SKKN Một số biện pháp chỉ đạo các trường tiểu học cập nhập và xử lý dữ liệu trên phần mềm PCGD – XMC

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo các trường tiểu học cập nhập và xử lý dữ liệu trên phần mềm PCGD – XMC

Như chúng ta đã biết, Phổ cập giáo dục là công tác quan trọng của Bộ GD&ĐT trong những năm vừa qua, với mục tiêu hoàn thành phổ cập cho 3 bậc học: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và tiến tới phổ cập bậc trung học phổ thông. Trong công tác Phổ cập giáo dục, việc thống kê, tổng hợp các số liệu là rất quan trọng và là một trong những căn cứ để công nhận mức độ đạt chuẩn của các đơn vị; những năm trước việc tổng hợp số liệu được thực hiện thủ công bằng giấy tờ, hoặc các bảng tính Excel, sau đó sử dụng các phần mềm riêng của các tỉnh, thành đặt hàng các công ty viết. Các trường, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT chuyển số liệu qua lại thông qua đường giấy tờ thông thường hoặc gửi file[5]. Trước thực trạng đó, Phần mềm Quản lý thông tin Phổ cập giáo dục - Chống mù chữ là phần mềm được Bộ GD&ĐT triển khai cho toàn bộ các đơn vị xã/phường trên toàn quốc, nhằm hỗ trợ các nhà trường, Phòng và Sở GD&ĐT trong công tác điều tra, thống kê tình hình phổ cập giáo dục theo từng độ tuổi tương đương với các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên phạm vi quản lý. Trên cơ sở đó, lập ra các báo cáo Phổ cập giáo dục theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT, góp phần tin học hoá công tác quản lý PCGD - CMC ở tất cả các cấp quản lý; đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn thông tin chính xác, thống nhất, nhằm góp phần tăng cường công tác chỉ đạo PCGD-CMC trên phạm vi toàn quốc.

doc 12 trang thuychi01 6772
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo các trường tiểu học cập nhập và xử lý dữ liệu trên phần mềm PCGD – XMC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1. Mở đầu......	1
1.1. Lý do chọn đề tài.	1
1.2. Mục đích nghiên cứu..	1
1.3. Đối tượng nghiên cứu..	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.	2
2. Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm..	2
2.1. Cơ sở lý luận...	2
2.2 Thực trạng việc cập nhật và xử lý số liệu PCGD-XMC ...	2
2.2.1. Thuận lợi 	2
2.2.2. Khó khăn 	3
2.3. Các giải pháp ... 	4
2.3.1. Công tác tổ chức chỉ đạo 	4
2.3.2. Lấy lại dữ liệu từ năm học trước .. 	4
2.3.3. Kiểm tra, rà soát số liệu trên Excel 2003, 2010 	5
2.3.4. Kiểm tra kết quả, điều chỉnh thông tin trên phần mềm ..	6
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến 	6
3. Kết luận, kiến nghị	7
3.1. Kết luận. 	7
3.2. Kiến nghị	8
Tài liệu tham khảo	9
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, Phổ cập giáo dục là công tác quan trọng của Bộ GD&ĐT trong những năm vừa qua, với mục tiêu hoàn thành phổ cập cho 3 bậc học: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và tiến tới phổ cập bậc trung học phổ thông. Trong công tác Phổ cập giáo dục, việc thống kê, tổng hợp các số liệu là rất quan trọng và là một trong những căn cứ để công nhận mức độ đạt chuẩn của các đơn vị; những năm trước việc tổng hợp số liệu được thực hiện thủ công bằng giấy tờ, hoặc các bảng tính Excel, sau đó sử dụng các phần mềm riêng của các tỉnh, thành đặt hàng các công ty viết. Các trường, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT chuyển số liệu qua lại thông qua đường giấy tờ thông thường hoặc gửi file[5]. Trước thực trạng đó, Phần mềm Quản lý thông tin Phổ cập giáo dục - Chống mù chữ là phần mềm được Bộ GD&ĐT triển khai cho toàn bộ các đơn vị xã/phường trên toàn quốc, nhằm hỗ trợ các nhà trường, Phòng và Sở GD&ĐT trong công tác điều tra, thống kê tình hình phổ cập giáo dục theo từng độ tuổi tương đương với các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên phạm vi quản lý. Trên cơ sở đó, lập ra các báo cáo Phổ cập giáo dục theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT, góp phần tin học hoá công tác quản lý PCGD - CMC ở tất cả các cấp quản lý; đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn thông tin chính xác, thống nhất, nhằm góp phần tăng cường công tác chỉ đạo PCGD-CMC trên phạm vi toàn quốc.
Thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ[1]; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ[2]; và các văn bản chỉ đạo hàng năm về chuẩn hóa và cập nhật số liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD-XMC) trên phần mềm PCGD-XMC tại trang 
Việc cập nhật và xử lý dữ liệu trên phần mềm PCGD-XMC tại các đơn vị xã, phường ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và ở huyện Quảng Xương nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn do trình độ ứng dụng CNTT của giáo viên còn hạn chế. Mặt khác, tuy đã có hướng dẫn sử dụng phần mềm của Bộ GD&ĐT nhưng cũng chưa sâu sát được các trường hợp cụ thể của từng địa phương.
Với nhiệm vụ là chuyên viên Phòng GD&ĐT, được tập huấn phần mềm PCGD–XMC của của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được phân công hỗ trợ công tác CNTT mảng PCGD của huyện Quảng Xương, trực tiếp thiết lập và quản lý phần mềm PCGD–XMC cấp phòng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và giải quyết, khắc phục những khó khăn mà các đơn vị đang gặp, do đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho mình là “Một số biện pháp chỉ đạo các trường tiểu học cập nhập và xử lý dữ liệu trên phần mềm PCGD–XMC”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở các nhà trường nắm rõ một số cách xử lý kỹ thuật về CNTT trong việc cập nhật dữ liệu vào phần mềm PCGD-XMC được kịp thời và chính xác nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Dữ liệu PCGD trên phần mềm trực tuyến PCGD - XMC, bảng tính Microsoft Excel.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận vấn đề: Thông qua việc tiếp xúc, trao đổi với Ban chỉ đạo PCGD các xã, giáo viên trực tiếp tham gia điều tra, cập nhật dữ liệu, đối tượng PCGD, từ đó tôi đưa ra được giải pháp dễ tiếp cận nhất.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trước khi đi vào những giải pháp cụ thể, tôi thường đưa ra những phân tích về những hoạt động thực tiễn giúp tìm ra giải pháp tối ưu nhất. 
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tôi sử dụng các nguồn tài liệu của Sở, Bộ GD&ĐT và trên mạng internet.
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tôi thường xuyên thống kê số liệu của các đơn vị qua đó tìm ra những vấn đề chung nhất mà các đơn vị gặp phải. 
2. Nội Dung
2.1. Cơ sở lý luận
Căn cứ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP, ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Công văn số 1973/SGDĐT-GDTH ngày 20/10/2014 của Sở GD&ĐT về việc cập nhật, xử lí dữ liệu PCGD-XMC trên phần mềm trực tuyến tại trang chủ  Công văn số 1643/SGDĐT-GDTH ngày 04/9/2015 của Sở GD&ĐT về việc điều tra cập nhật số liệu PCGD-XMC năm học 2015-2016; Công văn số 2292/SGDĐT-GDTH ngày 12/11/2016 của Sở GD&ĐT về việc nhập dữ liệu, kiểm tra và công nhận PCGDTH năm 2016; Công văn số 2161/SGDĐT-GDTrH ngày 27/10/2016 của Sở GD&ĐT về việc tập huấn công tác PCGD cấp THCS năm học 2016-2017.
2.2. Thực trạng vấn đề
Quảng Xương là một huyện có dân số đông ở tỉnh Thanh Hóa, năm 2013 Quảng Xương có 36 xã, thị trấn với dân số là 238.137 người, đến năm 2016 do có 6 xã chuyển địa giới hành chính về TP Sầm Sơn, huyện Quảng Xương còn 30 xã, thị trấn với dân số 182.568 người. Mạng lưới trường học được bố trí đều khắp trên địa bàn huyện, quy mô trường lớp năm học 2013-2014: 36 trường mầm non với 11.413 học sinh, 37 trường tiểu học với 17.227 học sinh, 37 trường THCS với 12.169 học sinh; đến năm học 2016-2017 quy mô còn 30 trường mầm non với 10.842 học sinh, 31 trường tiểu học với 14.915 học sinh, 30 trường THCS với 10.771 học sinh.
