SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 qua giảng dạy đoạn trích “Chí khí anh hùng” – trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với chỉ thị “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy.” [1; tr 27]; Nhằm hướng tới “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2).
Bởi vậy, “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo” [1; tr 40].
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 1.1.1. Xuất phát từ tính hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập giáo dục quốc tế của phương pháp: Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với chỉ thị “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy.” [1; tr 27]; Nhằm hướng tới “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2). Bởi vậy, “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo” [1; tr 40]. Như vậy, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập quốc tế ... đang rất cần những con người được trang bị đầy đủ những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Trước yêu cầu đó, phương pháp giáo dục phổ thông cũng cần được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục năm 2005, Điều 5). 1.1.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông: Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động ... Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, các em thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, theo tà đạo, ứng xử bạo lực, sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, ... Vì thế mà dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. “Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa, ... chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp, ...” [3; tr 11]. Có thể nói, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường phổ thông là vô cùng cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. 1.1.3. Xuất phát từ ưu thế của bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Ở nhà trường, tất cả các môn học đều có nhiệm vụ cung cấp tri thức và giáo dục nhân cách. Tuy nhiên, môn Ngữ văn lại là môn có nhiều ưu thế trong việc lồng ghép tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bởi, đây là một môn nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. Và giáo dục bằng nghệ thuật là cách giáo dục hiệu quả nhất, vì người được giáo dục thông qua sự hứng thú, say mê, thăng hoa cùng nghệ thuật mà hình thành và phát triển nhân cách. Đúng như trong “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn” đã khẳng định: “môn Ngữ văn bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa” [2, tr 5]. 1.1.4. Xuất phát từ vị trí của Truyện Kiều nền văn học dân tộc và trong chương trình giảng dạy Ngữ Văn 10. “Truyện Kiều là quốc hoa, quốc hồn, quốc túy của dân tộc” (Phạm Quỳnh). Trải qua hàng trăm năm với biết bao dâu bể, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du vẫn mãi lay động tâm trí triệu triệu người trên khắp thế giới. Có thể nói, chưa có một áng văn thơ nào của Việt Nam được truyền tụng, thấm đẫm nhân văn trong đời sống xã hội như “Truyện Kiều”. “Mỗi câu trong Truyện Kiều là một viên ngọc quý, cả tập Truyện Kiều là một chuỗi ngọc sáng long lanh” (Hoài Thanh). Danh tiếng của “Truyện Kiều” đã đến với bạn bè thế giới từ những năm đầu của thế kỉ XX. Năm 1926, dịch giả người Pháp Rơ-ne-cry-sac khi dịch “Truyện Kiều” đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn: “Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ thời đại nào”. Và ông kết luận: “Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc”. Vị trí đặc biệt ấy cũng được thể hiện rõ trong PPCT Ngữ Văn 10: 06/104 tiết (Chương trình cơ bản) ; 08/140 tiết (Chương trình nâng cao), với 04 trích đoạn: “Trao duyên”, “Nỗi thương mình”, “Chí khí anh hùng”, đọc thêm “Thề nguyền” và bài “Truyện Kiều” (Giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”). Với tất cả những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 qua giảng dạy đoạn trích “Chí khí anh hùng” – trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Đưa ra những phương pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 qua giảng dạy đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Truyện Kiều- Nguyễn Du). Trên cơ sở đó, góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn trong nhà trường là đề cao vai trò chủ động, tích cực và phát huy năng lực cảm thụ và ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó mà hiệu quả dạy học bộ môn cũng được nâng cao. - Góp phần nâng cao một số kĩ năng sống cho học sinh, như : Kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, sống trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, ... 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Tìm hiểu lí luận về một số phương pháp dạy học tích hợp nói chung và đối với bộ môn Ngữ Văn ở trường THPT nói riêng. - Ứng dụng phương pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 trong giảng dạy đoạn trích “Chí khí anh hùng”- (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du. - Thực nghiệm khảo sát các lớp khối 10, trường THPT Hoằng Hóa 3, chủ yếu là các lớp 10C6, 10C9, 10C10. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu, chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp dạy học tích hợp và lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn học. Từ đó khái quát thành những khái niệm cụ thể, quy thành phương pháp dạy học của bản thân. