SKKN Một số kinh nghiệm quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Lâm Xa

SKKN Một số kinh nghiệm quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Lâm Xa

 Trong thời kỳ hội nhập Quốc tế, giai đoạn đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hoá thì nguồn lực con người có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới có tri thức, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Để đáp ứng được vai trò nhiệm vụ quan trọng đó, trong các văn kiện trình Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

 Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.

 

doc 20 trang thuychi01 6851
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Lâm Xa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
PHẦN
NỘI DUNG
TRANG
1
I
Mở đầu
2-3 
2
1
Lí do chọn đề tài
2
3
2
Mục đích nghiên cứu
3
4
3
Đối tượng nghiên cứu
3
5
4
Phương pháp nghiên cứu
3
6
II
Nội dung
4-18
7
1
Cơ sở lí luận
4
8
2
Thực trạng 
4
9
3
Các giải pháp 
6
10
4
Kết quả 
18
11
III
Kết luận
19-20
12
1
Kết luận 
19
13
2
Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài: 
 Trong thời kỳ hội nhập Quốc tế, giai đoạn đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hoá thì nguồn lực con người có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới có tri thức, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Để đáp ứng được vai trò nhiệm vụ quan trọng đó, trong các văn kiện trình Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
            Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
	Hiểu rõ được nhiệm vụ then chốt của mình trong nhiều năm gần đây, ngành giáo dục nói chung, giáo dục Bá Thước nói riêng đã giành nhiều sự quan tâm, như công tác xây dựng Phương án nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, phương án nâng cao chất lượng mũi nhọn và tổ chức các cuộc thi, tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng Dạy và học và bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực.
Đối với các nhà trường, hoạt động chuyên môn của trường là thực hiện hầu hết các nhiệm vụ trọng tâm của năm học, hoạt động chuyên môn có tốt, có mạnh thì chất lượng giáo dục của nhà trường mới cao. Tổ chức tốt các cuộc thi để đạt kết quả cao cũng là một nhiệm vụ trọng yếu của chuyên môn nói riêng, của nhà trường nói chung.
Hiện tại, là Phó hiệu trưởng phụ trách triển khai thực hiện chuyên môn của nhà trường trong năm học, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng các cuộc thi tham gia đạt kết quả cao trong ứng dụng thực tiễn. Những năm qua làm công tác quản lí chuyên môn ở trường THCS Lâm Xa, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong quản lý chuyên môn đó là: “Một số kinh nghiệm quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Lâm Xa”
- Mục đích nghiên cứu:
Qua quá trình phân tích, nghiên cứu, thu thập thông tin về hoạt động chuyên môn tại trường THCS Lâm Xa. Tôi muốn rút ra một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Chất lượng chuyên môn của giáo viên và học sinh trường THCS Lâm Xa trong 3 năm học 2013- 2014; 2014-2015; 2015-2016.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đàm thoại: Tiến hành trong quá trình giảng dạy, các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua trò chuyện với giáo viên và học sinh, trao đổi trong Ban giám hiệu, trao đổi trong khi tổ chức các cuộc thi.
- Phương pháp tra cứu tài liệu: Phương pháp này được tiến hành trước và trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu khách quan: Được tiến hành trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua quá trình làm việc, trò chuyện, thực tế, nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận: 
2.1.1. Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là công việc rất quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, nhằm chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để trở thành người công dân tốt sau này. Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. Quản lý giáo dục ở trường THCS được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường và thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
2.1.2. Quản lý chuyên môn:
 Là hoạt động của chuyên môn nhằm tập hợp, tổ chức, huy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.
* Nội dung của quản lý chuyên môn:
 Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm của năm học để xây dựng kế hoạch chuyên môn. Kế hoạch năm, kế hoạch học kỳ, kế hoạch học tháng, kế hoạch tuần phù hợp với đặc điểm tình hình của trường của địa phương, thực hiện và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp phát triển số lượng và duy trì sĩ số.
 - Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp nâng cao chất lượng đại trà.
- Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn.
- Xây dựng kế hoạch, thực hiện và chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá.
- Xây dựng và tổ chức các cuộc thi.
* Yêu cầu của việc quản lý chuyên môn:
- Nắm được cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác chuyên môn trong nhà trường.