2.2.1. Thuận lợi
 Phần mềm PCGD – XMC được Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn cho chuyên viên của các phòng GD&ĐT hàng năm. Hệ thống văn bản chỉ đạo về công tác cập nhập, thống kê PCGD 3 cấp học từ trung ương đến địa phương được triển khai đầy đủ và kịp thời.
Ban chỉ đạo PCGD-XMC từ huyện đến xã trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả và có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. 
Công tác PCGD đã được đưa vào Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, Nghị quyết của HĐND các cấp và ngày càng mang tính xã hội sâu sắc. Đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục ở các trường MN, TH, THCS luôn được củng cố và là lực lượng nòng cốt trong việc tham mưu, thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục.
Các đơn vị trường đã phân công cán bộ, giáo viên cập nhập dữ liệu lên phần mềm và đầu tư thiết bị máy móc cũng như hệ thống mạng Internet cáp quang để phục vụ cho công tác cập nhật, thống kê, báo cáo số liệu PCGD trên phần mềm trực tuyến, cũng như các công tác khác.
2.1.2 Khó khăn
Phần mềm PCGD-XMC là một phần mềm mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai năm 2013. Là phần mềm quản lí PCGD-XMC trực tuyến 3 cấp trên trang website  dữ liệu của phần mềm được làm trên file Excel, sau khi được bảng tính Excel kiểm tra chính xác thì mới đưa được dữ liệu lên hệ thống phần mềm PCGD-XMC[5].
Công tác PCGD là nhiệm vụ tương đối khó, số liệu nhiều, khi cập nhật dữ liệu đòi hỏi phải có những cán bộ, giáo viên sử dụng thành thạo bảng tính Microsoft Excel và phần mềm PCGD - XMC, hiểu được thông tin của từng số liệu, mới hoàn thành tốt được công việc.
Một số giáo viên được phân công làm công tác PCGD do lớn tuổi, ít tiếp cận với công nghệ thông tin nên gặp không ít khó khăn trong việc cập nhật dữ liệu.
Trong quá trình sử dụng, cập nhật dữ liệu lên phần mềm ở các xã, phường trong tỉnh Thanh Hóa nói chung và ở huyện Quảng Xương nói riêng đã gặp phải một số vấn đề sau đây:
- Cách thức tổ chức và sự phối hợp của 3 nhà trường (3 cấp học) trên cùng địa bàn triển khai điều tra và cập nhật dữ liệu vào phần mềm còn nhiều bất cập. Việc điều chỉnh số liệu trên phần mềm của các nhà trường trên cùng địa bàn còn mang tính tự phát, gây ảnh hưởng đến số liệu đối tượng PCGD của trường khác quản lý.
- Mất dữ liệu trên phần mềm khi chuyển năm học (năm học 2013-2014 sang năm học 2014-2015).
- Do hệ thống máy chủ thường xuyên quá tải trong các năm đầu thực hiện nên các đơn vị đưa dữ liệu vào bảng tính Excel để điều chỉnh rồi cập nhật vào phần mềm, tuy nhiên việc thực hiện trên bảng tính Microsoft Excel gặp rất nhiều khó khăn trong việc rà soát các đối tượng phổ cập do trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các thầy, cô giáo còn hạn chế (đa số chỉ thành thạo Microsoft Word để soạn giáo án). Khi nhập dữ liệu trên bảng tính Excel không báo lỗi, dẫn đến việc không cập nhật được hoặc cập nhật được nhưng số liệu không đầy đủ, thiếu chính xác.
- Việc kiểm tra, rà soát số liệu trực tiếp trên phần mềm còn gặp nhiều khó khăn khi số liệu thực tế chưa khớp với số liệu trên phần mềm. Các đơn vị khi kiểm tra phát hiện ra sai sót nhưng chưa biết cách điều chỉnh ngay trên phần mềm. 
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Công tác tổ chức chỉ đạo
Ngay từ khi có yêu cầu của Sở GD&ĐT về việc triển khai phần mềm PCGD-CMC, tôi đã tham mưu cho Phòng GD&ĐT và UBND huyện tổ chức họp Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục để thảo luận biện pháp tổ chức triển khai ở các đơn vị trên địa bàn huyện. Qua thời gian làm việc và tập huấn cho các đơn vị tôi đã tham mưu công tác chỉ đạo thực hiện như sau:
Mỗi xã, thị trấn tổ chức họp Ban chị đạo PCGD cấp xã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên như sau: 
- Thành lập các tổ điều tra PCGD, mỗi tổ gồm 03 đến 05 cán bộ, giáo viên của 3 nhà trường (MN, TH, THCS) để điều tra nhằm không bỏ sót các đối tượng PGCD mà trường mình phụ trách; mỗi tổ chịu trách nhiệm điều tra số liệu 01 thôn.
