SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác ôn luyện học sinh giỏi môn giáo dục công dân tại trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác ôn luyện học sinh giỏi môn giáo dục công dân tại trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2

Nghị quyết trung Ương 2 khóa VIII đã nêu rõ “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Đặc biệt trong xu thế hộ nhập quốc tế hiện nay, việc đào tạo bỗi dưỡng nhân tài là một yếu tố cần thiết để có thể tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguồn nhân tài hoàn toàn phụ thuộc vào nền giáo dục - đào tạo của mỗi quốc gia. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi chính là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được lĩnh hội kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa khả năng của bản thân trong môn học mình yêu thích. Đồng thời, giáo viên cũng có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho sở GD& ĐT nói chung.

 Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng trong việc bỗi dưỡng học sinh giỏi. Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa, ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Để có học sinh giỏi đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh do nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội, ý thức học tập của học sinh trong việc bồi dưỡng và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố may mắn chỉ là một phần rất nhỏ. Phương châm có câu: "Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện". Muốn có học sinh giỏi phải có người thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo.

 

doc 20 trang thuychi01 6550
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác ôn luyện học sinh giỏi môn giáo dục công dân tại trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
Trang
1. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.4
2.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................5
2.3.1. Thành lập đội tuyển học sinh giỏi...5
2.3.2. Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi..........................................................................................................7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...........................................................................................14
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.......................................................................14
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...........................................15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................................16
3.1. Kết luận........................................................................................................16
3.1.1. Bài học kinh nghiệm..................................................................................16
3.1.2. Khả năng ứng dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm.........................16
3.2. Kiến nghị......................................................................................................16
3.2.1. Đối với đồng nghiệp..................................................................................16
3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo...........................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................18
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài.
	Nghị quyết trung Ương 2 khóa VIII đã nêu rõ “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Đặc biệt trong xu thế hộ nhập quốc tế hiện nay, việc đào tạo bỗi dưỡng nhân tài là một yếu tố cần thiết để có thể tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguồn nhân tài hoàn toàn phụ thuộc vào nền giáo dục - đào tạo của mỗi quốc gia. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi chính là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được lĩnh hội kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa khả năng của bản thân trong môn học mình yêu thích. Đồng thời, giáo viên cũng có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho sở GD& ĐT nói chung. 
	Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng trong việc bỗi dưỡng học sinh giỏi. Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa, ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Để có học sinh giỏi đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh do nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội, ý thức học tập của học sinh trong việc bồi dưỡng và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố may mắn chỉ là một phần rất nhỏ. Phương châm có câu: "Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện". Muốn có học sinh giỏi phải có người thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. 
	Trong nhiều năm học gần đây trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 luôn đứng vững trong tốp 10 toàn tỉnh khối trung học phổ thông về số lượng học sinh giỏi đạt giải tỉnh các môn văn hóa. Có được thành tính đó là do sự chỉ đạo sát sao, có chiến lượng của ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy, học tập của thầy và trò. Góp phần vào thành tích chung của nhà trường, môn giáo dục công dân trong nhiều năm cũng luôn đạt giải cao, xếp đồng thứ hạng nhất, nhì, ba, toàn tỉnh của bộ môn.
	Để đạt được những thành tích trong công việc ôn luyện học sinh giỏi, bản thân đã không ngừng học hỏi, tìm tòi, tự trau dồi kiến thức thực tế, liên tục cập nhật nâng cao kiến thức để theo kịp những đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như các yêu cầu của kỳ thi học sinh giỏi mỗi năm, để làm sao cho có hiệu quả góp phần vào sự phát triển bền vững của nhà trường. Xuất phát từ thực tế bản thân đã áp dụng các biện pháp trong công tác ôn luyện học sinh giỏi và các biện pháp đó đã đem lại thành tích rất đáng tự hào trong nhiều năm học vừa qua. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác ôn luyện học sinh giỏi môn giáo dục công dân tại trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Đề tài làm rõ các biện pháp, cách thức tuyển chọn học sinh, soạn thảo tài liệu và phương pháp ôn luyện học sinh giỏi môn giáo dục công dân tại trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 mà bản thân giáo viên đã làm, áp dụng và đạt hiệu quả cao trong các năm học vừa qua.
