SKKN Một số kinh nghiệm sửa lỗi chính tả do phát âm sai cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 11A1, 11A4 Trường THPT Bắc Sơn – Ngọc Lặc

SKKN Một số kinh nghiệm sửa lỗi chính tả do phát âm sai cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 11A1, 11A4 Trường THPT Bắc Sơn – Ngọc Lặc

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn học Ngữ văn có vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức về các tác phẩm văn học, môn học này còn giúp học sinh biết tạo lập và lĩnh hội văn bản. Trong đó, tạo lập văn bản là kỹ năng cơ bản, thiết thực để phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu. Để tạo lập được văn bản, học sinh phải biết sử dụng đúng chính tả tiếng Việt. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn tại hai lớp 11a1,11A4 – Trường THPT Bắc Sơn – Ngọc Lặc, tôi nhận thấy một bộ phận lớn học sinh là người dân tộc thiểu số và hầu hết các học sinh này đều viết sai chính tả. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của việc phát âm chưa chuẩn tiếng phổ thông, mà chúng ta thường gọi là nói sao viết vậy. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em, gây cản trở đến quá trình giảng dạy và học tập, đặc biệt nó tác động không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh.

Một trong những mục tiêu của môn học Ngữ văn trong trường phổ thông là rèn cho các em 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Để học sinh có thể vận dụng và kết hợp tốt 4 kỹ năng này, cần sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh, đặc biệt là cần sự nỗ lực rất lớn trong việc rèn luyện từ phía các em. Vì vậy, việc học sinh phát âm sai đẫn đến viết sai chính tả cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

 

doc 12 trang thuychi01 7480
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm sửa lỗi chính tả do phát âm sai cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 11A1, 11A4 Trường THPT Bắc Sơn – Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn học Ngữ văn có vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức về các tác phẩm văn học, môn học này còn giúp học sinh biết tạo lập và lĩnh hội văn bản. Trong đó, tạo lập văn bản là kỹ năng cơ bản, thiết thực để phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu. Để tạo lập được văn bản, học sinh phải biết sử dụng đúng chính tả tiếng Việt. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn tại hai lớp 11a1,11A4 – Trường THPT Bắc Sơn – Ngọc Lặc, tôi nhận thấy một bộ phận lớn học sinh là người dân tộc thiểu số và hầu hết các học sinh này đều viết sai chính tả. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của việc phát âm chưa chuẩn tiếng phổ thông, mà chúng ta thường gọi là nói sao viết vậy. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em, gây cản trở đến quá trình giảng dạy và học tập, đặc biệt nó tác động không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh.
Một trong những mục tiêu của môn học Ngữ văn trong trường phổ thông là rèn cho các em 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Để học sinh có thể vận dụng và kết hợp tốt 4 kỹ năng này, cần sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh, đặc biệt là cần sự nỗ lực rất lớn trong việc rèn luyện từ phía các em. Vì vậy, việc học sinh phát âm sai đẫn đến viết sai chính tả cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Tình trạng học sinh dân tộc thiểu số viết sai chính tả do ảnh hưởng của phát chưa chuẩn tiếng phổ thông đã tồn tại từ lâu ở các trường học thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa (trong đó có Trường THPT Bắc Sơn – Ngọc Lặc). Tuy nhiên, hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và nhà trường cũng chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.
Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm sửa lỗi chính tả do phát âm sai cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 11A1,11A4 Trường THPT Bắc Sơn – Ngọc Lặc” - đây là vấn đề có tính cấp thiết trong giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay. Từ đề tài, tôi đưa ra một số giải pháp mà bản thân đã áp dụng trong năm học 2016 - 2017, góp phần giải quyết một vấn đề có tính cấp thiết trong quá trình giảng dạy.
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Thứ nhất: Cung cấp lại cho học sinh một số kiến thức cơ bản về chính tả tiếng Việt (những kiến thức này đã được học trong suốt quá trình học môn Tiếng Việt ở Tiểu học và môn Ngữ văn ở Trung học). Từ đó, làm cơ sở để các em sử dụng tạo lập văn bản.
	Thứ hai: Giúp học sinh nâng cao bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết, mà quan trọng nhất là các em học sinh dân tộc thiểu số sẽ phát âm chuẩn tiếng phổ thông để rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả tiếng Việt, nhằm mang lại kết quả học tập cao.
