SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Nguyễn Trãi - Thành phố Thanh Hóa

SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Nguyễn Trãi - Thành phố Thanh Hóa

Trường THPT Nguyễn Trãi được thành lập năm 1994, đến tháng 5/2010 trường được chuyển đổi sang trường THPT công lập theo Quyết định số 1825/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn gặp nhiều khó khăn (do sử dụng chung khuôn viên với Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hoá). Vì những lý do trên mà chất lượng tuyển sinh đầu vào chưa cao so với các trường THPT trên cùng địa bàn (như Hàm Rồng, Đào Duy Từ). Chất lượng đầu vào chưa cao gây khó khăn cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại trà nói chung cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” và “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời .; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.”

 

doc 19 trang thuychi01 4151
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Nguyễn Trãi - Thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - THÀNH PHỐ THANH HÓA
Người thực hiện: Bùi Nguyên Tiến
Chức vụ: Hiệu trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngoài giờ lên lớp
THANH HÓA, NĂM 2016
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trường THPT Nguyễn Trãi được thành lập năm 1994, đến tháng 5/2010 trường được chuyển đổi sang trường THPT công lập theo Quyết định số 1825/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn gặp nhiều khó khăn (do sử dụng chung khuôn viên với Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hoá). Vì những lý do trên mà chất lượng tuyển sinh đầu vào chưa cao so với các trường THPT trên cùng địa bàn (như Hàm Rồng, Đào Duy Từ). Chất lượng đầu vào chưa cao gây khó khăn cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại trà nói chung cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” và “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.”
 Giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) là một trong những hoạt động giúp cho học sinh nói chung, học sinh trường THPT Nguyễn Trãi nói riêng khắc phục được một phần những khiếm khuyết trong cuộc sống, nâng cao kỹ năng sống và là cách thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng về giáo dục hiện nay. 
Theo quy định tất cả các chủ đề của từng tháng các lớp học sinh đều phải thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chủ đề trước toàn trường sẽ giúp các em học sinh tự tin hơn, tự khẳng định năng lực bản thân, thân thiện hơn trong giáo tiếp, ứng xử, năng động tự chủ hơn trong sinh hoạt tập thể, tích cực hăng hái hơn trong học tập. Vì lý do nói trên, tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Nguyễn Trãi – Thành phố Thanh Hóa” để nghiên cứu và thực hiện ở trường THPT Nguyễn Trãi.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài đi sâu tìm hiểu tâm lý lứa tuổi, sở thích của học sinh nhà trường, đồng thời căn cứ vào chương trình Giáo dục ngoài giờ lên lớp của Bộ Giáo dục& Đào tạo để vận dụng các chủ đề phù hợp với học sinh nhà trường, đảm bảo học sinh yêu thích, hoạt động có hiệu quả. 
3. Đối tượng Nghiên cứu.
Từ việc nhận thức vị trí vai trò và thực trạng của hoạt động GDNGLL, qua thực tiễn chỉ đạo hoạt động này. Trong khuôn khổ có hạn của bản Sáng kiến, tôi chỉ trình bày một vài kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động GDNGLL theo chủ đề trong năm học tại trường THPT Nguyễn Trãi, mỗi chủ đề chỉ định một lớp thực hiện trước toàn trường, cùng giao lưu, tương tác với học sinh toàn trường. Từ đó rút ra những bài học cho quá trình chỉ đạo tổ chức hoạt động GDNGLL và khẳng định HĐGD NGLL là một trong những cách để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. 
4. Phương pháp nghiên cứu.
	Từ việc xây dựng cơ sở lý luận; điều tra tìm hiểu tâm lý lứa tuổi của học sinh nhà trường, trên cơ sở phân phối chương trình của nội dung GDNGLL, với cương vị là thành viên của BGH phụ trách GDNGLL tôi giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp cùng với ban hoạt động GDNGLL của nhà trường xây dựng và viết kịch bản cho từng chủ đề, và thực hiện trong tháng. Trong mỗi buổi hoạt động trước toàn trường đều có quay phim, ghi hình để tổng kết đánh giá và xếp loại. Từ đó rút kinh nghiệm cho từng chủ đề để những năm học tới làm tốt hơn. Các lớp đều phải thực hiện đủ các chủ đề của từng tháng đồng thời phải chuẩn bị thật tốt một chủ đề theo sự phân công để thực hiện trước toàn trường vào tiết 1 đầu tuần của tháng. Cũng chính vì vậy mà các lớp phải thi đua chuẩn bị thật tốt để thể hiện trước toàn trường.
PHẦN II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận.
