SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng giáo dục tư tưởng đạo đức, phong cách hồ chí minh giúp nâng cao hiệu quả dạy học bài: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc – Giáo dục công dân 10
Xuất phát từ việc thực hiện chỉ thị số 05 – CT/TW, ngày 15/05/2016 của Bộ chính trị (Khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; công văn số 4634/BGDĐT – CT HSSV ngày 21/09/2016 của Bộ GD&ĐT về việc sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường”; công văn số 10946/UBND – VX ngày 12/09/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc triển khai sâu rộng, thực hiện tốt các chỉ thị trên nhằm mục đích giáo dục đạo đức, lí tưởng sống, lòng yêu nước, tác phong làm việc.tới tất cả người dân. Đối với riêng học sinh THPT, một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay sống thiếu lý tưởng, đạo đức xuống cấp, thờ ơ với vận mệnh của đất nước nên việc đẩy mạnh giáo dục họ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng.
Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đang đặt chúng ta trước những yêu cầu và thách thức mới vì thế giáo dục cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân mỗi học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo như mong muốn của Bác Hồ là một việc làm rất cần thiết, rất bức thiết.
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môn GDCD giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục ý thức và hành vi của công dân, hướng công dân trở thành những người có ích trong xã hội. Đây là môn học có nội dung phù hợp để giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua đó góp phần đào tạo nên những thế hệ học sinh có đủ đức, đủ tài đứng lên làm chủ tương lai đất nước.
Từ những lí do nêu trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm vận dụng giáo dục tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp nâng cao hiệu quả dạy học bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc - GDCD 10”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẬN DỤNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BÀI: “CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC – GDCD 10” Người thực hiện: Đoàn Thị Hồng Thắm Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh mực (môn): GDCD THANH HOÁ NĂM 2018 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Xuất phát từ việc thực hiện chỉ thị số 05 – CT/TW, ngày 15/05/2016 của Bộ chính trị (Khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; công văn số 4634/BGDĐT – CT HSSV ngày 21/09/2016 của Bộ GD&ĐT về việc sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường”; công văn số 10946/UBND – VX ngày 12/09/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc triển khai sâu rộng, thực hiện tốt các chỉ thị trên nhằm mục đích giáo dục đạo đức, lí tưởng sống, lòng yêu nước, tác phong làm việc...tới tất cả người dân. Đối với riêng học sinh THPT, một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay sống thiếu lý tưởng, đạo đức xuống cấp, thờ ơ với vận mệnh của đất nước nên việc đẩy mạnh giáo dục họ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng. Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đang đặt chúng ta trước những yêu cầu và thách thức mới vì thế giáo dục cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân mỗi học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo như mong muốn của Bác Hồ là một việc làm rất cần thiết, rất bức thiết. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môn GDCD giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục ý thức và hành vi của công dân, hướng công dân trở thành những người có ích trong xã hội. Đây là môn học có nội dung phù hợp để giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua đó góp phần đào tạo nên những thế hệ học sinh có đủ đức, đủ tài đứng lên làm chủ tương lai đất nước. Từ những lí do nêu trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm vận dụng giáo dục tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp nâng cao hiệu quả dạy học bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc - GDCD 10” 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có thêm một kinh nghiệm, một cách tiếp cận mới trong việc dạy học hiệu quả bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Đề tài nghiên cứu là một tài liệu khoa học trả lời cho câu hỏi: Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như thế nào để nâng cao hiệu quả bài học “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” ? 