SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Xuân Cao 1

SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Xuân Cao 1

Giáo dục ở bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng. Các kiến thức được truyền thụ một cách toàn diện và phong phú, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ năng ban đầu rất cơ bản, tạo cho các em tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với cuộc sống xã hội, đồng thời nó là cơ sở cho các em tiếp tục học lên các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của bậc Tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Trong các môn học, môn Toán là môn học quan trọng, có nhiều ứng dụng trong đời sống. Nó cũng là môi trường lý tưởng để học sinh phát huy tính sáng tạo của mình. Thông qua học Toán học sinh hình thành, phát triển khả năng tư duy, suy luận logic, phát huy trí thông minh, tạo cách giải quyết vấn đề có căn cứ, chính xác và khoa học. Một trong kiến thức được vận dụng nhiều trong đời sống của con người đó chính là: Các bài toán về đại lượng và phép đo đại lượng. Trong đó dạng toán chuyển đổi đơn vị đo lường là một nội dung có tính khái quát cao, trừu tượng đối với học sinh. Đó là dạng toán rèn luyện tư duy rất tốt nhưng cũng dễ nhầm đối với các em. Vì lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu là tư duy trực quan bằng hình dạng bên ngoài, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng bên trong của sự vật. Do đó học sinh gặp khó khăn trong việc chuyển đổi đơn vị đo lường. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy, khi chuyển đổi đơn vị đo lường học sinh còn lúng túng, nhầm lẫn nên kết quả học tập chưa cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em cũng như việc vận dụng kiến thức này trong cuộc sống hàng ngày.

Thực tế trong chương trình giảng dạy đổi các đơn vị đo lường có đầy đủ các dạng: đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn và ngược lại rồi còn số đo có một đơn vị đo sang số đo có hai đơn vị đo và ngược lại.Học sinh còn lúng túng nên kết quả học tập còn chưa cao. Vì lí do trên, để nâng cao chất lượng dạy học các bài toán về đổi đơn vị đo lường tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và chọn đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Xuân Cao 1’’. Hy vọng với sáng kiến nhỏ này sẽ nâng cao phần nào chất lượng học Toán về đổi đơn vị đo lường của học sinh. Từ đó các em biết vận dụng kiến thức về chuyển đổi đơn vị đo lường vào giải toán cũng như vào cuộc sống một cách chính xác, linh hoạt hơn.

 

doc 22 trang thuychi01 35713
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Xuân Cao 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
Trang
1
1. Mở đầu
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài
1
3
1.2 . Mục đích nghiên cứu
1
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
6
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
8
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
9
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
17
3
3.Kết luận,kiến nghị
18
10
3.1.Kết luận, kiến nghị
18
11
3.2.. Bài học kinh nghiệm
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 	Giáo dục ở bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng. Các kiến thức được truyền thụ một cách toàn diện và phong phú, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ năng ban đầu rất cơ bản, tạo cho các em tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với cuộc sống xã hội, đồng thời nó là cơ sở cho các em tiếp tục học lên các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của bậc Tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Trong các môn học, môn Toán là môn học quan trọng, có nhiều ứng dụng trong đời sống. Nó cũng là môi trường lý tưởng để học sinh phát huy tính sáng tạo của mình. Thông qua học Toán học sinh hình thành, phát triển khả năng tư duy, suy luận logic, phát huy trí thông minh, tạo cách giải quyết vấn đề có căn cứ, chính xác và khoa học. Một trong kiến thức được vận dụng nhiều trong đời sống của con người đó chính là: Các bài toán về đại lượng và phép đo đại lượng. Trong đó dạng toán chuyển đổi đơn vị đo lường là một nội dung có tính khái quát cao, trừu tượng đối với học sinh. Đó là dạng toán rèn luyện tư duy rất tốt nhưng cũng dễ nhầm đối với các em. Vì lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu là tư duy trực quan bằng hình dạng bên ngoài, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng bên trong của sự vật. Do đó học sinh gặp khó khăn trong việc chuyển đổi đơn vị đo lường. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy, khi chuyển đổi đơn vị đo lường học sinh còn lúng túng, nhầm lẫn nên kết quả học tập chưa cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em cũng như việc vận dụng kiến thức này trong cuộc sống hàng ngày.
