SKKN Vận dụng các phương pháp như: Khảo sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá, đối chứng với thực tế giảng dạy

SKKN Vận dụng các phương pháp như: Khảo sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá, đối chứng với thực tế giảng dạy

 Với vị trí quan trọng và thế mạnh riêng trong nhà trường phổ thông, môn Văn trước hết giúp người học tiếp xúc với vẻ đẹp kỳ diệu và phong phú của tiếng mẹ đẻ, tiếp xúc với vốn văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại kết tinh trong các tác phẩm Văn học và hình thành cho HS khả năng tạo lập văn bản từ đó bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành phát triển nhân cách toàn diên cho học sinh. Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông bao gồm ba phân môn chính: Tiếng Việt - Đọc Văn – Làm văn. Trong đó, phân môn Tiếng Việt cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp, đọc văn ( Hay còn gọi Đọc – Hiểu tác phẩm Văn học ) giúp các em có khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp mà tác phẩm văn học mang lại. Cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phần Làm văn được chú trọng vì đây là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh. Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong chương trình giảng dạy mới, nghị luận xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với trước đây, nhằm mục đích tăng cường sự gắn bó của học sinh với đời sống xã hội, tạo cho học sinh năng lực chủ động đề xuất, phát biểu những suy nghĩ của chính mình trước nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được kinh nghiệm hướng dẫn học sinh bài làm văn NLXH. Bài viết này không nêu ra những lý thuyết chung về về kỹ năng làm văn nghị luận xã hội mà chỉ nêu lên một vài phương pháp về việc rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội để các em có hứng thú hơn khi làm bài.

 

doc 22 trang thuychi01 4870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng các phương pháp như: Khảo sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá, đối chứng với thực tế giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
01
1. Lí do chọn đề tài	
01
2. Mục đích nghiên cứu
01
3. Đối tượng nghiên cứu
01
4. Phương pháp nghiên cứu
02
II. NỘI DUNG
02
1.Cơ sở lí luận
02
2.Thực trạng khi nghiên cứu
02
3.Những giải pháp thực hiện.
03-18
4. Tổ chức thực hiện và kết quả
19
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
1.Kết luận.
19
2.Kiến nghị.
20
Tài liệu tham khảo
I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Với vị trí quan trọng và thế mạnh riêng trong nhà trường phổ thông, môn Văn trước hết giúp người học tiếp xúc với vẻ đẹp kỳ diệu và phong phú của tiếng mẹ đẻ, tiếp xúc với vốn văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại kết tinh trong các tác phẩm Văn học và hình thành cho HS khả năng tạo lập văn bản từ đó bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành phát triển nhân cách toàn diên cho học sinh. Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông bao gồm ba phân môn chính: Tiếng Việt - Đọc Văn – Làm văn. Trong đó, phân môn Tiếng Việt cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp, đọc văn ( Hay còn gọi Đọc – Hiểu tác phẩm Văn học ) giúp các em có khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp mà tác phẩm văn học mang lại. Cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phần Làm văn được chú trọng vì đây là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh. Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị  luận xã hội. Trong chương trình giảng dạy mới, nghị  luận xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với trước đây, nhằm mục đích tăng cường sự gắn bó của học sinh với đời sống xã hội, tạo cho học sinh năng lực chủ động đề xuất, phát biểu những suy nghĩ của chính mình trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. 
Trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được kinh nghiệm hướng dẫn học sinh bài làm văn NLXH. Bài viết này không nêu ra những lý thuyết chung về về kỹ năng làm văn nghị luận xã hội mà chỉ nêu lên một vài phương pháp về việc rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội để các em có hứng thú hơn khi làm bài. 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua đề tài này tôi muốn đạt được 3 mục đích cơ bản:
- Giúp các em nắm được những phương pháp và kỹ năng cơ bản để HS làm tốt làm văn nghị luận xã hội.
- Thông qua việc rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH giúp HS nâng cao khả năng trình bày quan điểm của mình trước những vấn đề đang đặt ra trong XH ngày nay, có cách nhìn nhận, đánh giá đúng các tư tưởng đạo lí, các hiện tượng đời sống đang diễn ra hàng ngày và các vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Đặc biệt qua đề tài giúp các em có hứng thú hơn với văn nghị luận XH và làm bài tốt hơn, đạt kết quả cao hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.
- Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các GV trong tổ chuyên môn tham khảo khi dạy NLXH
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT
- Các bài viết thực hành NLXH có trong chương trình THPT lớp 10,11
- Cấu trúc của 3 dạng đề NLXH: Tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống, các vấn đề XH đặt ra trong tác phẩm văn học 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Nghiên cứu đề tài này tôi vận dụng các phương pháp như: Khảo sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá, đối chứng với thực tế giảng dạy 
II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUÂN:
Làm văn là một phân môn của môn ngữ văn trong nhà trương THPT. Khi học phân môn này HS thường gặp không ít những khó khăn về kỹ năng làm bài nhất là bài văn NLXH. HS không nắm vững quy trình làm bài từ khâu tìm hiểu đề, nhận dạng đề, đến khâu lập dàn ý. Đặc biệt là vấn đề xác định các luận điểm, luận cứ trong bài viết của mình. Bởi vì các vấn đề đặt ra trong bài văn NLXH thường rất rộng lớn bao gồm các vấn đề về tư tưởng đạo lý, các hiện tượng tốt, xấu của đời sống XH hiện nay, trong khi đó hiểu biết về kiến thức XH của HS rất yếu kém. Vì vậy nhiều HS cảm thấy ngại ngần khi làm văn NLXH. 
Hứng thú với các dạng đề NLXH đối với HS hiện nay là một vấn đề mà mỗi GV cần phải quan tâm. Bởi vì NLXH gắn với những vấn đề XH như: tư tưởng đạo lý, hiện tượng đời sống nhằm giúp cho HS có những nhận thức và hành động đúng đắn trong cuộc sống. Đặc biệt thông qua viêc làm bài văn nghị luận XH học sinh sẽ được bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất chính trị và kỹ năng sống ngày càng hoàn thiện hơn. 
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Về phía học sinh
Nghị  luận xã hội đã được học ở cấp trung học cơ sở, nhưng khi phải trình bày những suy nghĩ, ý kiến cá nhân về các vấn đề tư tưởng đạo lý, hiện tượng xã hộithì đa số học sinh rất lúng túng và “sợ” kiểu bài này. Bởi vì Khác với nghị luận văn học, nội dung kiến thức đã được học trước và thiên về cảm xúc, thì nghị luận xã hội yêu cầu kiến thức rộng hơn và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận và lý lẽ, trong khi đó những hiểu biết của các em về kiến thức xã hội còn hạn chế, kỹ năng làm bài thì yếu kém. Chính vì vậy mà kiểu bài này ít gợi được sự hứng thú ở học sinh.
Thật ra ở sách giáo khoa và sách giáo viên đều có phần hướng dẫn phương pháp làm bài khá cụ  thể. Nhưng dù có áp dụng theo cách hướng dẫn làm bài ấy, nhiều học sinh cũng thấy rất khó khăn khi viết - viết mươi dòng đã hết ý! Đó là vì các em thiếu một phần vô cùng quan trọng: kiến thức văn hóa và vốn sống. Vậy kiến thức này lấy ở đâu? Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tự học, tự đọc, tự thu thập kiến thức của học sinh. 
Ngày nay, với các phương tiện hiện đại thì việc truy cập thông tin là điều đơn giản, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại học sinh rất nghèo vốn kiến thức xã hội, văn hóa. 
Vì  vậy, học sinh cần phải được giáo viên định hướng, nắm bắt những kiến thức cơ bản và những kỹ năng cần thiết để làm tốt văn nghị luận xã hội. 
2.2. Về  phía giáo viên
Việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh là điều rất khó vì số tiết quy định trong chương trình có giới hạn.
Tư liệu về nghị luận xã hội không phong phú như nghị luận văn học nên cũng ít thuận lợi trong việc soạn giảng.
Từ  những thực tế trên, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm cá nhân khi dạy nghị luận xã hội  để đồng nghiệp tham khảo. 
3. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐỂ LÀM TỐT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
3.1.1 Cách xác định luận điểm khi viết văn nghị luận xã hội
	Luận điểm được coi là linh hồn của một bài văn. Vì vậy, khi làm văn nghị luận xã hội cần phải dựa vào yêu cầu nhất định của đề bài ( tài liệu ) để có thể phân tích và suy ngẫm toàn diện, đưa ra chủ trương và kiến giải rõ ràng chuẩn xác cho bản thân đối với tất cả những vấn đề cần bàn bạc, nghị luận.