	Hoạt động GDNGLL là hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm góp phần thực tế quá trình đào tạo  học sinh được diễn ra xen kẽ hoặc nối tiếp quá trình dạy học trên lớp do nhà trường tổ chức. 
1.1. Vị trí của hoạt động GDNGLL.
- Một bộ phận cấu thành hoạt động dạy học giáo dục ở nhà trường. Theo 
cách phân chia hiện nay, hoạt động dạy giáo dục trong nhà trường được chia 
thành 2 bộ phận: 
+ Hoạt động dạy và học trên lớp. 
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
Mỗi bộ phận có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp chỉ đạo riêng 
nhưng đều tham gia tích cực vào thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. 
Những năm gần đây do yêu cầu cấp bách của công tác hướng nghiệp dạy nghề phục vụ nền kinh tế xã hội, hoạt động hướng nghiệp – dạy nghề đã tách ra thành một bộ phận riêng. 
- Là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội.
1.2. Nguyên tắc triển khai hoạt động GDNGLL.
- Phải thực hiện đúng mục tiêu đào tạo theo tinh thần Nghị quyết TW2 
khóa VIII và nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Phải căn cứ vào chỉ thị năm học của Bộ GD & ĐT về nhiệm vụ năm học đối với từng ngành học, bậc học và cấp học. Đặc biệt với giáo dục phổ thông. Đảm bảo thực hiện giáo dục toàn diện: Giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối 
sống, giáo dục thể chất, pháp luật, quốc phòng, dân số, môi trường 
	- Hoạt động GDNGLL phải là hoạt động tự nguyện của học sinh, phát huy tính tự giác, tự quản của từng học sinh. 
- Phải huy động được sự tham gia của cộng động để phát huy vai trò của 
nhà trường với xã hội và tận dụng sự đóng góp của cộng đồng vào giáo dục đào tạo. 
1.3. Chức năng của hoạt động GDNGLL.
a. Củng cố, mở rộng, khơi sâu năng lực nhận thức các bộ môn văn hóa, 
khoa học. 
	- Trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách tài năng và định hướng nghề 
nghiệp cho học sinh. 
	- Thông qua các hoạt động tập thể, tạo điều kiện để học sinh hòa nhập vào 
cuộc sống cộng đồng và thấy trách nhiệm của bản thân mình với sự phát triển của cộng đồng. 
b. Phát huy tác dụng của nhà trường với đời sống xã hội, tạo điều kiện để 
cộng đồng tham gia giáo dục đào tạo trong nhà trường. 
1.4.Tính chất của hoạt động GDNGLL.
	- Bình diện hoạt động rộng. 
	- Dựa vào sự tham gia của các lực lượng, chia hoạt động GDNGLL thành 2 bộ phận: HĐ GDNGLL trong trường và HĐ GDNGLL  ngoài trường. 
+ Hoạt động GDNGLL trong trường: các hoạt động theo chủ đề hàng tháng, hoạt động văn nghệ, báo chí, thể thao, đội tự quản, câu lạc bộ, vệ sinh, môi trường, thi thanh lịch, hành trang tri thức, kỷ niệm các ngày lễ ngày truyền thống. 
+ Hoạt động giáo dục GDNGLL ngoài nhà trường: Giao lưu, tham quan du lịch, cắm trại, lễ kết nghĩa với các đơn vị, địa phương. 
- Tổ chức giáo dục với cả 2 bộ phận trên vừa phục vụ cho việc nắm bắt tri  thức rèn luyện kỹ năng, giáo dục nề nếp kỷ cương vừa giúp các em thâm nhập thực tế tạo điều kiện để học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. 
- Mang tính quy luật đặc thù của quá trình giáo dục học sinh. 
- Là hoạt động giáo dục xã hội đặc biệt của con người; thông qua các hoạt động làm thay đổi bản chất nhân cách bên trong của học sinh. 
- Là điều kiện để bộc lộ năng lực, tính cách: từ đó người thầy phát hiện và điều chỉnh hợp lý cho sự phát triển của học sinh. 
- Hoạt động giáo dục phức tạp, có thể mọi nơi mọi lúc, không chỉ trong giờ lên lớp mà ngay cả lúc vui chơi, dạy nghề, tham quanngay trong mỗi hoạt động đó phải đảm bảo thống nhất và đầy đủ 2 yếu tố trí và đức, nhận thức và điều chỉnh hành động đúng. 
- Hoạt động GDNGLL có khả năng làm nảy sinh những tình cảm 
năng lực mới theo những định hướng nhất định. 