Thực tế trong chương trình giảng dạy đổi các đơn vị đo lường có đầy đủ các dạng: đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn và ngược lại rồi còn số đo có một đơn vị đo sang số đo có hai đơn vị đo và ngược lại...Học sinh còn lúng túng nên kết quả học tập còn chưa cao. Vì lí do trên, để nâng cao chất lượng dạy học các bài toán về đổi đơn vị đo lường tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và chọn đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Xuân Cao 1’’. Hy vọng với sáng kiến nhỏ này sẽ nâng cao phần nào chất lượng học Toán về đổi đơn vị đo lường của học sinh. Từ đó các em biết vận dụng kiến thức về chuyển đổi đơn vị đo lường vào giải toán cũng như vào cuộc sống một cách chính xác, linh hoạt hơn.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 - Góp phần nâng cao kĩ năng dạy học môn Toán nói chung và dạy học đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5B nói riêng.
 - Nâng cao kĩ năng dạy học toán cho bản thân, giúp học sinh ngày càng yêu 
thích môn Toán, vận dụng tốt cách đổi đơn vị đo lường trong quá trình học Toán một cách linh hoạt hơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
“Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Xuân Cao 1, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa’’
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
* Nghiên cứu lí luận:
 	 - Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục... có liên quan đến nội dung đề tài
 	 - Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo: Toán tuổi thơ.
* Nghiên cứu thực tế :
 	 - Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp cách dạy học đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5.
 - Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.1.Vai trò của việc dạy học đo đại lượng và đổi đơn vị đo lường trong chương trình Toán 5: 
 	Dạy học đo đại lượng nhằm làm cho học sinh nắm được bản chất của phép đo đại lượng, đó là biểu diễn giá trị của đại lượng bằng số. Từ đó học sinh nhận biết được độ đo và số đo. Giá trị của đại lượng là duy nhất và số đo không duy nhất mà phụ thuộc vào việc chọn đơn vị đo trong từng phép đo. 
 	Trong chương trình Tiểu học, dạng toán đổi đơn vị đo lường là dạng toán khó và trừu tượng. Ở các lớp dưới các số đo đại lượng thường là số tự nhiên. Đến lớp 5, các số đo đại lượng thường là số thập phân (dạng mới). Do đó, việc chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng có khó khăn hơn.
2.1.2. Chương trình đổi đơn vị đo lường ở lớp 5:
Chương trình đổi đơn vị đo lường ở lớp 5 gồm những nội dung sau:
- Đơn vị đo độ dài: Gồm 4 tiết, trong đó học sinh được củng cố bảng đơn vị đo độ dài, viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Đơn vị đo khối lượng: Gồm 2 tiết, học sinh cũng được củng cố bảng đơn vị đo khối lượng và viết các đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Đơn vị đo diện tích: Gồm 6 tiết, học sinh được học tiếp các đơn vị đo diện tích lớn hơn m2 (đó là km2, hm2, dam2).
- Đơn vị đo thể tích: Gồm 3 tiết, sau khi học về khái niệm thể tích một hình, học được hiểu khái niệm m3, dm3, cm3, quan hệ giữa chúng và từ đó đổi các đơn vị đo đó.
- Đơn vị đo thời gian: Gồm 2 tiết về bảng đơn vị đo thời gian và đổi các đơn vị đo đó.
Ngoài ra trong các tiết học luyện tập, luyện tập chung và các tiết học có có nội dung khác học sinh cũng được luyện tập thêm về đổi đơn vị đo.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.2.1. Thực trạng khi dạy các dạng toán về đổi đơn vị đo lường ở trường Tiểu học.