- Sau khi tiến hành điều tra thực tế xong các tổ nhập danh sách hộ gia đình trong thôn vào file Excel (tải từ phần mềm), đối với các thôn đã có danh sách nhập từ năm học trước, thực hiện đối soát thông tin với thời điểm điều tra và điều chỉnh các đối tượng: Chuyển đi, chuyển đến, mới sinh, chết 
- Giao cho trường THCS nhiệm vụ kiểm tra, rà soát thông tin trên file Excel các tổ điều tra đã thực hiện, cập nhập số liệu vào phần mềm.
- Sau khi cập nhật dữ liệu vào phần mềm các nhà trường căn cứ vào các tiêu chí đạt chuẩn PCGD kiểm tra, rà soát, điều chỉnh trực tiếp trên phần mềm số liệu các đối tượng PCGD mà đơn vị quản lý.
2.3.2. Lấy lại dữ liệu từ năm học trước
Năm học 2013-2014, sau khi triển khai phần mềm PCGD-CMC các đơn vị xã, thị trấn đã thực hiện nhập thông tin đối tượng vào phần mềm tương đối đầy đủ bằng cả hai phương thức: Nhập trực tiếp vào phần mềm hoặc nhập vào file Excel rồi cập nhật lên phần mềm. Tuy nhiên đến năm học 2014-2015, khi bộ phận quản trị hệ thống phần mềm chuyển năm học từ năm học 2013-2014 sang năm học 2014-2015, những đơn vị chưa thực hiện thao tác "lên lớp" trên phần mềm (do không đọc thông báo của hệ thống) thì dữ liệu của năm học 2014-2015 là dữ liệu trắng. Trước việc phải nhập lại thông tin của khoảng 8 nghìn đối tượng, có những xã lên đến 15 nghìn đối tượng; một số cán bộ, giáo viên phụ trách công tác PCGD tại các đơn vị gọi điện tổng đài hỗ trợ đề nghị lấy lại dữ liệu năm học trước, tuy nhiên bộ phận hỗ trợ trả lời là không thực hiện được. 
Thấy việc phải nhập lại dữ liệu là việc mất rất nhiều thời gian và công sức, tôi đã nghiên cứu và tìm ra cách lấy lại dữ liệu thông tin các đối tượng PCGD của từng thôn, xã qua đó tôi viết thành một bài hướng dẫn trên file Word gửi cho các đơn vị trong huyện; do vậy những đơn vị bị mất dữ liệu đã rất nhanh chóng có được lại dữ liệu của năm học trước (Hướng dẫn này đính kèm tại Phụ lục 1). 
Tại hội nghị tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức, tôi đã chia sẽ kinh nghiệm của tôi được các đồng nghiệp ở các huyện trên địa bàn tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Thắng - Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học rất hoan nghênh. Tôi đã chuyển file hướng dẫn cho đồng chí Nguyễn Văn Thắng và đồng chí đã gửi cho tất các các phòng GD&ĐT, các nhà trường trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đây tất cả các bài hướng dẫn về phần mềm PCGD-XMC của tôi đều được đồng chí Nguyễn Văn Thắng chuyển cho toàn tỉnh và áp dụng rất thành công. 
Sau khi đã có dữ liệu của năm học trước, việc chuyển dữ liệu sang file nhập phiếu điều tra của năm học sau lại gặp khó khăn trong việc nhập ngày sinh. Trong file dữ liệu tải về từ năm học trước chỉ có 1 cột (ngày sinh) nhưng ở file nhập phiếu điều tra lại có 3 cột (ngày, tháng, năm sinh), do vậy tôi đã viết hướng dẫn cách tách cột ngày, tháng, năm sinh thành 3 cột (Phụ lục 2) với cách này các giáo viên chỉ việc sao chép từng cột theo thứ tự số phiếu của đối tượng và rút ngắn thời gian nhập dữ liệu được rất nhiều.