	Đề xuất một số biện pháp để nhằm nâng cao hiệu quả trong việc ôn luyện học sinh giỏi môn giáo dục công dân ở những năm tiếp theo.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đề tài đưa ra một số kinh nghiêm, biện pháp ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn giáo dục công dân như: Khâu tuyển chọn học sinh giỏi, biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phương pháp làm bài.
	Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài. Tôi sẽ lấy kết quả thi học sinh giỏi tỉnh môn giáo dục công dân của trường Triệu Sơn 2 trong các năm học 2015-2016; năm học 2016-2017; năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 làm minh chứng.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu, bài tập tình huống phục vụ cho công tác giảng dạy và ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi.
	Nghiên cứu kĩ cấu trúc ra đề thi, nghiên cứu phần vận dụng, liên hệ thực tế. Nghiên cứu đề thi các năm để bổ sung thêm kiến thức ôn tập cho học sinh.
	Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm thông qua thực tế vừa dạy vừa kiểm tra kiến thức, cách viết bài, cách trình bày. Cho hoc sinh đọc các bài thi thử của học sinh giỏi các năm trước để học sinh học hỏi kinh nghiệm...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Môn giáo dục công dân (GDCD) trong trường THPT vừa có vị trí thông thường, vừa có vị trí đặc biệt. Ở vị trí thông thường, môn GDCD được xếp ngang hàng với các môn khoa học khác trong hệ thống các môn học. Nó có nhiệm vụ như các môn khoa học khác: Trang bị học sinh những tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ học sinh. Ở vị trí đặc biệt môn GDCD có những đặc điểm riêng, khác biệt so với các môn học khác. Một là, môn GDCD ở trường THPT đề cập và giải quyết một cách toàn diện hệ thống kiến thức cơ bản, cần thiết của một công dân Việt Nam trong thời đại mới. Hai là, môn GDCD mang tính định hướng chính trị sâu sắc vì nó trực tiếp đề cập, giải quyết những vấn đề chính trị, tư tưởng từ đó học sinh có định hướng đúng đắn trong hoạt động thực tiễn.
Mục tiêu giáo dục theo điều 2 của Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: 
“Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Để đạt mục tiêu đó, quá trình dạy học, giáo dục phải hướng tới việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. 
Như vậy có thể nói việc ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường trung học phổ thông là hoạt động quan trọng và cần thiết góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích cho xã hội, hình thành ở họ những phẩm chất, năng lực, nhân cách của người công dân mới. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Qua thực tế giảng dạy môn GDCD tại trường Triệu Sơn 2 trong những năm qua tôi nhận thấy bên cạnh những mặt thuận lợi như: Được sự quan tâm động viên của ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên bộ môn và sự nhiệt tình, đoàn kết của giáo viên cùng môn trong việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, bổ trợ kiến thức cho nhau... Song công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn giáo dục công dân tại trường từ năm 2014 trở về trước thường gặp những hạn chế về kết quả. Điều đó xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Giáo viên chưa thật sự đầu tư vào việc ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi vì nhiều lý do như: Giáo viên trẻ mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy chưa có nhiều, vừa ôn luyện học sinh giỏi vừa phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, công tác đoàn, công đoàn. Chính vì vậy việc giành thời gian đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế, không soạn nội dung kiến thức ôn luyện cho học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng, theo một hệ thống mà chủ yếu để học sinh tự học, tự nghiên cứu trong sách giáo khoa.
- Thứ hai: Khâu tuyển chọn học sinh giỏi tham gia thi môn giáo dục công dân tại trường gặp rất nhiều khó khăn như: Đa số học sinh tham gia thi môn giáo dục công dân thường là học sinh học khối C, nhưng các em có tố chất năng lực học tốt thì lại đi các môn văn- sử- địa. Do đó các em tham gia học sinh giỏi môn công dân còn lại chỉ là các em học lực trung bình nên việc tiếp thu kiến thức có phần hạn chế. Một số học sinh có tố chất, biết tiếp thu nội dung ôn luyện và làm bàithì các em lại không thiết tha, nhiệt tình, tham gia ôn luyện bồi dưỡng HSG vì các em sợ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng kết quả học tập chung ở trên lớp. 