 Qua những năm thực dạy lớp 5, qua dự giờ tham khảo ý kiến đồng nghiệp, xem bài làm của học sinh về phần toán đổi đơn vị đo lường. Bản thân tôi thấy trong việc dạy và học toán đổi đơn vị đo lường còn có những tồn tại và vướng mắc như sau:
 + Học sinh chưa nắm vững từng bảng đơn vị đo, chưa nhớ hết được mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề và các đơn vị đo khác.
 + Khi làm các bài tập về đổi đơn vị đo lường, đặc biệt là đơn vị đo thể tích và đơn vị đo diện tích, học sinh còn làm sai nhiều, thường các em có kết quả thiếu chữ số ở phần thập phân hàng phần mười, hàng phần trăm,...hoặc chưa dịch chuyển dấu phẩy đủ các chữ số tương ứng.
 + Không những thế, các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường lại rất phong phú và đa dạng như : Đổi đơn vị đo diện tích, đổi đơn vị đo độ dài, đổi đơn vị đo khối lượng..., trong đó có đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, từ đơn vị lớn ra đơn vị bé, từ danh số đơn ra danh số đơn, từ danh số đơn ra danh số phức, có liên quan cả số tự nhiên, phân số và số thập phân. Vì thế nên học sinh thường có nhớ thì cũng lần lộn giữa đơn vị này với đơn vị kia, giữa dạng này với dạng khác. 
 + Một hạn chế nữa cũng gây không ít khó khăn trong việc rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo lường cho học sinh, đó là học sinh thường không xác định được bài tập cần làm có dạng gì (Từ lớn ra bé hay từ bé ra lớn,...) hoặc có biết thì cũng không nghĩ đến việc tìm cách giải của dạng ra để áp dụng. Đặc biệt hơn nữa là các em thường tách rời phần lí thuyết với thực hành. Chẳng hạn như: các em vẫn biết hai đơn vị đo độ dài hơn kém nhau 10 lần nhưng khi thực hành đổi các em lại không biết dựa vào kiến thức đó, làm lại không đúng như vậy.
 Kinh nghiệm còn cho tôi thấy, nếu rèn học sinh bằng thuật ngữ toán học(dạng quy tắc, định nghĩa) thì rất khó. Phải rèn học sinh thông qua các mẹo vặt và ngôn ngữ đời thường thì sẽ mang lại hiệu quả cao. 
2.2.2. Khảo sát thực tế.
Để chuẩn bị cho việc dạy thực nghiệm cho năm học 2018- 2019, ngay từ đầu năm tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra, với thời gian 10 phút
 + Đề bài kiểm tra:
 *Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) 6 m 52cm = ............m c) 12579m2 = hm2dam2 m2
b) 1,5276m = ............dm d) 7m2 5dm2 =  dm2
 + Kết quả thu được như sau: ( Tổng số học sinh làm bài; 35 em lớp 5B)
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2
5,7%
5
14,3%
22
62,9%
6
17,1%
+ Những tồn tại cụ thể trong bài làm của học sinh:
a) 6m 52cm = ............m (Đáp án: 6,52)
	Nhiều học sinh làm : 6m52cm = 60,52m hoặc 6,052m
b) 1,5276m = ............dm (Đáp án: 15,276)
 Một số học sinh làm : 1,5276m = 152,76dm
c) 12579m2 =hm2dam2 m2 (Đáp án: 1hm2 25dam2 79m2)
 Có học sinh làm : 12579m2 = 12 5hm2 7dam2 9m2
d) 7 m2 5dm2 =  dm2 (Đáp án: 705dm2)
 Nhiều học sinh làm sai là: 7m2 5dm2 = 75dm2
+ Nguyên nhân dẫn đến sai của học sinh là : 
- Do chưa thuộc thứ tự bảng đơn vị đo đó. 
