SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp văn học và nghệ thuật nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục tinh thần yêu nước đối với học sinh qua tiết 41- Bài 22: nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc mĩ xâm lược. nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa

SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp văn học và nghệ thuật nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục tinh thần yêu nước đối với học sinh qua tiết 41- Bài 22: nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc mĩ xâm lược. nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục là một vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhất là trong bối cảnh giáo dục nước nhà đang trong quá trình đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

 Lịch sử vốn được coi là môn học sinh ngại học vì nhiều số liệu, khô khan. Trong khi đó lịch sử lại có vai trò, xứ mệnh hết sức quan trọng đó là giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

 Giải pháp nào cho chất lượng bộ môn? Làm sao để học sinh yêu thích bộ môn? Đó là một câu hỏi lớn đối với các thầy cô dạy lịch sử có tâm huyết.

 Ở trường THPT Cẩm Thủy 2, tôi thấy đa số các giáo viên đều đã có nhiều cố gắng trong công tác học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Với nhiều phương pháp giảng dạy như thuyết trình, sử dụng hệ thống câu hỏi, làm đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy, thậm chí cả Powerpoint, máy chiếu Projector. Kết quả, học sinh thuộc bài nhưng đa sồ còn dừng lại ở cố gắng học thuộc lòng, chưa hiểu sâu, khái quát, xâu chuỗi được các sự kiện lịch sử với nhau

 Trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017, số lượng học sinh chọn bài thi tổ hợp khoa học xã hội tăng đột biến. Và tất nhiên khi các em chọn bài thi khoa học xã hội thì các em sẽ phải làm bài thi trắc nghiệm lịch sử .Đây là một tín hiệu vui nhưng cũng là một gánh nặng đối với các thầy cô dạy sử. Bởi các em chọn sử chưa chắc đã là thích và học tốt sử. Có khi đó chỉ là một lựa chọn tình thế khi các em không học được các môn lí, hóa.

 

doc 21 trang thuychi01 9460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp văn học và nghệ thuật nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục tinh thần yêu nước đối với học sinh qua tiết 41- Bài 22: nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc mĩ xâm lược. nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
Mục lục
1
1
Mở đầu
2-3
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
 Mục đích nghiên cứu	
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4-10
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .
5- 9
2.4
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
9- 12
3
Kết luận, kiến nghị
12-13
3.1
Kết luận
12
3.2
Kiến nghị
13
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TÍCH HỢP VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC ĐỐI VỚI HỌC SINH QUA TIẾT 41- BÀI 22: NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT(1965- 1973)
(Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000 của học sinh lớp 12- Chương trình chuẩn)
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục là một vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhất là trong bối cảnh giáo dục nước nhà đang trong quá trình đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
	Lịch sử vốn được coi là môn học sinh ngại học vì nhiều số liệu, khô khan. Trong khi đó lịch sử lại có vai trò, xứ mệnh hết sức quan trọng đó là giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
	Giải pháp nào cho chất lượng bộ môn? Làm sao để học sinh yêu thích bộ môn? Đó là một câu hỏi lớn đối với các thầy cô dạy lịch sử có tâm huyết.
	Ở trường THPT Cẩm Thủy 2, tôi thấy đa số các giáo viên đều đã có nhiều cố gắng trong công tác học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Với nhiều phương pháp giảng dạy như thuyết trình, sử dụng hệ thống câu hỏi, làm đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy, thậm chí cả Powerpoint, máy chiếu Projector. Kết quả, học sinh thuộc bài nhưng đa sồ còn dừng lại ở cố gắng học thuộc lòng, chưa hiểu sâu, khái quát, xâu chuỗi được các sự kiện lịch sử với nhau
	Trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017, số lượng học sinh chọn bài thi tổ hợp khoa học xã hội tăng đột biến. Và tất nhiên khi các em chọn bài thi khoa học xã hội thì các em sẽ phải làm bài thi trắc nghiệm lịch sử .Đây là một tín hiệu vui nhưng cũng là một gánh nặng đối với các thầy cô dạy sử. Bởi các em chọn sử chưa chắc đã là thích và học tốt sử. Có khi đó chỉ là một lựa chọn tình thế khi các em không học được các môn lí, hóa.
