SKKN Một số kinh nghiệm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh THPT trong luyện tập chạy bền
Như chúng ta đã biết giáo dục thể chất đối với con người có một tầm quan trọng rất lớn. Đó là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển đối với một xã hội.
Giáo dục thể chất nó tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt giáo dục khác như đức dục, trí dục, lao động và thẩm mỹ. Đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn thì giáo dục thể chất là việc dạy các kỹ thuật động tác, các bài tập phát triển thể lực nhằm phát triển bốn tố chất cơ bản trong mỗi con người đó là: Nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẻo. Thông qua đó hoàn thiện thể chất con người, đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội [1].
Đất nước ta đã phải trải qua liên tục hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nó đã cướp đi không ít sức người, sức của, ảnh hưởng nặng nề đến
thể chất và tinh thần của cả một dân tộc. Ngày nay,chúng ta được sống trong hoà bình dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Đảng và Nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề giáo dục thể chất cho toàn dân nhất là đối với thế hệ trẻ, xem đây là một trong những mục tiêu chiến lược để bắt kịp bước tiến của thời đại và để đáp ứng với công cuộc đổi mới đất nước. Song vẫn là chưa đủ khi nhìn một cách tổng quát về thể lực của thế hệ trẻ hiện nay, nhất là thế hệ học sinh trung học cơ sở còn phải cố gắng rèn luyện rất nhiều thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước [2].Thế hệ trẻ hiện nay chủ yếu là học sinh ở các trường trung học phổ thông ở các cấp. Đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở, do các em còn chưa phát triển đầy đủ các yếu tố về thể chất nên việc giáo dục rèn luyện chỉ là để giúp các em phát triển một các hoàn chỉnh và tạo tiền đề để cho các em tiếp tục phát triển ở các cấp học sau. Đối với cấp trung học phổ thông là tuổi mà các em đã bước đầu hoàn thiện về mặt thể chất, tâm sinh lý. Vì vậy đây là lứa tuổi mà các em cần phải được rèn luyện để phát triển hết các yếu tố chất thể lực của bản thân [3]. Xuất phát từ mục tiêu trên với cương vị là một giáo viên chuyên trách bộ môn thể dục, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm làm sao để nâng cao được thể lực của các em.Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này với mong muốn đóng góp một phần kinh nghiệm của bản thân, để thế hệ học sinh trường trung học phổ thông có một hành trang tốt về mặt thể lực đóng góp được nhiều hơn cho đất nước, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay.
MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................Trang 3 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..........................................................Trang 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................Trang 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài................................................... Trang 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...........................................Trang 4 2.1.1. Cơ sở sinh lý để phất triển sức bền tốc độ.......................................Trang 4 2.1.2. Nguyên lý kỹ thuật của môn chạy....................................................Trang 4 2.1.3. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT.................................Trang 5 2.2. Thực trạng của đề tài...........................................................................Trang 6 2.2.1. Thực trạng của việc học bộ môn thể dục của học sinh ở trường THPT Nguyễn Hoàng ................................................................Trang 6 2.2.1.1. Thuận lợi.......................................................................................Trang 6 2.2.1.2. Khó khăn.......................................................................................Trang 7 2.2.1.3. Thái độ của học sinh trong học tập môn thể dục.Bảng.................Trang 8 2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên dạy môn thể dục................................Trang 8 2.3. Biện pháp, giải pháp ........................................................................Trang 9 2.3.1. Phương pháp thực nghiệm...............................................................Trang 9 2.3.1.1. Chọn Trường , lớp thực nghiệm....................................................Trang 9 2.3.1.2. Bố trí thực nghiệm.........................................................................Trang 9 2.3.1.3. Kiểm tra đánh giá..........................................................................Trang 9 2.3.1.4. Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm...............................Trang 10 2.3.2. Những nội dung dạy học chạy bền cho h/s THPT.........................Trang 10 2.3.3. Những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền ..........................................................................Trang 11 2.3.4. Để nâng cao tính tích cực của h/s trong tập luyện chạy bền người GV cần quan tâm .....................................................................................Trang 14 2.3.4.1. Lựa chọ và chuẩn bị đường tập chạy chu đáo trước buổi tập......Trang 14 2.3.4.2. Phối hợp các hình thức tập luyện khác nhau ..............................Trang 14 2.3.4.3. Truyền thụ kiến thức xen kẽ giữa các biện pháp và ...................Trang 15 2.3.4.4. Những lưu ý mà GV cần thực hiện .............................................Trang 15 2.4 . Kết quả nghiên cứu ..........................................................................Trang 16 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận..............................................................................................Trang 19 2. Đề xuất..................................................................................................Trang 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết giáo dục thể chất đối với con người có một tầm quan trọng rất lớn. Đó là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển đối với một xã hội. Giáo dục thể chất nó tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt giáo dục khác như đức dục, trí dục, lao động và thẩm mỹ. Đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn thì giáo dục thể chất là việc dạy các kỹ thuật động tác, các bài tập phát triển thể lực nhằm phát triển bốn tố chất cơ bản trong mỗi con người đó là: Nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẻo. Thông qua đó hoàn thiện thể chất con người, đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội [1]. Đất nước ta đã phải trải qua liên tục hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nó đã cướp đi không ít sức người, sức của, ảnh hưởng nặng nề đến thể chất và tinh thần của cả một dân tộc. Ngày nay,chúng ta được sống trong hoà bình dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Đảng và Nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề giáo dục thể chất cho toàn dân nhất là đối với thế hệ trẻ, xem đây là một trong những mục tiêu chiến lược để bắt kịp bước tiến của thời đại và để đáp ứng với công cuộc đổi mới đất nước. Song vẫn là chưa đủ khi nhìn một cách tổng quát về thể lực của thế hệ trẻ hiện nay, nhất là thế hệ học sinh trung học cơ sở còn phải cố gắng rèn luyện rất nhiều thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước [2].Thế hệ trẻ hiện nay chủ yếu là học sinh ở các trường trung học phổ thông ở các cấp. Đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở, do các em còn chưa phát triển đầy đủ các yếu tố về thể chất nên việc giáo dục rèn luyện chỉ là để giúp các em phát triển một các hoàn chỉnh và tạo tiền đề để cho các em tiếp tục phát triển ở các cấp học sau. Đối với cấp trung học phổ thông là tuổi mà các em đã bước đầu hoàn thiện về mặt thể chất, tâm sinh lý. Vì vậy đây là lứa tuổi mà các em cần phải được rèn luyện để phát triển hết các yếu tố chất thể lực của bản thân [3]. Xuất phát từ mục tiêu trên với cương vị là một giáo viên chuyên trách bộ môn thể dục, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm làm sao để nâng cao được thể lực của các em.Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này với mong muốn đóng góp một phần kinh nghiệm của bản thân, để thế hệ học sinh trường trung học phổ thông có một hành trang tốt về mặt thể lực đóng góp được nhiều hơn cho đất nước, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay. Năm học 2017- 2018 là năm học thứ 13 thực hiện giảng dạy chương trình theo SGK mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THPT là phải đổi mới cách dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt, điều khiển của giáo viên trong tiết dạy [4]. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài và phát huy được sự yêu thích môn học đối với học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu sáng kiến “Một số kinh nghiệm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh THPT trong luyện tập chạy bền” mà tôi đã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại Trường THPT Nguyễn Hoàng. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đề tài nghiên cứu với mục đích: lựa chọn, sắp xếp các bài tập bổ trợ cùng phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tốt năng lực thể chất cho học sinh, nâng cao hiệu quả môn học chạy bền ở trưòng THPT. - Thông qua quá trình điều tra sư phạm, áp dụng các bài tập bổ trợ vào đối tượng nghiên cứu và với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong được đóng góp vào sự nghiệp khoa học, làm phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất giúp cho quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh đạt kết quả cao. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Chương trình chạy bền cho học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Hoàng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để giải quyết các nhiệm vụ trên, các phương pháp sau được đặt ra. - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu trong nước và nước ngoài có liên quan tới kĩ thuật luyện tập chạy bền trong dạy học. - Phương pháp quan sát và điều tra sư phạm: Dự giờ, trao đổi ý kiến với GV; Xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng của việc luyện tập chạy bền trong giảng môn thể dục lớp 10 ở trường THPT hiện nay. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm có đối chứng song song. - Phương pháp thống kê toán học: Xử lí các số liệu thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel, nhằm tăng độ chính xác cũng như sức thuyết phục của kết luận. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Nhìn chung năng lực tốc độ của con người mang tính chất chuyên biệt khá rõ rệt, việc chuyển hoá của sức bền chỉ diễn ra trong tác động tác tương tự vệ tính chất hoạt động, có thể chuyển hoá ở giai đoạn đầu của người mới tập, còn ở những nơi có trình độ tập luyện cao hầu như việc chuyển hoá sức nhanh không diễn ra. Vì vậy, mà việc phát triển sức bền phải rất cụ thể với từng năng lực tốc độ. Để phát triển sức bền tốc độ (tần số động tác) người ta sử dụng các bài tập phát huy được tốc độ tối đa các bài tập có chu kỳ. Phương pháp sử dụng ngắn chủ yếu vẫn là phương pháp lặp lại, tăng và biến đổi cự li. Cần lựa chọn sao cho tốc độ không giảm đi vào giai đoạn cuối của bài tập. Ở lứa tuổi THPT việc phát triển tốc độ và sức mạnh tốc độ đã phổ biến, bên cạnh đó còn sử dụng đến sức bền, mềm dẻo và sự khéo léo, chúng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến môn chạy nói chung và chạy cự li ngắn nói riêng. Vì vậy sự kết hợp hài hoà giữa các tố chất kể trên với kỹ thuật tác động là một vấn đề cơ bản để nâng cao thành tích. 2.1.1. Cơ sở sinh lý để phát triển sức bền tốc độ: + Tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn chuyền của hưng phấn ở trung ương thần kinh và bộ máy vận động. + Tăng cường phối hợp giữa các sợi cơ và các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng. Bởi vậy để phát triển sức bền tốc độ cần phải áp dụng các bài tập có trong lượng nhỏ, tốc độ tần số cao thời gian ngắn. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp lặp lại và biến đổi thì sẽ cải thiện được tốc độ của người tập. 2.1.2. Nguyên lý kỹ thuật của môn chạy: Theo cơ học một vật chuyển động tịnh tiến hợp với mặt phẳng nằm ngang thì quãng đường (S) được tính theo công thức: S = V.t (1) Trong đó S: là quãng đường (cự li) đơn vị tính bằng (m) V: là vận tốc chuyển động đơn vị tính bằng (m/s) t: là thời gian chuyển động của vật tính bằng (s) Từ công thức này áp dụng vào thực tế có chu kỳ, trong đó thành tích của chạy được tính bằng thời gian (s) hoạt động trên một cự li nhất định, cho nên từ (1) ta có: t = (2) Từ (2) ta thấy (t) và (s) luôn có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau, còn (t) và (V) thì luôn có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau mà trong chay (t) càng nhỏ thì thành tích càng tốt, vì vậy để có thành tích tối ưu trong chạy thì tốc độ phải lớn (Vmax) Theo cơ học áp dụng vào thực tế môn chạy thì vận tốc của chạy được tính theo công thức: V = T.L (3) Trong đó: V: là vận tốc chạy T: là tần số bước chạy L: Là độ dài bước chạy Từ (3) ta thấy, nếu vận tốc cùng với tần số và độ dài bước chạy có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau, tần số và độ dài bước chạy càng lớn thì tốc độ càng lớn từ đó sẽ rút ngắn được thời gian chạy làm cho thành tích được nâng cao. Cho nên trong huấn luyện và giảng dạy môn chạy cần phải lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao phát triển tần số và độ dài bước chạy, có vậy mới đem lại thành tích tối ưu, cho nên sử dụng phương pháp tập luyện lập lại, các bài tập có chu kỳ tốc độ cao thời gian và cự li ngắn, chú ý thực hiện tăng lên về số lần và giảm thời gian. 2.1.3. Đặc điểm sinh lý của lứa tuối học sinh THPT: Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đầu thanh niên là thời đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát trỉen cơ thể của người lớn, có nghĩa ở lứa tuổi này cơ thể các em đang phát triển mạnh, khả năng hoạt động của các cơ quan và các bộ phận cơ thể được nâng cao cụ thể là: * Hệ vận động: - Hệ xương: ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển một các đột ngột về chiều dài, chiều dày, hàm lượng các chất hữu cơ trong xương giảm do hàm lượng Magic, Photpho, Canxi trong xương tăng. Quá trình cốt hoá xương ở các bộ phận chưa hoàn tất. Chỉ xuất hiện sự cốt hoá ở một số bộ phận như mặt (cốt xương sống). Các tổ chức sụn được thay thế bằng mô xương nên cùng với sự phát triển chiều dài của xương cột sống không giảm trái lại tăng lên có xu hướng cong vẹo. Vì vậy mà trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập luyện với dụng cụ có trọng lượng quá nặng và các hoạt động gây chấn động quá mạnh. - Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để đi đến hoàn thiện, nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệ xương. Cơ to phát triển nhanh hơn cơ nhỏ, cơ chi phát triển nhanh hơn cơ dưới, khối lượng cơ tăng lên rất nhanh, đàn tích cơ tăng không đều, chủ yếu là nhỏ và dài. Do vậy khi cơ hoạt động chóng dẫn đến mệt mỏi. Vì vậy khi tập luyện giáo viên giảng dạy cần chú ý phát triển cơ bắp cho các em. * Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương đã khá hoàn thiện, hoạt động phân tích trên võ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn. Khả năng nhận hiểu cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt động vận động được nâng cao. Ở lứa tuổi này học sinh không chỉ học các phần động tác vận động đơn lẻ như trước mà chủ yếu là từng bước hoàn thiện ghép những phần đã học trước thành các liên hợp động tác tương đối hoàn chỉnh, ở điều kiện khác nhau, phù hợp với đặc điểm của từng học sinh. Vì vậy khi giảng dạy cần phải thay đổi nhiều hình thức tập luyện, vận dụng các hình thức trò chơi thi đấu để hoàn thành tốt những bài tập đề ra. * Hệ hô hấp: Ở lứa tuổi này, phổi các em phát triển mạnh nhưng chưa đều, khung ngực còn nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh và lâu không có sự ổn định của dung tích sống, không khí, đó chính là nguyên nhân làm cho tần số hô hấp của các em tăng cao khi hoạt động và gây nên hiện tượng thiếu ôxi, dẫn đến mệt mỏi. * Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi này, hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển để kịp thời phát triển toàn thân, tim lớn hơn, khả năng co bóp của cơ tim phát triển mạnh, do đó nâng cao khá rõ lưu lượng máu/phút. Mạch lúc bình thường chậm hơn (tiết kiệm hơn), nhưng khi vận động căng thì tần số nhanh hơn. Phản ứng của tim đối với các lượng vận động thể lực đã khá chính xác, tim trở nên hoạt động dẻo dai hơn. Từ những đặc điểm tâm sinh lý mà ta lựa chọn một số các bài tập trên căn bản khối lượng cường độ, vận động sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, đặc biệt khi áp dụng các bài tập căn cứ vào tình hình tiếp thu kỹ thuật và đặc điểm thể lực phù hợp với tâm sinh lý học sinh để cho quá trình giảng đạy dạt kết quả cao, giúp cho các em học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời nâng cao kết quả học tập, lôi cuốn các em hăng say tập luyện và thi đấu ở trường phổ thông. 2.2. Thực trạng của đề tài 2.2.1.Thực trạng của việc học bộ môn thể dục của học sinh ở trường THPT Nguyễn Hoàng 2.2.1.1. Thuận lợi: Vì đây là môn học khá quen thuộc với các em cho nên các em cảm thấy khá tự tin và nhiệt tình trong khi học.Học sinh TrườngTHPT Nguyễn Hòang phần lớn là con em dân làm nghề nông, hoàn cảnh gia đình khó khăn học sinh phải lao động vất vả nên thể lực các em khá tốt, đây là điều kiện tối thiểu mà các em cần phải có khi học thể dục nói riêng và các môn văn hoá nói chung. Nội dung chương trình SGK Thể dục 10,11,12 bao gồm các nội dung gần gũi với cuộc sống, sát thực với nhu cầu và hứng thú của các em. Vì vậy một số học sinh rất yêu thích môn học và tự hình thành cho mình phương pháp học có hiệu quả. Cụ thể các em thường sử dụng thời gian trong ngày để rèn luyện. Điều này chứng tỏ các em đã ý thức được tầm