SKKN Một số kinh nghiệm phân tích và sửa lỗi câu sai góp phần nâng cao năng lực viết câu cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy

SKKN Một số kinh nghiệm phân tích và sửa lỗi câu sai góp phần nâng cao năng lực viết câu cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy

Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc, Tiếng Việt ngày càng lớn mạnh. Đến nay Tiếng Việt có địa vị ngang hàng với các ngôn ngữ trên thế giới, vì thế vai trò của Tiếng Việt trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và đề cao.Trong giáo dục Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Nó là phương tiện để truyền đạt và tiếp nhận các tri thức khoa học, là phương tiện để tiến hành các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tình cảm, lối sống. Là công cụ để tiến hành các hoạt động nhận thức tư duy và truyền đạt kết quả nhận thức, tư duy giữa người này với người khác. Môn Tiếng Việt còn hướng tới các mục tiêu: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với Tiếng Việt. Đồng thời rèn luyện thói quen và ý thức thường xuyên sử dụng tiếng Việt một cách cẩn trọng. Tiếp tục rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày nhất là trong việc học tập. Rèn luyện năng lực sử dụng Tiếng Việt một cách chính xác , mạch lạc, chặt chẽ và trong sáng chính là góp phần rèn luyện khả năng nhận thức và tư duy. Ở tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò nền tảng cho học sinh rèn luyện, trau dồi, phát huy vốn ngôn ngữ mẹ đẻ. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.[1]

docx 18 trang thuychi01 10312
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm phân tích và sửa lỗi câu sai góp phần nâng cao năng lực viết câu cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng
3
2.3. Các giải pháp, biện pháp. 
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
8
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
9
3.1. Kết luận
9
3.2. Kiến nghị
10
1. MỞ ĐẦU
	1.1.Lí do chọn đề tài	
	Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc, Tiếng Việt ngày càng lớn mạnh. Đến nay Tiếng Việt có địa vị ngang hàng với các ngôn ngữ trên thế giới, vì thế vai trò của Tiếng Việt trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và đề cao.Trong giáo dục Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Nó là phương tiện để truyền đạt và tiếp nhận các tri thức khoa học, là phương tiện để tiến hành các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tình cảm, lối sống. Là công cụ để tiến hành các hoạt động nhận thức tư duy và truyền đạt kết quả nhận thức, tư duy giữa người này với người khác. Môn Tiếng Việt còn hướng tới các mục tiêu: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với Tiếng Việt. Đồng thời rèn luyện thói quen và ý thức thường xuyên sử dụng tiếng Việt một cách cẩn trọng. Tiếp tục rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày nhất là trong việc học tập. Rèn luyện năng lực sử dụng Tiếng Việt một cách chính xác , mạch lạc, chặt chẽ và trong sáng chính là góp phần rèn luyện khả năng nhận thức và tư duy. Ở tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò nền tảng cho học sinh rèn luyện, trau dồi, phát huy vốn ngôn ngữ mẹ đẻ. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.[1]
 Quyết định số 43/BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu rõ Mục tiêu của môn Tiếng Việt đó là:
 - Hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản, gắn trực tiếp với việc học tiếng Việt, nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học tập ở cấp tiểu học và cấp học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Thông qua việc dạy Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán...)
 - Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài.
 - Góp phần bồi dưỡng tình yêu, cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, và hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.[2]
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học quan trọng. Môn học này giúp học sinh biết đọc thông, viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Những kiến thức của môn Tiếng Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các môn học khác. Chính vì vậy, việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường, đặc biệt là dạy về câu luôn được chú trọng. Bên cạnh việc đọc thông viết thạo, học tốt về câu, sử dụng câu chính xác sẽ bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong thực tế dạy học Tiếng Việt ở lớp 5 để giúp học sinh đạt được mục tiêu trên giáo viên dạy cần quan tâm rèn cho học sinh thành thạo 4 kĩ năng, trong đó đặc biệt là kĩ năng viết câu đúng về cấu tạo và nội dung để hình thành, phát triển ở các em năng lực sử dụng thành thạo Tiếng Việt. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: " Một số kinh nghiệm phân tích và sửa lỗi câu sai góp phần nâng cao năng lực viết câu cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy”
	1.2. Mục đích nghiên cứu 
Nghiên cứu đề tài này với mục đích đưa ra một số biện pháp tốt nhất giúp học sinh lớp 5 phân tích và sửa lỗi câu sai trong nói và viết để rèn luyện kĩ năng viết câu đúng cấu tạo góp phần rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và hoàn thiện được các năng lực nói, nghe, đọc, viết cho học sinh.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài nghiên cứu đánh giá về một số kinh nghiệm phân tích và sửa lỗi câu sai cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy.	