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về vai trò của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc 1.4. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình hiện nay. + Phương pháp điều tra – quan sát: Quan sát, thăm dò thực trạng để nắm bắt được suy nghĩ của học sinh trong học tập bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” với những phương pháp, cách thức dạy học khác nhau. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy thực nghiệm và đối chứng tại một số lớp học cụ thể để xem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp. Kết quả thực nghiệm sư phạm được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. + Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu thu được sau quá trình thực nghiệm sư phạm. 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Dựng nước và giữ nước cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn đi đôi với nhau đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Sinh thời, trong quá trình lãnh đạo quân và dân ta chống xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một hình mẫu cho việc giải quyết hài hòa quan hệ giữa hai lĩnh vực trên. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng: Bảo vệ Tổ quốc không phải chỉ khi chiến tranh xảy ra mà cần phải chuẩn bị nghiêm túc trong thời bình, sẵn sàng giành thế chủ động. Sự nghiệp xây dựng đất nước, tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải được kết hợp chặt chẽ với nhau, và là yêu cầu tất yếu. V.I.Lê-nin nhấn mạnh rằng "Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ". Thấu triệt quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lê-nin về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Khi kẻ thù trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Người kêu gọi: "Tất cả quốc dân Việt Nam phải đứng dậy bảo vệ Tổ quốc". Hai tháng sau khi đồng bào miền Nam bước vào kháng chiến, ngày 25 tháng 11 năm 1945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị "Kháng chiến, kiến quốc”. Thực dân Pháp và các thế lực phản động đang âm mưu thôn tính nước ta, "cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn còn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng... Giai cấp vô sản vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là "Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết", “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lăng, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng". Những tư tưởng kiên định cùng với niềm mong muốn tột cùng của Người đó là “Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hòa bình, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” chính là kim chỉ nam, là động lực, là niềm tin mãnh liệt để toàn quân và dân ta đứng lên đánh đuổi được kẻ thù xâm lược, dù cho đó là thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Tư tưởng của Người chính là kết tinh của truyền thống đấu tranh giữ nước đáng tự hào của dân tộc ta với truyền thống nhân đạo, yêu tự do, yêu hòa bình mà cha ông đã truyền lại cho chúng ta. Nếu không có tư tưởng của Người làm sao chúng ta có thể vượt qua được những đau thương, mất mát lớn lao như vậy, làm sao chúng ta có thể đánh bại kẻ thù với sức mạnh và sự bạo tàn khủng khiếp đó. Hồ Chí Minh, Người đã hy sinh cả tuổi xuân của mình, cả hạnh phúc dù đơn giản nhất của mình, Người đã dành cả cuộc đời mình vì dân vì nước. Tư tưởng, đạo đức của Người vẫn mãi soi đường chỉ lối cho chúng ta. Ngày nay việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam ta đang đứng trước những thách thức mới, những thách mới, điển hình như: Biển đông, một phần máu thịt của đất Việt Nam ta đang bị dòm ngó, bọ đe dọa chiếm đoạt bởi chính kẻ mà chúng ta đang xem là anh em. Để sống sao cho xứng đáng với cha ông, xứng đáng với niềm tin tưởng của Người chúng ta phải đấu tranh, lúc cần mềm dẻo ta mềm dẻo khi cần phải cứng rắn ta cứng rắn thì mới giữ được toàn vẹn lãnh