- Ngoài ra do không ít bộ phận phụ huynh và ngay bản thân học sinh vẫn có thái độ và quan niệm môn GDCD là môn học phụ, không bổ trợ cho việc xét tuyển đại học sau này. Vì vậy đôi khi lấy được học sinh tham gia ôn luyện thì lại bị phụ huynh ngăn cấm không cho tham gia...Những việc vướng mắc đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học sinh giỏi. 
Trong hai năm học (2013-2014, 2014- 2015) tôi được nhà trường giao nhiệm vụ ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi do kinh nghiệm chưa có, chưa biết cách dạy và phương pháp dạy, vì vậy kết quả thi học sinh giỏi đạt không mấy khả quan. Năm học 2013- 2014 (Có 5/5 em tham gia thi học sinh giỏi tỉnh, thì chỉ có 03 học sinh đạt giải khuyến khích và 02 bị trượt). Năm học 2014- 2015 (Có 5/5 em tham gia thi học sinh giỏi tỉnh thì chỉ được 01 em đạt giải ba; 03 em đạt giải khuyến khích và 01 học sinh không vào giải).
Với thất bại trong việc ôn luyện học sinh giỏi của bộ môn GDCD do tôi phụ trách đã làm ảnh hưởng đến thành tích chung của nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyện môn đã gọi tôi lên nhắc nhở trong cách ôn luyện đội tuyển, yêu cầu tôi phải tìm ra biện pháp trong việc nâng cao kết quả ôn luyện học sinh ở những năm học tiếp. Trước nhiệm vụ được giao, tôi đã trăn trở, tìm tòi, học hỏi phương pháp ôn luyện học sinh giỏi của các thầy cô bộ môn khác đạt giải cao tại trường, kinh nghiệm của các giáo viên dạy học sinh giỏi môn GDCD thông qua các buổi đi học chuyên đề hoặc điện thoại trực tiếp xin kinh nghiệm ôn luyện của giáo viên ở các trường khác. .Bản thân tôi đã vỡ lẻ ra được nhiều vấn đề trong công tác ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi.
Với quyết tâm phải thay đổi để không bị thất bại, trong thời gian hè năm học 2014-2015 tôi đã nghiên cứu soạn tài liệu ôn tập theo một hệ thống chuẩn kiến thức kĩ năng, tôi luôn tìm tòi suy nghĩ trong từng bài dạy của mình để các em học sinh giỏi có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức bài học một cách có hệ thống, mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán. Giành thêm nhiều thời gian trong việc quan tâm động viên các em tham gia đội tuyển.vì vậy trong các năm học vừa qua môn GDCD của trường Triệu Sơn 2 liên tiếp đạt nhiều giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, góp phần vào kết quả thi HSG chung của toàn trường. 
Sau đây tôi xin phép được chia sẻ “Một số kinh nghiệm trong công tác ôn luyện học sinh giỏi môn giáo dục công dân tại trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2” Mà bản thân tôi áp dụng thấy đạt hiệu quả cao.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Thành lập đội tuyển học sinh giỏi
2.3.1.1. Phát hiện và chọn học sinh giỏi môn giáo dục công dân.
- Trong năm học 2015-2016 và năm học 2016- 2017 Sở giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa tổ chức kỳ thi học sỉnh giỏi tỉnh giành cho học sinh lớp 12. Vì vậy đa số các môn thi văn hóa khác thường lấy tất cả học sinh lớp 12 đi thi. Bản thân tôi lại chọn các học sinh xuất sắc đang học lớp 11 chính điều này tôi đã thành công trong bước chọn học sinh giỏi. Vì các em học sinh giỏi lớp 11 như văn, sử, địa thì hiện tại chỉ mới đang là nguồn tham gia thi học sinh cho năm học sau. Vì vậy tôi đã gặp riêng học sinh, gặp giáo viên ôn luyện để xin cho các em thi học sinh giỏi môn tôi năm nay. Việc làm này của tôi được giáo viên trong trường đồng tình ủng hộ vì các em chưa tham gia thi chính môn của họ, mặt khác các em mới học lớp 11 chưa bị áp lực nhiều vì thi cử nên khi tham gia vào đội tuyển môn GDCD các em học rất chăm chỉ, có quyết tâm.