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu về môn Tiếng Việt tiểu học.
	-  Phương pháp luyện tập thực hành.  
	- Phương pháp quan sát, phương pháp hỏi đáp.
	- Phương pháp đối chứng kiểm tra kết quả.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1.Cơ sở lí luận 
	Như chúng ta đã biết, câu là đơn vị ngôn từ nhỏ nhất có chức năng thông báo nhỏ nhất được dùng vào việc giao tiếp hàng ngày. Những đơn vị nhỏ hơn câu như từ ngữ thì chưa có khả năng thông báo. Chúng có thể dùng để biểu thị khái niệm, gọi tên sự vật hiện tượng nhưng không dùng để thông báo một sự kiện, một nhận định, một đánh giá. Vì thế, nói viết phải thành câu thì người khác mới hiểu được ý nghĩ của mình.
	Câu là đơn vị không sẵn có trong ngôn ngữ mà do con người dùng từ tạo nên trong quá trình giao tiếp và suy nghĩ theo những quy tắc nhất định. Câu chứa đựng một nội dung thông báo, thể hiện ở chỗ: nó mang thông tin mới thông tin từ người nói đến người nghe, người viết đến người đọc. Nó còn dùng để bày tỏ cảm xúc, thái độ, tình cảm. Câu còn được dùng để tác động đến hành động, nhận thức của người nghe, người đọc.
	 Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có cấu trúc và đặc điểm riêng. Câu thường có thành phần chủ ngữ, vị ngữ, ngoài ra câu Tiếng Việt còn có cấu trúc đặc biệt - câu chỉ có một thành phần hay câu rút gọn. Câu có ngữ điệu kết thúc. Trong khi nói, cuối câu thường có ngữ điệu đi xuống (gắn với câu kể), lên giọng (gắn với câu cảm, câu hỏi). Trên văn bản viết, ngữ điệu thường được thể hiện bằng các dấu câu dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm.
	 Câu bao giờ cũng gắn với một ngữ cảnh nhất định bao gồm: thời gian, không gian, người nói, người nghe, đối tượng giao tiếp.[3]
	Từ thực tiễn của việc dạy và học môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học, các em viết được câu đúng ngữ pháp, viết câu hay là vấn đề không đơn giản. Ở lớp 5 các em phải viết câu có cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn thêm các thành phần phụ, việc vận dụng ngữ pháp để đặt câu là vấn đề khó với các em. Do đó, còn nhiều em đặt câu sai, chưa hoàn chỉnh hoặc nội dung chưa rõ ràng. Vì vậy dạy cho học sinh viết câu đúng là một yêu cầu quan trọng và cần thiết trong rèn các kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 5.
2.2. Thực trạng của việc viết câu trong môn Tiếng Việt tại lớp 5B trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy
	Năm học 2018- 2019, tôi được nhà trường phân công dạy và chủ nhiệm lớp 5B. Lớp tôi có tổng số 35 học sinh. Qua giảng dạy chấm bài môn Tiếng Việt của các em, tôi thấy các em đã biết cách viết câu khi làm văn nhưng vẫn còn mắc lỗi viết câu chưa đúng cấu tạo, chưa đúng nội dung còn sai phổ biến là câu thiếu hoặc thừa thành phần, lỗi sai về từ liên kết về dấu câu. Khi viết bài có trường hợp học sinh không hề dùng dấu câu hoặc dùng dấu câu một cách tùy tiện làm cho câu của các em trở nên rối về cấu tạo không rõ ràng về nội dung.