	Một luận điểm hay nên có những đặc điểm sau:
 (1) Chính xác: Không trái với sự thực khách quan và lí luận khoa học.
 (2) Rõ ràng: Khẳng định cái gì, phủ định cái gì, lập trường rõ ràng, không lập lờ.
 (3) Sâu sắc: Cần phải đi sâu vào sự vật và hiện tượng để làm lộ ra được cái bản chất của sự vật và tìm ra những thứ có quy luật.
 (4) Độc đáo: Có những kiến giải độc đáo mới mẻ đối với các sự việc và các loại vấn đề khác nhau trong cuộc sống.
 	Làm thế nào để đưa ra những luận điểm hay ?
	( Có thể tham khảo các phương diện dưới đây ):
- Đọc kĩ đề bài ( tài liệu ), xác định rõ nội dung yêu cầu
 Chỉ có dựa trên sự lí giải đầy đủ về đề bài và tài liệu mới có thể tìm ra được góc độ làm văn hợp lí và đưa ra được những luận điểm chính một cách thuận lợi.
- Đi sâu suy ngẫm, nắm vững trọng tâm của đề bài hoặc tài liệu.
Suy ngẫm vấn đề từ nhiều góc độ và nhiều phương diện khác nhau, phân tích tài liệu từ vấn đề này liên hệ sang vấn đề khác, phân tích kĩ lưỡng từ ngoài vào trong để có thể nắm vững được cái gốc, đồng thời có thể nhìn thấu được cái bề ngoài của vấn đề, từ đó mà nắm rõ được cái bản chất.
 Ví dụ: Một người tài xế khi đang lái xe trên đường đột nhiên bệnh tim tái phát. Trong những giây phút cuối của cuộc đời mình, ông đã làm được ba việc như sau: Từ từ dừng xe bên vệ đường, đồng thời dùng chút sức lực cuối cùng kéo cần phanh tay; mở cửa xe để hành khách xuống xe an toàn; tắt lửa mô tơ xe để đảm bảo được sự an toàn của hành khách, người đi đường và chiếc xe. Sau khi ông làm xong ba công việc đó đã nhẹ nhàng chút hơi thở cuối cùng trên bô lăng. Vị tài xế đó tên Hoàng Chí Toàn, tất cả những người ở tỉnh A, đều ghi nhớ tên của vị tài xế đó.
 Câu nói cuối cùng ở phần tài liệu trên là “ Tất cả những người ở tỉnh A, đều ghi nhớ tên của vị tài xế đó ”, câu nói này đã chỉ ra ý nghĩa chính của đoạn văn trên đó là: Vị tài xế này trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời vẫn kiên trì hoàn thành tốt công việc của mình. Chúng ta có thể hiểu đó là vì lòng yêu nghề, kính nghề và cũng có thể hiểu đó còn là tình yêu, tinh thần trách nhiệm đối với con người. 
- Cần phải chọn đúng góc độ lập luận.
Những thứ mà một bức tranh hay một đoạn văn đem lại là từ nhiều phương diện và nhiều góc độ. Chúng ta có thể nhìn một cách tổng thể hoặc cũng có thể chỉ nhìn một góc độ nào đó. Nhưng tóm lại chỉ có chọn đúng góc độ mà bản thân cảm nhận thấy sâu sắc nhất để tóm tắt mới có thể đưa ra được một quan điểm chính xác.
 Ví dụ: Có một đoạn tài liệu như sau: Nguyễn Văn A, có biệt danh là “ siêu nhân ”, người giàu nhất tỉnh B. Ông trước kia vốn chỉ là một người học nghề ở tiệm cầm đồ, sau này có đảm nhiệm chức vụ nhân viên nghiệp vụ. Khi ông 20 tuổi được thăng chức lên giám đốc nghiệp vụ. Trong thời gian đó, ông đi khắp nơi và không ngừng tham khảo, tìm tòi, học hỏi. Về lĩnh vực thị trường có thể nói ông am hiểu rất sâu sắc, khách hàng cần gì, sản phẩm nào bán chạy, bối cảnh thị trường trong tương lai như thế nào, ông đều có tính toán rõ ràng.
