SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động công đoàn phối hợp với chuyên môn trong quản lý chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động công đoàn phối hợp với chuyên môn trong quản lý chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An

Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, con người được xem là nhân tố chính của sự phát triển. Một xã hội muốn phát triển phải dựa vào sức mạnh của tri thức bắt nguồn từ việc khai thác tiềm năng của con người, lấy việc phát huy nguồn lực của con người làm nhân tố của sự phát triển.

Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện, từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học… hướng đến phát triển cho người học hệ thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Vì thế hoạt động chuyên môn của mỗi nhà trường là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong thời đại ngày này. Xác định được tầm quan trọng của nhiệm vụ chuyên môn công đoàn trường THPT DTNT Tỉnh nhập cuộc với tâm thế chủ động, đối tượng trọng tâm công đoàn hướng tới là hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường THPT nói chung và công đoàn nói riêng là lực lượng rất quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp để chỉ đạo, thực hiện mục tiêu giáo dục, để thực hiện nhiệm vụ cụ thể của nhà trường. Vì mọi chủ trương kế hoạch muốn được thực hiện tốt phải thống nhất hành động và phối hợp thực hiện. Nếu mối quan hệ thống nhất giữa Công đoàn với Chuyên môn không thuận lợi, hài hòa thì cả công đoàn và nhà trường sẽ gặp khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trong nhà trường. Về phía công đoàn, nếu sự phối hợp không thống nhất thì công đoàn khó hoạt động, tổ chức công đoàn chỉ duy trì về mặt hình thức. Trên thực tế ở đâu có sự vào cuộc của Công đoàn với Chuyên môn thì mọi hoạt động đều suôn sẻ, đều tay, công đoàn ở đơn vị sẽ đạt công đoàn vững mạnh và trường đạt thành tích cao.

Chất lượng giáo dục được quyết định một phần rất lớn từ người thầy, có thầy giỏi sẽ có trò giỏi. Riêng đối với ngôi trường THPT DTNT thì thầy, cô giỏi chuyên môn chưa đủ, thầy, cô còn phải thay cha mẹ, người thân quản lý, chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ các em từ những việc nhỏ, thầm kín, đến định hướng nghề nghiệp cho các em. Nhiệm vụ này không hề dễ dàng. Đòi hỏi thầy, cô bám trường, bám lớp, thực sự yêu thương, tâm huyết mới có thể làm được. Thấu hiểu chia sẻ với đoàn viên của mình, Công đoàn đã làm tốt công tác động viên, khích lệ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, đoàn kết, tạo tâm thế thoải mái, yêu trường, yêu lớp. Ban Chấp hành Công đoàn xác định, Công đoàn phải là cầu nối, là chỗ dựa tin cậy cho người lao động, tạo động lực cho cán bộ, nhà giáo, người lao động yên tâm, phấn khởi, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyênmôn”.

