SKKN Một số kinh nghiệm rèn đọc hiệu quả cho học sinh lớp 3

SKKN Một số kinh nghiệm rèn đọc hiệu quả cho học sinh lớp 3

Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học, là công cụ để hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy, để trẻ tiếp thu các môn học khác.

Bậc Tiểu học là bâc học quan trọng, là nền móng cho các bậc học tiếp theo. Đây là nơi hình thành nhân cách của học sinh. Nó cung cấp những tri thức ban đầu về Tự nhiên và Xã hội. Là nơi phát triển nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn và phát huy những đức tính tốt đẹp cho học sinh.

 Như chúng ta đã biết trong văn kiện Đại hội Đảng XII, đã đề ra cho Giáo dục và Đào tạo là “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực”[1].

 Tiếng Việt là môn học khởi nguồn cho các môn học khác, là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng nó vừa là đối tượng nhận thức, vừa là công cụ nhận thức. Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo sử dụng Tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp. Kĩ năng đọc thông, viết thạo. Thông qua hoạt động đọc mà con người tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người. Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt, nó khẳng định sự cần thiết của sự hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh.

Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học, học sinh được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.

Đọc thật sự cần thiết cho mọi người, không phải chỉ đối với học sinh Tiểu học. Vì vậy đọc trở thành một đòi hỏi đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, đọc để lĩnh hội tri thức, đọc để học các môn học khác.

Hiện nay văn hóa đọc là một khái niệm mơ hồ đối với học sinh nói chung, đặc biệt là học sinh vùng nông thôn. Các em chưa có thói quen đọc sách, chưa thích đọc sách, có đọc là đọc các mẫu chuyện vui, quảng cáo nhiều. Các em chưa biết đọc để có hiểu biết về những gì đang diễn ra trong ngày hay trên thế giới. Đọc để phục vụ cho học tập, do đó vốn hiểu biết của các em rất nghèo nàn. Vì vậy giúp các em có thói quen đọc, đọc suốt đời là cả một vấn đề nan giải hiện nay.

 

doc 17 trang thuychi01 8023
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn đọc hiệu quả cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài:
Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học, là công cụ để hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy, để trẻ tiếp thu các môn học khác.
Bậc Tiểu học là bâc học quan trọng, là nền móng cho các bậc học tiếp theo. Đây là nơi hình thành nhân cách của học sinh. Nó cung cấp những tri thức ban đầu về Tự nhiên và Xã hội. Là nơi phát triển nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn và phát huy những đức tính tốt đẹp cho học sinh.
 Như chúng ta đã biết trong văn kiện Đại hội Đảng XII, đã đề ra cho Giáo dục và Đào tạo là “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực”[1]. 
 Tiếng Việt là môn học khởi nguồn cho các môn học khác, là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng nó vừa là đối tượng nhận thức, vừa là công cụ nhận thức. Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo sử dụng Tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp. Kĩ năng đọc thông, viết thạo. Thông qua hoạt động đọc mà con người tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người. Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt, nó khẳng định sự cần thiết của sự hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh.
Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học, học sinh được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.
Đọc thật sự cần thiết cho mọi người, không phải chỉ đối với học sinh Tiểu học. Vì vậy đọc trở thành một đòi hỏi đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, đọc để lĩnh hội tri thức, đọc để học các môn học khác.
Hiện nay văn hóa đọc là một khái niệm mơ hồ đối với học sinh nói chung, đặc biệt là học sinh vùng nông thôn. Các em chưa có thói quen đọc sách, chưa thích đọc sách, có đọc là đọc các mẫu chuyện vui, quảng cáo nhiều. Các em chưa biết đọc để có hiểu biết về những gì đang diễn ra trong ngày hay trên thế giới. Đọc để phục vụ cho học tập, do đó vốn hiểu biết của các em rất nghèo nàn. Vì vậy giúp các em có thói quen đọc, đọc suốt đời là cả một vấn đề nan giải hiện nay.
Từ những lí do trên, bản thân là một giáo viên Tiểu học tôi rất băn khoăn, trăn trở và tìm cách thực hiện làm thế nào để các em đọc tốt, đọc hay và có thói quen đọc. Bằng kinh nghiệm đã dạy lớp 3 nhiều năm tôi xin được trao đổi với 
đồng nghiệp “Một số kinh nghiệm rèn đọc hiệu quả cho học sinh lớp 3”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân. 
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc nói riêng và 
môn Tiếng Việt nói chung .