	Còn với nhóm các em học sinh lớp 12 chọn bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên làm bài thi thứ 4 của mình trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia sắp tới. Áp lực của sự đổi mới trong kì thi là rất lớn,các em chỉ chăm lo học các môn tham gia thi để đối phó với kì thi đang gần kề. Còn đối với các môn học khác như Lịch sử, địa lí, Công dâncác em thường có biểu hiện coi nhẹ, học qua loa, đối phó, ít quan tâm. Trong khi đó, Lịch sử vốn được coi là môn học sinh ngại học vì nhiều số liệu, khô khan. Thực trạng này đã làm đau đầu các giáo viên bộ môn. Có giáo viên lên lớp chỉ quản cho học sinh trật tự, không làm việc riêng thôi đã mệt lắm rồi, có giáo viên lại chọn phương án tiêu cực, bắt học sinh chép bài thật nhiềuGiải pháp nào cho chất lượng bộ môn?Làm thế nào để các em học sinh lớp 12 không chọn lịch sử trong kì thi trung học phổ thông vẫn yêu sử, quan tâm đến sử và say mê học tập trong mỗi tiết lịch sử trên lớp?
	Từ thực tế giảng dạy và những trăn trở đối với bộ môn, tôi đã mạnh dạn vận dụng các ca kiến thức liên môn. Trong đó, thường xuyên xử dụng các tác phẩm nghệ thật nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh . Bản thân tôi nhận thấy học sinh có hứng thú, ham thích bộ môn hơn, chất lượng bộ môn cũng cao hơn.
	Một số kinh nghiệm tích hợp các tác phẩm nghệ thuật nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục tinh thần yêu nước đối với học sinh qua tiết 41- bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973). 
(Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000 của học sinh lớp 12- Chương trình chuẩn) là một ví dụ điển hình như thế.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Mục đích nghiên cứu của đề tài: Một số kinh nghiệm tích hợp các tác phẩm nghệ thuật nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục tinh thần yêu nước đối với học sinh qua tiết 41- bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973). 
(Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000 của học sinh lớp 12- Chương trình chuẩn) 
	Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn lịch sử của học sinh khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, vận dụng một số tác phẩm nghệ thuật về điện ảnh, hội họa, điêu khắc, văn họcra đời hoặc phản ánh thực tiễn lịch sử miền bắc nước ta trong thời gian Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
	Đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức học tập của các em khi giáo viên vận dụng phương pháp mới này.
	Đánh giá mức độ cảm nhận, tình cảm của học sinh khi xem bộ phim “Em bé Hà Nội”, qua đó giáo dục cho các em về những đớn đau, những mất mát hy sinh trong chiến tranh, giáo dục cho các em về cái giá phải trả để có được hòa bình của dân tộc hôm nay, để các em biết trân quý hòa bình. Giáo dục các em về truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	 Nghiên cứu của tôi được tiến hành trên hai nhóm lớp tương đương: Lớp 12A và lớp 12B trường THPT Cẩm Thuỷ 2. Trong đó, lớp thực nghiệm là lớp 12B, lớp đối chứng là lớp 12A. Lớp thực nghiệm được sử dụng phương pháp thay thế khi dạy : Sử dụng các các tác phẩm nghệ thuật nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục tinh thần yêu nước đối với học sinh qua tiết 41- bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973). 
(Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000 của học sinh lớp 12- Chương trình chuẩn). Lớp 12A vẫn sử dụng theo phương pháp dạy học truyền thống. Kết quả bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều đó có nghĩa sử dụng các tác phẩm nghệ thuật trong dạy học lịch sử của tôi đã làm nâng cao kết quả học tập của các em học sinh lớp 12 của học sinh trường THPT Cẩm Thủy 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Cơ sở phương pháp luận: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, Nhà nước về nhận thức, về giáo dục và giáo dục Lịch sử.
	Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 
	Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục lịch sử trong các trường phổ thông.
	Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài như: Vai trò của văn học, nghệ thuật trong dạy học lịch sử, mối quan hệ “Văn- sử bất phân”
	Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra cơ bản và điều tra xã hội học dưới hình thức phát phiếu điều tra cho giáo viên và học sinh, phỏng vấn trực tiếp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai, khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học”
 Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu bài học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
Trong phạm vi Nhà trường, lịch sử là một trong những môn học có tác dụng tốt nhất để giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc cho học sinh.Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là trong hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và trường THPT Cẩm Thuỷ 2 nói riêng, tình trạng học sinh không thích học lịch sử, thờ ơ với lịch sử ngày càng tăng. Chất lượng bộ môn giảm sút. Mặc dù, các thầy cô dạy lịch sử đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng bộ môn. Song các tiết dạy vẫn luôn trong tình trạng: Thầy làm việc “tích cực”, trò “lơ đễnh” nghe. 
