SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I ở trường tiểu học Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn

SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I ở trường tiểu học Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn

 Đất nước chúng ta đang thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, mục tiêu là xây dựng CNH, HĐH đất nước. Muốn xây dựng CNH, HĐH đất nước thành công thì ngành GD&ĐT có nhiệm vụ vô cùng quan trọng và quyết định trong việc đào tạo con người . Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới điều đó, coi trọng GD&ĐT là Quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài

Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo ban hành thông tư số 59/2012 /TT/ BGD ĐT ngày 28/12/2012 về việc ban hành Qui địnhvề tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường Tiểu học đạt chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Và mới đây Bộ giáo dục và đào tạo ra thông tư số: 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành quy định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường tiểu học. Trong các Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học chỉ tiêu phấn đấu xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia đã được lãnh đạo các cấp đưa vào báo cáo nhằm thực hiện thông tư 59 và thông tư 17 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã từng nói : “Nhà trường và ngành giáo dục và đào tạo phải từng bước thực hiện cho được yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Về chuẩn hoá trước hết phải đạt được chuẩn Quốc gia, tiến tới đạt chuẩn Quốc tế, có hệ thống kiểm định đánh giá đúng”.

 

doc 17 trang thuychi01 13862
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I ở trường tiểu học Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ SẦM SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG HÙNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ I Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG HÙNG - THÀNH PHỐ SẦM SƠN
 Người thực hiện: Nguyễn Dương Cát
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường TH Quảng Hùng
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
SẦM SƠN NĂM 2019
Mục lục
1. Mở đầu ................................................................................................
1.1. Lý do chọn đề tài..............................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................
1.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................
1.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................
1.5 Những điểm mới của SKKN..............................................................
2. Nội dung SKKN...................................................................................
2.1 Cơ sở lí luận của SKKN.....................................................................
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN....................................
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.................................
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.......................................................................
3. Kết luận, kiến nghị...............................................................................
3.1 Kết luận..............................................................................................
3.2 Kiến nghị............................................................................................
Trang
3
3
4
4
4
5
5
5
5
7
14
15
15
16
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài. 
 Đất nước chúng ta đang thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, mục tiêu là xây dựng CNH, HĐH đất nước. Muốn xây dựng CNH, HĐH đất nước thành công thì ngành GD&ĐT có nhiệm vụ vô cùng quan trọng và quyết định trong việc đào tạo con người . Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới điều đó, coi trọng GD&ĐT là Quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài 
Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo ban hành thông tư số 59/2012 /TT/ BGD ĐT ngày 28/12/2012 về việc ban hành Qui địnhvề tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường Tiểu học đạt chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Và mới đây Bộ giáo dục và đào tạo ra thông tư số: 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành quy định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường tiểu học. Trong các Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học chỉ tiêu phấn đấu xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia đã được lãnh đạo các cấp đưa vào báo cáo nhằm thực hiện thông tư 59 và thông tư 17 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã từng nói : “Nhà trường và ngành giáo dục và đào tạo phải từng bước thực hiện cho được yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Về chuẩn hoá trước hết phải đạt được chuẩn Quốc gia, tiến tới đạt chuẩn Quốc tế, có hệ thống kiểm định đánh giá đúng”.
 	Bậc học Tiểu học là một cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông, một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cầu nối giữa giáo dục mầm non, trung học cơ sở. Cấp học này nhằm trang bị kiến thức ban đầu cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học cao hơn.
 Chúng ta xác định giáo dục Tiểu học có vị trí quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Để thực hiện mục tiêu ngành học vì vậy toàn Đảng, toàn dân nhất là ngành giáo dục cần đầu tư về nhiều mặt, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt coi trọng về chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục.
Giáo dục nói chung và bậc giáo dục Tiểu học ở thành phố ta nói riêng trong những năm gần đây đã có nhiều những thành tựu trên tất cả các mặt từ chất lượng giáo dục, đội ngũ nhà giáo, đội ngũ cán bộ quản lý, cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị dạy học . Đặc biệt được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền , các ban ngành trong toàn Thành phố đã tập trung chỉ đạo xây dựng được nhiều trường chuẩn quốc gia mức độ 1, mức độ 2 và công nhận lại ở một số nhà trường.