docx 72 trang Thu Kiều 02/10/2024 1750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động công đoàn phối hợp với chuyên môn trong quản lý chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
 CÔNG ĐOÀN PHỐI HỢP VỚI CHUYÊN MÔN
TRONG QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
 GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH
 Lĩnh vực: Công Đoàn
 NGHỆ AN – 2023 MỤC LỤC
 PHẦN I. MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .....................................................................................................1
 II. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................................2
III. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................2
 IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..............................................................3
 V. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................3
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....................................................3
 1. Cơ sở lí luận.....................................................................................................................3
 1.1. Kinh nghiệm là gì?........................................................................................................3
 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động dạy và học ...................................4
 1.2.1. Khái niệm quản lý hoạt động dạy- học......................................................................4
 1.2.2. Vị trí quản lý hoạt động dạy học trong công tác quản lý nhà trường ........................4
 1.2.3. Chuyên môn với nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học.........................................4
 1.2.4. Đặc điểm và yêu cầu quản lý dạy - học .....................................................................7
 1.3. Công đoàn cơ sở là gỉ? Chức năng nhiệm vụ của công đoàn cơ sở..............................7
 1.3.1. Công đoàn cơ sở là gì?...............................................................................................7
 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của công đoàn cơ sở ................................................................8
 1.4. Khái niệm về nguyên tác và phương pháp hoạt động Công đoàn ................................8
 1.4.1. Nguyên tắc hoạt động Công đoàn..............................................................................8
 1.4.2. Phương pháp hoạt động của tổ chức Công đoàn......................................................10
 1.5. Vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An ..............11
 2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................................12
 2.1. Thực trạng hoạt động công đoàn tại trường THPT DTNT Tỉnh.................................12
 2.2. Thực trạng về hoạt động chuyên môn ở trường THPT DTNT Tỉnh...........................13
 2.3. Thực trạng về hoạt động phối hợp giữa Công Đoàn và chuyên ở trường THPT DTNT 
 Tỉnh....................................................................................................................................13
 2.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số. ....................................................16
 II. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN PHỐI HỢP HOẠT 
 ĐỘNG CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH. ........................................17
 2.1. Xây dựng qui chế làm việc phối hợp giữa Công đoàn và chuyên môn ......................18
 2.2. Xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất trong toàn trường.........................................20
 2.3. Đẩy mạnh các phong trào thi đua của nghành giáo dục để phát huy mọi tiềm năng 
 sáng tạo của CBGV............................................................................................................21
 2.4. Làm tốt công tác tạo động lực, truyền cảm hứng cho cán bộ giáo viên để lao động 
 hiệu quả..............................................................................................................................26 DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
 1 CĐCS Công đoàn cơ sở
 2 NLĐ Người lao động
 3 CĐV Công đoàn viên
 4 BCH CĐ Ban chấp hành công đoàn
 5 CBNGNLĐ Cán bộ nhà giáo người lao động
 6 CNH- HĐH Công nghiệp hóa Hiện đại hóa
 7 THPT DTNT Phổ thông dân tộc nội trú
 8 CB, GV Cán bộ, giáo viên Mông...(chiếm trên 90 % học sinh trong toàn trường), các em có hoàn cảnh gia đình rất 
khó khăn( hơn 50 % là hộ nghèo và cận nghèo), đường sá xa xôi, đi lại không thuận lợi, 
công tác xã hội hóa chưa cao, rào cản về ngôn ngữ, phong tục tập quán đã làm ảnh hưởng 
không nhỏ đến công tác dạy - học của nhà trường. Từ tháng 9/2019, UBND tỉnh đã phê 
duyệt đề án xây dựng trường trọng điểm. Trường THPT DTNT tỉnh may mắn là một 
trong năm trường trọng điểm chất lượng cao. Đây là cơ hội nhưng cũng là thử thách đối 
với nhà trường trong thời kỳ đổi mới. Để đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục 
chung, vừa đảm bảo chương trình giáo dục tăng cường của trường trọng điểm thì việc 
chú trọng đến phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng của học sinh là nhiệm vụ trọng tâm 
của nhà trường. Chính vì thế đòi hỏi tập thể nhà trường luôn phải đoàn kết, thống nhất, 
nhiệt huyết, tận tâm với công tác giáo dục; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức 
đoàn thể trong và ngoài nhà trường để có sức mạnh tổng hợp, thực hiện và hoàn thành 
xuất sắc nhiệm vụ giáo dục phù hợp với tình hình thực tế trong từng năm học, từng giai 
đoạn, đảm bảo các điều kiện về chất lượng, đáp ứng yêu cầu triển khai Chương Trình 
GDPT 2018. Từ những thực tế trên, việc tìm hiểu và nắm vững chức năng của công đoàn 
trong nhà trường, đặc biệt là phát huy được vai trò của Công đoàn trong công tác hoạt 
động Chuyên môn như thế nào để bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động nhịp nhàng, xây 
dựng tập thể nhà trường ngày càng phát triển là vấn đề cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ nhà 
trường, trong hơn hai năm qua, chúng tôi đã đúc rút được “Một số kinh nghiệm tổ chức 
các hoạt động Công Đoàn phối hợp với chuyên môn trong quản lý chỉ đạo để nâng cao 
chất lượng giáo dục ở Trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An” được thực hiện ở trường 
THPT DTNT Tỉnh.
 II. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
 - Là lần đầu tiên đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động Công Đoàn phối 
hợp với chuyên môn trong quản lý chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường 
THPT DTNT Tỉnh Nghệ An” được thực hiện ở trường THPT DTNT Tỉnh.
 - Nêu được nhiệm vụ, giải pháp, bài học kinh nghiệm của Công đoàn đối với hoạt 
động chuyên môn trong nhà trường.
 - Các giải pháp được đề xuất trong đề tài phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh 
và môi trường sinh hoạt học tập ở Trường THPT DTNT Tỉnh.
 III. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Đề tài chủ yếu tập trung vào các giải pháp góp phần xây dựng các hoạt động Công 
Đoàn phối hợp với chuyên Môn, nhằm góp phần giúp cho nhà trường đạt được mục tiêu 
giáo dục toàn diện cho học sinh, xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao, học sinh 
tích cực thành công, nâng tầm vị thế của nhà trường trong toàn Tỉnh.
 - Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp: Phương pháp thu thập 
tài liệu, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra, xử lí 
số liệu, phương pháp tổng hợp.
 2 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động dạy và học
 1.2.1. Khái niệm quản lý hoạt động dạy- học
 Chúng ta đã biết, quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của nhà quản lý nhằm đạt 
tới mục tiêu quản lý. Nhà quản lý cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực 
lượng xã hội,  bằng hành động của mình biến mục tiêu đó thành hiện thực.
 Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất với nhau là hoạt động trung tâm của nhà 
trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường đều hướng vào tiêu điểm 
này. Vì vậy quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình sư phạm của thầy, hoạt 
động học tập – tự giáo dục của trò, diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học.
 Như vậy, quản lý hoạt động dạy - học thực chất là những tác động của chủ thể quản 
lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ 
đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện 
nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
 1.2.2. Vị trí quản lý hoạt động dạy học trong công tác quản lý nhà trường
 Hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết 
thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó làm nềntảng quan 
trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; 
đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.
 Hoạt động dạy học còn là hoạt động đặc thù của nhà trường phổ thông, nó được qui 
định bởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên. Vì vậy, nó cũng qui định tính đặc 
thù của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng.
 Người hiệu trưởng phải nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù của hoạt 
động dạy học để có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất 
lượng đào tạo của nhà trường.
 Công tác quản lý hoạt động dạy - học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý 
nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng đào tạo là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác 
định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường.
 Quản lý hoạt động dạy - học là nhiệm vụ trọng tâm của người hiệu trưởng. Xuất 
phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy học, người hiệu trưởng phải dành nhiều thời 
gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động dạy học nhằm ngày càng nâng cao chất 
lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
 1.2.3. Chuyên môn với nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học
 1. Nhiệm vụ hoạt động dạy - học
 1.1. Điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học phổ 
thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam về tự nhiên xã hội- nhân 
văn, đồng thời rèn luyện cho các em hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
 Để tồn tại và phát triển, loài người đã không ngừng khám phá những bí mật của thế
 4

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_cong_doan_phoi_hop.docx
  • pdfLương Thị Ngọc Hoàn, Nguyễn Thị Phương Loan, Nguyễn Đức An-Trường THPTDTNT Tỉnh-Công đoán.pdf