	Qua bài các bài kiểm tra viết ở phân môn Tập làm văn ( Bài kiểm tra viết số 1 đầu năm học). Tôi thống kê kết quả như sau:
TS học sinh
Số học sinh viết câu đúng ít sai lỗi
Tỉ lệ
(%)
Số HS viết câu chưa đúng cấu tạo
Tỉ lệ
(%)
Số HS sai về dấu câu hoặc dùng dấu câu tùy tiện
Tỉ lệ
(%)
Số HS sai về từ ngữ, diễn đạt
Tỉ lệ
(%)
35
17
48%
6
17%
7
20%
5
15%
Từ thực trạng trên, để rèn cho học sinh lớp 5 có kĩ năng viết câu đúng, tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể như sau.
	2.3.Các giải pháp cụ thể
	Để việc chữa lỗi câu sai đạt hiệu quả, tôi thường tiến hành theo các bước sau:
	Bước 1: Phát hiện và phân tích lỗi tìm các thành phần chính, phụ trong câu xem câu có đúng cấu tạo hay không, phân tích xem nội dung câu có logic không, có gắn với mục đích nói, phù hợp với tình huống giao tiếp hay không.
	Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi: Do nhầm lẫn các thành phần câu, do không hiểu nghĩa của từ, do không nắm được cấu trúc câu, do không dung dấu câu hay dùng dấu câu không đúng quy tắc.
	Bước 3: Căn cứ vào nguyên nhân gây ra lỗi để chữa câu sao cho vừa bám sát nội dung và cấu trúc câu cũ, đảm bảo liên kết với các câu khác trong bài.
	Dựa vào các câu sai phổ biến trong bài viết của học sinh lớp 5B tôi xây dựng thành các dạng lỗi cơ bản và cách phân tích, sửa lỗi như sau. 
	Dạng 1: Câu thiếu thành phần
	Câu thiếu thành phần thường bắt nguồn từ việc học sinh không nhận biết một cách rành mạch vai trò của các thành phần câu và ranh giới giữa chúng
	Ví dụ 1: Khi những hạt mưa mùa xuân nhè nhẹ rơi trên các nhành cây.
	Khi sửa lỗi câu này tôi để học sinh phát hiện lỗi nêu yêu cầu để các em xác định thành phần chính và phụ của câu ( Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu) từ đó giúp học sinh tìm ra cái sai về cấu tạo: thiếu chủ ngữ, vị ngữ chỉ có trạng ngữ. Để có câu đủ thành phần cần tạo câu cho đủ thành phần theo hai cách: chuyển trạng ngữ thành câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ bằng việc gạch bỏ từ “khi” hoặc tạo cho câu một nòng cốt mới bằng cách thêm chủ ngữ và vị ngữ. Như vậy câu sai trên có thể được chữa thành các câu đúng sau:
	 Cách 1: Chuyển trạng ngữ thành câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ bằng việc gạch bỏ từ “khi”: Những hạt mưa mùa xuân nhè nhẹ rơi trên các nhành cây.
Cách 2: Tạo cho câu một nòng cốt mới bằng cách thêm chủ ngữ và vị ngữ: Khi những hạt mưa mùa xuân nhè nhẹ rơi trên các nhành cây, khu vườn lại thêm sức sống mới.
	Ví dụ 2: Mẹ em, người bạn lớn mà vô cùng thân thiết đối với em.
	Cũng là câu thiếu thành phần nhưng câu trong ví dụ 2 thuộc dạng lỗi là thiếu từ “là” trước “người bạn”. Cách chữa đơn giản nhất là thêm từ “là” vào trước “người bạn” để có câu đúng. Cũng có thể cho rằng nguyên nhân tạo ra câu sai là do nhầm thành phần chú thích của chủ ngữ là vị ngữ của câu, câu này chưa có vị ngữ để có câu đúng là thêm một vị ngữ thích hợp. Có thể chữa câu sai này thành các câu đúng sau:
Cách 1: Mẹ em là người bạn lớn mà vô cùng thân thiết đối với em.
Cách 2: Mẹ em, người bạn lớn mà vô cùng thân thiết đối với em, luôn chỉ bảo cho em điều hay lẽ phải.
Ví dụ 3: Mỗi con đường, góc phố, hàng cây yêu dấu.
Học sinh phát hiện và nhận xét: Chưa thành câu vì mới có bộ phận chủ ngữ, chưa có bộ phận vị ngữ, các em sửa lại dễ dàng bằng cách thêm vị ngữ cho câu: Mỗi con đường, góc phố, hàng cây yêu dấu đều in đậm bao kỉ niệm thân thương.
