SKKN Một số kinh nghiêm nhỏ tư vấn tâm lý lứa tuổi nhằm ổn định nề nếp lớp chủ nhiệm 11A4 – Trường thpt Triệu Sơn

SKKN Một số kinh nghiêm nhỏ tư vấn tâm lý lứa tuổi nhằm ổn định nề nếp lớp chủ nhiệm 11A4 – Trường thpt Triệu Sơn

Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục và đào tạo là vấn đề đặc biệt quan trọng, là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước, của toàn nhân dân, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu cốt lõi của giáo dục và đào tạo là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam. Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới năm 2020, định hướng tới năm 2030 là: Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; khắc phục dứt điểm các yếu kém kéo dài. Giáo dục và đào tạo con người Việt Nam yêu đất nước, trung thành với lí tưởng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.[7]

 Để làm tốt mục tiêu trên phải kể đến vai trò không nhỏ của giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì ở các trường THPT giáo viên chủ nhiệm là người có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm vừa như người mẹ dịu dàng, vừa là người thầy nghiêm khắc, là người bạn gần gũi hiểu học sinh nào cần sự giúp đỡ gì. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của học sinh trong lớp, đồng thời cũng là người luôn uốn nắn, dìu dắt học sinh cá biệt, học sinh yếu, kém trở thành con ngoan trò giỏi. Thành công của giáo viên chủ nhiệm là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng: xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó, tất cả mọi học sinh đều nổ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt.

 

docx 19 trang thuychi01 5901
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiêm nhỏ tư vấn tâm lý lứa tuổi nhằm ổn định nề nếp lớp chủ nhiệm 11A4 – Trường thpt Triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIÊM NHỎ TƯ VẤN TÂM LÝ 
LỨA TUỔI NHẰM ỔN ĐỊNH NỀ NẾP LỚP CHỦ NHIỆM 
11A4 – TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 
Người thực hiện: Ngô Văn Khuê
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2017
THANH HOÁ NĂM 
(Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock)
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU
1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
2
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
3
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2
4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
B. NỘI DUNG
1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2
1.1. Đặc điểm của hoạt động học tập
1.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
2
3
2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
2.1. Thuận lợi
4
2.2. Khó khăn
4
2.3. Hệ quả thực trạng
4
3
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
5
4
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5
4.1. Tìm hiểu nguyên nhân làm thay đổi tâm lí lứa tuổi học sinh THPT
5
4.1.1. Nguyên nhân ảnh hưởng từ phía gia đình, bạn bè và xã hội tác động
4.1.2. Thông qua phiếu điều tra để hiểu được đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh.
5
6
4.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm như là chuyên gia tư vấn tâm lí
4.2.1. Tư vấn trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm
8
8
4.2.2. Tư vấn qua điện thoại
4.2.3. Tư vấn bằng hình thức viết tin nhằn qua mạng xã hội facebook, zalo
10
11
4.3. Tổ chức “diễn đàn” để học sinh bày tỏ quan điểm
4.3.1. Nâng cao tinh thần tự giác qua hình thức phê và tự phê
4.3.2. Thảo luận những vấn đề nóng hổi đối với học sinh hiện nay
4.4. Hoạt động trải nghiệm thực tế để hiểu được tâm lí học sinh của lớp chủ nhiệm.
4.5. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc tư vấn tâm lý lứa tuổi cho học sinh.
11
11
12
13
14
5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
14
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
Tài liệu tham khảo
Danh mục SKKN
17
17
A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục và đào tạo là vấn đề đặc biệt quan trọng, là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước, của toàn nhân dân, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu cốt lõi của giáo dục và đào tạo là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam. Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới năm 2020, định hướng tới năm 2030 là: Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; khắc phục dứt điểm các yếu kém kéo dài. Giáo dục và đào tạo con người Việt Nam yêu đất nước, trung thành với lí tưởng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.[7]
 Để làm tốt mục tiêu trên phải kể đến vai trò không nhỏ của giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì ở các trường THPT giáo viên chủ nhiệm là người có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm vừa như người mẹ dịu dàng, vừa là người thầy nghiêm khắc, là người bạn gần gũi hiểu học sinh nào cần sự giúp đỡ gì. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của học sinh trong lớp, đồng thời cũng là người luôn uốn nắn, dìu dắt học sinh cá biệt, học sinh yếu, kém trở thành con ngoan trò giỏi. Thành công của giáo viên chủ nhiệm là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng: xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó, tất cả mọi học sinh đều nổ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt.