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
Thứ nhất, do kiến thức lịch sử đặc thù mang tính quá khứ, khách quan và không lặp lại nên HS khó tiếp thu và lĩnh hội.
Thứ hai,do tác động của xã hội:Trong bối cảnh nước ta đang trong giai đoạn phát triển, với mục tiêu phát triển kinh tế là trọng tâm,ưu tiên cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhu cầu về nguồn nhân lực kinh tế ngày càng cao. Thực trạng thừa thầy, thiếu thợ làm cho học sinh học các môn khoa học xã hội trở nên ít cơ hội hơn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân để học sinh và xã hội quay lung lại với môn lịch sử.
Thứ ba, chất lượng dạy và học môn Lịch sử yếu kém  vẫn thuộc về trách nhiệm của những giáo viên dạy sử. Tôi đồng tình với quan điểm của PGS.TS Vũ Quang Hiển về nhận định: Không có học trò dốt sử, mà chỉ có những người thầy chưa giỏi về dạy sử. Rõ ràng , cần phải xem xét lại phương pháp dạy học lịch sử của các thầy cô.Yêu cầu đổi mới phương pháp thực sự là cần thiết.
Thứ tư, do điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, đồ dùng, thiết bị dạy học của nhà trường còn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học bộ môn.
Thứ năm,Trong các nguyên nhân trên, theo tôi nguyên nhân thứ 3 là quan trọng nhất, bởi vì:
	Bản thân tôi trong quá trình dự giờ , quan sát, khảo sát quá trình dạy và học nói chung và dạy học bộ môn lịch sử nói riêng trường THPT Cẩm Thuỷ 2, tôi thấy hầu hết các giáo viên đều cố gắng trình bày bằng phương pháp thuyết trình, giải thích, đưa ra hệ thống câu hỏi, tranh ảnh, bản đồ, thậm chí cả Powerpoint, máy chiếu Projector. Kết quả, học sinh thuộc bài nhưng đa sồ còn dừng lại ở cố gắng học thuộc lòng, chưa hiểu sâu bản chất, khái quát, sâu chuỗi được các sự kiện lịch sử với nhau.
	Để giải quyết hiện trạng đó, tôi mạnh dạn tích hợp các tác phẩm nghệ thuật nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục tinh thần yêu nước đối với học sinh qua tiết 41- bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973).
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .
2.3.1 Xây dựng biểu tượng, hiện trạng lịch sử qua bộ phim: “Em bé Hà Nội”
	Trong chiến tranh hiện đại thật khó có chiến thắng nào được toàn vẹn, không phải hi sinh xương máu. Sau này, phía Mỹ đã thú nhận: riêng với Hà Nội, họ đã sử dụng tới 444 lượt chiếc Pháo đài bay B52 cùng nhiều loại máy bay chiến thuật khác. Tính ra, người Mỹ đã trút xuống Hà Nội 10.000 tấn bom, hòng hủy diệt Thủ đô của Việt Nam
	Chỉ tính riêng ở Hà Nội, bom B52 đã rơi đúng nhiều khu dân cư thuộc phố Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai, Gia Lâm, Yên Viên, Uy NỗTheo một con số thống kê cho biết: bom Mỹ đã phá sập 5.480 ngôi nhà, sát hại 2.368 dân thường và làm 1.355 người khác bị thương.
2.3.2 Khơi dậy tinh thần yêu nước, lên án tội ác chiến tranh cho học sinh qua bức tượng “Nỗi đau Khâm Thiên” và bài thơ “Khâm Thiên” của Lưu Quang Vũ
	Vào khoảng 22h đêm 26/12/1972, 30 máy bay B52 ném bom rải thảm xuống đường phố Khâm Thiên, con phố đông đúc của trung tâm thành phố. Cả 17 khối phố bị thiệt hại, trong đó khối 44 đến 47 hầu như bị hủy diệt hoàn toàn. Nhà trẻ, mẫu giáo, cửa hàng lương thực, thực phẩm, di tích lịch sử, rạp hát, nhiều cơ sở sản xuất cùng hàng nghìn nhà dân bị sập đổ.