Từ việc phân tích các câu sai trên, có thể rút ra kết luận: Muốn chữa câu thiếu thành phần cần phải thêm thành phần còn thiếu cho câu hoặc cải biến thành một thành phần câu vốn giữ chức năng khác thành phần còn thiếu trong câu.
	Dạng 2: Câu thừa thành phần
	Câu thừa thành phần cũng gặp nhiều trong bài viết của học sinh, nguyên nhân chủ yếu của lỗi này là do các em mang thói quen của lời nói miệng vào bài viết.
	Ví dụ : Bài thơ Tre Việt Nam nhà thơ Nguyễn Duy đã ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.
Để học sinh thấy rõ cái sai trong câu trên, tôi cho học sinh phân tích cấu tạo ngữ pháp, chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của câu. Sau khi phân tích các em sẽ thấy hai cụm từ cùng có thể làm chủ ngữ là “ bài thơ tre Việt Nam” và “nhà thơ Nguyễn Duy” nhưng không thể làm chủ ngữ cho một câu được vì chúng hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa. Cần gạch bỏ thành phần thừa hoặc chuyển bớt một thành phần thừa sang chức năng khác. Như vậy câu sai trên có các cách chữa như sau:
Cách 1: Gạch bỏ “Bài thơ tre Việt Nam”
Nhà thơ Nguyễn Duy đã ca ngợi đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.
Cách 2: Gạch bỏ “ nhà thơ Nguyễn Duy”, câu mới sẽ là: Bài thơ Tre Việt Nam đã ca ngợi những đức tính tốt đẹp của co người Việt Nam.
Cách 3: Chuyển “ Bài thơ Tre Việt Nam” thành trạng ngữ của câu bằng cách thêm từ chỉ quan hệ vào đầu câu: 
Qua bài thơ Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy đã ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.
Cách 4: Chuyển “nhà thơ Nguyễn Duy” thành định ngữ của “bài thơ” bằng cách thêm từ “của” vào trước “nhà thơ”: 
Bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy đã ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.
Như vậy với mỗi câu sai có thể chữa bằng nhiều cách khác nhau. Sau khi chữa xong tôi hướng dẫn học sinh tìm ra câu mới có nội dung và cấu tạo gần với câu ban đầu nhất, từ đó chọn cách chữa tốt nhất. Phương pháp chữa câu thừa thành phần là: Phải bớt đi thành phần thừa bằng cách gạch bỏ từ ngữ thừa hoặc chuyển một trong số các từ ngữ thừa sang đảm nhiệm chức năng ngữ pháp khác trong câu.
 Dạng 3: Câu không xác định được thành phần 
 Đây là dạng lỗi câu có cấu tạo khó xác định, quan hệ nghĩa không rõ ràng, tối nghĩa, trong trường hợp này tôi thường trao đổi trực tiếp với HS để biết các em muốn diễn đạt điều gì từ đó có cách sửa hợp lí.
 Ví dụ: Em lưỡng lự rất muốn đi chơi rất lâu cùng các bạn.
 Sau khi trao đổi biết ý các em muốn diễn đạt. Hướng dẫn các em sửa câu như sau: Em lưỡng lự không muốn đi chơi cùng các bạn. Hoặc Em rất muốn đi chơi cùng các bạn.
 Dạng 4: Câu có các thành phần câu không phù hợp với nhau
 Ví dụ: Hình ảnh mẹ luôn chăm sóc em.
 Nguyên nhân của lỗi sai này là HS không hiểu hết nghĩa của từ được dùng và khả năng kết hợp của các từ .Hướng dẫn HS sửa bằng cách thay các từ ngữ làm vị ngữ cho tương hợp về nghĩa. Có thể sửa lại: Hình ảnh mẹ in đậm trong tâm trí em.
 Dạng 5: Lỗi về dấu câu
Thường thì các em hay mắc lỗi về dấu câu như: quên ghi dấu, sử dụng dấu kết thúc câu không theo mục đích nói của câuVới những lỗi như vậy tôi thường sửa sai tại chỗ cho học sinh. Nêu câu hỏi, gợi ý để học sinh tự phát hiện lỗi và hướng dẫn các em tự chữa lỗi để các em nhớ và rút kinh nghiệm. 