 Vì vậy, bản thân tôi rất băn khoăn trăn trở, làm sao để giúp các em giải toả được tâm lí khi các em có khúc mắc trong lòng nhằm giáo dục các em một cách toàn diện. Tôi thiết nghĩ, người giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ giỏi về chuyên môn, giàu lòng nhân ái mà quan trọng người Giáo viên chủ nhiệm còn là một nghệ sĩ tâm lí tài năng. Người nghệ sĩ ấy có lúc cương, lúc nhu biết vận dụng sáng tạo vào từng tình huống, từng đối tượng giáo dục cụ thể và hiệu quả của phương pháp “lạt mềm buộc chặt” mang lại quả thật không nhỏ. Bởi vậy, sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi mạnh dạn ghi lại đề tài “Một số kinh nghiệm nhỏ tư vấn tâm lí lứa tuổi nhằm ổn định nề nếp lớp chủ nhiệm 11A4-Trường THPT Triệu Sơn 6” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2016-2017 để chia sẻ cùng đồng nghiệp.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Khảo sát, tìm hiểu thực trạng tâm lý lứa tuổi của học sinh hiện nay cụ thể là học sinh lớp chủ nhiệm. Từ đó tìm ra các giải pháp hợp lý để tư vấn tâm lý lứa tuổi cho học sinh ở trường THPT hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào công tác chủ nhiệm, tôi chọn 2 lớp của trường THPT Triệu Sơn 6, cụ thể:
- Lớp đối chứng: Lớp 11A5 năm học 2016 - 2017. 
- Lớp thực nghiệm: Lớp 11A4 năm học 2016 – 2017.
 Là học sinh lớp 11 lại chủ yếu là con em nông thôn nên có nhiều nét tương đồng giống nhau. 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Chủ yếu là phương pháp thực nghiệm. Tôi tận dụng tối đa thời gian trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt cuối tuần và trải nghiệm thực tế cho học sinh. Ngoài ra còn tôi còn phối hợp với giáo viên bộ môn để thảo luận một số hình thức cũng như tìm hiểu một số nội dung phù hợp để tiến hành thực nghiệm.
B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi học sinh THPT ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển, thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách: trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng đó lại là Tính độc đáo.
 Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác, hoạt động giao tiếp với những người xung quanh (với người lớn và các bạn cùng tuổi). 
 Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn.
 Ở từng lứa tuổi (THCS hoặc THPT), có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh. Đây là điều giáo viên chủ nhiệm cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp.[1]
1.1. Đặc điểm của hoạt động học tập 
- Hoạt động học tập đòi hỏi tính tích cực, năng động cao, đòi hỏi sự phát triển mạnh của tư duy lý luận 
- Hình thành hứng thú học tập liên quan đến xu hướng nghề nghiệp 
- Hứng thú học tập được thúc đẩy, bồi dưỡng bởi động cơ mang ý nghĩa thực tiễn, sau đó mới đến ý nghĩa xã hội của môn học 
 + Tích cực: thúc đẩy các em học tập và đạt kết quả cao các môn đã lựa chọn 
 + Tiêu cực: chỉ quan tâm đến môn học liên quan đến việc thi mà sao nhãng các môn học khác. [1]
1.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ 
- Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao 
- Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt 
- Các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ 
- Có sự thay đổi về tư duy: các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ có căn cứ và mang tính nhất quán [1]
 Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
      + Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
       + Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên)
       Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng
 trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa tuổi mang tính không xác định (ở mặt này các em được coi là người lớn, nhưng mặt khác thì lại không). Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội.[5]
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
2.1.Thuận lợi: 
 - Được sự quan tâm, ủng hộ của Ban giám hiệu cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của đồng nghiệp.
 - Sự ủng hộ của phụ huynh học sinh trong lớp.
 - Bản thân tôi là người công tác nhiều năm trong ngành giáo dục và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, nên đã có nhiều kinh nghiệm, có vốn sống và luôn mẫu mực trong lời nói và gương mẫu trong việc làm.
 2.2. Khó khăn:
 Trường THPT Triệu Sơn 6 là tiền thân của trường Bán Công, chất lượng đầu vào thấp. Mặc dù hiện nay đã được tuyển sinh như bao nhiêu trường công lập khác, nhưng cũng chỉ tuyển được những học sinh có chất lượng thấp cả về học lực cũng như hạnh kiểm. Học sinh của trường toàn là con em nông thôn, điều kiện kinh tế nghèo nàn.Vì vậy điều kiện học tập và môi trường rèn luyện kỹ năng sống cho các em còn rất nhiều hạn chế.