- Do còn nhầm lẫn quan hệ giữa 2 đơn vị liền nhau của đơn vị đo độ dài với đơn vị đo diện tích. 
- Do khả năng tính toán còn hạn chế . 
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	2.3.1. Giúp học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản, làm rõ bản chất mối quan hệ giữa các đại lượng : Đo độ dài, đo khối lượng, đo diện tích và đo thể tích .
 Để tổ chức cho học sinh thực hiện đổi đơn vị đo lường tôi đưa ra phương pháp dạy học như sau:
Ví dụ dạy bài: Ôn tập Bảng đơn vị đo khối lượng (Trang 23 SGK Toán 5) .
Bài 1: Hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng sau:
 -Yêu cầu học sinh kẻ vào vở nháp bảng theo mẫu SGK.
 - Giaó viên gợi ý hướng dẫn một phần mẫu như SGKvà yêu cầu học sinh tự hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1m
=10dm
=dam
 - Dựa vào bảng trên học sinh rút ra nhận xét.
 + Hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau: đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé và đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
Giaó viên đặt câu hỏi: ? Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với mấy chữ số? (Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với một chữ số.)
 Để học sinh hiểu thêm về ký hiệu, nhớ lâu bảng đơn vị đo độ dài và giá trị 
của các đơn vị giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh hiểu ý nghĩa về tên gọi của chúng.
- Đơn vị chính là mét - 1đề-ca-mét bằng 10 mét
- 1héc-tô bằng 100 mét - 1ki-lô-mét bằng1000 mét
- 1đề-xi-mét bằng mét - 1xăng-ti-mét bằng mét
 Như vậy học sinh có thể hiểu Ki-lô-mét là một nghìn mét hoặc xăng-ti-mét là một phần một trăm mét v.v...
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm : 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
135m =......dm; 4000m =......hm; 1m = ........km
 Yêu cầu học sinh kẻ vào nháp bảng đơn vị đo độ dài ghi đủ tên 7 đơn vị vào bảng. Tôi hướng dẫn cho học sinh xác định “nguồn” và “đích”.
- Nguồn : Đơn vị đã cho.
- Đích : Đơn vị cần đổi.
 Tôi hướng dẫn học sinh điền “nguồn” vào bảng cụ thể thông qua các nội dung bài tập theo hình thức lập bảng, cụ thể như sau:
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
 1
 3
 5
0
4
0
0
0
0
0
0
1
Ở dòng thứ nhất ta dễ dàng nhận thấy đích cần đến là dm còn trống. Để đảm bảo mỗi cột đơn vị ứng với một chữ số và liền mạch ta thêm vào cột đó một chữ số 0. Như vậy nhìn vào bảng ta đọc ngay được kết quả là : 135m = 1350dm.
 Tương tự ở dòng thứ hai đơn vị cần đổi là hm, ta đã loại bỏ đi 2 chữ số 0 và có ngay kết quả là: 4000m = 40hm.
 Dòng thứ 3, sau khi xác định đơn vị cần đổi là km, ta phải thêm vào 3 chữ số 0 ở 3 cột còn lại phía trước, có nghĩa là tương ứng với phần nghìn. Ta kết luận được ngay kết quả là một phân số mà tử số là các chữ số có giá trị tận cùng của số đó, mẫu số là 1000, kết quả là: 1m = km.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
5km37m =......m 457dm =.....m.....dm 2030m =....km.....m
Với cách lập bảng trên ta điền bảng như sau:
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
5
0
3
7
4
5
7
2
0
3
0
 Ở dòng thứ nhất ta dễ dàng nhận thấy còn trống ở cột hm. Để đảm bảo liền mạch mỗi hàng đều có một chữ số ta thêm vào đó một chữ số 0. Như vậy nhìn vào bảng ta đọc ngay được kết quả là: 5km37m = 5037m . Tương tự ta đọc được các kết quả còn lại :
 457dm = 45m 7dm 
 2030m = 2km 030m( 030m ta viết gọn là 30m)
 Vậy: 2030m = 2km 30m
 Lưu ý: Khi đổi từ đơn vị bé lên đơn vị lớn có khi ta phải viết vào dòng km lớn hơn một chữ số vì km là đơn vị lớn nhất trong bảng đo độ dài. Vậy nên khi ta biến đổi ta viết ngược từ cuối và khi đã kín các cột thì các chữ số còn lại trong số đã cho nhập vào cột km.
