SKKN Một số kinh nghiệm về giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT Mường Lát trong việc phòng chống bị lạm dụng tình dục và bị buôn bán qua biên giới

SKKN Một số kinh nghiệm về giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT Mường Lát trong việc phòng chống bị lạm dụng tình dục và bị buôn bán qua biên giới

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các loại phương tiện thông tin đại chúng cũng phát triển một cách rầm rộ. Mọi tầng lớp nhân dân được tiếp xúc với nhiều thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin chính thống thì vẫn có những thông tin sai lệch mà không phải ai ai cũng đủ hiểu biết để phân biệt được, đặc biệt là đối tượng học sinh – còn nhiều tò mò, hiếu động- dễ bị lôi kéo, dễ bị lợi dụng.

Đã có thời gian công tác ở một huyện miền núi vùng biên gần 10 năm nay, bên cạnh sự bình yên thường thấy ở mỗi bản làng, tôi vẫn cảm nhận những cơn sóng ngầm đâu đó từ trong lòng của nó, vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp không chỉ tồn tại ở nới đây mà đó còn là tình trạng chung của vùng đồng bào dân tộc miền núi biên giới mà nổi lên trong những năm gần đây là hiện tượng buôn bán người qua biên giới, đặcbiệt là phụ nữ. Bên cạnh đó, thời gian gần đây nổi lên những vụ án liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em ở lứa tuổi tiểu học, trung học cơ sở, và trong đó cũng có trẻ em là người dân tộc miền núi.

Lứa tuổi THPT tuy không còn nhỏ nhưng cũng chưa đủ lớn, đủ khôn để có thể chống chọi lại những nguy hiểm rình rập của cuộc sống. Mặt khác, ở trường THPT Mường Lát, hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số, đối tượng rất dễ là nạn nhân của những hiện tượng này do sự nhút nhát, thiếu hiểu biết, ít va chạm. Trước sự biến đổi nhanh chóng của môi trường xã hội, để trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về tự bảo vệ mình trước nạn buôn bán người qua biên giới và tránh bị lạm dụng tình dục tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm về giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT Mường Lát trong việc phòng chống bị lạm dụng tình dục và bị buôn bán người qua biên giới” làm đề tài nghiên cứu.

 

doc 11 trang thuychi01 6560
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT Mường Lát trong việc phòng chống bị lạm dụng tình dục và bị buôn bán qua biên giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1.Mở đầu.................................................................................................. . 2
1.1.Lí do chọn đề tài...............................................................................2
1.2.Mục đích nghiên cứu........................................................................2
1.3.Đối tượng nghiên cứu.......................................................................3
1.4.Phương pháo nghiên cứu..................................................................3
2.Nội dung sáng kiến...................................................................................3
2.1.Cơ sở lí luận của đề tài..................................................................... 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu..........................................3
 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu tránh bị lạm dụng tình dục và bị lừa bán sang biên giới.............................5
3. Kết luận, kiến nghị................................................................................10
 Tài liệu tham khảo..................................................................................11
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC HỌC SINH NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC VÀ BỊ BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các loại phương tiện thông tin đại chúng cũng phát triển một cách rầm rộ. Mọi tầng lớp nhân dân được tiếp xúc với nhiều thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin chính thống thì vẫn có những thông tin sai lệch mà không phải ai ai cũng đủ hiểu biết để phân biệt được, đặc biệt là đối tượng học sinh – còn nhiều tò mò, hiếu động- dễ bị lôi kéo, dễ bị lợi dụng.
Đã có thời gian công tác ở một huyện miền núi vùng biên gần 10 năm nay, bên cạnh sự bình yên thường thấy ở mỗi bản làng, tôi vẫn cảm nhận những cơn sóng ngầm đâu đó từ trong lòng của nó, vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp không chỉ tồn tại ở nới đây mà đó còn là tình trạng chung của vùng đồng bào dân tộc miền núi biên giới mà nổi lên trong những năm gần đây là hiện tượng buôn bán người qua biên giới, đặcbiệt là phụ nữ. Bên cạnh đó, thời gian gần đây nổi lên những vụ án liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em ở lứa tuổi tiểu học, trung học cơ sở, và trong đó cũng có trẻ em là người dân tộc miền núi.