	Thứ ba: Giúp học sinh dân tộc thiểu số thêm yêu quý và gìn giữ ngôn ngữ tiếng Việt nhưng đồng thời cũng không quên tiếng nói dân tộc của các em.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Tình trạng phát âm chưa rõ tiếng phổ thông dẫn đến viết sai chính tả của học sinh dân tộc thiểu số:
	- Thói quen sử dụng tiếng dân tộc khi đến trường của học sinh dân tộc thiểu số.
	- Tình trạng học sinh dân tộc thiểu số viết sai chính tả do ảnh hưởng của việc phát âm sai.
	- Vốn kiến thức chính tả tiếng Việt của một bộ phận học sinh còn hạn chế.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Để viết đúng chính tả, học sinh phải ghi nhớ các quy tắc về sử dụng từ ngữ của tiếng Việt. Vì vậy, trước hết phải cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết về chính tả tiếng Việt. Nắm được kiến thức lí thuyết, học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hành.
- Phương pháp thực hành: Giáo viên sẽ là người định hướng, hướng dẫn cho học sinh rèn luyện các kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Việc thực hành được thực hiện thường xuyên, liên tục trong các tiết học Ngữ văn, đặc biệt là phân môn tiếng Việt, các giờ luyện tập.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tìm hiểu truyền thống, phong tục, thói quen sử dụng ngôn ngữ của học sinh dân tộc thiểu số. Trao đổi với phụ huynh học sinh, với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn về việc sử dụng từ ngữ của các em trong sinh hoạt, học tập.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê số lượng học sinh dân tộc thiểu số phát âm sai, viết sai chính tả ở 2 lớp 11A1 và 11A4 trước và sau khi nghiên cứu thực nghiệm đề tài.
	2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lí luận
	Ngôn ngữ tồn tại ở hai dạng, dạng nói và dạng viết, hai dạng này có mối quan hệ qua lại với nhau. Trong cuộc sống, con người dùng ngôn ngữ làm phương tiện để giao tiếp. Trong trường học, học sinh dùng ngôn ngữ làm phương tiện để học tập và nghiên cứu. Chính vì vậy, việc học sinh phải phát âm chuẩn tiếng phổ thông và viết đúng chính tả tiếng Việt là yêu cầu bắt buộc.
	Từ khi vào lớp 1, học sinh đã được làm quen với những quy tắc của chữ viết tiếng Việt, những quy tắc đó được đưa vào thực hành khi các em tập viết. Lên những lớp trên, các quy tắc được các em ghi nhớ và vận dụng qua từng bài học. Vì vậy, khái niệm về chữ viết, âm, vần, dấu (thanh)...dần hình thành và tạo thành thói quen khi sử dụng ngôn ngữ.
	Phạm trù ngôn ngữ, phạm trù từ loại có quan hệ mật thiết với phạm trù tư duy, bởi vì ngôn ngữ với tư cách là một công cụ, một phương tiện tham gia vào quá trình nhận thức, quá trình tư duy trừu tượng. [2]
Chữ viết là hệ thống kí hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói và có những qui tắc, qui định riêng. Muốn viết đúng chính tả tiếng Việt, ta phải tuân theo những qui định, qui tắc đã được xác lập.
	Chính tả là cách viết được xem là chuẩn, tức là viết đúng âm đầu, đúng vần, đúng dấu (thanh), đúng qui định về viết hoa, viết tắt, viết thuật ngữ. [1]
	Với những qui tắc đó, bất kỳ ai khi sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt đều phải tuân thủ, không phân biệt tầng lớp, lứa tuổi, giới tính, dân tộc...Nhưng để viết đúng chính tả, trước hết học sinh phải phát âm đúng, hay nói đúng hơn là các em phải thuần thục các kỹ năng: nghe – nói – đọc trước khi thực hành kỹ năng viết.
	2.2. Thực trạng vấn đề
	2.2.1. Thực trạng của việc viết sai chính tả do phát âm sai
 Trường THPT Bắc Sơn là một trường miền núi, đa phần là học sinh dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn, việc học chưa được phụ huynh đầu tư đúng mức. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, hầu hết các em ít được đi ra ngoài địa phương, cơ hội giao lưu tiếp xúc, học hỏi chưa có. Hơn nữa, các em luôn giữ thói quen nói tiếng của dân tộc mình bất cứ lúc nào, kể cả trong quá trình học tập. 