 Ví dụ: 35000m = ......km.
 Điền ngược từ cuối ta có:
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
35
0
0
0
Vậy đơn vị cần đổi cuối cùng là km, ta viết ngay được kết quả là:
 35000m = 35km
Với cách làm như trên học sinh thao tác một cách dễ dàng các bài tập mà không sợ sai sót, lẫn lộn hoặc thiếu thừa các chữ số, đảm bảo bài làm đạt kết quả cao.
 Tiếp tục sử dụng theo mô hình và phương pháp dạy học trên có biến hoá theo đại lượng là: Khối lượng, diện tích, thể tích ở các dạng số tự nhiên và số thập phân. Khi dạy chuyển đổi đơn vị đo đại lượng là số thập phân cần cho học sinh nắm kĩ cách viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích,.......dưới dạng số thập phân. Cơ sở để học sinh có thể chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng là phải nắm chắc mối quan hệ giữa hai đơn vị liền kề nhau của mỗi đại lượng. Trong Toán 5 các mối quan hệ đó còn rất khác nhau. Vì vậy cần cho học sinh nắm chắc các “Bảng đơn vị đo đại lượng” trước khi thực hiện chuyển đổi các đơn vị cụ thể:
 + Hai đơn vị liền kề nhau ở độ dài, khối lượng gấp nhau 10 lần và tương ứng với mỗi đơn vị là 1 chữ số.
 + Hai đơn vị liền kề nhau ở diện tích gấp nhau 100 lần và tương ứng với mỗi đơn vị là 2 chữ số.
 + Hai đơn vị liền kề nhau ở thể tích gấp nhau 1000 lần và tương ứng với mỗi đơn vị là 3 chữ số.
 Để giúp học sinh không lẫn lộn giữa đơn vị đo diện tích và đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thể tích tôi đã vận dụng “cách nói dùng lời lẽ thực tế dễ hiểu” giúp học sinh ghi nhớ mỗi đơn vị đo độ dài ứng với 1chữ số, mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số bằng cách dựa vào kí hiệu ở từng đơn vị đo. Cụ thể là : 
- “Trên đầu” các đơn vị đo độ dài không có chữ số nào nên mỗi đơn vị đo chỉ ứng với 1 chữ số.
- “Trên đầu” mỗi đơn vị đo diện tích có chữ số 2 nên mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số (Ví dụ: m2).
- “Trên đầu” mỗi đơn vị đo thể tích có chữ số 3 nên mỗi đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số (Ví dụ: m3 ).
 Trong quá trình rèn luyện cho học sinh tôi thường dùng khoảng cách để thay 
thế cho đơn vị đo (mỗi khoảng cách tương ứng với 1 đơn vị đo). Có nghĩa là cứ mỗi khoảng cách giữa 2 đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì tương ứng với 1 chữ số, còn cứ mỗi khoảng cách giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề nhau thì tương ứng với 2 chữ số. Cứ mỗi khoảng cách giữa 2 đơn vị đo thể tích liền kề nhau thì tương ứng với 3 chữ số. Mặt khác, để học sinh vận dụng tốt trong từng giờ học có liên quan, nếu học sinh làm sai tôi dùng câu hỏi: Kí hiệu của đơn vị đo diện tích có gì khác so với đơn vị đo độ dài? Vậy mỗi đơn vị đo diện tích ứng với mấy chữ số? Sau khi học sinh phân biệt được kí hiệu của đơn vị đo diện tích có chữ số 2 ở góc trên bên phải (Ví dụ: m2) thì học sinh sẽ biết là mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số. Thường xuyên được củng cố như vậy nên các em rất ít sai về lỗi này.