- Hiểu rõ nhiệm vụ năm học và các thông tư hướng dẫn thực hiện năm học, các phương pháp giáo dục, chương trình giáo dục THCS để tổ chức dạy, học có hiệu quả nhất.
- Biết huy động, xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực của nhà trường, cộng đồng, xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2. Thực trạng ban đầu khi chưa áp dụng SKKN:
2.2.1. Thuận lợi:
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, năng động và sáng tạo và đặc biệt rất có tình cảm và đạo đức nghề nghiệp; yêu nghề mến trẻ, tận tình với công tác chuyên môn và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương.
Học sinh phần lớn ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, có hoài bão và lí tưởng sống, kính thầy, yêu bạn, chấp hành tốt nội quy của nhà trường đề ra.
2.2.2. Khó khăn:
Phía giáo viên: Các buổi sinh hoạt chuyên môn còn mang tinh hình thức chưa thực hiệu quả. Còn có một vài giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, khả năng truyền thụ và thuyết phục chưa cao. Một số học sinh học yếu chưa có cố gắng trong học tập. Việc sử dụng đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế. Còn có một vài giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế khả năng truyền thụ và thuyết phục chưa cao.
Phía học sinh: Học sinh trường thuộc 3 xã: Lâm xa, Ban Công và Thiết Ống, nhà cách xa trường, phụ huynh ít quan tâm đến con em. Phần nhiều các em ở nhà với ông bà. Một số học sinh học yếu chưa có cố gắng trong học tập.
Học sinh 2 xã Ban Công và Thiết Ống đến trường phải qua sông nên việc đi lại học tập của học sinh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa.
* Kết quả khảo sát các năm trước khi đổi mới quản lý chuyên môn:
- Phía học sinh:
+ Kết quả xếp loại học lực hạnh kiểm các năm học 2011- 2012 và 2012- 2013
Năm học
Tổng số
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá
Trung bình
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu kém
SL
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2011- 2012
140
70
50
55
39.3
15
10,7
2
1.4
13
9.2
67
47.8
58
41.6
2012- 2013
128
49,2
50
53
41.5
12
9.3
3
2.3
15
11.7
55
42.9
54
43.1
(Biểu 1a- Tỷ lệ hạnh kiểm, học lực năm học 2011-2012 và 2012- 2013)
+ Kết quả về chất lượng mũi nhọn, thi khác 
Năm học
Giải trường
Gỉai cụm, huyện
Giải tỉnh
(Liên môn)
Quốc gia
(Liên môn)
2011- 2012
3
1
2012-2013
5
2
(Biểu 1b- Kết quả chất lượng mũi nhọn các năm học 2011-2012 và 2012- 2013)
- Phía giáo viên:
+ Cuộc thi giáo viên giỏi các cấp.
Năm học
Giáo viên giỏi trường
Giáo viên giỏi huyện
Giáo viên giỏi tỉnh
2011- 2012
1/15
1/15
0
2012 - 2013
2/ 16
1/16
0
(Biểu 1c- Kết quả cuộc thi Giáo viên giỏi các cấp năm học 2011-2012 và 2012- 2013)
+ Kết quả tham gia cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp”
Năm học
Giải trường
Giải huyện
Giải tỉnh
2011- 2012
0
0
0
2012 - 2013
1
1
	(Biểu 1d - Kết quả cuộc thi Giáo viên giỏi các cấp năm học 2011-2012 và 2012- 2013)
Qua thực trạng trên ta thấy, chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục thấp thế mà tôi luôn băn khoăn trăn trở: làm thế nào để chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên, làm thế nào để học sinh và thầy cô trong nhà trường nhận thấy: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui và cần phấn đấu, cần tu dưỡng học tập rèn luyện nhiều hơn. Nên tôi đã áp dụng chương trình đã được học trong lớp Quản lí giáo dục và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục Bá Thước các văn bản của các cấp, các ngành, của địa phương trong việc quản lý chuyên môn nhà trường bằng các giải pháp quản lí chuyên môn trong nhà trường và đã bước đầu đem lại kết quả mới, tạo nên diện mạo mới cho trường THCS Lâm Xa. Đó là các giải pháp mà tôi mạnh dạn đưa ra trong đề tài này:
2.3. Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
2.3.1. Giải pháp 1: Giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng quan trọng đối với học sinh ở bậc THCS. Các em đang trong độ tuổi chưa ý thức được hành vi, việc làm của mình, thích gì làm nấy, ham chơi, đua đòi. Nếu giáo dục đạo đức không tốt thì các mục tiêu giáo dục khác bị hạn chế. Xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em nên ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm.Với mục đích giáo dục đạo đức làm cho các em chăm ngoan, chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo, đi học đúng giờ, chuyên cần đầy đủ; sống có kỷ cương, nề nếp.