 + Nguyễn Văn A từ nhỏ đã rất yêu thích đọc sách, hễ ông đọc một quyển sách là như một nhu cầu bức thiết cần phải đáp ứng ngày nên đọc mãi không thôi. Ông cảm thấy vô cùng nuối tiếc vì bản thân học vấn không đủ nên để có thể theo kịp với thời cuộc, ông mỗi ngày đều thức dậy vào 4, 5 giờ sáng để đọc sách.
 + Nguyễn Văn Y Đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình và sắp bắt đầu một thời đại với nền kinh tế phồn vinh xưa nay chưa từng có. Thế là bắt đầu từ cuối những năm 90, ông bước từng bước vào nghề kinh doanh. Mọi việc ông đều có kế hoạch kĩ càng như lựa chọn mua nhà, mua đất với giá rẻ đồng thời cũng thành lập một công ti trách nhiệm hữu hạn Trường Giang. Năm 2000 Công ti Trường Giang chính thức tham gia vào thị trường và ông đã trở thành Vua nhà đất.
 Trong đoạn tài liệu trên chúng ta có thể nhìn thấy sự thành công trong sự nghiệp mà Nguyễn Văn A đã đạt được. Chỉ cần xuất phát từ điểm ban đầu đó là nguyên nhân mà ông ấy thành công trong sự nghiệp là chúng ta có thể viết một bài văn nghị luận từ nhiều góc độ khác nhau như tinh thần phấn đấu, kiên trì và có kế hoạch.
- Khái quát luận điểm bằng ngôn từ sắc bén.
 Trong đoạn mở bài hoặc kết bài của một bài văn nghị luận thường có một câu thể hiện thái độ của người viết đối với vấn đề mà họ nghị luận. Câu văn này chính là luận điểm của bài văn. Luận điểm nên ngắn gọn xúc tích, lời lẽ sắc bén, quan điểm phải rõ ràng và có logic chặt chẽ.
 Ví dụ: Cuốn “ Năm đồng tiền vàng ” có thuật lại một câu chuyện như sau: Abage khi còn nhỏ cùng bố lên thảo nguyên chơi nhưng không may cả hai bố con bị lạc đường. Abage vừa mệt vừa sợ. Cho đến lúc sắp không đi nổi thì bố Abage rút trong túi ra năm đồng tiền vàng, sau đó chôn một đồng tiền vàng vào trong bụi cỏ còn bốn đồng tiền vàng dư thì đặt vào tay Abage và nói: “ Đời người có 5 đồng tiền vàng, mỗi đồng dành cho một thời kì như trẻ thơ, thiếu niên, thanh niên, trung niên và tuổi già. Bây giờ con mới dùng một đồng cũng chính là đồng tiền được chôn dưới bụi cỏ mà con phải từ từ dùng chúng. Mỗi lần dùng một đồng khác nhau, như vậy mới không uống phí đời người. Hôm nay bố con mình nhất định phải thoát ra khỏi được vùng thảo nguyên này. Trong tương lai con cũng nhất định phải ra khỏi thảo nguyên này. Thế giới rất rộng lớn, con người vẫn đang tồn tại nên phải đi nhiều nơi thử quan sát nhiều một chút đừng để tiền vàng của con không có tác dụng cứ thế mà ném nó đi ”. Nhờ sự động viên của bố mà Abage ngày hôm đó đã thoát ra khỏi thảo nguyên. Sau này lớn lên, Abage rời quê hương và trờ thành một truyền trưởng giỏi.
 Đọc tài liệu một cách tỉ mỉ có thể giúp ta rút ra được một luận điểm trong đó là “ trân trọng tính mệnh thì có thể thoát ra khỏi mọi trắc trở gập ghềnh của cuộc đời ”.
3.1. 2. Cách chọn luận cứ cho bài văn nghị luận xã hội.
 Luận cứ là tài liệu để nắm chắc luận điểm, cũng chính là những lí do, căn cứ để người viết dùng chứng minh luận điểm. Cùng với việc thể hiện thái độ quan điểm của bản thân người viết, đồng thời cũng cần phải đưa ra những căn cứ có sức thuyết phục như tán thành cái gì, vì sao tán thành, nhận định một hiện tượng nào đó là không tốt, căn cứ là gì. Như vậy mới có thể thuyết phục người khác.