 Đối với học sinh dân tộc thiểu số ở hai lớp khảo sát là lớp 11A1 và 11A4, trong quá trình giảng dạy và tiếp xúc với các em, tôi nhận thấy các em thường xuyên sử dụng tiếng dân tộc mình (chỉ trừ khi các em trao đổi với giáo viên). Không chỉ vậy, do không thường xuyên luyện tập phát âm chuẩn tiếng phổ thông nên giọng nói của các em còn lẫn lộn âm của tiếng dân tộc (ở đây chủ yếu là dân tộc Mường) và âm phổ thông. Từ việc phát âm chưa chuẩn, dẫn đến hiện tượng học sinh dân tộc thiểu số viết sai chính tả rất nhiều do ảnh hưởng của phát âm. 
 Qua khảo sát, thực trạng học sinh dân tộc thiểu số viết sai chính tả do ảnh hưởng của phát âm rất phổ biến ở hai lớp 11A1 và 11A 4. Có thể lấy một số ví dụ cụ thể về các trường hợp nói sai, viết sai do ảnh hưởng của phát âm như sau: 
Ở mục II.1: Đoạn : “lên những lớp trên...ngôn ngữ.” do tác giả tự viết ra. Đoạn “Phạm trù ngôn ngữ...tư duy trừu tượng.” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2. Hai đoạn tiếp theo “Chữ viết là...viết thuật ngữ.” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1. Đoạn còn lại do tác giả tự viết ra.
+ Nói âm “ong” thành âm “ông”
Ví dụ: Chúng em mông muốn có điều kiện học tập tốt nhất. 
+ Nói âm “uất” thành âm “uốt”
Ví dụ: Năm học vừa qua, em đã hoàn thành xuốt sắc nhiệm vụ.
+ Nói âm “uôn” thành âm “uân”
Ví dụ: Để đạt được ước mơ trong cuộc sống, mỗi người phải luân luân phấn đấu và nỗ lực không ngừng.
+ Nói âm “au” thành âm “âu”
Ví dụ: Các chấu hãy cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt.
Ví dụ về một số trường hợp học sinh dân tộc thiểu số thường viết sai chính tả:
STT
Viết đúng chính tả
Viết sai chính tả do phát âm sai
1
mong muốn
mông muốn
2
long trọng
lông trộng
3
xuất sắc
xuốt sắc
4
luôn luôn
luân luân
5
giống nhau
giống nhâu
6
các cháu
các chấu
...
...
...
 Dưới đây là thống kê số lượng học sinh dân tộc thiểu số ở hai lớp thường xuyên viết sai chính tả do ảnh hưởng của phát âm và chất lượng môn Ngữ văn trước và sau khi nghiên cứu đề tài:
Bảng thống kê số lượng học sinh dân tộc thiểu số thường viết sai chính tả:
Lớp
Số HS dân tộc thiểu số/ Sĩ số lớp
Số HS dân tộc thiểu số viết đúng chính tả
Số HS dân tộc thiểu số viết sai chính tả do ảnh hưởng của phát âm
11A1
29/34
8/29
21/29
11A4
27/31
4/27
23/27
Bảng thống kê kết quả khảo sát môn Ngữ văn đầu năm học 2016-2017
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A1
34
0
0
7
20,6
21
61,8
6
17,6
11A4
31
0
0
3
9,7
19
55,9
9
26,5
	2.2.2. Hậu quả của việc viết sai chính tả do phát âm sai
	Việc học sinh nói sai dẫn đến viết sai đã gây cản trở không nhỏ trong quá trình học tập và cả quá trình làm việc của các em sau này. Nghiêm trọng hơn, nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môn Ngữ văn nói riêng và kết quả học tập của các em nói chung.
	2.3. Giải pháp tiến hành 
	2.3.1. Cung cấp kiến thức lí thuyết
	Đối với học sinh lớp 11, đúng ra các em phải nắm chắc kiến thức về chính tả và vận dụng chính xác. Tuy nhiên đối với đa phần học sinh dân tộc thiểu số ở hai lớp khảo sát, năng lực của các em còn nhiều hạn chế, so với học sinh miền xuôi thì khả năng tiếp thu và nhận thức vấn đề của các em còn hạn hẹp. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở hai lớp này, tôi thường xuyên lồng ghép để cung cấp lại cho các em những kiến thức cơ bản về chính tả tiếng Việt. 