2.3.2. Phân loại bài tập, giúp học sinh nhận dạng các bài tập và phương pháp giải các bài tập của từng dạng đổi đơn vị đo lường.
2.3.2.1 Đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng:
 Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
 a. Đổi số đo đại lượng có một tên đơn vị đo.
Ví dụ1: a/ 2,5kg = .........g ; 	 b/ 2,405 m = .........cm.
Học sinh có thể thực hiện chuyển đổi bằng cách suy luận và tính toán. Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu bản chất của phép đổi: 
 1kg = 1000g. 
Do đó: 2,5kg = 2,5 x 1000g = 2500g
 Trong thực tế khi chuyển đổi các số đo đại lượng học sinh có thể dùng cách chuyển dịch dấu phẩy: Cứ mỗi lần chuyển sang đơn vị liền sau (liền trước) thì ta rời dấu phẩy sang phải (sang trái): 1 chữ số đối với số đo độ dài và khối lượng; 2 chữ số đối với số đo diện tích; 3 chữ số đối với số đo thể tích. Như vậy ở ví dụ trên thì ta chỉ việc dịch chuyển dấu phẩy sang phải 3 chữ số tương ứng với 3 đơn vị đo khối lượng liên tiếp là hg, dag, g. 
 Hoặc 1m = 100 cm nên 2,405m = 2,405 x 100 (cm) = 240,5cm hay ta chỉ việc dịch chuyển dấu phẩy sang phải 2 chữ số tương ứng với 2 đơn vị đo độ dài liên tiếp là dm, cm.
 Khi học sinh đã hiểu rõ bản chất phép đổi thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm 1 chữ số 0 ứng với một đơn vị đo (vừa viết vừa nhẩm tên đơn vị đo). Đọc 2m (lấy đầu bút chỉ vào sau chữ số 2 hay chỉ vào dấu phẩy), 4 dm (dùng đầu bút chỉ vào sau chữ số 4) 0cm (đầu bút chỉ vào sau chữ số 0) sau đó đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0. 
 Vậy 2,405m = 240,5cm. 
Tuy nhiên với cách chuyển đổi đơn vị đo trên thì học sinh vẫn còn nhầm lẫn vì quên thứ tự các đơn vị đo trong bảng. Vì vậy tôi đã suy nghĩ, đọc các tài liệu, vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra cách khắc phục bằng việc cho học sinh lập bảng đơn vị đo tương ứng để chuyển đổi các đơn vị đo một cách chính xác, nhanh chóng và thuận tiện như đã nêu ở trên. Cụ thể như ví dụ trên, ta lập bảng như sau:
Đầu bài
Kg
hg
dag
g
Kết quả đổi
2,5kg
2
5
0
0
2500g 
Đầu bài
m
dm
cm
mm
Kết quả đổi
2,045m
2
0
4
5
240,5cm 
b. Đổi số đo đại lượng có hai tên đơn vị đo.
Ví dụ 1: 2m 7dm = .......cm; 	 45,207 m =.....dm.....mm
 Đổi 2m 7dm = ......cm giáo viên hướng dẫn theo 2 cách.
Cách 1: Đổi bằng cách suy luận và tính toán: 2m = 100cm; 7dm = 70cm, sau đó cộng 200 + 70 = 270cm. Vậy: 2m 7dm = 270cm.
Cách 2: Đổi bằng cách nhẩm: học sinh ghi 2đọc là 2m ghi tiếp 7 rồi đọc 7dm và ghi chữ số 0 đọc là 0 cm đến đơn vị cần đổi thì dừng lại và ghi tên đơn vị.Ta được: 2m 7dm = 270cm.