Như một “kẻ làm chứng trung thành trước phiên tòa lịch sử giữa tột cùng đau khổ”, Lưu Quang Vũ đã viết những câu thơ chân thực và xúc động nhất về một Khâm Thiên tang thương bởi B52 ném bom rải thảm:
Siêu pháo đài bay B52 rải bom. Ảnh tư liệu
KHÂM THIÊN
Những người chết trong đêm thân gãy nát
Óc chảy ròng trên gạch
Những người chết cháy đen miệng há mắt mở trừng
Những xác vùi đẫm máu dưới cầu thang
Tay chân vặn vẹo thịt xương
Lòng ruột mắc trên dây điện
Phố Khâm Thiên ầm ầm đổ sụp
Tiếng người la khủng khiếp xé đêm dài
Mặt trời lên trên bãi thây người
Mặt giập vỡ ngực trần thủng hoác
Những đống tóc gân đầu mình lẫn lộn
Những xác tím bầm lạnh buốt sương đêm
Bốn phía tiếng gào tiếng khóc tiếng rên
Tiếng xẻng cuốc bới người trong gạch vụn
Phố đông đúc thành bãi bằng đổ nát
Tấm màn trắng xoá
Xé chia nhau chít vội lên đầu
Cả khu phố già đi hàng chục tuổi.
	Trận bom ấy đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em, làm cho 178 cháu trở thành mồ côi và 290 người bị thương. Ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên chi còn là một hố bom, bảy người sống trong ngôi nhà này không còn ai sống sót. Mảnh đất này trở thành một đài tưởng niệm với một tấm bia mang dòng chữ “Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ” và một bức tượng bằng đồng tạc hình một phụ nữ bế trên tay một đứa trẻ đã chết vì bom Mỹ.
	Đợt ném bom cao điểm của đế quốc Mỹ, có hai mẹ con ở ngôi nhà số 47 Khâm Thiên không may bị sức ép của bom B52 cướp đi sinh mạng. Người mẹ đã chết nhưng vẫn giữ nguyên tư thế đứng ôm chặt đứa con, che chở cho con. Và người con của bà tuy không còn sống nhưng tấm thân còn mềm, cánh tay vẫn bám chặt vào chân mẹ như muốn bấu víu cuộc sống mỏng manh.
Nhà báo Nguyễn Văn Vinh- người đang thực hiện một bộ phim tài liệu về đề tài “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” cho biết: “Trong tất cả đau thương mất mát, kể cả cuộc chiến bây giờ, khi người ta nhắc đến bạo lực hay cuộc chiến ở Iran, Syria thông thường hay nhắc đến sinh mạng của phụ nữ và trẻ em. Điều đó cũng nói lên sự vô lý của chiến tranh, tàn khốc và vô lý. Phụ nữ và trẻ em là những người vô tội, tại sao lại phải hứng chịu những điều như vậy. Tượng đài ấy cũng gợi sự tàn khốc của chiến tranh. Những mất mát đã thể hiện sự ác liệt của chiến tranh rồi. Tuy nhiên cái mà mình nhìn thấy dù ác liệt như thế nào, tinh thần của con người, sức vươn lên, sức sống để vượt qua đau thương đó” 
2.3.3 Sử dụng một số bức ảnh để giới thiệu và kể cho học sinh nghe về quá trình đấu tranh kiên cường bất khuất, những thắng lợi của nhân dân ta.Đặc biệt là quan điểm, hành động nhân văn của Đảng, bộ đội ta đối với những phi công Mĩ bị bắt.
	Chuyện về cô pháo thủ trẻ Phạm Thị Viễn đầu trắng khăn tang ngồi bên mâm pháo đã đi vào bài thơ “Việt Nam máu và hoa” của nhà thơ Tố Hữu
"...Trắng khăn tang em chẳng khóc đâu
Hỡi em gái mất cha mất mẹ
Nước mắt em làm nhòa mặt quân thù
Em phải bắn trúng đầu giặc Mỹ”
Phạm Thị Viễn đầu quấn khăn tang bắn rơi máy bay Mỹ trả thù cho bố, mẹ. (Ảnh tư liệu)
Chuyện về quyển sách đỏ “Cẩm nang đánh B52” và những chiến công oanh liệt của bộ đội phòng không không quân Việt Nam. Qua đó giáo viên giáo dục học sinh về tinh thần học hỏi, sáng tạo của người Việt Nam
Mỗi ngôi sao đỏ tương ứng với một chiến công của chiếc MiG-21. Ảnh: QĐND
MiG-21 đã khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
Phi công Phạm Tuân gặp lại phi công Mỹ sau 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không"
Phi công Phạm Tuân, người đầu tiên bắn rơi B52 bằng máy bay Mic 21, đêm 27 tháng 12 năm 1972.