- Từ năm học 2017-2018 Sở giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa, tổ chức kỳ thi học sinh giỏi dành cho học sinh khối 10 và 11 nên việc phát hiện các em học tốt và lấy được học sinh thi môn GDCD của tôi căn cứ vào: 
+ Thứ nhất: Căn cứ vào tố chất của các em như: Có ý thức học tập tốt, yêu thích môn học GDCD, chăm chỉ, chữ viết đẹp, trình bày rõ ràngthông qua điểm thi định kì của các môn văn hóa. Đồng thời tôi nhờ thêm giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên xã hội đang trực tiếp giảng dạy ở các lớp khối D và khối C tư vấn học sinh thêm cho tôi 
+ Thứ hai: Tôi căn cứ vào thái độ học tập ở trên lớp của các em, tôi chú ý những học sinh học tốt ngày từ đầu lớp 10 và sau một thời gian theo dõi, thì đến đầu học kỳ 2 lớp 10 tôi sẽ gặp riêng các học sinh đó để nói chuyện về việc tham gia thi học sinh giỏi môn GDCD trong năm học tới. Để có được những em học tốt tham gia thi tôi đã đầu tư nhiều buổi ngồi phân tích cho các em biết vì sao nên tham gia ôn luyện môn GDCD như: Các em đầu tư thời gian ôn tập kiến thức ít hơn các môn khác, tài liệu ôn tập đã được cô in sẵn nên không phải băn khoăn về những kiến thức cần ôn tập và động viên các em cần cố gắng chăm chỉ, biết cách tư duy và sáng tạo trong cách làm bài thì 100% sẽ đạt giải, tôi luôn đưa kết quả thi của các anh chị năm trước để các em năm sau có động lực và quyết tâm thật sự khi tham gia thi môn mình.
	+ Thứ ba: Đối với trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 thì trong những năm gần đây mỗi khối học có tới 4 đến 5 lớp các em đăng kí học theo khôi C, khối D và tham gia đăng ký thi Trung học phổ thông Quốc gia xét tuyển tổ hợp môn Sử- Địa- GDCD. Đây chính là một lợi thế lớn với tôi trong việc lấy đội tuyển học sinh giỏi. Vì nếu như trước đây để có học sinh giỏi tôi phải đợi các môn xã hội khác loại các em không đạt thì lúc đó các em mới tham gia thi môn GDCD. Nhưng từ năm 2016-2017 môn GDCD nằm trong tổ hợp thi xã hội, nên các em đã có cách nhìn khác, có nhiều học sinh học tốt đã chủ động đăng kí tham gia ôn luyện học sinh giỏi ngay từ đầu.
	+ Thứ tư: Trong những năm học qua, học sinh tham gia ôn luyện học sinh giỏi môn GDCD đa số là các em học lớp khối D. Vì các em khôi D đa số học văn rất tôt, có tố chất thông minh, nhưng các em tham gia thi học sinh giỏi môn văn ít vì môn văn nhiều giáo viên chọn học sinh ở các lớp khối C. Do đó việc lựa chọn các em học giỏi thi môn GDCD không khó khăn như các năm trước, thậm trí trong hai năm học gần đây tôi hình thành đội tuyển học sinh giỏi còn sớm hơn một số môn xã hội khác trong trường.