 Luận cứ trong văn nghị luận có hai loại hình thức: Luận cứ thực tế và luận cứ đạo lí. Luận cứ thức tế bao gồm sự thực trong lịch sử, những loạt truyện điển hình hay những con số được thống kê. Luận cứ đạo lí bao gồm chân lí qua kiểm nghiệm thức tế, những luận điểm được thuật lại bởi các danh nhân, trình bày và phân tích, cách ngôn, cùng với những nguyên lí, khái niệm, định luật công thức của tự nhiên và khoa học xã hội.
 	Dưới đây giới thiệu một số phương pháp lựa chọn luận cứ.
- Chọn luận cứ từ trong cuộc sống.
 Cuộc sống là một kho tài nguyên phong phú vô tận. Mỗi người đều phải sống trong một cuộc sống hiện thực với những chuyện hết đỗi bình thường của tự nhiên nhưng cũng có những lúc là những chuyện vô cùng lạ lùng, khó tin hoặc cũng có những lúc giao tiếp làm quen với những người khác nhau để từ đó với những sự việc khác nhau thì phát sinh các loại mối quan hệ khác nhau. Đồng thời cũng có tâm lí thử sức với địa vị, danh vọng, lí tưởng, nguyện vọng của mình. Tất cả những thứ đó đều trở thành tư liệu luận cứ để chứng minh cho quan điểm của chính mình.
 Ví dụ như có một đoạn văn nói về tầm quan trọng của giáo dục được phát biểu trên báo. Để luận chứng cho quan điểm “ Giáo dục đồng hành cùng sự phát triển của kinh tế ” người viết đã liệt kê ra một loạt những số liệu xác thực trong sự nghiệp phát triển nền giáo dục của Nhật Bản sau chiến tranh để chứng thực tính chính xác của quan điểm.
- Chọn luận cứ từ việc đọc sách.
 Nếu nói đến sách giáo khoa đọc hiểu thì trong đó có nhiều những sự kiện lịch sử hoành tráng, có những câu chuyện cảm động lòng người về những danh nhân, có những nền văn hóa kì lạ đặc biệt của nhiều nơi và có cả những phát minh khoa học vô cùng thú vị. Nếu nói rộng ra thì khi chúng ta đọc báo, nghe đài hay lên mạng cũng đều gặp các thể loại tin tức đặc sắc như vậy.
 Ví dụ như trong câu chuyện “ Hãy cho con trẻ một đôi cánh tự lập ” đã kể về “ Phú ông dầu mỏ nước Mĩ dạy con của mình ”. Chuyện kể về cách thể hiện tình yêu thương rất đặc biệt của Rockefeller đối với con của mình đó là “ dạy cho con cách tự lập ”, cách dạy con đó thực sự rất có sức thuyết phục.
- Khi chọn tài liệu làm luận cứ nên tuân thủ theo nguyên tắc dưới đây. 
+ Xoay quanh luận điểm chính.
 Đây cũng chính là yêu cầu cơ bản nhất. Tất cả những luận cứ được chọn cần phải chứng minh cho những nội dung mà luận điểm chính bao hàm trong một bài văn nghị luận, còn những ví dụ khác mà không liên quan đến nội dung chính thì không nên đưa vào tránh làm giảm sức thuyết phục của luận cứ.
+ Có tính đặc trưng.
 Khi chọn luận cứ cần phải tuân thủ theo nguyên tắc mang tính điển hình, cố gắng chọn được những luận cứ có sức thuyết phục, còn lại những luận cứ bình thường cố gắng ít dùng.
 + Luận cứ phong phú.
 Các loại luận cứ như ở giới tự nhiên, xã hội loài người, thời cổ đại, hiện đại; trong nước, ngoài nước, luận cứ thực tế, luận cứ đạo lí mà kết hợp một cách khoa học với nhau thì có thể nâng cao được sức thuyết phục của bài văn.
 + Luận cứ có ý nghĩa đời đại.
 Có thể chọn được một số luận cứ mới mẻ, mang tính thời đại hay xảy ra gần đó không chỉ có thể làm cho người đọc tin phục, bài văn càng thêm sức thuyết phục mà càng làm cho bài văn mang màu sắc tươi mới mang sức sáng tạo.
+ Luận cứ đầy đủ.