Rèn kĩ năng viết đề tài nghiên cứu khoa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này đối tượng nghiên cứu là: Rèn kĩ năng đọc hiệu quả cho học sinh lớp 3c, trường tiểu học Dân Lực.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp khảo sát thực tế.
Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê,xử lý số liệu.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp quan sát. 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Ngoài việc thực hiện sáng tạo quy trình dạy học của Bộ giáo dục và Đào tạo, bản thân đã đưa ra ba điểm mới như sau:
- Công tác chuẩn bị bài ở nhà của giáo viên và học sinh, giúp các em luyện đọc đúng, đọc hiểu, tự tin trả lời câu hỏi từ đó hiểu bài một cách sâu hơn. 
- Khi dạy đọc hiểu, đối vớí các câu khó giáo viên đưa hệ thống câu trắc nghiệm để các em dễ lựa trọn, hiểu bài hơn.
- Đưa Văn hóa đọc vào đời sống của học sinh, để các em luôn tìm tòi, khám phá, lĩnh hội tri thức. Giúp các em luyện đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu văn bản. Nắm bắt thông tin, tin tức mới trong và ngoài nước. Có hiểu biết sâu rộng, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến:
Tập đọc có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, vì môn này có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của bộ môn như: Trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống  giáo dục tình cảm thẩm mỹ, phát triển các năng lực trí tuệ, hỗ trợ tốt cho phân môn tiếp cận ( Tập làm văn, Chính tả, Luyện từ và câu).
 Chính vì vậy, dạy tập đọc không phải là một việc làm tùy tiện mà là công việc có mục đích, có kế hoạch dựa trên những cơ sở khoa học. Cơ sở dạy tập đọc phải tính đến tâm lí tiếp nhận của học sinh, dựa trên quy luật giáo dục học, đến mục tiêu cấp học, lớp học và bài học cụ thể. Các nhân tố đó đều là cơ sở khoa học chi phối hiệu quả quá trình dạy học tập đọc ở trường Tiểu học.
 Dạy tập đọc không phải chỉ là dạy đọc mà còn phải gắn liền với đời sống thực tế, gắn liền với tâm tư tình cảm của trẻ, gắn liền với các môn học khác, từ đó giúp các em học tốt hơn, hiểu biết hơn về đời sống tinh thần của con người, nhận thức cái hay cái đẹp, cái thiện các ác giúp cho các em có lòng yêu quê hương đất nước, biết gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt.	
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 3, cụ thể là lớp 3C của tôi chủ nhiệm, tôi 
nhận thấy chất lượng đọc của học sinh còn hạn chế. Đa số học sinh chưa đọc to, 
rõ ràng văn bản, biết ngắt nghỉ nhưng chưa hợp lí, đọc sai chính tả do phương 
ngữ, do ngọng, do kĩ năng đọc chưa chính xác. Chưa biết thể hiện giọng đọc, chưa biết trả lời câu hỏi, chưa nắm được nội dung bài, không nêu được ý chính của bài. Không có kĩ năng đọc và chưa thích đọc.Về phía gia đình: Đa phần phụ huynh trong lớp làm nông nghiệp, họ không có nhiều thời gian để chăm lo việc học tập cho con em mình. Nhận thức còn nhiều hạn chế, định hướng học tập cho con chưa rõ ràng. Gia đình luôn phó mặc cho giáo viên trên lớp với quan điểm học ở trường là đủ không cần rèn luyện thêm ở nhà. Một phần do nhận thức của một số phụ huynh, họ cho rằng với phân môn Tiếng Việt con em mình chỉ cần biết đọc biết viết là được, học Toán quan trọng hơn. 
Về phía học sinh: Các em sống ở vùng nông thôn nên ít nhiều cũng ảnh hướng đến việc phát âm tiếng địa phương, ảnh hưởng quan điểm của gia đình “chỉ cần đọc thông viết thạo là được”. Nhận thức của học sinh chưa đồng đều, hoạt động tư duy của từng em khác nhau. Học sinh cũng thường thích học Toán hơn, vì vậy khi học Tập đọc các em chưa chú trọng lắm.
Về phía giáo viên: Bản thân giáo viên cũng có lúc chưa cảm nhận hết được dụng ý của tác giả, chưa hướng dẫn học sinh học một cách sát sao, chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành tiếng to, rõ, phát âm đúng hoặc có hướng dẫn đọc diễn cảm nhưng chỉ lướt qua, việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh còn ít. Đặc biệt phần đọc hiểu chưa được chú trọng. Chưa khuyến khích học sinh đọc sách, báo, xem tin tức...