Bằng các phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: Đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn. Chúng tôi đã đến từng hộ gia đình để thăm và chia sẻ động viên học sinh. Tổ chức các hoạt động thực tiễn: Giao việc, rèn luyện, tập thói quen. Kích thích tình cảm và hành vi: Thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt. Gắn kết các hoạt động trên lớp và ngoài giờ lên lớp.bên cạnh đó để nêu gương tốt với các em thì mỗi thầy cô luôn là tấm gương tốt về mọi mặt,như: cách giao tiếp, ứng xử, lời nói, việc làm.
2.3.2. Giải pháp 2: Phát triển số lượng và duy trì sĩ số
	Trường nằm cạnh quốc lộ 217 nhưng học sinh của trường lại thuộc 3 xã : Thôn cả của ban Công, Thôn Chiết Giang của Thiết Ống nhà cách trường xa, đường xá, đò giang chưa thuận tiện, các em phải đi bằng mảng qua sông Mã, đây cũng là yếu tố khiến các em học sinh bỏ học.
Nắm rõ thực trạng trên, hàng năm vào đầu tháng 7 sau khi nhận được kế hoạch tuyển sinh của Phòng giáo dục và đào tạo. Nhà trường lên kế hoạch, gửi thông báo tuyển sinh về các thôn bản, đồng thời phân công giáo viên xuống các thôn bản tuyên truyền vận động phụ huynh có con em đã hoàn thành chương trình tiểu học, mang hồ sơ của con em về trường nhập học. Huy động hết số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6. Chính vì vậy mà đã huy động được 100% học sinh ra lớp.
Công tác duy trì sĩ số là công tác hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đức dục và trí dục ở học sinh. Nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng tỉ lệ chuyên cần, giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học như công tác giáo dục tư tưởng: Tăng cường quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng đến tập thể sư phạm nhà trường và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về công tác xã hội hoá giáo dục và phổ cập trung học cơ sở.
Tăng cường các hoạt động Đoàn - Đội và các hoạt động tập thể: Nắm bắt tâm lý học sinh bậc trung học cơ sở thích hoạt động tập thể, nhà trường luôn coi trọng các hoạt động thập thể. Tăng cường các hoạt động Đoàn - Đội, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện có hiệu quả sinh hoạt 15 phút đầu giờ và tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động như thi văn nghệ, thể thao, thi an toàn giao thông, thi chúng em kể chuyện Bác Hồ, các trò chơi dân gian, thi nét đẹp đội viên. Đặc biệt năm 2015- 2016 tại trường trung học cơ sở Lâm Xa chúng tôi đã và đang tổ chức thành công các bài múa hát sân trường vào các tiết thể dục giưa giờ. Kết quả mỗi khi trường tổ chức vui chơi, văn nghệ, thể thao thì tỉ lệ chuyên cần hàng buổi cao, có em đã nghỉ học lại tiếp tục đến trường nhiều em đã từng chuyển đi Miền nam hay đi học các trường khác nay xin quay trở lại để được học tại THCS Lâm Xa, như em: Nguyễn Tiến Mạnh, Ngân Thị Quỳnh, Hà Di Đan.
(Học sinh nhà trường trong bài múa hát sân trường - thể dục giữa giờ)
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, hàng năm vào đầu năm học nhà trường tổ chức bàn giao lớp và khoán sĩ số đến tận giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và đưa vào chỉ tiêu xếp loại thi đua.