Tính đến thời điểm hiện nay toàn TP ở bậc học tiểu học có 100% các trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 6 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 . Đây là cả một sự cố gắng lớn của cấp uỷ, chính quyền, ngành giáo dục và các nhà trường trong toàn TP và là một trong những đơn vị có số trường đạt chuẩn quốc gia nhiều trên toàn tỉnh Thanh Hoá. 
Trường Tiểu học nơi tôi công tác là một trong hệ thống giáo dục của TP. Phát huy truyền thống giáo dục của TP, nhà trường chúng tôi nhiều năm gần đây đã có nhiều thành tích đóng góp vào bề dày thành tích của ngành GD, chất lượng GD ổn định, HS khối 5 hoàn thành Chương trình bậc Tiểu học đạt 100%, HS lên lớp đạt 99,4% nhiều GV giảo cấp thành phố. CSTĐ cơ sở, nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp TP, cấp tỉnh, tỉ lệ HS yếu được hạ xuống mức tối đa, không có HS bỏ học.
Trường tôi được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2000 và công nhận lại năm 2008. Như vậy qua 10 năm chưa công nhận lại Cơ sở vật chất đã xuống cấp trầm trọng, các phòng học, phòng chức năng thiếu trầm trọng... Nguy cơ không đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Hơn nữa UBND TP giao nhiệm vụ cho địa phương năm 2019 đạt nông thôn mới mà trong số 19 tiêu chí nông thôn mới thì trường chuẩn quốc gia là một trong tiêu chí hết sức quan trọng. vì vậy Chủ Tịch uỷ ban nhân dân TP, lãnh đạo phòng GD&ĐT giao cho nhà trường chúng tôi tập trung xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 để đề nghị sở GD&ĐT kiểm tra công nhận lại trong năm 2018. Xác định tầm quan trọng của công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia là một nhiệm vụ lớn của ngành nên Đảng uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, các tổ chức ban ngành trong toàn xã cùng với tập thể CBGV và HS nhà trường đã tập trung hết khả năng để hoàn thành mục tiêu xây dựng bằng được trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Đề xuất một số các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả xây dụng trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 giai đoạn 2012-2020 .
 * Tập trung nghiên cứu cơ sơ lý luận về vấn đề xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 giai đoạn 2012- 2020.
 * Nghiên cứu thực trạng, tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia và công tác xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia ở địa phương 	
 * Đề xuất một số biện pháp xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 giai đoạn 2012 - 2020 đối với nhà trường nơi tôi công tác của TP Sầm Sơn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu. 
 Với đề tài này tôi nghiên cứu về những quy định về những tiêu chuẩn được đánh giá một trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
 * Những bài học rút ra từ công tác xây dựng trường Tiểu học Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. 
 * Nghiên cứu các đối tương tham gia xây dựng trường Tiểu học Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. 
 * Nguồn kinh phí huy động cho việc xây dựng trường Tiểu học Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. 
 * Cuối cùng là người hưởng lợi sau khi xây dựng đạt trường chuẩn quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Tôi sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
 * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các văn bản, tài liệu có liên quan đến đề tài.
 * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, được sử dụng nhằm tìm hiểu, phân tích tổng hợp các số liệu, thông tin có liên quan đến đề tài.
 * Sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu thập được. 
 1.5 Những điểm mới của đề tài tôi nghiên cứu.
 Thức ra việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với nhà trường không mới, song hầu hết các nhà trường trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn lúng túng, hơn nữa công việc này không phải chỉ có mình nhà trường làm mà cả hệ thống chính trị cùng vào cuốc. Để đạt được kết quả cần phải huy động nguồn lức như thế nào, phương pháp tiến hành huy động nguồn lức để cùng nhau xây dựng đạt được yêu cầu. Chính vì vây qua thức tiển chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia tôi muốn tổng kết lại mốt số kinh nghiêm trong quá trình thức hiện mà đây là điểm mới ít có đồng nghiệp tổng kết lại.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Vị trí, tầm quan trọng, chức năng của việc xây dựng trưòng TH đạt chuẩn quốc gia.
Trường TH đạt chuẩn quốc gia là yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá trong hệ thống giáo dục,là một phương tiện quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng, nhà nước. 
Việc xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ I giai đoạn 2012- 2020 là một nhiệm vụ lớn của ngành. Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành quyết định số :
 Tiêu chí của trường TH đạt chuẩn quốc gia.