Từ những thực trạng trên, tôi đã kiểm tra tình hình thực tế ban đầu khi chưa áp dụng kinh nghiệm (tại tháng 9/2016) bằng cách kiểm tra và khảo sát chất lượng, kết quả thu được như sau:
Kĩ năng đọc 
Đọc hay
Đọc to, rõ ràng, chưa lưu loát
Đọc nhỏ, sai lỗi
TL
SL
TL
TL
SL
TL
2
5,7
18
51,4
15
42,9
So sánh kết quả khảo sát của học sinh (về phần đọc) với chỉ tiêu kế hoạch của nhà trường đề ra, tôi rất lo lắng, trăn trở và quyết tâm phấn đấu tìm mọi biện pháp để khắc phục những tồn tại về phần đọc cho học sinh.
Về văn hóa đọc các em chỉ đọc theo sở thích chứ chưa hiểu gì về văn hóa đọc, chưa ham mê đọc và tìm kiếm thông tin.
Về văn hóa đọc 
Ham đọc sách
Có đọc
Không thích đọc
TL
SL
TL
TL
SL
TL
0
0
10
28,6
25
71,4
Từ thực trạng trên tôi đưa ra một số giải pháp như sau: 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Phân loại đối tượng học sinh 
- Trước tiên, tôi phân loại đối tượng học sinh để nắm được trình độ, sở thích của từng em, để có kế hoạch rèn đọc.
Nhìn chung các em mắc phải một số lỗi cơ bản sau
+ Các em đọc ê, a kéo dài giọng.
+ Ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ.
+ Học sinh đọc giọng đều đều, chưa biết cách nhấn giọng.
+ Học sinh phát âm sai giữa các phụ âm (ch/tr, s/x, r/d/gi), thanh hỏi/ thanh ngã, và các nguyên âm như (uôi, ươi, o)
+ Học sinh còn đọc tiếng địa phương.
+ Một số học sinh đọc lặp lại từ do ngọng.
+ Đặc biệt các em chưa hiểu gì về “ Văn hóa đọc"
2.3.2. Chú trọng công tác chuẩn bị bài.
- Đối với giáo viên:
Để chuẩn bị kỹ việc rèn đọc cho học sinh đạt hiệu quả tốt, bản thân tôi nhận thức rõ nhiệm vụ, vị trí, đặc điểm của phân môn Tập đọc. Nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan để xác định rõ phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho từng bài. Tôi luyện đọc từ chính xác, ngắt nghỉ, đọc diễn cảm, biết "nghe" và "phát hiện " để nhận xét, uốn nắn và hướng dẫn các em đọc đúng. 
Để đọc mẫu tốt, tôi đã rèn luyện khá công phu về cả giọng đọc, kỹ thuật đọc và năng lực cảm thụ văn học. Tìm hiểu kỹ nội dung bài văn, bài thơ để cảm thụ sâu sắc nhất, tinh tế nhất. Từ đó sẽ tìm được cách đọc hay, hấp dẫn đối với học sinh.
Gợi mở, dẫn dắt khéo léo, phù hợp giúp học sinh tìm hiểu bài văn, cảm thụ tốt bài văn. Để từ đó các em có khả năng đọc đúng, trôi chảy và lưu loát (thể hiện nội dung cảm thụ bằng giọng đọc), có cơ sở để trau dồi cách diễn đạt bằng ngôn ngữ (thể hiện những cảm xúc của bản thân bằng lời nói và chữ viết).
- Đối với học sinh:
Các em luyện đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi trong bài. Câu nào khó không trả lời được các em khoanh lại, lên lớp cô giảng nếu vẫn chưa hiểu thì giơ tay hỏi để hiểu bài một cách sâu sắc.
2.3.3. Tổ chức, hướng dẫn học sinh học hiệu quả trong giờ Tập đọc.
- Rèn luyện giọng đọc mẫu của giáo viên.
Việc đọc mẫu của giáo viên có tác dụng rất lớn đối với học sinh. Mỗi lần đọc mẫu có mục đích, tác dụng khác nhau.
Đọc mẫu toàn bài nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú cho học sinh chú ý vào bài.
Đọc mẫu từ, cụm từ để học sinh phát âm đúng.
Đọc câu, đoạn giúp học sinh ngắt nghỉ chính xác.
Chính vì vậy mà bản thân luôn luyện đọc mẫu chính xác, hay, để gây cảm 
hứng cho học sinh.
- Rèn đọc đúng cho học sinh.