 Đổi 45,207m = .....dm.....mm
Học sinh nhẩm: 45m (đầu bút chỉ vào dấu phẩy) 2dm (đầu bút chỉ vào sau chữ số 2). Ta được 452dm và 0 cm (đầu bút chỉ vào sau chữ số 0) 7mm (đầu bút chỉ vào sau số 7). 
Ta được:	 45,207m = 452dm 07mm
Tuy vậy với cách nhẩm này học sinh vẫn có thể bỏ sót chữ số trong các hàng nên tôi thường yêu cầu học sinh lập bảng 
 Cách 3: Lập bảng đổi
Đầu bài
m
dm
cm
mm
Kết quả đổi
2m 7dm
2
7
0
270cm 
45,207m
45
2
0
7
452dm 07mm
Ví dụ 2: Đổi 8kg5g =.........g = .........kg 
 Cách : Lập bảng đổi
Đầu bài
Kg
hg
dag
g
Kết quả đổi
8kg 5g
8
0
0
5
8005g (8,005kg)
 Căn cứ vào số liệu đề bài học sinh điền các giá trị vào ô tương ứng rồi căn cứ vào yêu cầu đổi mà học sinh đặt dấu phẩy và ghi kết quả cho phù hợp. Với cách lập bảng như thế này học sinh làm được nhiều bài tập cùng đơn vị đo mà kết quả không hay nhầm lẫn và vẫn đề bài như vậy giáo viên có thể hỏi nhanh nhiều kết quả đổi khác nhau để luyện tập kỹ năng đổi cho học sinh.
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn.
a. Đổi số đo đại lượng có một tên đơn vị đo.
Ví dụ: 70cm = .......m	;	 4kg = .......tấn
Cách 1: Bài này không những học sinh phải nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo mà còn cần phải nắm vững kiến thức về phân số, số thập phân vì học sinh cần phải hiểu 70cm =m = 0,7m (học sinh phải hiểu vì 1cm = ). Đó là bản chất, ý nghĩa của phép đổi, có như vậy học sinh mới hiểu sâu, nhớ lâu và cũng từ đó học sinh suy ra cách nhẩm: Chữ số hàng đơn vị bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của nó và mỗi hàng tiếp theo gắn với 1 đơn vị liền trước nó, ta có :
 0 (cm) 7 (dm) 0 (m) để được 70cm = 0,70m = 0,7m (vì nó chỉ có 0 m).
 Hoặc học sinh viết và nhẩm 4 (kg) 0 (yến) 0 (tạ) 0 (tấn) để được: 
 4kg = 0,004tấn.
 Tuy vậy với cách nhẩm này học sinh vẫn có thể bỏ sót chữ số trong các hàng hoặc không đánh dấu phẩy vào kết quả nên tôi thường yêu cầu học sinh lập bảng với các bài tập đổi đơn vị từ nhỏ đến lớn.
Cách 2: Lập bảng.
Đầu bài
m
dm
cm
Kết quả đổi
70cm
0
7
0
0,7m
Đầu bài
tấn
tạ
yến
kg
hg
dag
Kết quả đổi
Kết quả đổi
4kg
0
0
0
4
0
0
0,004tấn
0,04tạ ; 0,4yến;40hg...
Khi hướng dẫn học sinh lập bảng để đổi, giáo viên cần hướng dẫn kỹ:
- Xác định khung các đơn vị đổi của toàn bộ bài tập thậm chí các bài tập trong tiết học để tiết kiệm tối đa số bảng cần lập.
- Xác định đúng yêu cầu bài tập cần đổi ra đơn vị nào. 
Đối với bài tập đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn thì chữ số hàng đơn vị của nó luôn gắn với tên đơn vị đó trong bảng điền, sau đó cứ mỗi chữ số hàng tiếp theo gắn với 1 đơn vị liền trước nó, nếu thiếu chữ số th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doi_don_vi_do_luong_cho.doc