- Tính đa dạng về mục tiêu: Qua hoạt động GDNGLL không chỉ đạt giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức mà còn đạt nhiều mục tiêu về trí dục, thể dục, mỹ dục và lao động. Cụ thể:
+ Về trí dục: Mở rộng, hiểu sâu bản chất kiến thức cơ bản cho các môn văn hóa đã học trên lớp. 
+ Về đạo đức: ý thức chính trị, quan điểm nhìn nhận một vấn đề sự vật, tác phong làm việc, ý thức tập thể. 
+ Thể dục: Rèn luyện sức khỏe, tinh thần tập thể, tự tin trước tập thể. 
+ Mỹ dục: Bồi dưỡng nâng cao tri giác cảm thụ cái đẹp, biết làm đẹp và đưa cái đẹp vào cuộc sống. 
+ Lao động: Rèn luyện khả năng lao động, ý thức nâng cao năng suất hiệu quả lao động, trân trọng thành quả lao động, biết cách tổ chức lao động hợp lý.
- Tính năng động của chương trình kế hoạch:  Kế hoạch chỉ đạo tổ chức hoạt động GDNGLL phải được xây dựng dựa trên những cơ sở nhất định: 
+ Mục tiêu năm học, cấp học. 
+ Tình hình cụ thể nhà trường. 
+ Tình hình thực tế địa phương. 
+ Nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn trong năm học. 
+ Đặc điểm, tâm lý của học sinh khu vực trường đóng; khi tổ chức cho mỗi hoạt động, kế hoạch đầu năm phải được điều chỉnh hấp dẫn sinh động, phù hợp với tâm lý không máy móc.
	- Tính đa dạng phong phú về nội dung hình thức và tính phức tạp về kiểm 
tra đánh giá, hoạt động GDNGLL mang tính tự nguyện tự giác và tự quản cao nên nhà trường không thể áp đặt mà người quản lý phải xuất phát từ nguyện vọng, sự hứng thú của các em hướng các em vào hoạt động sáng tạo. 
Việc kiểm tra đánh giá đề vừa động viên vừa đạt mục đích dựa trên một cơ 
sở nhất định đó là việc chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá cho từng công đoạn, từng khâu cụ thể trong từng hoạt động. Do đó người quản lý phải định trước, đón trước những điều kiện và những diễn biến trong quá trình thực hiện để định ra các chỉ tiêu phù hợp. Nghĩa là cán bộ quản lý phải lấy trí tuệ của tập thể để xây các chỉ tiêu, không chủ quan đồng thời khắc phục được những khuyết điểm. 
	- Tính hiệu quả: Trong mỗi hoạt động có những nguyên tắc riêng, hoạt 
động GDNGLL mang tính mục đích nhất định từ tính mục đích để định ra nội 
dung hình thức và nếu thu hút huy động càng nhiều trí tuệ, sức lực và tài năng 
của học sinh thì tính hiệu quả càng cao, hiệu quả giáo dục cao hơn. Có những hoạt động mang tính hiệu quả lâu dài trong tương lai. Nên dù tổ chức hoạt động nào đó, không chỉ tính hiệu quả trước mắt mà phải nhìn thấy những hiệu quả tiềm ẩn  góp phần vào sự nghiệp trồng người. 
1.5. Quan hệ giữa giáo dục trên lớp và GDNGLL.
- Hai hoạt động này đều thống nhất với nhau về mục đích giáo dục. 
- Thống nhất về đối tượng tác động. 
- Thống nhất về hành động của học sinh. 
- Hai loại hoạt động hỗ trợ lẫn nhau để cùng đạt mục đích giáo dục.
- Đối tượng của hoạt động GDNGLL là tính tri thức, những kinh nghiệm lịch sử, những giá trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo chưa được thể hiện trong nội dung các môn văn hóa.
- Còn hoạt động trong giờ lên lớp là những kiến thức của các môn văn hóa cơ bản đã thể hiện đủ trong SGK. 
- Hành động của hoạt động giáo dục trên lớp cũng như ngoài giờ lên lớp 
đều là hành động trí tuệ nhưng ở HĐNGLL tính phong phú về hoạt động trí tuệ lớn hơn và con đường đến với nhận thức của học sinh dễ dàng hơn, mức độ nhẹ nhàng hơn. Do đó trong kế hoạch năm học của người quản lý phải cân đối cho cả hoạt động giáo dục trên lớp và GDNGLL. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Vài nét về tình hình trường THPT Nguyễn Trãi -TP Thanh Hóa.