Lỗi không dùng dấu câu
Với những lỗi không dùng dấu câu, tôi hướng dẫn học sinh xác định ranh giới các ý, sau đó sử dụng dấu câu thích hợp để ngăn cách các ý.
Ví dụ: “ Nắng ấm sân rộng và sạch mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác hai tai dựng đứng cái đuôi ngoe nguẩy chạy chán mèo con lại nép vào gốc cau để rình con bướm đang bay.”
Sau khi xác định ranh giới các ý, học sinh có thể chữa ví dụ trên như sau: “Nắng ấm, sân rộng và sạch. Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con lại nép vào gốc cau để rình con bướm đang bay.”
Dùng dấu câu không đúng chức năng
Lỗi thường gặp là học sinh dùng dấu chấm vào vị trí của dấu phẩy. Nhiều trường hợp sau khi viết thành phần phụ của câu học sinh đã viết dấu chấm để ngăn cách các thành phần này với nòng cốt câu. Vì thế tạo ra kiểu câu sai chỉ có thành phần phụ mà không có nòng cốt câu.
	Ví dụ: Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Cả lớp em thi đua học tập thật tốt.
Để học sinh phân tích và chữa lỗi câu trên tôi gợi ý cho các em thấy quan hệ nội dung giữa câu sai và câu đúng: Câu sai nêu mục đích của sự việc được nói đến của câu đứng sau và giúp học sinh hiểu rằng khi muốn nêu hoàn cảnh thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích diễn ra một việc nào đó thì những thông tin ấy nên đưa vào bộ phận trạng ngữ, giữa trạng ngữ và phần còn lại của câu có dấu phẩy ngăn cách. Nắm được điều này các em có thể chữa câu sai ở ví dụ trên một cách dễ dàng là thay dấu chấm sau câu sai bằng dấu phẩy: 
Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, cả lớp em thi đua học tập thật tốt.
 Dạng 6: Lỗi về từ liên kết
Khi viết văn, học sinh hay dùng sai từ liên kết, đặc biệt là từ xưng hô hoặc từ thay thế. Trong cùng một bài viết có lúc các em xưng em nhưng ngay đó lại xưng tôi. Có khi thay cho một từ có nội dung số nhiều lại dung đại từ số ít hoặc ngược lại dung đại từ số ít để thay thế cho từ ngữ có nội dung chỉ số nhiều.
Ví dụ: Có không biết bao nhiêu là bướm trắng từ tứ xứ rủ nhau đến chơi ở vườn cải . Nó hợp thành từng đàn, bay rập rờn trên cánh hoa.
Giáo viên giúp học sinh phát hiện ra lỗi sai ở câu 2 trong ví dụ trên. “Nó “ là đại từ chỉ số ít thay thế cho cụm từ có ý nghĩa số nhiều” không biết bao nhiêu là bướm trắng” là không tương hợp, cần phải lựa chọn đại từ số nhiều hợp để thay thế vào vị trí của từ “nó”. 
Ví dụ trên được sửa lại: Có không biết bao nhiêu là bướm trắng từ tứ xứ rủ nhau đến chơi ở vườn cải. Chúng hợp thành từng đàn, bay rập rờn trên cánh hoa.
 Dạng 7: Lỗi về trật tự câu 
 Ví dụ : Khi yêu cầu học sinh viết đoạn văn tả hình dáng, hoạt động của con mèo.
 Học sinh có thể nêu miệng cách tả con mèo như sau: "Con mèo nhà em nặng khoảng một ki- lô -gam rưỡi. Lông nó màu tro. Em nhớ có một lần, nó ra vườn chuối, thấy một con chuột vàng béo quay. Nó rón rén , co mình lại nấp vào gốc chuối. Mắt nó nhìn con chuột rồi bất chợt nó lao vút tới chỗ con chuột, trong giây lát, nó đã tóm gọn con chuột vào miệng.Đầu nó trông to bằng cái nắm đấm của em. Mắt nó tròn xoe, tinh nghịch."