 Được sự phân công của nhà trường, năm 2016-2017 tôi làm công tác chủ nhiệm lớp 11A4. Lớp 11A4 sĩ số 40 trong đó có 22 em nam và 18 em nữ. Là lớp học đại trà nên điểm đầu vào của các em không cao, toàn bộ có học lực trung bình.
Hiện nay, ở các trường THPT chưa có cán bộ hoặc giáo viên chuyên trách làm công tác tư vấn tâm lí học đường mà chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, việc tư vấn cho các em chưa thực sự sâu sát do quỹ thời gian hạn chế, giáo viên chủ nhiệm còn làm công tác giảng dạy, trong khi thực tế ở lứa tuổi THPT các em rất cần được tư vấn do áp lực học tập, quan hệ gia đình, bạn bè, thầy cô,...
2. 3. Hệ quả của thực trạng trên
Năm học 2015-2016 kết quả học tập và rèn luyện của 2 lớp như sau:
Lớp
Sĩ số
Học lực
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
11A4
40
0
0
4
10
30
75
6
15
0
0
11A5
36
0
0
12
33
24
67
0
0
0
0
Lớp
Sĩ số
Hạnh kiểm
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
11A4
40
22
55
8
20
6
15
4
10
0
0
11A5
36
28
77
6
16
2
7
0
0
0
0
Ở lớp 11A4 số lượng học sinh giỏi và khá chiếm tỉ lệ khiêm tốn, học lực khá chỉ có 4 em chiếm 10%, học sinh yếu kém chiếm tỉ lệ cao, học lực yếu có 6 em chiếm đến 15%. Hạnh kiểm tốt có 22 em chiếm 55%, hạnh kiểm yếu có 4 em chiếm đến 10%. 
Ở lớp 11A5 số lượng học sinh giỏi khá chiếm tỉ lệ cao 33%, không có học lực yếu. Hanh khiểm tốt là chủ yếu chiếm 77% và không có hạnh kiểm yếu.
 Thống kê kết quả xếp loại nề nếp của lớp trong toàn trường như sau: Xếp thứ 10/14 lớp, tuần nào lớp tôi cũng có học sinh vi phạm, bị ban nề nếp khiển trách, nhắc nhở, chủ yếu là các lỗi như: Nghỉ học vô lí do, sử dụng điện thoại trong giờ, bỏ giờ, bỏ tiết...
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN	
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân làm thay đổi tâm lí lứa tuổi THPT
3.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm như là chuyên gia tư vấn tâm lí
3.3. Tổ chức “diễn đàn” để học sinh bày tỏ quan điểm
3.4. Hoạt động trải nghiệm thực tế để hiểu được tâm lí học sinh của lớp chủ nhiệm.
3.5. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc tư vấn tâm lý lứa tuổi cho học sinh.
4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN	
4.1. Tìm hiểu nguyên nhân làm thay đổi tâm lí lứa tuổi học sinh THPT
4.1.1. Nguyên nhân ảnh hưởng từ phía gia đình, bạn bè và xã hội tác động
 Hiện nay, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, một mặt làm cho đời sống tinh thần và vật chất của đại bộ phận nhân dân được nâng cao hơn, các em học sinh có điều kiện để học tập và phát triển tốt hơn; nhưng mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng cũng không nhỏ tới sự phát triển tâm lí của học sinh, nhiều gia đình không có thời gian quan tâm đến con cái, mải mê với công việc, con cái cần gì về vật chất thì đáp ứng đầy đủ nhưng không quan tâm đến tâm tư tình cảm của các em dẫn đến các em cô đơn ngay trong chính ngôi nhà thân yêu của mình và tìm đến các nguồn vui khác thiếu lành mạnh.
Ví dụ: Em Lê Đình Tùng –xóm 8 xã Xuân Thịnh là một học sinh ngoan ngoãn nhưng năm em học lớp 11 thì bố mẹ mở rộng buôn bán nên không có thời gian gần gũi con. Có tiền lại không bị bố mẹ kiểm soát ( vì bố mẹ bận ) nên em bắt đầu tham gia vào các cuộc chơi, ban đầu là tụ tập hút thuốc lá với thanh niên trong làng, rồi đánh bài, tiếp đến là đánh đề, đánh lô. Từ đó học lực xa sút và em bị lưu ban xuống lớp tôi. 