2.3.3. Kiểm tra, rà soát số liệu trên Excel 2003, Excel 2010
Cập nhập dữ liệu lên phần mềm Excel là công việc đầu tiên để đẩy dữ liệu lên hệ thống phần mềm trực tuyến PCGD-XMC, đòi hỏi các đơn vị phải nhập trên file mẫu mới nhất của hệ thống. Nếu trường hợp đã cập nhật rồi thì khi đơn vị cập nhật thêm dữ liệu thì tải dữ liệu từ hệ thống phần mềm PCGD-XMC về cập nhật vào và copy sang file mẫu mới nhất để cập nhật lên hệ thống, hoặc điều chỉnh số liệu trực tiếp trên phần mềm. Việc cập nhật thông tin đối tượng phải thật chính xác thì hệ thống mới thống kê được chính xác. 
Đa số các đơn vị đều sử dụng dữ liệu có sẵn từ năm học trước sau đó đối chiếu với phiếu điều tra thực tế của năm hiện tại và thực hiện điều chỉnh các thông tin các đối tượng: Trường học, lớp học, chuyển đi, chuyển đến, mới sinh, chết Tuy nhiên khả năng sử dụng bảng tính Microsoft Excel của cán bộ, giáo viên làm công tác phổ cập còn hạn chế; mặt khác, máy tính của các đồng chí lại được cài phần mềm Microsoft Excel các phiên bản khác nhau (2003, 2007, 2010, ). Do vậy tôi lại tiếp tục viết bài hướng dẫn kiểm tra, rà soát, điều chỉnh thông tin trên Excel 2003 và Excel 2010 (Phụ lục 3, 4). Qua các bài hướng dẫn này các đồng chí làm nhiệm vụ PCGD có thể căn cứ vào phần mềm được cài trên máy của mình để áp dụng; đối với hướng dẫn Excel 2010 có thể áp dụng cho Excel 2007 và các phiên bản sau. 
2.3.4. Kiểm tra kết quả, điều chỉnh thông tin trên phần mềm
Sau khi cập nhật đầy đủ thông tin lên hệ thống thì việc tiếp theo là thống kê số liệu. Tuy nhiên, thống kê số học sinh của nhà trường có thể vẫn còn thiếu mặc dù trên phần mềm Excel không báo lỗi. Lỗi này do khi nhập mã trường, người nhập đã nhập không chính xác mã trường. Lúc này nếu các nhà trường chỉnh sửa thông tin trên file Excel rồi cập nhật lại lên phần mềm sẽ dẫn đến 2 trường hợp có thể xảy ra: Thứ nhất dữ liệu có thể bị lặp lại tăng gấp đôi dân số do không xóa dữ liệu cũ trước khi cập nhật dữ liệu mới; thứ hai làm ảnh hưởng đến bậc học khác trên cùng địa bàn xã. Do vậy, tôi đã tham mưu chỉ đạo các đơn vị thống nhất là sau khi trường THCS thực hiện nhiệm vụ cập nhật dữ liệu của toàn xã lên phần mềm từ file Excel, các nhà trường trên cùng địa bàn xã chỉ thực hiện việc rà soát, kiểm tra số liệu liên quan đến bậc học trên phần mềm PCGD-XMC trực tuyến. 
Phần kiểm tra trên phần mềm PCGD-XMC cũng giúp ích rất nhiều trong việc kiểm tra, rà soát số liệu của các đơn vị; bên cạnh đó chúng ta có thể sử dụng phần tìm kiếm để rà soát, chỉnh sửa số liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu số học sinh một khối lớp của nhà trường trên phần mềm bị thiếu so với thực tế, lúc này phải vào mục "tìm kiếm" trên phần mềm và tìm theo các trường thông tin: năm sinh, thôn xóm, khối lớp, họ tên. nếu đối tượng đã có mà sai thông tin cập nhập vào đầy đủ thì hệ thống sẽ thống kê chính xác, nếu chưa có đối tượng thì nhập bổ sung trên phần mềm.
Phần hướng dẫn kiểm tra kết quả, điều chỉnh thông tin trên phần mềm được đính kèm tại Phụ lục 5.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
	Sau khi áp dụng những kinh nghiệm của tôi vào thực tiễn công tác PCGD-XMC đã thu được kết quả khả quan: Tiết kiệm được thời gian và nhân lực cho các đơn vị, giảm thiểu những khó khăn đối với giáo viên trực tiếp tham gia công tác PCGD, hiệu quả công việc tăng cao, tỉ lệ sai sót của số liệu thống kê giảm rõ rệt.