Lứa tuổi THPT tuy không còn nhỏ nhưng cũng chưa đủ lớn, đủ khôn để có thể chống chọi lại những nguy hiểm rình rập của cuộc sống. Mặt khác, ở trường THPT Mường Lát, hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số, đối tượng rất dễ là nạn nhân của những hiện tượng này do sự nhút nhát, thiếu hiểu biết, ít va chạm. Trước sự biến đổi nhanh chóng của môi trường xã hội, để trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về tự bảo vệ mình trước nạn buôn bán người qua biên giới và tránh bị lạm dụng tình dục tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm về giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT Mường Lát trong việc phòng chống bị lạm dụng tình dục và bị buôn bán người qua biên giới” làm đề tài nghiên cứu. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Vấn đề lạm dụng tình dục ở trẻ em nói chung và nạn buôn bán người qua biên giới không còn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, do bộn bề cuộc sống và nhiều vấn đề mưu sinh khác nên có thể ở địa bàn dân cư ít được quan tâm tuyên truyền mặc dù đã đã có những vụ án liên quan đến những vấn đề này xảy ra ngay ở địa phương. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn có thêm sự hiểu biết, có được kiến thức đầy đủ để có thể tuyên truyền, giáo dục tới học sinh của mình, qua đó giúp các em có thêm kiến thức để biết cách tự bảo vệ mình và người thân của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Những hiểu biết của học sinh khối 10 về thực trạng buôn bán người qua biên giới và nạn lạm dụng tình dục trẻ em hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, xử lí thông tin.
- Phương pháp khảo sát thực tế bằng phiếu điều tra.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Thế nào là lạm dụng tình dục trẻ em?
Chưa có một khái niệm thống nhất về lạm dụng tình dục trẻ em. Tuy nhiên, lạm dụng tình dục trẻ em hay ấu dâm là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. (Nguồn: https://vi.wikipedia.org). 
Các hành vi được coi là lạm dụng tình dục trẻ em bao gồm sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng, bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay và cao hơn là giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Lạm dụng tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn ở các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm cho trẻ em.
Trẻ bị lạm dụng tình dục thường có những tổn thương tâm lí rất lớn. Những biểu hiện rối loạn hành vi tâm thần từ nhẹ đến nặng có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ bị lạm dụng tình dục hoặc cũng có thể sau vài tháng hoặc vài năm, thậm chí có khi đến tuổi trưởng thành. Tùy thuộc vào mức độ bị lạm dụng 
mà trẻ có những biểu hiện sợ hãi, lo lắng trước người khác giới hoặc trước những vấn đề có liên quan đến tình dục và có những hành vi tình dục không đúng mực. Những biểu hiện này tùy thuộc vào mức độ, hoàn cảnh cũng như tuổi của trẻ lúc bị lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, những biểu hiện thường thấy khi trẻ bị lạm dụng là rối loạn giấc ngủ, chán ăn, xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, rối loạn về ứng xử cũng như khả năng học tập ở trường, biểu hiện co mình lại, không tham gia vào các hoạt động đoàn thể hay xã hội, tính cách dễ bùng nổ.
Hậu quả của việc trẻ bị lạm dụng tình dục có thể kéo dài nhiều năm cũng như đến tuổi trưởng thành. Thường thấy thì trẻ em nữ bị lạm dụng tình dục cao gấp 2,5-3 lần so với trẻ em nam.
2.1.2. Buôn bán phụ nữ qua biên giới
Trong xu thế hội nhập quốc tế, nước ta chủ trương mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Điều này mở ra cơ hội phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên nó cũng để lại những mặt trái nhất định. Đó là việc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trong điều kiện dân số đông dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, mức sống, mức thu nhập của các bộ phận dân cư có sự chênh lệch lớn là nguyên nhân làm gia tăng một số loại tội phạm, trong đó có tội phạm buôn bán người.
Đối tượng phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị dụ dỗ và dễ bi tổn thương nhất khi loại tội phạm buôn bán người gia tăng. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu
Vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em không còn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên nó không dễ để nói ra hay để đem ra bàn luận trong các giờ sinh hoạt cộng đồng vì theo quan điểm của người Á đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, đây là vấn đề khá tế nhị không dễ gì nói ra, đặc biệt đối với trẻ em người dân tộc thiểu số lại càng khó hơn vì nó liên quan đến danh dự, nhân phẩm của không chỉ cá nhân người bị lạm dụng mà còn ảnh hưởng đến gia đình, dòng tộc.