	Chuyện về các phi công Mĩ bị bắt, bộ đội, dân quân của ta đã bảo vệ họ, ngăn chặn hành động phẫn uất của nhân dân, khám bệnh, chữa thươngcho các phi công Mĩ. Qua đó giáo dục học sinh về tính nhân văn của Đảng, chính phủ ta trong chiến tranh. Giáo dục các em tư tưởng “Tha thứ là cách trả thù thông minh nhất” 
Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ với những chiến công oanh liệt của quân dân Thanh Hóa trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ. Tiêu biểu nhất là các trận đánh bảo vệ cầu Hàm Rồng	
Phi công Mỹ bị bắt làm tù binh ở miền Bắc (Nguồn: Internet)
Công nhân xây dựng thảo luận về việc sửa chữa cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa năm 1973 sau các trận ném bóm của không quân Mỹ.
	 Hiệu quả về giáo dục truyền thống yêu nước sẽ cao, sẽ tôn vinh được chiến công của trí tuệ và lòng dũng cảm của quân dân Thủ đô và các tỉnh thành miền Bắc cũng như của cả thời đại.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường .
2.4.1	Kiểm chứng khả năng tiếp thu kiến thức bộ môn thông qua kiến thức bài học:
Câu hỏi: 
Câu 1. Trong thời gian chống “Việt Nam hóa” chiến tranh (1969 - 1973) nhiệm vụ nặng nề nhất của miền Bắc là gì?
	A.Làm nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam.
B. Làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Cam-pu-chia.
C. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất, xây dựng hậu phương, bảo 	đảm cho cuộc chiến đấu tại chỗ và chi viện cho chiến trường.
 D. Phải khắc phục kịp thời, tại chỗ hậu quà của những cuộc chiến tranh ác liệt, tiếp nhận sự việc trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Câu 2. Thắng lợi lớn nhất của quân dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không” là gì?
A.Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.
B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
C. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện cúa miền Bắc cho miền Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Buộc Mĩ kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Câu 3 Căn cứ vào lý do nào để nói rằng Mĩ “đã đặt ngang hàng kẻ đi xâm lược với người chống xâm lược”?
A.Mĩ thiếu thiện chí, muôn kéo dài chiến tranh ở Việt Nam.
B. Mĩ muốn duy trì chế độ tay sai đế thực hiện chủ nghĩa thực dân mới
C. Mĩ đòi “có đi có lại”, nếu Mĩ rút quân khỏi miền Nam thì quân đội miền Bắc cũng phải rút quân khỏi miền Nam.
D. Mĩ muốn giữ quân chư hầu của Mĩ ở lại miền Nam.
Câu 4. Trong các điều khoản của nội dung Hiệp định Pari (trong SGK), điều khoản nào có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam?
A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân Đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
C. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.
D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
Câu 5: Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồ gì?
Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri
Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam
Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta
Phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
Câu 6:Vì sao Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở hội nghị Pa-ri?
Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
Bị đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược của ta vào tết Mậu Thân 1968.
Bị thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoạimiền Bắc lần thứ hai
Bị thua đau trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc.
Câu 7:Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng:
“Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khất của.”
Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ
Quân dân miền Nam đánh bại chiến chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của Mĩ
Quân dân ta trên cả hai miền đất nước
Quân dân miền Nam trong cuộc tiến công chiến lược 1972
Câu 8: Thắng lợi quan trọng của hiệp định Pa-ri đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước như thế nào?
Đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”
Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của Mĩ.
Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”
Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”,“ngụy nhào.
Câu 9: Mục đích của Mĩ trong cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà nội, Hải Phòng là
Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí một hiệp định có lợi cho Mĩ.
Thử nghiệm tính sát thương của B52
Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_tich_hop_van_hoc_va_nghe_thuat_nham.doc
  • docBia SKKN.doc
  • docPhu luc SKKN - Bui Thi Hanh.DOC