Nâng cao uy tín cán bộ giáo viên nhân viên: Nhà trường khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên nhân viên theo học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề để truyền thụ và thuyết phục có hiệu quả cao. Mỗi thầy giáo, cô giáo, mỗi cán bộ nhân viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy, ân cần, niềm nở, nói năng nhẹ nhàng, thường xuyên trò chuyện với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy ở thầy, cô giáo của mình có kiến thức sâu rộng, có hiểu biết nhiều mặt tạo cho học sinh niềm tin yêu, kính phục, đồng thời là người mẹ hiền khi cần được che chở, người bạn tốt khi cần tâm sự, tạo cho các em cảm thấy tin tưởng, thoải mái hứng thú đến trường, để mỗi ngày đến trường của các em thật sự là một ngày vui.
Tăng cường vận động: Khi có học sinh nghỉ học trước hết giáo viên chủ nhiệm trực tiếp gặp gia đình, bạn bè tìm hiểu nguyên nhân, bàn cách động viên con em, đồng thời tổ chức cho nhóm bạn thân gặp trực tiếp học sinh làm công tác tư tưởng rồi rủ rê, lôi kéo bạn đến trường, nếu không được thì giáo viên chủ nhiệm trực tiếp gặp học sinh trò chuyện tâm tình chia sẻ những vướng mắc, kiên trì động viên học sinh đến trường, không để tình trạng học sinh nghỉ học kéo dài, lây lan. Cuối cùng ban giám hiệu chi bộ nhà trường cùng vào cuộc kết hợp với gia đình, thôn buôn kiên trì thuyết phục, thực hiện mưa dầm thấm sâu (Các tổ chức này không nên đi tập trung mà đi riêng lẻ vào thời gian khác nhau thì có hiệu quả hơn vì khi đi cùng một lúc tập trung đông người học sinh mắc cỡ, tránh mặt, ta không thể gặp học sinh được).
2.3.3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lương, chất lượng đại trà theo phương án nâng cao chất lượng đại trà mà PGD &ĐT đã triển khai
Đây là nhiệm vụ cơ bản và trọng tâm của năm học. Nếu chất lượng đại trà (Xếp loại hai mặt: Hạnh kiểm và học lực) thấp coi như không hoàn thành nhiệm vụ năm học. Chính vì vậy mà ban giám hiệu đầu tư nhiều công sức lên kế hoạch, thực hiện và chỉ đạo thực hiện bằng nhiều biện pháp như: Tăng cường quán triệt tư tưởng: Ông cha ta có câu: “Tư tưởng không thông đeo bi đông cũng nặng”. Để tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, vui vẻ, thoải mái, cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học thì Ban giám hiệu nhà trường cần làm tốt công tác tư tưởng: Ngay từ đầu năm nhà trường đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ năm học của ngành cấp trên, nêu cao tinh thần tự học và sáng tạo trong chuyên môn. Nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm cá nhân, tận tụy trong công tác. Phân công, công việc phù hợp với chuyên môn, năng lực của từng giáo viên, Ban giám hiệu thường xuyên động viên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi người cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong giảng dạy. (Ví dụ: Khi phân giáo viên dạy hay chủ nhiệm một lớp khó khăn tôi thường gặp trước giáo viên đặt vấn đề, cũng là để giáo viên biết bn giám hiệu nhà trường rất tin tưởng vào khả năng của họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ). 
Để thúc đẩy phong trào học tập thêm nhiều biện pháp khám phá cho học sinh như tổ chức thêm các sân chơi cho các em. Tạo ra môi trường học, đam mê học tập để thu hút các em. Trong năm học 2015- 2016 này chuyên môn đã đề xuất nhà trường tổ chức thêm 2 cuộc thi đó là: “Giải toán qua bảng tin” và “Luyện viết chữ đẹp, bộ vở sạch đẹp”.
Đối với cuộc thi “Giải toán qua bảng tin” mỗi tháng 1 số, mỗi khối 1 đề, hết tháng nhà trường thu bài, chấm. Đầu tháng trao giải. Cuộc thi này đã đem lại hiệu quả thiết thực. Học sinh đam mê học toán hơn. Cuộc thi “Luyện viết chứ đẹp, bộ vở sạch đẹp” đã đem lại hiệu quả thiết thực. 100% học sinh đủ sách vở, vở ghi đầy đủ, chữ viết nắn nót, rõ ràng. Hiệu quả lớn nhất ở cuộc thi này là không còn tình trạng học sinh không có sách vở khi đến trường. Chính từ ý thức phải có một bộ vở sạch đẹp mà các em luôn tập trung cao trong các tiết học. Chất lượng học tập ngày càng nâng lên.