	* Đối với bản thân 
Qua thời gian thực hiện đề tài, tuy thời gian không dài nhưng bản thân tôi đã biết lập kế hoạch thực hiện phù hợp với công tác mình phụ trách dựa trên mục tiêu chung của toàn ngành. Bản thân nắm chắc các quy định về công tác PCGD-XMC, các thao tác xử lý trên phần mềm PCGD-XMC của Bộ GD&ĐT; nâng cao trình độ trong việc ứng dụng bảng tính Microsoft Excel trong công tác chuyên môn.
Với việc chia sẻ những kinh nghiệm trên bản thân đã góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc thực hiện công tác PCGD-XMC của tỉnh nhà.
 * Đối với đồng nghiệp
 Những giải pháp trong việc cập nhật và xử lý dữ liệu trên phần mềm PCGD-XMC rất đơn giản và dễ hiểu, đồng nghiệp có thể dễ dàng thực hiện. Do vậy qua đề tài của tôi đồng nghiệp cũng có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện và áp các giải pháp này ở đơn vị của mình. 
Thực tế, đã có nhiều đồng nghiệp ở các Phòng GD&ĐT, giáo viên ở các nhà trường trên địa bàn tỉnh đã gọi điện cảm ơn và chia sẽ những vấn đề vướng mắc mà họ còn gặp phải. 
* Kết quả đạt được
Với những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã chia sẻ và sự chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT, Ban chỉ đạo PCGD-XMC huyện, năm 2016 kết quả PCGD-XMC huyện Quảng Xương như sau:
- Giáo dục mầm non: 30/30 đơn vị duy trì vững chắc đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- Giáo dục tiểu học: 29/30 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 1/30 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2;
- Giáo dục THCS: 14/30 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 14/30 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; 2/30 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;
- Xóa mù chữ: 30/30 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; 
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Ban chỉ đạo PCGD cấp xã, cấp huyện tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ PCGD tại địa phương với vai trò nòng cốt là các trường MN, TH, THCS đóng trên địa bàn.
Mọi sự biến động chuyển đi, chuyển đến các trường phải nắm bắt thông tin chuyển đi đến đâu, học tại trường nào, xã nào, huyện nào, tỉnh nào để việc cập nhập thống kê trên hệ thống được chính xác, thuận lợi.
Với đề tài này, nếu được thực hiện nghiêm túc và có bổ sung, điều chỉnh hợp lý khi có vấn đề phát sinh mới chắc chắn huyện Quảng Xương nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung sẽ hoàn thành việc cập nhật dữ liệu vào phần mềm PCGD-XMC được chính xác, kịp thời và tiết kiệm thời gian và nhân lực cho các đơn vị, giảm thiểu những khó khăn đối với giáo viên trực tiếp tham gia công tác PCGD. Khi hoàn thành số liệu sẽ góp phần giảm thiểu sai sót trong các báo cáo và danh sách minh chứng cho bộ hồ sơ công nhận PCGD các cấp năm này và những năm tiếp theo. 
3.2. Kiến nghị
Vì là phần mềm PCGD-XMC nên các đơn vị trường học chỉ thực sự chú tâm khi đến đợt cần số liệu thống kê, nên nhiều thao tác dễ nhầm lẫn. Sở GD&ĐT cần có các đợt tập huấn đầu năm cho các đơn vị, qua đó đề nghị những các nhân có cách làm hay, giải pháp tốt chia sẻ với các đồng nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân khi chỉ đạo thực hiện việc cập nhật, xử lý dữ liệu trên phần mềm PCGD-XMC ở địa phương. Tôi mong rằng những giải pháp này sẽ áp dụng có hiệu quả hơn khi được các bạn đồng nghiệp góp ý kiến chân thành. Trong quá trình thực hiện chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ, góp ý của hội đồng khoa học ngành để bản sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; nhằm chuẩn hóa số liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD-XMC) trên toàn quốc đồng thời có pháp lý để công nhận đạt chuẩn PCGD-XMC; Công văn số 1387/BGDĐT-KHTC-Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 03 năm 2015 về việc về việc thực hiện phổ cập giáo dục. 
2. Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cac_truong_tieu_hoc_cap_nhap_v.doc