Đây là khu vực nông thôn vì thế các em đọc sai các phụ âm tr/ch, s/x, 
r/d/gi, các nguyên âm đôi rất nhiều do đó tôi yêu cầu học sinh theo dõi bạn đọc 
đề nhận xét đúng sai và đọc nối tiếp. Phần đọc nối tiếp câu, tôi cho các em đọc 
nối tiếp nhưng theo chỉ định của giáo viên chứ không đọc theo bàn hay dãy vì như vậy các em biết câu mình đọc, biết đoạn mình phải đọc dẫn đến học sinh đọc tiếp theo không chú ý theo dõi bạn đọc, do đó không nhận xét được bạn.
Khi phát hiện bạn đọc sai, giáo viên viết bảng yêu cầu học sinh đó đọc lại 
nếu vẫn sai có thể nhờ bạn hoặc cô phát âm để đọc lại, có những âm khó như âm “o” các em đọc ua thì giáo viên cần hướng dẫn từ khẩu hình miệng như học sinh
Lớp Một, thậm chí vừa viết vừa phát âm để thấy nếu phát âm như thế là sai o/ua
như em Hoàng Anh, Hoàng, Sơn...
Đối với phụ âm r/d/gi cần phân biệt cách phát âm kết hợp cả nghĩa của từ.
Ví dụ: Tiếng "dũng cảm", "quả chuối", "trắng xóa", “ra/da/gia” tôi hướng 
dẫn các em đọc từng tiếng như thế nào, lưỡi và môi, tiếng nào đọc phải cong lưỡi, tiếng nào đọc phải tròn môi ( tiếng cô). Với những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã thì phát âm như thế nào ? 
Công việc này quả thật công phu, đòi hỏi mất nhiều thời gian nên yêu cầu cả cô và trò phải kiên trì, cố gắng. 
Đọc đúng không chỉ là đọc đúng âm, chữ, từ mà gồm cả tiết tấu, ngắt, nghỉ, ngữ điệu vì thế cần dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng trong câu. Đặc biệt với các bài thơ đã có ngắt nghỉ theo luật, song có nhiều bài phá luật thì việc hướng dẫn ngắt nghỉ phụ thuộc vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp là chính.
Ví dụ: 	Bài : Quạt cho bà ngủ.
	Ơi /chích chòe ơi! //
 	Chim đừng hót nữa, /
	Bà em ốm rồi, /
	Lặng / cho bà ngủ. //
	Hoa cam, / hoa khế /
	Chín lặng trong vườn, /
	Bà mơ tay cháu /
	Quạt / đầy hương thơm. //
 (Tiếng Việt lớp 3, tập 1)[2]
Thơ phản ánh hiện thực bằng phương pháp trữ tình, còn văn xuôi phải ánh hiện thực bằng phương thức tự sự, miêu tả (ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của tác giả). Mà ngôn ngữ của tác giả chính là lời dẫn chuyện, kể, tả, Khi đọc cần nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, ngắt giọng ở các dấu câu, hạ giọng ở cuối câu kể ... Còn ngôn ngữ nhân vật thường là ngôn ngữ đối thoại, nên phải đọc với giọng đối thoại (ngôn ngữ nói) .
	- Rèn đọc nhanh.
	Với một số em có thói quen đọc ê a ( em Lan, Mạnh, Hưng). 
	Hoặc đọc hấp tấp, liến thoắng (em Phát). Tôi kiên quyết sửa trên lớp bằng hình thức cho các em luyện đọc cá nhân nhiều lần, có thể được đọc nhiều lần ở yêu cầu bài tập, nội dung bài tập trong các phân môn khác ( Toán, Tập làm văn, Luyện từ và câu) 
	Một số em có năng lực đọc còn hạn chế ( em Hưng, Mạnh), do cấu tạo bộ máy phát âm nên đọc không rõ tiếng như: líu giọng...( em Hoàng Anh).
Tôi đã kiên trì luyện đọc từng bước, kể cả cho các em thực hành nhiều ở tiết luyện nói (phân môn Tập làm văn) .