Ngay từ đầu năm học, nhận thấy tình trạng các em nói sai, viết sai rất nhiều, tôi đã đưa phần kiến thức này vào trong các tiết thuộc phân môn tiếng Việt, các giờ trả bài kiểm tra, đặc biệt là các tiết luyện tập. Những kiến thức đó tuy không phaỉ xa lạ gì so với lứa tuổi và cấp học của học sinh lớp 11, nhưng do đa phần các em này đã bị hổng về kiến thức, lại không thường xuyên luyện tập, thực hành vận dụng cho đúng nên nó vẫn có tác dụng lớn để sửa lỗi viết sai cho các em. Tôi cung cấp một số kiến thức về chính tả tiếng Việt như sau:
* Các yếu của tiếng và chữ viết
Tiếng do nhiều âm kết lại mà thành, âm được chia làm nhiều loại nhỏ.
- Âm: Có nguyên âm, phụ âm, bán âm, âm đệm.
- Chữ cái: Dùng để ghi âm. [1]
Ở mục II.3.1: Hai đoạn “Đối với học sinh...tiếng Việt như sau.” do tác giả tự viết ra. Đoạn tiếp theo “Các yếu tố...để ghi âm.” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1.
- Thanh và dấu: Tiếng Việt có 6 thanh: ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.
- Tiếng hay âm tiết: Tiếng do một hay nhiều âm phát ra cùng một lúc tạo thành.
- Chữ: Dùng để ghi tiếng.
- Từ: Từ gồm một tiếng hoặc một tổ hợp tiếng có ý nghĩa tạo thành.
	* Quy cách ghi dấu (thanh điệu) trên chữ viết
	- Dấu chỉ ghi trên hoặc dưới nguyên âm, khôn ghi trên hoặc dưới phụ âm
	- Dấu chỉ ghi trên hoặc dưới nguyên âm (âm chính), không ghi trên hoặc dưới âm đệm.
	- Đối với nguyên âm đôi:
	+ Khi nguyên âm đôi đứng ở cuối từ, ta ghi dấu trên hoặc dưới nguyên âm thứ nhất: mía, lụa, nứa...
	+ Khi nguyên âm đôi đứng ở giữa từ, ta ghi dấu trên hoặc dưới nguyên âm thứ hai: liền, muốn, hướng... 
	* Quy cách viết hoa trong tiếng Việt:
	 Quy cách viết hoa trong tiếng Việt vẫn còn nhiều vấn đề đang tranh luận, ở đây tôi chỉ hướng dẫn các em những quy định, thói quen đã được đa số mọi người chấp nhận.
	- Nhân danh (tên người)
	+ Loại tên người thuần Việt hay Việt hóa.
	+ Các yếu tố gắn với tên người.
	+ Các biệt danh.
	+ Tên người nước ngoài.
	- Địa danh (tên đất)
	+ Loại tên đất thuần Việt hay Việt hóa.
	+ Trường hợp viết hoa và không viết hoa cùng một từ.
	+ Cách viết hoa địa danh nước ngoài.
	- Hiệu danh (vật danh)
	Tên riêng bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài của các xí nghiệp, nhà máy, công ty, bệnh viện, trường học, chùa chiền, nhà thờ, đảng phái...đều được viết hoa tất cả các âm tiết hoặc từ. Tuy nhiên, ta có thể chỉ viết hoa ở yếu tố đầu tiên. [1]
	Trang này tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1.
- Viết hoa vì mục đích tu từ
Viết hoa để tỏ lòng tôn kính hoặc để nhấn mạnh, làm nổi bật từ.
	* Quy cách viết tắt trong tiếng Việt
	- Các kiêu viết tắt: dạng tắt, từ tắt, tên tắt, tên giao dịch.
	- Các cách viết tắt: dùng dấu chấm, cách viết hoa, dùng dấu gạch chéo. [1]
	2.3.2. Giáo viên làm mẫu, nêu gương:
	Có thể nói, vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng. Tư cách, tác phong của người giáo viên ảnh hưởng trực tiến đến nhân cách của học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên thì tác động lớn đến kết quả học tập của các em. Hiểu được điều này, bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã luôn cố gắng là tấm gương tốt để các em noi theo.
	Đối với việc sửa lỗi chính tả do phát âm sai của học sinh dân tộc thiểu số, trong khi giảng bài, đọc bài, tôi luôn dùng cách phát âm chuẩn theo tiếng phổ thông. Khi nghe cô giáo phát âm chuẩn, nững âm thanh của bài giảng sẽ đi vào tâm thức của học sinh, dần dần các em cũng sẽ học để phát âm đúng giống cô.