quan trọng của bộ môn mình học . Ngoài ra sách còn được thiết kế với nhiều tranh ảnh màu, rõ nét , sinh động và phù hợp với nội dung của từng bài. Do đó khoảng 60% học sinh hứng thú thích tập luyện. Hơn nữa, tranh ảnh minh hoạ còn thiết lập được tình huống giao tiếp cho học sinh trong hoạt động học tập. Có không ít học sinh đầu tư cho môn học, tự giáo học tập, tích cực tham gia và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kỹ năng thu được vào thực hành. 2.2.1.2.Khó khăn: + Học sinh THPT bắt đầu và đang bước vào thời kỳ dậy thì nên cơ thể các em phát triển với tốc độ rất nhanh cả về hình thái, tổ chất thể lực cũng như chức phận của các hệ cơ quan trong cơ thể. Vì thế một số em đặc biệt là nữ thường e thẹn, rụt rè khi luyện tập ảnh hưởng đến quá trình dạy - học. + Đặc biệt “chạy bền”là nội dung luyện tập tương đối đơn điệu mà lại đòi hỏi người học phải vận động nhiều làm học sinh dề nhàm chán và đôi lúc không đảm bảo lượng vận động cần thiết để phát triển sức bền. + Đa số các em còn coi nhẹ việc luyện tập đặc biệt là môn chạy bền. + Ở lứa tuổi này cơ thể các em yêu cầu một lượng vận động cao một yêu cầu mang tính chất sinh học. Bởi vì vận động sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong đó đặc biệt là quá trình đồng hóa diễn ra trong cơ thể nhanh hơn, mạnh hơn, mà đó chính là cơ sở để các em phát triển. + Đặc biệt tình trạng học sinh không đáp ứng được yêu cầu về thể lực ngày càng tăng do ý thức yếu kém của các em trong luyện tập ở trường cũng như ở nhà. * Bảng 1: Kết quả điều tra giáo dục: STT Nội dung Thích tập không thích tập Bình thường Khó tập 1 Phiếu hỏi ý kiến 15% 37,5% 22,25% 26,25% 2 Trò chuyện 38,75% 12,5% 33,75% 15% 3 Kiểm tra trắc nghiệm 43,75% 13,75% 22,5% 20% * Bảng 2: Kết quả quan sát Sư phạm khi thực hiện bài tập : Số TT Nội dung kiểm tra Yếu T. Bình Khá Giỏi HS % HS % HS % HS % 1 Nhảy dây bền (số lần ) 22 13.1 83 49.4 60 35.7 3 1.8 2 Chạy theo đường gấp khúc (s) 25 14.9 77 45.8 65 38.7 1 0.6 3 Chạy vòng số 8 (s) 33 19.6 85 50.6 50 29.8 0 0 4 Chạy lên dốc (xuống dốc)-(s) 35 20.8 82 48.8 49 29.2 2 1.2 5 Tâng cầu nhiều lần(số lần) 33 19.6 76 45.2 59 35.1 0 0 6 Chạy trên địa hình tự nhiên(500m/s) 46 27.4 85 50.6 37 22.0 0 0 Kết quả cho thấy: vốn hiểu biết của các em về sức bền của một số lớn học sinh THPT rất kém do các em không quan tâm đến luyện tập thể lực, đa số các em không biết rằng sức bền kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học tập cũng như sự phát triển của cơ thể. 2.2.1.3. Thái độ của học sinh trong học tập môn thể dục. Về thái độ của HS đối với môn học, tôi đã điều tra và kết quả được thể hiện qua bảng 3 Bảng 3. Kết quả điều tra lí do học sinh thích học môn công nghệ Lí do thích học môn thể dục Số phiếu Tỉ lệ (%) - Thầy, cô dạy dễ hiểu, hấp dẫn. - Được sử dụng graph trong học tập. - Thầy (cô) vui tính, yêu quý HS. - Lí do khác. 69 50 9 10 49,64 36,5 6,57 7,3 Qua bảng số liệu trên cho thấy, lí do hàng đầu khiến HS thích học môn thể dục là phương pháp giảng dạy của GV và một lí do thứ hai khiến cho HS yêu thích môn học đó là được thực hành nâng cao thể lực . Điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền trong dạy học bộ môn thể dục ở trường THPT. 2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên dạy môn thể dục: + Việc áp dụng các phương pháp luyện tập chạy bền còn chậm. + Việc học tập thêm các phương pháp mới còn hạn chế. + Tài liệu hướng dẫn gần như không có. 2.3. Biện pháp, giải pháp 2.3.1. Phương pháp thực nghiệm 2.3.1.1. Chọn trường, lớp thực nghiệm Tôi đã tiến hành thực nghiệm ở khối lớp 10 trường THPT Nguyễn Hoàng: Dựa vào kết quả học tập, kết quả khảo sát và phân loại học sinh, tôi chọn 04 lớp của khối 10 (02 lớp thực nghiệm là 10B5, 10B6 và 02 lớp đối chứng là 10B2, 10B4) tương đối đồng đều nhau về số lượng cũng như chất lượng HS. Trong quá trình thực nghiệm tôi đã trao đổi với với GV bộ môn của trường để thảo luận và thống nhất nội dung cũng như phương pháp dạy. 2.3.1.2. Bố trí thực nghiệm Các lớp tham gia trong đợt thực nghiệm được chia thành 2 nhóm: các lớp dạy thực nghiệm và các lớp đối chứng. Ở các lớp dạy thực nghiệm, tôi sử dụng các giáo án được thiết kế theo hướng cải tiến, phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền. Ở các lớp đối chứng, chúng tôi sử dụng các giáo án được thiết kế theo đúng nội dung và qui trình trong SGK. Các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng đều do c
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc.doc
- BÌA SKKN (1).doc