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát thực tế bằng hai hình thức: tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, giáo viên quan sát học sinh tham gia tích cực và tham gia chưa tích cực/không tham gia, tách rời nhóm; kết hợp với việc đưa ra một tình huống ứng xử thường gặp trong thực tế, yêu cầu học sinh chọn cách ứng xử. Trên cơ sở đó, giáo viên thu thập số liệu để đánh giá mức độ thành thạo kĩ năng sống của học sinh. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Trên cơ sở khảo sát thực tế, đánh giá mức độ thành thạo kĩ năng sống của học sinh, chúng tôi nghiên cứu, thử nghiệm qua những tiết thiết kế giáo án, qua thực tế giảng dạy,.. rút ra kinh nghiệm tối ưu cho bản thân, ghi chép lại và nghiên cứu sâu hơn ở đề tài này với mong muốn được trao đổi và học hỏi thêm kinh nghệm giảng dạy cùng các đồng nghiệp. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống là một nội dung hết sức quan trọng cần được thực hiện một cách có hệ thống và thường xuyên trong các nhà trường. Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh có hiểu biết và được rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, phòng ngừa những hành vi có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần, tăng cường khả năng nhận thức xã hội, khả năng thích ứng với cuộc sống cũng như khả năng ứng phó linh hoạt, tích cực với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Việc đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường có ý nghĩa như một sự thức tỉnh để các nhà giáo dục chú ý nhiều hơn đến tính hữu dụng, thiết thực của chương trình nhà trường, đồng thời tăng khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo con người mới năng động , tích cực, tự tin, đạt được thành công trong xã hội hòa nhập. Môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục này.Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục ấy trong từng tiết học, bản thân mỗi người thầy, người cô cần hiểu đúng bản chất của các khái niệm này. 2.1.1. Khái niệm “Kĩ năng sống”. Trên thế giới hiện nay đã và đang tồn tại nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kĩ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức khác nhau. Thông thường, kĩ năng sống được hiểu là những kĩ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “Kĩ năng sống là khả năng sống để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày” [3; tr 7] Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), “Kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.”[3; tr 7]. Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), “Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng nhận thức được hậu quả ...; Học để làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: Ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, ...; Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm cac kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm (Learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin ....”[3; tr 7, 8]. Có thể thấy quan niệm của WHO đã nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi tích cực khi tương tác với người khác và môi trường sống của mình. Tuy mang tính khái quát, nhưng quan niệm này chưa thể hiện rõ những kĩ năng cụ thể, mặc dù khi phân tích sâu thì thấy tương đối gần với với nội hàm quan niệm kĩ năng sống của UNESCO. Song quan niệm kĩ năng sống của UNESCO lại được cụ thể và chi tiết hơn nhiều. Đặc biệt đã nhấn mạnh thêm kĩ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ.Trong khi quan niệm của UNICEF nhấn mạnh rằng: Kĩ năng không hình thành, tồn tại một cách độc lập mà hình thành, tồn tạo trong mối quan hệ tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và thái độ. Kĩ năng mà một người có được phần lớn cũng nhờ có được kiến thức. Ví dụ, muốn có kĩ năng thương lượng phải biết nội dung thương lượng, ... Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ có tác động mạnh mẽ đến kĩ năng. Ví dụ: thái độ kì thị khó làm cho một người thực hiện tốt kĩ năng biết thể hiện sự tôn trọng với người khác, ... Từ những quan niệm trên đây, chúng ta có thể khẳng định: kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lý bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là kĩ năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Như vậy, các kĩ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức - "cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị - "cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế - “làm gì và làm bằng cách nào?” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng. Kĩ năng sống thường được thiết lập với một nền tảng riêng biệt, do đó mọi người có thể hiểu và thực hành. Kĩ năng sống liên hệ mật thiết với những nội dung giáo dục thực hành giúp chúng ta trả lời những câu hỏi như là: Chúng ta cần làm gì để có thái độ quyết đoán? Quyết định của chúng ta liên quan đến những điều gì?... Khái niệm kĩ năng sống được hiểu rất khác nhau. Ở một số nước như: Trung Quốc; Singapore; Thái Lan ... đào tạo kĩ năng sống chính là để giáo dục cách vệ sinh, dinh dưỡng, giáo dục phòng chống bệnh tật hoặc giáo dục hòa bình ... Ở một số nước khác như: Mỹ; Anh; Pháp; Nhật ... kĩ năng sống đào tạo tập trung vào giáo dục hành vi, giáo dục an toàn trên đường phố, hay giao dục bảo vệ môi trường ... Kĩ năng sống vừa mang cả tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Tính cá nhân bởi vì đó là khả năng của mỗi cá nhân. Tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạn của sự phát triển xã hội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có sự phù hợp với những kĩ năng sống ấy. Chẳng hạn: kĩ năng sống của mỗi cá nhân trong thời bao cấp khác với kĩ năng sống của các cá nhân trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn hội nhập; kĩ năng sống của người sống ở miền núi khác với kĩ năng sống của người sống ở vùng biển; kĩ năng sống của người sống ở nông thôn khác với kĩ năng sống của người sống ở thành phố. Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc học các kĩ năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội và tự nhiên. Chính vì vậy rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một nội dung cơ bản của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, triển khai và thực hiện. Qua nghiên cứu tài liệu và hoạt động thực tiễn của bản thân. Tôi nhận thấy: những kĩ năng sống cơ bản cần tích hợp cho học sinh thông qua môn Ngữ Văn ở bậc THPT như sau: - Kĩ năng tự nhận thức - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc - Kĩ năng ứng phó với căng thẳng - Kĩ năng thể hiện sự tự tin - Kĩ năng giao tiếp hiệu quả - Kĩ năng lắng nghe tích cực - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông - Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn - Kĩ năng hợp tác - Kĩ năng tư duy phê phán - Kĩ năng tư duy sáng tạo - Kĩ năng ra quyết định - Kĩ năng giải quyết vấn đề - Kĩ năng kiên định - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ... 2.1.2. Khái niệm “Tích hợp” trong hoạt động giáo dục. “Tích hợp là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ” [4, tr 891]. Trong lí luận dạy học, tích hợp (integration) được hiểu là là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn đó. Trong chương trình THPT, môn Ngữ Văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm “Tích hợp” cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc”[1; tr 27]. Và như vậy, “Tích hợp” chính là sự hợp nhất, sự nhất thể hóa để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, “Tích hợp” có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau: Một là, tính liên kết. Hai là, tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh vực nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Tóm lại, hiểu đúng bản chất khái niệm “kĩ năng sống” và “tích hợp” có ý nghĩa quan trọng giúp người giáo viên xác lập được phương pháp dạy học phù hợp, đúng với tinh thần đổi mới phương pháp , đáp ứng yêu cầu mang tính bức thiết của thời đại ngày nay. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thực trạng: 2.2.1.1. Về phía giáo viên: Giáo dục kĩ năng sống là một vấn đề không mới trong dạy học và cũng không xa lạ trong thực tiễn cuộc sống vì nó là lĩnh vực giáo dục liên ngành. Tuy nhiên, đặc trưng của môn Ngữ Văn không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh mà điều quan trọng hơn là hình thành và phát triển những kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của học sinh, đồng thời hình thành và phát triển cảm xúc, thái độ đúng đắn trước các vấn đề liên quan đến nội dung bài học cho các em. Vì vậy, môn học này có khả năng tích hợp ở nhiều mức độ khác nhau với các nội dung giáo dục kĩ năng sống cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Do đó, khi tích hợp giáo dục kĩ năng sống cần đảm bảo nguyên tắc: không gượng ép, không làm nặng nội dung, không làm biến dạng môn học. Tuy nhiên, qua thực tế dự một số giờ của đồng nghiệp ở trường, tôi nhận thấy, nhiều giáo viên đã quan niệm: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống là vô hình dung làm nặng thêm nội dung kiến thức bài học, biến dạng môn học dưới hình thức đơn điệu khô cứng. Một bộ phận giáo viên khác vì những lí do khác nhau mà ít đọc sách báo, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội, việc tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế, ... cho nên ngại tích hợp vì cho rằng chỉ cần tập trung vào kiến thức bài học là đủ, không cần phải tích hợp những nội dung khác ... tất cả đều góp phần khiến học sinh lúng túng khi vận dụng kiến thức bài học vào xử lí những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Thậm chí, một bộ phận học sinh còn mơ hồ với khái niệm “kĩ năng sống”. 2.2.1.2. Về phía học sinh: Những năm gần đây, nhiều học sinh rất thiếu những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ. Các em rất rụt rè, thiếu tự tin .. bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và hệ thống ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: Phải dạy học như thế nào để góp phần giúphọc sinh THPT hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng đang làm trăn trở bao giáo viên! Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao. Qua thực tế giảng dạy ở lớp 10, trường THPT Hoằng Hóa3, bản thân thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế. Thực trạng này đã được cụ thể hóa qua số liệu khảo sát ban đầu ở ba lớp mà tôi đư
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_ki_nang_song_cho_h.doc