Trường THPT Triệu Sơn 6 đóng trên địa bàn xã Dân Lực là một xã thuần nông. Các xã lân cận có con em theo học đa số phụ huynh cũng làm nghề nông là chính. Vì vậy, bản thân các bậc phụ huynh cũng không được trang bị đầy đủ kiến thức hiểu được tâm lí con em mình nên đa số lúng túng hoặc không có phương pháp giải quyết khi con cái gặp khó khăn.
Ví dụ: Em Nguyễn Thị Huyền là một học sinh nữ, xinh xắn, dễ thương nên có rất nhiều bạn nam để ý. Trong số đó em lại thích em Nguyễn Văn A lớp 12C2 là một học sinh lười học có nhiều biểu hiện đua đòi. Thay vì dạy dỗ giáo dục con thì cha mẹ em lại cấm đoán, chửi mắng, thậm chí là lục đồ và đọc trộm nhật kí của con. Từ đó em thất vọng về bố mẹ và sinh ra chán ghét ngay cả bố mẹ đẻ của mình. 
Một thực tế sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy đa số các em có tâm lí ảnh hưởng rất lớn từ nền tảng giáo dục của gia đình. Cách quan tâm chăm sóc của bố mẹ, ông bà, anh chị...là “mảnh đất tốt” nuôi dưỡng tâm hồn các em nhưng ngược lại nếu các mối quan hệ trong gia đình không tốt như: Bố mẹ bất hoà, mâu thuẫn giữa ông bà và cha mẹ, ...thậm chí có sự quan tâm không đồng đều của người lớn đối với những đứa trẻ trong cùng một mái nhà cũng có thể làm tổn thương đến tình cảm của các em. 
4.1.2. Thông qua phiếu điều tra để hiểu được đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh.
Sau một năm học, tôi thấy cần phải có cơ sở để hiểu được tâm lí của các em nên ngay từ đầu năm lớp 11 tôi đã tiến hành điều tra ở hai lớp. Một là lớp tôi chủ nhiệm và một lớp 11A5. Lớp 11A5 là lớp có thành tích tốt hơn để so sánh trước tác động và sau tác động. Từ đó biết được kênh thông tin các em hay chia sẻ, từ đó kịp thời điều chỉnh để tác động vào tâm lí các em. Tôi đã xây dựng hai phiếu điều tra như sau: Học sinh đánh dấu X vào phương án lựa chọn. 
(Phiếu điều tra không ghi thông tin học sinh để đảm bảo tính khách quan, chính xác).
Phiếu điều tra:
*. Phiếu số1
Vấn đề khó khăn em thường gặp
Áp lực học tập
Quan hệ bạn bè
Quan hệ thầy(cô)
Quan hệ gia đình(bố,mẹ,anh,chị...)
Các vấn đề khác
*. Phiếu số 2
Kênh thông tin em thường chia sẻ
Bố mẹ hoặc người thân
Bạn bè
Thầy (cô)
Qua mạng xã hội Facebook
Qua hình thức khác
(như viết nhật kí, viết thư...)
Kết quả của hai phiếu điều tra như sau:
 Đối với phiếu số 1:
Lớp
Sĩ số
Vấn đề khó khăn em thường gặp
Áp lực
học tập
Quan hệ
bạn bè
Quan hệ thầy(cô)
Quan hệ gia đình
Các vấn đề khác
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A4
40
12
30
8
20
2
5
15
37,5
3
7,5
11A5
36
10
28
6
17
4
11
5
13
11
31
Đối với phiếu số 2:
Lớp
Sĩ số
Kênh thông tin em thường chia sẻ
Bố mẹ hoặc người thân
Bạn bè
Thầy(cô)
Qua mạng
Xã hội Facebook
Qua hình thức khác (viết thư, nhật kí...)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A4
40
2
5
8
20
2
5
22
55
6
15
11A5
36
10
28
10
28
10
28
4
11
2
5
 - Đối với lớp 11A4 cho thấy đa số các em hay gặp khó khăn trong mối quan hệ với gia đình do bất đồng về quan điểm và suy nghĩ (chiếm tới 37,5%). Vì các bậc sinh thành luôn luôn muốn con cái nghe lời, kì vọng rất nhiều ở con trong học tập cũng như trong rèn luyện, cho nên nhiều em căng thẳng và cảm thấy áp lực trong học tập (tỉ lệ này cũng chiếm tới 30%). Các em cũng vướng mắc nhiều trong quan hệ bạn bè bởi vì ở lứa tuổi các em đã có những so sánh, những biểu hiện của “rung động” tình cảm khác giới (tỉ lệ này chiếm 20%)...nhưng kênh thông tin các em hay chia sẻ là mạng xã hội Facebook (chiếm tới 55%), ít nhất là gia đình rồi đến giáo viên (chỉ chiếm 5%). 