Trên thực tế, lứa tuổi học sinh THPT không còn quá nhỏ để phụ huynh phải giám sát thường xuyên giống như tuổi TH hay THCS. Mặt khác, một huyện vùng sâu vùng xa như Mường Lát, trong điều kiện trường học xa nhà từ vài cây số đến vài chục cây số, việc học sinh phải trọ học xa nhà, thiếu sự quan tâm của bố mẹ hàng ngày làm cho các em càng có nguy cơ cao trong việc bị lạm dụng tình dục. Bên cạnh đó, tập tục sống chung cả nam và nữ trong cùng một phòng trọ của những học sinh cùng bản cũng làm cho các học sinh nữ dễ bị lợi dụng hoặc cưỡng ép hơn. Cũng có những trường hợp các em hiểu sai về cái gọi là “tình yêu”. Nhiều em chỉ yêu và cưới sau một vài lần gặp mặt, một vài ngày quen nhau. Đã có nhiều trường hợp các em phải bỏ dở việc học hành vì mang thai ngoài ý muốn, trở thành mẹ khi tuổi còn quá trẻ -14, 15, 16 tuổi. Mặc dù nhiều em không muốn như vậy nhưng các em không dám lên tiếng, phần vì sợ mang tiếng, xấu hổ với bạn bè, phần vì không hiểu pháp luật, không biết quyền của mình là được pháp luật bảo vệ.
Khảo sát trên 260 học sinh khối 10 về hiểu biết của các em về lạm dụng tình dục, kết quả như sau:
Thế nào là lạm dụng tình dục trẻ em?
Hậu quả của việc bị lạm dụng tình dục
Tội lạm dụng tình dục bị xử lí như thế nào?
Cách để phòng tránh bị lạm dụng tình dục
Số học sinh
Biết
Không biết
Biết
Không biết
Biết
Không biết
Biết
Không biết
275
50
225
50
225
0
275
50
225
Qua đây, dễ nhận thấy một điều là các em còn rất mơ hồ về thế nào là lạm dụng tình dục trẻ em tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em. Một số em có biết nhưng chỉ biết một khía cạnh nào đó của vấn đề, còn cụ thể thì không em nào hiểu được. Sự hiểu biết ít đã làm cho các em không tự bảo vệ được mình và người thân của mình, đặc biệt là những em gái nhỏ. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ tảo hôn ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa nói chung và Mường Lát nói riêng.
Ngoài tình trạng trên, ở nơi đây cũng đang phải đối mặt với nạn buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ. Tôi còn nhớ rất rõ câu chuyện của một cô bé học sinh cũ của trường người dân tộc H’mông ở bản Pá Búa, xã Trung Lý (Mường Lát) bị bán sang Trung Quốc và cuộc trở về giống như truyện cổ tích. Em kể lại rằng trong dịp xuân khoảng năm 2013, em cùng các bạn trong bản đi chơi xuân và có gặp một vài thanh niên lạ từ Sơn La qua chơi. Qua nói chuyện, em cùng chị gái mình đã nhận lời mời của hai thanh niên lạ đi chơi xa sang Sơn La. Đi mãi, đi mãi, sau đó đến biên giới thì thấy hai thanh niên lạ nói bằng tiếng Mông giao hai chị em cho người khác lúc đó các em mới biết mình bị lừa. Sau khi bị bán qua biên giới, em chị mình bị nhốt tách riêng, khi tỉnh dậy em thấy mình ở trong một căn phòng mà những dấu vết để lại trên bốn bức tường giúp em nhận ra căn phòng này đã giam giữ nhiều cô gái giống như em vì trên đó có những dòng chữ tiếng Việt có, tiếng Mông có. Những dòng chữ thể hiện sự hối tiếc, sự hối lỗi và cả sự tuyệt vọng. Em hoang mang vô cùng. Rồi một ngày nhân lúc sơ hở của chủ nhà, em trốn được ra ngoài và chạy. em chỉ biết chạy và chạy. Sau đó em cũng đến được một đồn công an và bằng tiếng Mông em đã nói lên được hoàn cảnh của mình và nhờ sự giúp đỡ, sau đó em được họ làm thủ tục đưa về biên giới Việt Nam. Sau khi trở về em đã trình báo sự việc.
Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp bị bán qua biên giới may mắn thoát được. Phần lớn những trường hợp bị lừa bán qua biên giới là những em gái nhẹ dạ cả tin, nhất là những em gái người Mông. Bình thường thấy người lạ các em ít khi nói chuyện, nhưng là người cùng dân tộc thì các em tin tưởng ngay cho dù mới quen. 
Trên địa bàn huyện Mường Lát cũng đã có nhiều vụ án buôn bán người được công an phát hiện và đem ra xử lí mà trong đó đối tượng buôn người lại chính là người cùng dân tộc với người dân bản địa. Điều này càng làm tăng nguy cơ bị lừa bán sang biên giới của phụ nữ và trẻ em nơi đây, trong đó có một bộ phận là học sinh của trường. Theo thống kê của Bộ Chỉ huy Biên phòng Thanh Hóa, tới hết tháng 11/2013, toàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ buôn bán người, với 6 nạn nhân, đều ở các địa phương dọc biên giới đất liền và biển.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số tránh bị lạm dụng tình dục và bị lừa bán sang biên giới
2.3.1.Giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa 
Việc tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa với các chủ đề khác nhau như giáo dục giới tính, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục các vấn đề xã hội nóng có liên quan trực tiếp đến các em như buôn bán người qua biên giới hay nạn lạm dụng tình dục trẻ em là rất cần thiết. 
Những buổi sinh hoạt với những chủ đề giành riêng cho học sinh nữ góp phần cung cấp cho các em những kiến thức bổ ích liên quan đến vấn đề các em quan tâm, hơn thế nữa, đây như một diễn đàn nhỏ để các em có thể giao lưu và được giải đáp những thắc mắc về những vấn đề bên ngoài bài học. Bản tính rụt rè, e ngại, sống thu mình của các học sinh nữ dân tộc thiểu số sẽ giảm đi nếu các em được gần gũi trao đổi với thầy cô, bạn bè thường xuyên. Điều này sẽ giúp người lớn dễ nắm bắt những thay đổi của các em vì các em sẽ mạnh dạn tâm sự khi gặp “sự cố” trong cuộc sống.
Thông qua các buổi sinh hoạt này, giáo viên cũng phải định hướng cho học sinh cách ứng xử phù hợp với mạng xã hội hiện nay. Sự bùng nổ mạng facebook hiện nay làm cho một bộ phận không nhỏ giới trẻ “sống ảo” trên mạng. Nhiều trường hợp bị lừa bán sang biên giới hoặc bị xâm hại cũng từ bạn bè trên mạng xã hội mà ra. Vì vậy, để giúp học sinh có được đời sống tinh thần và học tập lành mạnh cần hướng dẫn học sinh cách sử dụng mạng xã hội sao cho có ích nhất, như việc trao đổi, chia sẻ các bài học hay, các tấm gương vượt khó trong cuộc sống, những việc tử tế Cũng cần cho học sinh biết một số quy định cụ thể của pháp luật về tội lạm dụng tình dục trẻ em cũng như tội buôn bán người qua biên giới.
Căn cứ Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội mua bán người như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì động cơ đê hèn;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Đối với từ 02 đến 05 người;
g) Phạm tội 02 lần trở lên.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
đ) Đối với 06 người trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5 hành vi quấy rối tình dục trẻ em sẽ bị phạt tù theo quy định mới
Từ 1/7, cơ quan điều tra bắt đầu áp dụng hàng loạt tội danh mới để xử lý người có hành vi xâm hại tình dục nạn nhân dưới 16 tuổi.
Bộ luật Hình sự 2015 (hiệu lực từ ngày 1/7) dành 5 điều luật quy định mức phạt với người có hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Điều 142: tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi 
Người có hai hành vi sau đây sẽ bị cáo buộc phạm tội này. Thứ nhất, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu, thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ. Thứ hai, hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. 
Khung hình phạt cho hai hành vi này từ 7 đến 15 năm tù.