Trường TH đạt chuẩn quốc gia đem lại nhiều lợi ích cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đó là 5 tiêu chuẩn phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trường (Tổ chức và quản lý nhà trường; Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh; Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học ; Quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội ; Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục .)
 2.2. Thực trạng chung của vấn đề thực hiện xây dựng trường TH đạt chuẩn.
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trương: Tiêu chuẩn này hầu hết các nhà trường điều đạt và thực hiện tốt.
 Hiệu trưởng, P. hiệu trưởng: Tiêu chuẩn này hầu hết các nhà trường điều đạt.
 Các tổ chức, các đoàn thể và hội đồng nhà trường: Có đầy đủ và hoạt động có hiệu quả, thực hiện quy chế dân chủ tốt.
2. Lớp học, số học sinh, trường, điểm trường: đạt
3. Chấp hành sự lãnh đạo của Đảng,chính quyền địa phương và của PGD&ĐT tốt.
4. Quản lí hành chính, thực hiện các phong trào thi đua.
5. Quản lí các hoạt động giáo dục, cán bộ GV nhân viên, học sinh và quản lí tài chính, đất đai, cơ sở vật chất.
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh.
1. Năng lực của CBQL: đảm bảo đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.
2. Số lương trình độ đào tạo của GV: Tất cả CBGV điều có phẩm chất đạo đức tốt, số GV đạt GV giỏi TP, giỏi tỉnh điều đạt . Không có GV yếu, kém. 100% đạt chuẩn và 89 % đạt trên chuẩn.
Song số GV văn hóa 1,2 chưa đạt và Gv đặc thù 0,3 chưa đạt, chưa có tổng phụ trách đội còn kiêm nhiệm. 
3. Kết quả đánh giá xếp loại GV và việc đảm bảo quyền của GV. Tiêu chuẩn đảm bảo
 4. Nhân viên : Còn thiếu so với biên chế . 
5. Học sinh. Đảm bảo so với quy định
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học: 
1. Khuân viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập: Tiêu chuẩn này hầu hết các nhà trường điều gặp khó khăn, nhất là các trường thành phố thường không đạt diện tích cho mỗi HS, các trường miền núi và miền xuôi thường khuân viên không đạt chuẩn.
2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho GV và HS. Đối với các trường Tiểu học hiện nay thường dưới 30 lớp/ trường và sĩ số HS không quá 35 em/ lớp.
 Các phòng học hầu hết các trường trước khi xây dựng trường chuẩn điều không đủ phòng học, diện tích không đúng quy định.
3. khối phòng, trang thiết bị phòng phục vụ công tác quản lí dạy và học: Thực trang của các nhà trường điều thiếu hoặc tạm bợ.
4. Khu vệ sinh nhà để xe, hệ thống nước sạch: Hầu hết các nhà trường điều thiếu và trang bị sơ sài.
5. Thư viên: các nhà trường điều có song các đầu sách còn thiếu và cũ.
6. Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng. Nhìn chung còn thiếu và chưa đạt hiệu quả.
	Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội.
1. Tổ chức và hiệu quả hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh: Các nhà trường điều có ban đại diện hội cha mẹ HS và hoạt động tốt.
2. Công tác tham mưu của nhà trường và cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể địa phương.
 Địa phương có truyền thống hiếu học nên công tác xã hội hoá giáo dục đã và đang được các cấp Uỷ Đảng và chính quyền địa phương quan tâm. Có nhiều hình thức huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ về giáo dục giữa nhà trường, cha ,mẹ học sinh và cộng đồng, theo điều lệ trường Tiểu học, huy động các lực lượng xã hội tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
 3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể: Công tác phối hợp của nhà trường với các tổ chức đoàn thể được chú trọng. Nhìn chung các tổ chức đoàn thể có sự phối hợp với nhà trường.
4. Công khai các nguồn thu : Đây là công việc nhà trường làm thường xuyên và được phụ huynh HS đồng tình.
 Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục: 
1. Thực hiện chương trình giáo dục: các nhà trường thực hiện nghiêm túc chương trình thời khóa biểu của ngành.
2. Các hoạt đông ngoài giờ lên lớp: Thực hiện nghiêm túc.
3. Công tác phổ cập giáo dục : Đây là công việc rất khó khăn đòi hỏi các nhà trường có kế hoạch khoa học và thực hiện nghiêm túc.