- Đối với lớp 11A5 thì tỉ lệ này có sự khác đi, các em tâm sự nhiều với gia đình, bạn bè và thầy cô. Đó là điều kiện để các em giải toã đi những vướng mắc trong lòng.
Với những thông số đó, tôi nhận thấy cần phải làm gì đó để hướng dẫn các em có những hành động tốt hơn. 
4.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm như là chuyên gia tư vấn tâm lí
Sau khi làm công tác điều tra, tôi thấy đa số các em còn chưa mạnh dạn tâm sự với thầy cô khi gặp khó khăn nên tôi đã chủ động tiếp cận và đóng vai trò là một chuyên gia tư vấn tâm lí, với phương châm “lắng nghe, tôn trọng và bảo mật”. Khi các em gặp vấn đề khó khăn thì gặp riêng, phân tích cho các em thấy điều hay lẽ đúng để giải quyết vấn đề, không đưa các em ra trước lớp để giáo dục các em khác, không lấy cái xấu của các em để chỉ trích, phê phán. Trong bản thân mỗi con người, tôi thiết nghĩ, ai cũng có phần lương thiện của mình, hãy khơi dậy lòng lương thiện đó để giáo dục các em thành người tốt, đó là điều bản thân tôi suy nghĩ. Từ đó tôi đưa ra các hình thức tư vấn như sau:
Thứ nhất: Tư vấn trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm
Thứ hai: Tư vấn qua điện thoại
Thứ ba: Tư vấn bằng hình thức viết tin nhắn qua mạng xã hội Facebook, zalo.
4.2.1. Tư vấn trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm
Để các em tâm sự trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm là một điều không dễ dàng, vì đa số các em vẫn còn khoảng cách thầy-trò nên ngại ngùng, phải thực sự gần gũi, đồng cảm và biết sẻ chia với các em, tôn trọng và giữ kín những điều em cho là “bí mật”. Vì vậy, khi các em tâm sự thì giáo viên chủ nhiệm phải thực sự gần gũi, có thái độ ôn hoà, nhẹ nhàng, biết lắng nghe như một người “mẹ hiền” để giúp các em có thể “trải lòng” và không còn cảm thấy áp lực, tìm ra con đường mới hiệu quả hơn. 
Ví dụ: Em Nguyễn Thị Dung là một học sinh có lực học trung bình, em luôn bị điểm kém, đặc biệt là điểm miệng, làm lớp luôn bị trừ điểm thi đua vì các điểm yếu này. Dần dần qua nhiều tuần em gặp tôi tâm sự rằng em rất sợ lên bảng và không tự tin vào bản thân. Tôi đã động viên và hướng dẫn cho em về phương pháp học bài cũ cũng như cách lên bảng mà không sợ gì. Đặc biệt là tôi thường xuyên dùng biện pháp kiểm tra bài cũ của em trong 15 phút đầu giờ cũng như trong giờ học của mình. Sau hai tuần thì đã thay đổi được và kết quả khả quan hơn. Đó cũng là giải pháp mà tôi cho các em trong lớp biết để học tập theo.
Để tư vấn có hiệu quả, tôi thiết nghĩ biết khen, chê đúng người, đúng việc có tác dụng rất to lớn. Đặc biệt là với những học sinh cá biệt, các em đã quen với những lời chê bai, trách móc, nếu có những lời động viên, lời khen sẽ là một động lực để các em thay đổi. Tôi rất tâm đắc với cuốn sách “Đắc nhân tâm” của tác giả Dale Carnegie, tác giả viết “Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài trong đó có con người. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng, nhưng lời khen tặng phải chân thành. Mọi tiềm năng đều nở hoa trong ngợi khen và héo tàn trong chỉ trích”[4]
Ví dụ: Em Nguyễn Văn Hồ

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_kinh_nghiem_nho_tu_van_tam_ly_lua_tuoi_nham_on_dinh_n.docx