 Đoạn văn trên đây HS viết câu chưa mach lạc do một số câu được sắp xếp theo thứ tự không hợp lí: cần tả hết các chi tiết về hình dáng rồi mới tả hoạt động của con mèo nhưng học sinh đã miêu tả hoạt động khi chưa tả xong hình dáng sau đó lại tiếp tục nêu một số chi tiết về hình dáng.
 Tôi hướng dẫn các em sửa lại như sau: Hãy nêu các chi tiết về hình dáng của con mèo, những chi tiết tả hoạt động của con mèo sau đó hướng dẫn các em sắp xếp các chi tiết đó theo một trình tự : Tả hình dáng sau đó đến tả hoạt động. Học sinh đã sửa lại đoạn văn như sau:
 Con mèo nhà em nặng khoảng một ki- lô -gam rưỡi. Lông nó màu tro. Đầu nó trông to bằng cái nắm đấm của em. Mắt nó tròn xoe, tinh nghịch. Em nhớ có một lần, nó ra vườn chuối, thấy một con chuột vàng béo quay. Nó rón rén , co mình lại nấp vào gốc chuối. Mắt nó nhìn con chuột rồi bất chợt nó lao vút tới chỗ con chuột, trong giây lát, nó đã tóm gọn con chuột vào miệng.
 Như vậy sau khi sửa lại học sinh đã biết viết câu sắp xếp các chi tiết trong đoạn một cách mạch lạc, có trật tự.
 Dạng 8: Lỗi viết câu chưa mạch lạc về ý
 	Ví dụ : Chiếc cặp được em giữ gìn cẩn thận, chiếc cặp vẫn còn mới.
Học sinh phát hiện từ lặp lại là “chiếc cặp” làm câu văn diễn đạt không mạch lạc. Tôi hướng dẫn học sinh sửa bằng cách không để chủ ngữ xuất hiện ở vế phụ, nếu chủ ngữ ấy đã xuất hiện ở vế chính. Câu được sửa lại: Được em giữ gìn cẩn thận, chiếc cặp vẫn còn mới.
 	Tương tự như vậy các em cũng biết cách sửa ở những câu như ví dụ sau.
 	Ví dụ : Bé Hà có mái tóc màu vàng, đôi mắt của bé Hà tròn xoe, đen láy.
 	Sửa lại: Bé Hà có mái tóc vàng, đôi mắt tròn xoe, đen láy.
	Ví dụ: Năm nay cô Bình đã già, tóc đã điểm vài sợi bạc. Mái tóc dài óng ả buông xuống bờ vai mềm mại. Đôi mắt đen láy nổi bật trên gương mặt hiền hậu. Dáng người cô nhẹ nhàng. Giọng nói của cô dịu dàng.
	Học sinh nhận thấy câu 2 và câu câu 4 không logich về mặt ý nghĩa. Sửa lại bằng cách bỏ câu 2. Câu 4 sửa thành: Cô bước đi nhẹ nhàng.
	Sửa lại: Năm nay cô Bình đã già, tóc đã điểm vài sợi bạc. Đôi mắt đen láy nổi bật trên gương mặt hiền hậu. Cô bước đi nhẹ nhàng. Giọng nói của cô dịu dàng.
Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh phân tích và sửa các lỗi câu sai. Trong giảng dạy môn Tiếng Việt phân môn luyện từ và câu, tôi thường giúp các em hiểu biết đầy đủ và chính xác về câu theo cấu tạo, câu theo mục đích nói, các thành phần chính, phụ của câu, các loại câu. Từ đó, giúp học sinh biết sử dụng câu trong hoạt động nói và viết một cách thành thạo.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
	Sau khi áp dụng các biện pháp phân tích và chữa lỗi câu sai trong bài viết của học sinh, tôi thấy có tác dụng rất tích cực đối với việc rèn kĩ năng viết câu, phần nào đã mang lại kết quả khá tốt, giúp học sinh loại bỏ lỗi viết câu trong bài làm của mình, hình thành kĩ năng viết đúng ở các em. Trong bài làm của các em có sự chuyển biến rõ rệt, các em đã biết viết câu đúng về cấu trúc ngữ pháp, nội dung mạch lạc, từ đó giúp các em nói, viết đúng góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Kết quả cụ thể trong bài kiểm tra định kì cuối

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_phan_tich_va_sua_loi_cau_sai_gop_pha.docx