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Thanh Hóa. Trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thi trường, thành phố luôn đi đầu về tăng trưởng và phát triển trên mọi mặt. Đi đôi với sự phát triển, những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng thâm nhập vào cuộc sống của người dân Thành phố, cản trở không ít cho sự phát triển. Học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi đại bộ phận là con em lao động phổ thông, đối tượng nghèo và cận nghèo còn nhiều. Vì vậy chất lượng đầu vào chưa cao do chưa được quan tâm đầy đủ của các bậc phụ huynh. Trong gần 22 năm qua, được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, các cấp chính quyền nhà trường đã đạt được một số thành tích nhất định. Trường THPT Nguyễn Trãi đã xây dựng được uy tín về chất lượng giáo dục, được nhân dân thành phố đánh giá cao trong công tác quản lý kỷ cương, nề nếp học sinh. Những năm qua, nhà trường có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh; đặc biệt năm 2004, nhà trường có 01 học sinh đạt giải Nhì môn Lịch sử Quốc gia; giải Nhất về thi sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2009 và có học sinh đạt 04 huy chương (02 vàng, 01 bạc, 01 đồng) tại giải Điền kinh và Cờ vua học sinh phổ thông toàn quốc năm 2011; 04 học sinh đạt Huy chương Đồng tại HKPĐ toàn quốc lần thứ 8 năm 2012; Nhà trường có 01 học sinh đạt giải Bạc năm học 2012-2013, 01 học sinh đạt giải Đồng tại kỳ thi Giải toán trên mạng Internet quốc gia; 06 giải Khuyến khích tại Hội thao GDQPAN toàn quốc năm học 2013 - 2014. Năm 2006, năm đầu tiên thực hiện cuộc vận động “Hai không” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, tỷ lệ đậu tốt nghiệp của nhà trường đạt 96,28%; nằm trong tốp 10 trường có tỉ lệ đậu tốt nghiệp cao nhất của tỉnh Thanh Hoá. Trong những năm học gần đây, tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm luôn đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ học sinh đậu ĐH, CĐ, THCN luôn đạt từ 70% trở lên. 
Trong 06 năm học vừa qua, tỉ lệ học sinh đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 THPT Nguyễn Trãi năm sau luôn cao hơn năm trước, chất lượng đầu vào ngày càng tăng.
Với những thành tích đã đạt được của thầy và trò trường THPT Nguyễn Trãi; nhà trường đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen (năm học 2010-2011); Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ, Trung ương Hội Khuyến học tặng Bằng khen; Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá công nhận tập thể lao động xuất sắc và được nhận nhiều giấy khen của các cấp, các ngành. Có thể nói, qua 20 năm phát triển và đi lên của trường THPT Nguyễn Trãi nhiều lớp học sinh đã trưởng thành, góp phần tạo nguồn nhân lực cho địa phương và đất nước.
2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường trong thời gian vừa qua tại trường.
- Các hoạt động giáo dục của trường được quan tâm đầy đủ toàn diện, thu được kết quả tốt, được tập thể hội đồng Nhà trường đánh giá cao, học sinh hứng thú, chủ động tích cực tham gia.
- Lãnh đạo nhà trường nhận thức đầy đủ vai trò của hoạt động GDNGLL, 
nên đã quyết làm đổi mới cách tổ chức để nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 
- Nội dung hoạt động GDNGLL thực hiện theo đúng phân phối chương trình quy định của Bộ GD&ĐT: 
Tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. 
Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo 
Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng. 
Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
Tháng 4: Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác. 
Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ 
Tháng 6,7,8: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. 
Nội dung các hoạt động được thiết kế phục vụ cho chủ đề giáo dục của tháng đảm bảo phù hợp với lứa tuổi nhu cầu của học sinh. Chú trọng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc thiết kế, tổ chức, điều hành hoạt động  với 4 hình thức hoạt động sau: 
- Hoạt động chính trị, xã hội, đạo đức pháp luật 
- Hoạt động phục vụ học tập và tìm hiểu khoa học, hướng nghiệp
- Hoạt động lao động công ích xã hội. 
- Hoạt động thể thao quốc phòng , tham quan du lịch.
* Các bước tổ chức của từng hoạt động GDNGLL 
- Làm tốt công tác tuyên truyền trước thời gian diễn ra các chủ đề bằng hình thức tuyên truyền trong các giờ sinh hoạt, Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với cha mẹ học sinh tuyên truyền, động viên học sinh, tìm hiểu các năng khiếu của các em. 
- Giao cho Đoàn Thanh niên, kết hợp với ban tổ chức hoạt động GDNGLL tổ chức chỉ đạo ngày truyền thống: tùy theo từng hoạt động mà định nội dung, hình thức, định số lượng các thành viên của Ban tổ chức chỉ đạo. Phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên Ban Tổ chức. 