(Hình ảnh Ban giám hiệu trao giải cuộc thi giải toán qua bảng tin tháng 3/2016)
2.3.4 Giải pháp 4: Tăng cường áp dụng quy chế chuyên môn 
Giải pháp này mang tính pháp lý, yêu cầu tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải thực hiện. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, trước hết phải thực hiện đúng, đủ chương trình theo quy định. Khi lên lớp phải chuẩn bị kĩ bài giảng làm sao đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học sinh, phải bao quát lớp, phải quan tấm đến tất cả các đối tượng học sinh em nào học giỏi, học khá và những em nào học yếu, học kém. Luôn theo dõi sát sao và kịp thời nhắc nhở điều chỉnh giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp, khuyến khích các em học khá giỏi vươn lên, em yếu kém cố gắng vươn lên học tốt. Thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức bộ môn.
Trong năm học nhà trường tiến hành thi giảng 2 lần.(Bắt buộc với tất cả các giáo viên), thi giáo viên giỏi 1 lần (thi giáo viên giỏi không bắt buộc mà cho gv đăng kí đúng theo tinh thần của thông tư quy định). Công tác kiểm tra hồ sơ được tiến hành thường xuyên mỗi tháng một lần; Cũng có thể kiểm tra đột xuất, ban giám hiệu kiểm tra giáo án giáo viên trước lúc lên lớp.
Tổ chức chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, không truyền thụ kiến thức một chiều, bắt học sinh ghi nhớ kiến thức, mà phải hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen tự học, tinh thần hợp tác, niềm say mê học tập. 
 Tổ chức giám sát để giáo viên thực hiện chấm trả bài đúng quy định. Triển khai xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập kiểm tra của từng bộ môn để giáo viên, học sinh tham khảo và sử dụng trong dạy học. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh, đổi mới trong cách ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng người học hiểu bài, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào bài kiểm tra, tránh học vẹt, học đối phó. Đề phải đảm bảo tính vừa sức không đánh đố, không quá khó. Phân công ra đề kiểm tra chéo khối lớp và kiểm tra tập trung. Chuyên môn, tổ, duyệt đề kiểm tra định kì thước 3 ngày.
Soạn bài bằng công nghệ thông tin phần mềm mới như phần mềm CPIT, khuyến khích soạn giáo án điện tử, tăng cường trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Rèn luyện kĩ năng sống và những quy tắc ứng xử cho học sinh. Soạn bài theo hướng đổi mới trong đó học sinh giữ vai trò chủ động, giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn cho học sinh khai thác, tiếp nhận kiến thức mở.
 Bên cạnh đó, giáo viên phải tích cực tham gia dự giờ thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp thường xuyên, liên tục. làm cho giáo viên thấy rõ hiệu quả của công tác dự giờ thăm lớp là rất cần thiết. 
Đảm bảo tốt các tiết thực hành thí nghiệm ở các môn khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học), chú trọng các tiết Văn học, Lịch sử, Địa lý địa phương. Tăng cường giáo dục thể chất, giáo dục An toàn giao thông, nâng dần chất lượng học Ngoại Ngữ, tăng cường hướng dẫn cho học sinh giải toán bằng máy tính bỏ túi, giải toán, giải Tiếng Anh trên mạng Internet, nâng cao chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp.
Để giáo viên tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng của mình. Căn cứ vào chất lượng khảo sát đầu năm, các tổ trưởng xây dựng kế hoạch cho giáo viên đăng ký thi đua, đăng kí chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà, cam kết trách nhiệm giữa giáo viên bộ môn - tổ trưởng với Ban giám hiệu nhà trường về chất lượng giảng dạy của tổ mình. Nhà trường giao chất lượng đại trà đến từng giáo viên bộ môn .
Phân công giáo viên có năng lực và kinh nghiệm trong giảng dạy giúp đỡ nhữ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_quan_li_chuyen_mon_nham_nang_cao_cha.doc
  • docBia.doc