 2.3. Các Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Vài nét khái quát về tình hình địa phương và tình hình nhà trường Tiểu học Quảng Hùng- Thành phố Sầm Sơn.
 * Khái quát về tình hình địa phương
Địa phương có 10 (cũ) nhân khẩu là 6369 người. Diện tích đất tự nhiên 395,05 ha. Địa ban dân cư rộng, dân số đông, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp thuần tuý và đánh bắt thủy hải sản thô sơ, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn . ảnh hưởng không nhỏ đến nhà trường. Một bộ phận dân trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa để mặc con em cho nhà trường. Sự đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường vì vậy cũng gập nhiều khó khăn.
 * Vài nét về tình hình nhà trường năm học 2018-2019
	Về quy mô: 
	 * Số cán bộ giáo viên: 24 người . Như vậy thiếu so với quy định trường chuẩn là : Thiếu 3 GV ngoại ngữ, 1 GV ngoại ngữ, 1 cán bộ hành chính. 0,5 GV tổng phụ trách đội l.
	 * Số lớp: 17 với 520 học sinh.Bình quân 30,6 em/lớp so với yêu cầu là đạt.
	Về cơ sỏ vật chất nhà trường:
	- Phòng học: 17 phòng.
	- Phòng thư viện + phòng đọc : 1phòng
	- Phòng thiết bị: 1 phòng 
	- Phòng Y tế học đường: 1 phòng
	- Phòng giáo dục nghệ thuật: 3 phòng (trong đó 1 phòng Mỹ thuật, 1 phòng âm nhạc, 1 phòng ngoại ngữ)
	- Phòng hội đồng: 1 phòng
	- Phòng hiệu trưởng: 1 phòng
	- Phòng phó hiệu trường: 1phòng
 - Phòng đoàn đội : 1 Phòng.
 - Nhà bảo vệ : 1 nhà
 Như vậy các phòng chức năng đáp ứng yêu cầu so với trường chuẩn. Thiếu phòng truyền thống và phòng vi tính
	Về cơ cấu tổ chức: Nhà trường được cơ cấu theo đúng điều lệ trường TH
 *Những kết quả hoạt động dạy học của nhà trường
 Nhà trường có truyền thống , có bề dày kinh nghiệm dạy và học, do dó được phòng giáo dục quan tâm tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Nhà trường có chi bộ 20 đ/c và luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh. Ban giám hiệu đoàn kết, năng động sáng tạo trong hoạt động của nhà trường. Tập thể CBGV trước đầy chưa thực sự đoàn kết nhất trí cao còn chua thống nhất, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau chưa thực sự có trong tập thể CBGV.
Cơ sở vật chất nhà trường những năm học trước và năm học 2016-2017; 2017-2018 vô cùng khó khăn chỉ có 10 phòng học/ 16 lớp và mốt số phòng cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng không thể học được. Các phòng chức năng hầu như không có và trang thiết bị hầu như không có gì., khuôn viên nhà trường hư hỏng nặng và không đủ diện tích, các công trình vệ sinh xuống cấp không đảm bảo vệ sinh.
 Chất lượng HS còn nhiều HS chưa đạt , không đồng đều, nhiều em chưa ham học, các tệ nạn xã hội ngày càng có su hướng xâm nhập học đường.
- Nguồn thu của nhà trường ngoài ngân sách nhà nước gần như không có gì, vì vậy ít có điều kiện đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng. Hàng năm nhà trường thiếu khoảng 50 triệu đồng mới tạm đáp ứng nhu cầu của nhà trường.
- Các phương tiện đồ dùng dạy học được cấp đủ nhưng nhiều đồ dùng không sử dụng được. Cụ thể thiếu : bộ đồ dùng cho các khối lớp, máy vi tính, bàn ghế HS và GV, Sách giáo khoa, sách tham khảo
 Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc Gia của nhà trường ở trường Tiểu học Quảng Hùng- Thành phố Sầm Sơn. 
 * Thực trạng vấn đề xây dựng trường chuẩn Quốc Gia ở Trường Tiểu học Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn. 
	Việc xây dựng trường TH đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2012-2020 là một nhiệm vụ lớn của ngành.. 