	Lúc đầu tôi luyện đọc cho các em từng tiếng mà các em hay đọc sai, sau đó là cả câu, cả đoạn, rồi cả bài. Với em đọc ngọng tôi phải trực tiếp sửa cho các em như các em viết lại câu vừa nói hay vừa đọc để em thấy cách phát âm đó sai rồi yêu cầu đọc lại nếu em vẫn đọc sai cô đọc mẫu để em đọc theo. Đối với các em này thì không phải chỉ sửa trong tiết Tập đọc mà ở tất cả các môn cũng như khi giao tiếp trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
	Đối với học sinh đọc ê, a thì yêu cầu các em đọc đúng theo yêu cầu tối 
thiểu khoảng 70 tiếng/ phút( cuối học kì 2) [3]. Nếu các em đọc chưa đúng yêu cầu thì giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc theo đúng tốc độ có như vậy mới giúp các em đọc nhanh được.
Trong khi các em đọc, tôi đã kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách đọc cho học
sinh một cách chân thành, cụ thể. Để động viên học sinh đọc tốt, tôi khuyến khích các em đọc biểu lộ tình cảm riêng mang tính sáng tạo, không dập khuôn, bắt trước giáo viên.
	Giờ tập đọc có thêm yêu cầu đọc thuộc lòng, tôi dành thời gian và khuyến khích học sinh học thuộc, đọc diễn cảm tốt vài câu hoặc một hay hai đoạn tại lớp để gây hứng thú cho việc học sinh học tiếp ở nhà, chính vì vậy mà các bài học thuộc lòng trong chương trình cả lớp đều thuộc.
	Việc kiểm tra, ôn luyện học sinh đọc thuộc, nhớ lâu, đọc tốt nhiều bài văn, bài thơ đã học cũng là một biện pháp mà tôi thường xuyên quan tâm bằng nhiều hình thức (trên lớp, ở nhà, ngoại khoá). Nếu giao bài mà không kiểm tra thì rất nhiều học sinh không chịu học vì thế việc kiểm tra là nguyên tắc của tôi, lần đầu chưa thuộc thì lần hai, lần ba đến khi nào thuộc thì mới thôi, tuy nhiên với những học sinh nhiều lần không thuộc thì cũng có những hình thức phạt như thông báo về gia đình
	Về hoạt động ngoại khoá: Để thúc đẩy cho việc rèn đọc tốt, tôi đã tổ chức 
cho từng nhóm, từng cá nhân thi đọc đúng, đọc hay, tổ chức đọc đóng vai trong 
các bài có nhiều nhân vật. Đọc trong 15 phút đầu giờ, thi nhau học thuộc lòng 
trong giờ ra chơi,...Bạn đọc tốt giúp bạn đọc chưa tốt.
- Rèn đọc hiểu.
	Đọc hiểu là một phần rất quan trong trong Tập đọc, thế nhưng hiện nay 
các em đọc thầm không ghi nhớ vì thế mà trả lời câu hỏi rất hạn chế.
	Để khắc phục tình trạng đọc hiểu hiện nay tôi đã làm như sau:
Thứ bảy, chủ nhật tôi yêu cầu các em đọc và tìm hiểu nội dung bài.
Cho các em đọc đồng thanh nhiều hơn, đọc đoạn nhiều hơn để giúp các em nhớ được nội dung đoạn văn hay bài văn, bài thơ.
	Sau khi các bạn trả lời tôi yêu cầu nhận xét, bổ sung và nhắc lại nhiều lần.
	Kiểm tra bài cũ, ngoài đọc thì trả lời câu hỏi ôn bài.
	Đối với những bài khó tôi đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để các em dễ trả lời hơn.
	Ví dụ: Khi dạy bài “ Chiếc áo len” ( Tiếng Việt 3, tập 1). Để trả lời câu hỏi 4: Vì sao Lan ân hận? học sinh cần sự suy luận liên kết, đối với học sinh lớp 3 các em chỉ trả lời một cách trực tiếp có câu, ý rõ trong bài còn đối với các câu dạng này các em chỉ trả lời được một ý, do đó tôi đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để các em nắm bài đầy đủ và sâu hơn.
	4.Vì sao Lan ân hận?
Vì Lan biết anh Tuấn đang thiếu áo ấm mà vẫn nhường để mẹ mua áo
đẹp em thích.
Vì Lan thấy Lan chỉ nghĩ đến mình mà chưa quan tâm đến anh.
Vì Lan chưa biết chia sẻ với khó khăn của gia đình.
Cả ba lí do trên 
 ( Ôn tập – kiểm tra đánh giá Tiếng Việt 3, tập 1) .[5]
Hay khi dạy bài “ Ông ngoại” ( Tiếng Việt 3, tập 1). Khi trả lời câu hỏi 2
2. Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào? 