Ngữ điệu trong giọng nói của giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng, nếu hay nó làm cho học sinh thích thú, có cảm hứng với bài học hơn, từ đó các em sẽ tiếp nhận tốt hơn. Còn nếu không hay nó có thể khiến cho chất lượng học tập giảm xuống.
Khi viết bài trên bảng, tôi luôn chú ý cách trình bày ngay ngắn, gọn gàng để các em dễ quan sát. Với lợi thế viết chữ đẹp và tuyệt đối không sai chính tả tiếng Việt, tôi nghĩ đó cũng là yếu tố quan trọng giúp học sinh viết đúng hơn.
	2.3.3. Phát hiện lỗi và sửa lỗi:
	* Phát hiện lỗi và sửa lỗi thông qua luyện đọc:
	Qua khảo sát tôi đã biết những em nào thường xuyên nói sai, viết sai và những từ nào các em phát âm chưa chuẩn dẫn đến viết sai. 
Ví dụ: Học sinh dân tộc Mường thường phát âm sai các vần:
+ ong thành ông
+ uôn thành uân
+ uôt thành uất
+ au thành âu
...
- Ở mục II.3.1: Đoạn “Viết hoa vì mục đích tu từ...dấu gạch chéo.” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1.
Từ việc phát hiện lỗi, trong quá trình giảng dạy, tôi thường xuyên gọi những học sinh dân tộc thiểu số hay nói sai, viết sai đọc bài (sau khi nghe giáo viên đọc mẫu), nếu từ nào học sinh đọc sai, tôi đọc mẫu và yêu cầu các em đọc lại cho đúng. Việc đọc được tăng cường trong quá trình học văn bản, trong các tiết luyện tập, kể cả việc cho học sinh đọc chính bài văn của mình để phát hiện và sửa lỗi.
Qua nhiều lần như vậy, tôi nhận thấy các em học sinh dân tộc thiểu số đã có sự tiến bộ rõ rệt, tự biết mình thường sai những từ nào để tự sửa cho đúng.
* Phát hiện lỗi và sửa lỗi thông chữa bài tập:
Đối với các tiết học có phần luyện tập, tôi thường yêu cầu các em làm bài tập tại lớp, sau khi các em trình bày bài tập trên bảng, tôi sẽ sửa bài và qua đó sửa lỗi chính tả. Sau khi sửa, yêu cầu những em viết sai phải viết lại vào vở cho đúng.
Tôi cũng thường xuyên khen ngợi những học sinh viết đúng, những học sinh có sự tiến bộ trong quá trình học tập.
* Phát hiện lỗi và sửa lỗi thông qua chấm bài kiểm tra, chấm vở:
Có thể nói việc chấm, trả bài kiểm tra hay chấm vở ghi, vở bài tập của học sinh là rất quan trọng, nó giúp giáo viên sửa chữa, uốn nắn cả về nội dung và hình thức, giúp học sinh biết cách tạo lập văn bản hay và đúng.
Học sinh thường rất háo hức với giờ trả bài, vì vậy tôi thường chấm và sửa bài cho các em rất kỹ. Trong khi trả bài, tôi thường đọc nững bài viết tôt trước, rồi nhận xét cụ thể những bài còn mắc nhiều lỗi. Khi chấm bài, tôi thường sửa từng lỗi chính tả, viết lại từ đúng vào bên cạnh để các em nhận biết và tự sửa. 
Đối với vở ghi và vở bài tập của các em tôi cũng làm tương tự như vậy.
	2.3.4. Khuyến khích học sinh dân tộc thiểu số thường xuyên sử dụng tiếng phổ thông khi đến trường.
Có thể nói, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là điều vô cùng quan trọng. Đối với các dân tộc thiểu số ở huyện Ngọc Lặc, có rất nhiều nét đẹp về truyền thống văn hóa đã được gìn giữ và lưu truyền, trong đó có ngôn ngữ. Học sinh dân tộc thiểu số thường rất yêu quý ngôn ngữ của dân tộc mình, đó là điều rất tôt.
Qua quan sát, tôi nhận thấy, ngoài giờ học, những học sinh dân tộc thiểu số vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng của dân tộc mình. Tuy nhiên, để các em có thể phát âm chuẩn tiếng phổ thông, tạo diều kiện thuận lợi cho việc học tập và làm việc của các em sau này, tôi thường khuyến khích các em chỉ nói tiếng phổ thông khi đến trường. 
Khi thường xuyên nói tiếng phổ thông các em sẽ phát âm đúng, từ đó dẫn đến viết đúng chính tả tiếng Việt.