Nếu bị xác định có tính chất loạn luân, làm nạn nhân có thai, phạm tội hai lần trở lên, có tổ chức, nhiều người hiếp một người, phạm tội với người dưới 10 tuổi, làm nạn nhân chết hoặc tự sát , người phạm tội sẽ bị phạt từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 144: tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 
Bộ luật Hình sự quy định người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác thì bị phạt tù 5-10 năm.
Những mức hình phạt sẽ tăng cao dần khi người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng nghiêm trọng như: làm nạn nhân có thai, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11-45%, biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội
Tương tự như tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, thủ phạm cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi sẽ phải đối mặt khung hình phạt 12-20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.
Điều 145: tội Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi 
Chủ thể phạm tội của tội này là người đủ 18 tuổi trở lên, có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Người phạm tội bị phạt sẽ bị phạt tù thấp nhất một năm, cao nhất 5 năm. 
Nếu có thêm các hành vi nguy hiểm như: phạm tội hai lần trở lên, phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh, biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội sẽ bị áp dụng khung hình phạt 3-15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.
Điều 146: tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi 
Hành vi này được nhận diện qua các dấu hiệu người đủ 18 tuổi trở lên dâm ô với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này đến 12 năm, kèm theo hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong 1-5 năm.
Điều 147: tội Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm 
Để bảo vệ trẻ em khỏi những hành vi phạm tội ở mọi cấp độ, điều 147 xác định hành vi khiêu dâm trẻ em thể hiện ở các dấu hiệu: lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Chủ thể phạm tội là người từ đủ 18 tuổi trở lên, mức án từ 6 tháng đến 3 năm.
Tương tự như các tội trên, người phạm tội cũng sẽ phải chịu khung hình phạt mở rộng đến 12 năm nếu có thêm các tình tiết tăng nặng. Hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Bên cạnh đó, cần trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết để tránh bị lạm dụng như:
Không nói chuyện với người lạ.
Cung cấp cho các em những kiến thức về giới tính.
Cho các em biết những hành vi lạm dụng tình dục trẻ em là phạm pháp; cho các em biết quyền mình được bảo vệ.
Dạy cho các em biết thân thể là tài sản riêng của mình, từ chối những cái ôm hoặc tiếp xúc gây khó chịu.
Không đi vào những chố kín, nơi vắng vẻ một mình khi không có sự đồng ý của bố mẹ.
Để tránh là nạ nhân của tình trạng buôn bán người, cần:
- Không nên đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội; cảnh giác với các mối quan hệ qua mạng xã hội.
- Với những mối quan hệ mà mình có nghi vấn, cần tâm sự với bố mẹ hoặc người thân để nhận được lời khuyên, và không đi chơi xa với những người này.
- Khi chưa thể biết rõ địa chỉ, quan hệ, công việc hiện tại của họ, tuyệt đối không được làm theo những gợi ý, đề nghị của kẻ đó. Đặc biệt, với những lời rủ rê đi làm ăn xa, công việc thì nhàn hạ nhưng thu nhập lại cao, thì hãy tin rằng đó chính là một cái bẫy đang chờ mình sa chân. 
- Cũng nên đề cao cảnh giác trước những lời mời gọi, rủ rê đi chơi, thăm quan tại các địa bàn giáp biên của những người lạ, kể cả là người trong họ hàng, nhưng đã rời xa quê hương nhiều năm và hiện không thể biết họ đang làm công việc gì. Nếu thấy không yên tâm thì nên từ chối ngay.
- Quan trọng nhất là phải nói rõ dự định của mình cho nhiều người thân trong gia đình biết, và nên rủ những người mà mình tin tưởng cùng đi. Với những lời mời ra nước ngoài du lịch, tham quan, dự hội thảo, biểu diễn nghệ thuậtthì càng phải thận trọng hơn nữa.
- Để phòng tránh rủi ro khi đi làm ăn xa, trước khi quyết định rời xa quê hương để đi tìm việc làm, bạn nên tìm hiểu những thông tin liên quan và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bởi vì điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của bọn buôn người.
2.3.2. Tích cực động viên học sinh đến trường
Đây có lẽ là hoạt động quan trọng và có ý nghĩa nhất vì với các em nữ ở độ tuổi THPT là người d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_giao_duc_hoc_sinh_nu_dan_toc_thie.doc