A. Dẫn bạn nhỏ đi mua vở và hướng dẫn bạn bọc vở, dán nhãn, pha mực.
B. Dạy bạn những chữ cái đầu tiên.
C. Đưa bạn nhỏ đến xem trường.
D. Cả ba ý trên.
 ( Ôn tập – kiểm tra đánh giá Tiếng Việt 3, tập 1) [5]
	Trong các tiết tự học tôi đưa ra các bài đọc hiểu dạng trắc nghiệm để các em làm, đây là những bài ngoài chương trình.
	Khuyến khích học sinh mua vở trắc nghiệm làm để đọc hiểu tốt hơn và hiểu sâu hơn về nội dung bài đọc.
	Các em tìm hiểu các bài đọc đồng tác giả, tìm hiểu thêm về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
	Đặc biệt, luôn đưa phần giáo dục kĩ năng sống vào bài đọc nếu có để nâng cao kĩ năng sống cho các em.
Chính những biện pháp trên mà đọc hiểu của các em đã nâng lên rõ rệt, các em không còn sợ sệt khi cô hỏi mà đã mạnh dạn trả lời. Các em nhận xét, bổ sung cho nhau, hỏi nhau, hỏi cô nhiều vấn đề trong hệ thống câu hỏi cũng như không có trong hệ thống câu hỏi. 
- Rèn đọc diễn cảm: 
	Là cách ngắt giọng thiên về tình cảm, về sự rung động nội tâm mà không phụ thuộc vào dấu câu, cách ngắt giọng này phụ thuộc vào tâm hồn người đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cậu bé thông minh”, (Tiếng việt 3 - tập 1)[2]
Bài văn được viết theo thể kể chuyện - kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, nhanh trí. Tình tiết câu chuyện hấp dẫn, sinh động. Khi đọc học sinh cần làm rõ những chi tiết đó bằng cách đọc nhấn giọng vừa phải ở các từ ngữ.
“ầm ĩ”, “tìm được”, “trọng thưởng”.
	Đặc biệt những câu đối thoại giữa Đức vua và cậu bé ngữ điệu đọc phải toát lên vẻ ngộ nghĩnh, ngây thơ nhưng thể hiện sự thông minh của cậu bé.
	“Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?”
Và câu trả lời hồn nhiên vô tư của cậu bé: “Muôn tâu Đức vua” - cậu bé đáp:
“Bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em”.
	Vua quát:
- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông/ thì đẻ sao được!
	Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi và câu cảm trong bài tập 
đọc thật tốt.
Với các câu hỏi, cần đọc cao giọng ở cuối câu đồng thời nhấn giọng ở từ cuối câu “ầm ĩ”.
Với câu cảm, giáo viên phải hướng dẫn học sinh lưu ý sự khác nhau khi 
đọc câu cảm thứ nhất.
“ Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm!”
	(Thể hiện sự hách dịch của nhà vua).
	Với câu thứ hai.
	“Bố ngươi là đàn ông / thì đẻ sao được!”
	(Khi đọc gần như là một câu hỏi - tiếng “được” hỏi cao giọng).
	Đối với những bài văn xuôi, khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc 
biệt (câu hỏi, câu cảm) để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên còn phải chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy, dấu hai chấm. Đặc biệt phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý.
Ví dụ: Khi dạy bài : “ Giọng quê hương” có đoạn:
	"	Rồi người ấy nghẹn ngào: 
- Mẹ tôi là người miền Trung Bà đã qua đời hơn tám năm rồi. 
Nói đến đây người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau 
thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau 
mắt rớm lệ "
	( Giọng quê hương - Sách tiếng Việt lớp 3 tập 2)[2]
Ở đoạn văn này, tôi cho học sinh đọc thể hiện ngắt giọng bằng nội tâm và 
cảm xúc của riêng mình. Cách ngắt giọng của các em có khác nhau nhưng đều thể hiện nỗi thương nhớ mẹ, yêu quý quê hương của các nhân vật trong bài tập đọc.
Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ.
	Trong chương trình cải cách có rất nhiều bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ. Nên 
việc luyện đọc thể thơ này cũng rất cần thiết.
	Với những bài thơ tự do, không theo luật thì trước hết phải hướng dẫn học 
sinh ngắt nghỉ đúng .Ngoài ra cần chú ý giọng đọc của từng bài .
VD: Bài “Bàn tay cô giáo” cần đọc với giọng ngạc nhiên, khâm phục. 
Nhấn giọng những từ thể hiện nhanh nhẹn, khéo léo, mầu nhiệm của bàn tay cô giáo: 
Một tờ giấy t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_doc_hieu_qua_cho_hoc_sinh_lop_3.doc