng theo cặp. 
 82 
 ---------------- 
 81------------------- 
 H1
Số 1 chuyền bóng số 2 di chuyển nhận bóng rê một đến hai nhịp chuyền bóng cho số 1, số 1 di chuyển nhận bóng chuyền cho s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nhiem_boi_duong_hoc_sinh_mon_bong_da_mi_ni.doc