 Thực hiện quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu, chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia và xây dựng để được công nhận lại hoàn thành vào năm 2018 cho trường chúng tôi.
 Sau khi ban giám hiêụ, lãnh đạo địa phương nghiên cứu những tiêu chuẩn của trường TH đạt chuẩn quốc gia, và thực hiện quyết định của Chủ tịch UBND huyện, xã đã ra quyết định xây dựng trường Tiểu học Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 để được công nhận lại hoàn thành vào năm 2018.
Thực trạng các biện pháp xây dựng trường chuẩn quốc gia ở trường Tiểu học Quảng Hùng- Thành phố Sầm Sơn. 
 Những thuận lợi cơ bản: Được sự chỉ đạo của UBND thanh phố, PGD&ĐT thành phố. Sự quyết tâm của các cấp uỷ chính quyền địa phương, đặc biệt sự giúp đỡ của các tổ chức ban ngành trong địa phương. Sự quyết tâm của BGH và tập thể CBGV nhà trường. 
	Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, chúng tôi đã gặp không ít những khó khăn sau đây:
 Những khó khăn cơ bản 
	 	Đối với tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
 Nhìn chung, cơ bản đối tiêu chuẩn 1 nhà trường đạt
 	 Đối với tiêu chuẩn 2 : Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Tổ hành chính quản trị phải có đủ số người đảm nhận các công việc hành chính quản trị, văn thư, lưu trữ, kế toán, thủ quỹ, y tế học đường, bảo vệ, theo các qui định hiện hành của điều lệ trường Tiểu học. Nhưng nhà trường chúng tôi chỉ có 1 kế toán được đào tạo đúng ngạch. Văn thư kiêm nhiệm, y tế học đường không có, cán bộ thư viện kiêm nhiệm
 Giáo viên đặc thu thiếu so với quy định như : giáo viên văn hóa , giáo viên mỹ thuật, GV ngoại ngữ. Nhà trường phải hợp đồng Gv văn hóa, GV ngoại ngữ, cán bộ thư viện.
Tháo gỡ được khó khăn này không phải là đơn giản, đặc biệt là người làm văn thư lưu trữ không được đào tạo cơ bản, họ chỉ làm tạp vụ là chính. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh chỉ mang tính chiếu lệ
 	Đối với tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học:
	Khó khăn lớn nhất đặt ra đối với chúng tôi đó là: 
Cơ sở vật chất và thiết bị cụ thể là : năm học 2016-2017; 2017-2018 cơ sở vật chất vô cùng khó khăn chỉ có 10 phòng học/ 16 ccas phòng chức năng hầu như còn thiếu (Thiếu 6 phòng học) và mốt số phòng cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng không thể học được khi mùa mưa đến. Các phòng chức năng hầu như không (Cụ thể thiếu phòng thiết bị, phòng y tế học đường, phòng đoàn đội, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng truyền thống, phòng vi tính) trang thiết bị hầu như không có gì, khuôn viên nhà trường không đủ và xuống cấp, các công trình vệ sinh xuống cấp, khó khăn này nhà trường không thể đơn phương khắc phụ được như: Cơ cấu các khối công trình trong trường cần phải đầu tư nhiều, dự kiến kinh phí hàng chục tỷ đồng để xây dựng phòng học, phòng chức năng, xây dựng khuân viên, mua săm bàn ghế, mua sắm trang thiết bị cho các phòng chức năng mới đủ số phòng học cho các lớp học 1 ca, xây dựng khuân viên, bồn hoa cây cảnh.
Đối với tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội
 	Tiêu chuẩn này xã có phong trào xã hội hoá giáo dục tương đối tốt. Cấp Uỷ Đảng, chính quyền, hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể thực sự quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà.
Đối chiếu với tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục .
Ở tiêu chuẩn này nhà trường chúng tôi đạt được, chất lượng đại trà luân ổn định, chất lượng mũi nhọn nhà trường luân có HS đạt giải qua các lần giao lưu câu lạc bộ. Tỷ lệ HS chưa đạt dưới 2% và không có HS bỏ học.
 Nhận xét, đánh giá, nguyên nhân
 Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc Gia ở nhà trường được triển khai đông bộ từ các cấp chính quyền địa phư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_truong_tieu_hoc_dat_chuan_q.doc