	2.3.5. Sinh hoạt ngoại khóa về tiếng Việt:
Trong năm học vừa qua, tôi đã cùng với nhóm chuyên môn tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh khối 10 và 11 về chủ đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.Trong buổi sinh hoạt đó, các em đã được thực hành, vui chơi, trải nghiệm với vốn kiến thức về tiếng Việt của mình. Từ đó tăng cường khả năng sử dụng ngôn ngữ trong học tập và đời sống.
	2.3.6. Thi viết chữ đẹp
Cuối mỗi kỳ học, vào tiết luyện tập, tôi tổ chức cho học sinh hai lớp thi viết chữ đẹp về một chủ đề mà em yêu thích. Qua cuộc thi, tuy với quy mô nhỏ, nhưng các em có cơ hội thể hiện năng lực văn chương, cơ hội được bộc lộ những suy nghĩ của mình về bất kỳ vấn đề gì các em muôn nói, không chỉ thế, đây cũng là lúc các em (đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số) được thể hiện khả năng viết chữ đẹp và đúng chính tả của mình.
Sau cuộc thi, tôi công bố kết qua kịp thời để tuyên dương và động viên tinh thần của các em bằng những phần quà nho nhỏ có ý nghĩa.
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
	Sau một năm áp dụng những giải pháp trên, tôi nhận thấy việc phát âm sai và viết sai chính tả của học sinh dân tộc thiểu số ở hai lớp đã có chuyển biến rõ rệt. Khi học sinh đọc bài, hoặc khi nói chuyện, trao đổi, hầu hết các em đã phát âm chuẩn theo tiếng phổ thông. Bản thân học sinh cũng luôn có ý thức tự sửa lỗi trong quá trình học tập và giao tiếp thông thường. Các em cũng tự tin hơn khi được gọi đọc bài, khi trao đổi các vấn đề về học tập hay nói chuyện, giao tiếp thông thường trong cuộc sống.
	Số học sinh thường viết sai chính tả tiếng Việt giảm đi rõ rệt, chất lượng bài kiểm tra tăng lên trông thấy, kết quả học tập (nhất là môn Ngữ văn) cuối năm của hai lớp cũng tăng cao. Khi trao đổi lại với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn khác, tôi cũng nhận được những đánh giá khả quan về sự tiến bộ trong học tập của những em này. Không chỉ nói đúng, viết đúng, những học sinh này còn cảm thấy hứng thú với môn học Ngữ văn hơn, không còn sự mặc cảm, tự ti hay e ngại về giọng nói, về chữ viết của mình.
	Qua kết quả khảo sát cuối năm học 2016-2017, tôi nhận thấy những chuyển biến hết sức tích cực.
Bảng thống kê số lượng học sinh dân tộc thiểu số thường viết sai chính tả:
Lớp
Số HS dân tộc thiểu số/ Sĩ số lớp
Số HS dân tộc thiểu số viết đúng chính tả
Số HS dân tộc thiểu số viết sai chính tả do ảnh hưởng của phát âm
11A1
29/34
28/29
1/29
11A4
27/31
25/27
2/27
Bảng thống kê kết quả khảo sát môn Ngữ văn cuối năm học 2016-2017
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A1
34
6
17,7
20
58,8
8
23,5
0
0
11A4
31
3
9,7
15
48,4
12
38,7
1
3,2
Như vậy có thể nói, sửa lỗi chính tả cho học sinh cũng một trong những nội dung giáo dục hết sức quan trọng để giúp nâng cao chất lượng dạy và học nói chung.
	3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	3.1. Kết luận
	Từ thực tiễn giảng dạy và áp dụng các giải pháp trên, tôi càng nhận thấy rõ vai trò quan trọng của 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Trong đó, viết đúng chính tả tiếng Việt là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên chất lượng của văn bản, nâng cao kết quả học tập của học sinh. 
	Để giúp học sinh dân tộc thiểu số có thể nói đúng và viết đúng, cần cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về chính tả tiếng Việt, giáo viên phải là người làm mẫu (đọc chuẩn, viết đúng) cho các em noi theo. Không chỉ thế, việc phát hiện lỗi và sửa lỗi là yếu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_sua_loi_chinh_ta_do_phat_am_sai_cho.doc
  • docNgu van THPT - Vuong Thi Phuong - THPT Bac Son - Ngoc Lac (Bia).doc
  • docNgu van THPT - Vuong Thi Phuong - THPT Bac Son - Ngoc Lac (TLTK).doc