+ Chuẩn bị kinh phí: phải huy động thật hợp lý ở nhiều nguồn kinh phí 
khác nhau như: kinh phí sự nghiệp, quỹ Hội phụ huynh học sinh, nguồn quỹ tự có. Phải dự kiến quy mô của từng hoạt động để chi tiêu cho từng hoạt động đúng kế hoạch (vai trò chủ yếu thuộc về Giáo viên chủ nhiệm). 
+ Kiểm tra đánh giá: Đây là khâu phức tạp nhất trong quá trình quản lý hoạt  động GDNGLL; vai trò của ban GDNGLL là rất lớn nên phải thành lập tổ giám khảo cho từng hoạt động, lập biểu điểm để đánh giá công bằng khách quan tạo sự thi đua nỗ lực giữa các cá nhân và tập thể học sinh. Sau mỗi hoạt động phải nhận xét lớp làm tốt, lớp làm chưa tốt. Cuối kỳ, cuối năm khen thưởng cho những lớp tổ chức tốt.
3. Các giải pháp đã áp dụng.
3.1 Xây dựng kế hoạch: Lãnh đạo nhà trường lên kế hoạch từ đầu năm học, xác định đây là hoạt động giáo dục bắt buộc học sinh toàn trường phải tham gia và triển khai các yêu cầu tới ban GDNGLL, giáo viên chủ nhiệm các lớp. Giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch tới học sinh và giao nhiệm vụ cho học sinh. Trong kế hoạch định rõ thời gian, mục đích yêu cầu, biện pháp tổ chức, người tổ chức, lực lượng tham gia và dự kiến kinh phí đầu tư cho hoạt động đó. 
3.2 Các bước tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục theo các chủ đề được thực hiện trước toàn trường.
a. Công tác chuẩn bị.
- Đối với nhà trường: Ngay từ đầu năm học đã kiện toàn “Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, với sự chỉ đạo trực tiếp của một đồng chí trong ban giám hiệu.
- Đối với Ban GDNGLL: Ban GDNGLL lên kế hoạch từ đầu năm, được sự phê duyệt của giám hiệu và triển khai tới các Giáo viên chủ nhiệm, các lớp học sinh. Các lớp đều phải chuẩn bị các chủ đề theo từng tháng và tổ chức tại lớp. Mỗi tháng ban GDNGLL chỉ định một lớp thực hiện trước toàn trường. Với lớp được chỉ định thực hiện, học sinh phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, đầu tư hơn.
- Đối với các lớp học sinh:
+ Trên cơ sở nội dung theo chủ đề và đã được phân công thực hiện trước toàn trường, GVCN triển khai cho học sinh tham gia xây dựng kịch bản, nhờ chuyên gia giúp đỡ; khi đã có kịch bản nộp về Ban GDNGLL để thẩm định, kiểm duyệt. Đây là bước vô cùng quan trọng, có tính quyết định đến sự thành công của mục đích giáo dục. Vì các lớp đều được thực hiện công khai trước toàn trường nên tự các lớp phải thi đua viết kịch bản để có nội dung hay và phù hợp nhất.
+ Sau khi đã có kịch bản các lớp học sinh tổ chức tập luyện dưới sự hướng dẫn của đạo diễn, GVCN và ban GDNGLL. Ở bước này các lớp có rất nhiều cha mẹ học sinh có chuyên môn, có những người công tác ở các đoàn kịch, ở Sở Văn hóa Thông tin đã ra tay giúp đỡ các cháu nên kết quả đạt được rất cao. Lớp này làm tốt, các lớp sau cũng phải thi đua làm tốt và phụ huynh các lớp đều vào cuộc với tinh thần tự giác, say mê không quản ngày đêm. Có nhiều phụ huynh còn tài trợ thêm cả kinh phí, đem cả vật chất, tài sản của gia đình (tăng âm, loa đài, quần áo, đạo cụ) để phục vụ các cháu. Thậm chí có nhiều phụ huynh nhờ cả nhân viên có chuyên môn của mình để tham gia xây dựng kịch bản và dàn dựng, tập luyện cho các cháu.
Ở bước này GVCN cùng với ban GDNGLL đã phát huy được công sức của cha mẹ học sinh, lôi cuốn cha mẹ học sinh cùng tham gia với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả. Phụ huynh học sinh cũng vì sự thi đua của lớp mà đã tham gia rất nhiệt tình, tạo ra hiệu ứng lan truyền từ lớp này sang lớp khác. Phụ huynh tham gia còn có ý nghĩa trong việc phối hợp với Nhà trường cùng giáo dục các cháu, tạo không khí gần gũi giữa cha mẹ và con cái, giữa các cô,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len_lo.doc