+ Thứ năm: Khi đã lựa chọn được học sinh giỏi thì cuối tháng 3 tôi lập danh sách để các em thi học sinh giỏi do trường Triệu Sơn 2 tổ chức (kỳ thi diễn ra theo đúng cấu trúc đề thi, thang điểm của Sở và công tác làm thi, chấm thi diễn ra nghiêm túc). Căn cứ vào kết quả kỳ thi HSG của trường tôi sẽ lựa chọn ra 7 em xuất sắc nhất vào đội tuyển và bắt đầu ôn tập từ cuối hè đến tháng 12 năm sau, sau nhiều lần khảo sát học sinh giỏi tôi sẽ lấy chính thức 5 em đi thi. 
2.3.1.2. Quan tâm,động viên khích lệ các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi.
Sau khi chốt danh sách 7 học sinh ở các lớp tham gia ôn luyện. Tôi sẽ ghi địa chỉ ở của học sinh, số điện thoại liên lạc và lịch thời gian các em không phải học các môn học khácđể lên kế hoạch dạy thêm kiến thức cho các em. Đồng thời thường xuyên nhắn tin động viên khích lệ các em khi cần thiết. 
Thời gian ôn luyện học sinh giỏi ở trường Triệu Sơn 2 thường bắt đầu từ hè. Vì thời gian dài nên tôi luôn biết cách tạo tâm thế thoải mái cho các em ôn thi không bị áp lực, không hoang mang, không nhụt ý chí quyết tâm. Chẳng hạn như sau mỗi bài học tôi thường ngồi lại nói chuyện với các em, hỏi về cách học, hỏi xem em nào có vướng mắc gì? quan tâm đến hoàn cảnh, gia đình các emđể cô trò có thời gian hiểu nhau nhiều hơn, động viên khích lệ tinh thần cho các em, để học sinh cảm thấy yêu môn học, muốn gắn bó với cô và quyết tâm thi đạt giải. Đây là điều mà bản thân tôi đã làm rất tốt, có một số giáo viên ở trường còn trêu đùa rằng: Không biết tôi làm thế nào mà luôn có các “Tín đồ của công dân”, đam mê công dân, ăn cũng công dân, ngủ cũng công dân.
Trong các năm đứng ôn luyện đội tuyển, tôi luôn lấy được học trò rất ngoan, có ý thức tự giác cao trong việc ôn luyện. Thấu hiểu được sự cố gắng của học trò đang đồng hành cùng cô, vì vậy khi các em vào đội tuyển năm nào tôi cũng mua giấy luyện thi, bút đỏ, phô tô tất cả các tài liệu, in đề thi cho các em. Thậm trí sau mỗi buổi ôn luyện tôi thường mua đồ ăn, nước ngọt, hoa qua, treo giải thưởng cho các em đạt giải nhất, nhì tỉnhNhằm động viên, khích lệ tinh thần học sinh để đạt được thành tích cao.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.3.2.1 Xây dựng kế hoạch, chương trình ôn luyện học sinh giỏi.
Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì bản thân tôi đã lên có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi liên tục và đều đặn. Bắt đầu kỳ nghỉ hè tôi đã phô tô tài liệu, đưa tài liệu cho học sinh về nhà ôn laị kiến thức lớp 10 để vào đầu năm học mới tôi dạy kiến thức thi lớp 11.
Thời gian ôn luyện học sinh giỏi: Ngoài 02 buổi/tuần do nhà trường phân lịch là chiều thứ 2 và chiều thứ 7. Tôi dành thêm buổi sáng chủ nhật để dạy kiến thức cho các em và tranh thủ, tận dụng thêm thời gian cô trò được trống tiết, cuối buổi chiều khi tan học để học tăng cường. Với thời gian ôn tập như vậy, cho nên năm nào cũng đến đầu tháng 12 toàn bộ kiến thức ôn luyện tôi đã dạy xong hết và đa số học sinh đã nắm tương đối vững kiến thức. Khoảng thời gian còn lại tôi chuyển sang ôn luyện đề thi, các dạng câu hỏi, dạy kĩ năng làm bài cho học sinh.
	Kế hoạch ôn luyện học sinh giỏi môn GDCD mà tôi đã xây dựng và thực hiện tại trường Triệu Sơn 2 từ năm học 2017- 2018 như sau:
Tháng
Tuần
Nội dung công v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_on_luyen_hoc_sinh_gio.doc