thổ. Làm được điều này thì chúng ta phải luôn cần một ngọn đuốc soi đường chỉ lối, luôn cần một niềm tin để sống và chiến đấu đó chính là tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Vì những lẽ đó nên việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm vô cùng cần thiết. Làm tốt việc này chúng ta sẽ giúp thế hệ trẻ có động lực, có niềm tin, ý thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Một điều quan trọng nữa đó là: tình cảm của toàn thể người dân Việt Nam dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh rất lớn lao, rất mãnh liệt. Từ nhỏ các em học sinh đã được nghe kể truyện về Bác, được xem những hình ảnh vô cùng gần gũi thân thương của Bác với nhân dân, đặc biệt là tình yêu vô bờ mà Bác dành cho thanh thiếu nhi Việt Nam. Chính vì vậy khi dạy học nói chung, dạy học bộ môn GDCD nói riêng việc kết hợp giữa giáo dục tư tưởng đạo đức, phong cách của Bác Hồ với việc dạy học kiến thức bộ môn sẽ gây hứng thú, tác động vào chính tâm tư tình cảm của học sinh. Đó chính là cơ sở tâm lý học giúp học học tập chủ động và đạt hiệu quả cao. 2.2. Thực trạng của đề tài Từ thực tiễn quá trình dạy học đồng thời thông qua việc tìm hiểu, điều tra từ giáo viên và học sinh ở các trường THPT trên địa bàn; tổng hợp các thông tin có được khi tìm hiểu trên các phương tiện thông tin tôi nhận thấy trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học nội dung “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” tồn tại những thực trạng sau: + Đối với giáo viên: - Hầu hết giáo viên đều quan tâm đến việc vận dụng kiến thức liên môn, về tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc dạy học kiến thức bộ môn. - Đa số giáo viên gặp khó khăn trong việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh kết hợp với dạy học kiến thức bộ môn GDCD nói chung, nội dung “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói riêng” - Nhiều giáo viên còn ngại tìm hiểu, nghiên cứu để bổ sung nội dung mới về tư tưởng đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh vào các bài dạy. Đa số vận dụng các kiến thức bắt buộc theo như yêu cầu của các công văn, chỉ thị của các cấp quản lí giáo dục + Đối với học sinh: - Đa số học sinh có hứng thú khi được nghe những câu chuyện, những hình ảnh, video về Bác Hồ. Các em dễ xúc động và dễ tiếp cận, tiếp thu kiến thức chuyên môn. - Một bộ phận các em học sinh còn thờ ơ với môn học, một bộ phận chưa có ý thức cao trong việc học tập các kiến thức quan trọng của môn học. - Nhiều học sinh không những thiếu hứng thú với việc học tập nội dung “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” mà thực tế họ khá thờ ơ với hiện thực đất nước, với sứ mệnh “bảo vệ tổ quốc” trong tình hình hiện nay 2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề Ý thức được tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy học và giáo dục học sinh. Tôi đã áp dụng hiệu quả vào dạy học đối tượng học sinh lớp 10 trong bài dạy “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” bằng các giải pháp được trình bày sau đây. 2.3.1. Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu sâu sắc về lòng yêu nước. Để giúp học sinh hiểu rõ được khái niệm lòng yêu nước giáo viên có thể kể những câu chuyện, chiếu những hình ảnh hoặc video về Bác Hồ. Chẳng hạn GV có thể kể câu chuyện về Bác Hồ với một người bạn trước khi Người lên đường cứu nước, câu chuyện Bác làm phụ bếp trên chuyến tàu giúp Bác rời quê hương lên đường cứu nước. Ví dụ 1: Hoạt động dạy và học nội dung: Lòng yêu nước là gì? Hoạt động của GV và HS Nội dung trình chiếu, ghi bảng - GV: Giáo viên trình chiếu video, hình ảnh về những người con đất Việt sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ tổ quốc - GV: Kể câu chuyện về Bác Hồ trước khi Người lên đường đi cứu nước - Học sinh theo dõi - GV: Đọc cho học sinh nghe đoạn thơ trích trong bài thơ “Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên - GV: Đặt vấn đề: Những chiến sĩ Việt Nam mà các em thấy trong video và Bác Hồ kính yêu của chúng ta có đặc điểm gì chung? - HS: trả lời - GV: Chốt lại vấn đề: Các chiến sĩ và Bác đều có điểm chung là lòng yêu nước cháy bỏng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của mình, tính mạng của mình để bảo vệ tổ quốc. - HS: Tiếp thu - GV: Vậy lòng yêu nước là gì? Các em hiểu thế nào về lòng yêu nước? - HS: Trả lời GV: Chốt lại vấn đề ...Một vị trí thức ở Sài Gòn kể lại cho tôi: "Trong khi còn học ở trường Chasseloup–Laubat, tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng một lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà phê của Pháp xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước. Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy. Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem. Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi: "Anh Lê, anh có yêu nước không?" Tôi ngạc nhiên và đáp: "Tất nhiên là có chứ!" "Anh có thể giữ bí mật không?" "Có". "Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm Anh muốn đi với tôi không?" "Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?" "Đây, tiền đây" – Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay – "Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?" Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ về cuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi đoán là anh ta đã đi ngoại quốc. Anh ta đi bằng cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ tịch của chúng ta ngày nay". + “Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng Ôi tổ quốc! nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông” Lòng yêu nước là tình yêu quê hương đất nước và tinh thân sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc 2.3.2. Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu, nắm vững được truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Yêu nước là một truyền thống đạo đức thiêng liêng và cao quý của dân tộc Việt Nam. Vì thế việc giáo dục cho học sinh hiểu biết, nắm vững, khắc sâu và tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Đối với nội dung kiến thức này giáo viên có thể tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc dạy học kiến thức, nội dung bộ môn. Cụ thể giáo viên có thể dẫn dắt: Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước” + Đối với biểu hiện của lòng yêu nước: Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. GV dẫn dắt: Năm 1941, sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác Hồ mới về lại quê hương, Bác đặt bước chân đầu tiên lên đất Cao Bằng, Bác vô cùng xúc động khi sau bao năm mới được trở về quê hương, Người đã cầm trên tay nắm đất và hôn nó trên môi. Qua hình ảnh đó chúng ta mới thấy tình yêu quê hương đất nước của Bác Hồ mới lớn lao và mãnh liệt dường nào. + Đối với biểu hiện của lòng yêu nước: Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc có thể thực hiện theo hướng sau: Giáo viên: Tổ chức chia nhóm cho học sinh thi kể chuyện về Bác Hồ trong hành trình Người đi tìm đường cứu nước. Các câu chuyện có thể do học sinh tự tìm hiểu từ trước hoặc giáo viên cung cấp cho các em đọc trước. Sau khi học sinh kể các câu chuyện giáo viên phân tích, đánh giá và kết luận: Con đường cứu nước Bác đã đi không bằng phẳng mà ngược lại vô cùng gian nan, khổ cực. Chỉ có những con người có trái tim thương yêu đồng bào bao la, có lòng yêu nước lớn lao, có đức hy sinh cao cả cho dân tộc mới đủ sức vượt qua. Trên hành trình ấy Bác Hồ đã nhiều lần phải bật khóc, năm 1909 tại Bình Thuận Bác đã khóc khi thấy rất nhiều người ngư dân lặn hụp trong sóng biển để kéo con tàu Pháp vào bờ; Bác đã khóc tại Bờ Biển Ngà (Châu Phi) khi thấy nhiều em nhỏ da đen lặn tìm những đồng xu do bọn thực dân ném xuống qua các mạn tàu Bác đã khóc, giọt nước mắt của Người không khóc cho sự vất vả, khó khăn của mình mà khóc cho những người bị đàn áp, bị áp bức dù đó là người dân Việt Nam hay một người da đen ở một quốc gia bất kì nào. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng tình yêu thương của bác là vĩ đại, là lớn lao, nó vượt xa rất nhiều những mong muốn và suy nghĩ của bất kì ai, tình thương ấy, sự hi sinh cao thượng ấy đã giúp Bác vượt qua rất nhiều khó khăn trên còn đường cứu nước của mình. Giáo viên có thể dẫn thêm rằng: Bác Hồ kính yêu trong cuộc đời cùa mình đã có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc đó là “Đất nước được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Thông qua những câu chuyện, những vấn đề được dẫn dắt như trên học sinh sẽ hiểu sâu sắc rằng: Bác Hồ của chúng ta lúc Người vui nhất là lúc dân ta tự do, đất nước độc lập, khi Người buồn nhất là người dân còn bị áp bức, bị đàn áp bóc lột. + Đối với biểu hiện của lòng yêu nước: Đoàn kết kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. Với nội dung này giáo viên có thể dẫn dắt: Đoàn kết là sức mạnh nội sinh của dân tộc ta, là một truyền thống đạo đức thiêng liêng và cao quý. Bác Hồ đã luôn quan tâm và nhấn mạnh để chúng ta hiểu rẳng chỉ có đoàn kết chúng ta mới có được sức mạnh để đánh tan mọi kẻ thù xâm lược dù cho chúng hùng mạnh ra sao, tàn ác thế nào. Người đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Người đã sáng tác bài thơ rất hay, ý nghĩa để giáo dục chúng ta: Con cáo và tổ ong Tổ ong lủng lẳng trên cành Trông đầy mật nhọng ngon lành lắm thay Cáo già nhè nhẹ lên cây Định rằng lấy được ăn ngay cho giòn Ong thấy cáo muốn cướp con Kéo nhau sum lại vây tròn cáo ta Châm đầu, châm mắt cáo già Cáo già đau quá phải sa xuống rồi Ong kia yêu giống, yêu nòi Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi Bây giờ ta thử so bì Ong còn đoàn kết huống chi là người! Nhật, tây áp bức giống nòi Ta cần đoàn kết để đòi tự do. + Đối với biểu hiện của lòng yêu nước: Cần cù sáng tạo trong lao động Giáo viên có thể kể câu chuyện Bác Hồ học ngoại ngữ. Bác của chúng ta làm phụ bếp trên con tàu của Pháp, phục vụ hơn 1000 người. Bác dạy từ tờ mờ sáng, làm quần quất đến nửa đêm. Vậy mà Bác vẫn dành thời gian cho việc học ngoại ngữ, Bác lao động vất vả để lấy tiền nuôi sống bản thân, để làm cách mạng còn học ngoại ngữ để hiểu, để giao tiếp với người khác, để viết báo tuyên truyền cách mạng. Giáo viên nêu bật lên tinh thần hăng say lao động bất chấp mọi khó khăn, gian khổ: Khi ỏ Pháp, đêm lạnh Bác dùng viên gạch nung đỏ để ở dưới gầm giường sưởi ấm. Ở thủ đô Luân Đôn tráng lệ nhưng Bác của chúng ta vẫn làm nghề quét tuyết, đêm về trời rất lạnh dưới độ âm. “Người nhớ chăng gió rét thành Ba – Lê (Pari) Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa băng giá Và sương mù thành Luân Đôn ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya (Chế Lan Viên)” Là một người yêu lao động, không quản ngại gian nan trong lao động, Người đã dạy chúng ta: “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua” Thông qua những câu chuyện và vấn đề dẫn dắt trên giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc về tấm gương lao động cần cù, không quản khó nhọc của Bác. Học sinh sẽ ý thức được lao động không chỉ để nuôi sống bản thân, giúp ích cho gia đình mà lao động còn giúp chúng ta xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 2.3.3. Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu, nắm vững được trách nhiệm của công dân trong xây dựng tổ quốc. Với nội dung này giáo viên nên nhấn mạnh đến lời dạy của Người đối với thanh niên: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Hay là “Đâu cần thanh niên có – Đâu khó có thanh niên”. Thông qua đó giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu rằng Bác rất tin tưởng, mong muốn và kì vọng thế hệ thanh niên ngày nay sẽ luôn cố gắng học tập, rèn đức, luyện tài để xây dựng tổ quốc ta vững mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu. Để học sinh ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình trong việc học tập, rèn đức luyện tài để xây dựng tổ quốc giáo viên có thể đọc lại lời căn dặn thiết tha của Bác Hồ trong thư Bác gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay ko, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu" Nhằm giúp học sinh ý thức được rằng việc làm tốt dù là rất nhỏ của mình cũng góp phần xây dựng đất nước tươi đẹp, giàu mạnh giáo viên nên dẫn dắt và kể cho học sinh nghe câu truyện về Bác: Biển cả do cái gì tạo nên? Ví dụ 2: Hoạt động dạy và học nội dung: Trách nhiệm xây dựng tổ quốc Hoạt động của GV và HS Nội dung trình chiếu, ghi bảng - GV: Dẫn dắt vấn đề: Ngày nay chúng ta được sống trong một đất nước hòa bình. Các em được cắp sách đến trường để h
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_van_dung_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_p.doc