 Luận cứ của một bài văn nghị luận tối thiểu phải dùng đến ba hoặc bốn luận cứ tiêu biểu đồng thời phải kết hợp với luận điểm chính để có thể phân tích nghị luận một cách có hiệu quả đối với luận cứ.
+ Kết cấu chặt chẽ.
Việc sắp xếp luận cứ phải chú trọng đến phương pháp và logic nhất định. Sự chồng chất của tài liệu chỉ làm cho độ tin cậy và sức thuyết phục của luận cứ càng bị giảm bớt và làm cho kết cấu bài văn không chặt chẽ.
3.1.3. Phân tích đề và lập ý.
Phân tích đề bài và lập ý là tiền đề và cơ sở của bài làm văn nghị luận. Bố cục từng đoạn, ngôn ngữ biểu đạt, nội dung tình cảm, tất cả những điều này đều dựa vào đó. Có thể nói, tham khảo đề tốt, lập ý tốt, bài văn được coi là thành công một nửa.
 	Phân tích đề bài và lập ý tốt có thể làm thông qua các bước dưới đây.
- Phân tích đề bài, tìm ra trọng tâm của đề.
Đối với đề bài văn mà nói chúng ta phải chú ý phân tích kết cấu ngữ pháp của đề mục, phán đoán trọng điểm, tìm chuẩn trọng tâm. Lấy đề “ Phải học cách quan tâm người khác ” làm ví dụ, trọng điểm nên viết là “ quan tâm người khác” và bắt đầu từ góc độ “ phải học ” mà viết. Còn đối với chủ đề “ trước tiên phải lo cho cái lo của thiên hạ, sau vì thiên hạ vui mà vui ” lại phải xác định rõ ràng “ lo lắng ” và “ vui vẻ ” cũng được chú trọng chứ không được quá thiên lệch về một bên.
- Xác định rõ mối quan hệ làm nổi bật trọng điểm.
Đối với loại văn mà có hai khái niệm ( hoặc hai khái niệm trở lên ) cấu thành thì giữa những khái niệm đó tồn tại những mối quan hệ khác nhau như điều kiện, nhân quả, mục đích, song song, chuyển ngoặt. Nhất định phải phân tích tỉ mỉ, xác định rõ ràng trọng điểm.
Quan hệ điều kiện như đề bài “ có một mạch nguồn thanh khiến mới có dòng suối trong xanh ”
Quan hệ nhân quả như đề bài “ sự gần gũi hay xa cách về tình cảm và nhận thức đối với sự vật ”, sự nhận thức đối với sự vật chịu ảnh hưởng của sự gần gũi hay xa cách về tình cảm. Vì thân mà yêu mà bảo vệ, vì xa cách mà hoài nghi mà oán hận.
 Quan hệ mục đích như đề bài “ sự hồi tưởng và suy ngẫm về đời sống học sunh cấp ba ”, sự hồi tưởng là để gợi lên sự suy ngẫm, suy ngẫm mới có trọng điểm.
 Quan hệ song song như để bài “ tin vào bản thân và lắng nghe ý kiến của người khác ”, hai vế song song, đều mang tầm quan trọng như nhau.
 Quan hệ chuyển ngoặt như trọng điểm của đề bài “ vượt ngoài dự tính nhưng vẫn hợp tình hợp lí ”.
3.1.4. Một số phương pháp mở bài thường gặp trong văn nghị luận xã hội.
 Một bài văn nghị luận có phần mở bài ấn tượng rất nhanh có thể lấy được cảm tình của người đọc. Dưới đây là một số cách mở bài thường gặp.
- Mở đầu bằng danh ngôn.
 Mở bài một bài văn trực tiếp dùng câu nói của người nổi tiếng và coi nó là luận điểm chính của toàn bài.
 Ví dụ: Đề bài: “ Ai cũng biết ích lợi của việc đọc sách, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chọn sách để đọc, để “ mở sách đã có ích ”. Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của mình về vấn đề trên. Học sinh mở bài như sau:
 Nhà văn nổi tiếng của Nga Gorki nói: “ Sách vở là cái thang để tiến bộ xã hội ”. Sách là thiên đường của trí thức, là thức ăn tinh thần của nhân loại, cũng là kim chỉ nam của con người.
“ Trong sách có giấu vàng ”. Tri thức trong sách vở là vô cùng vô tận, đọc sách để tiếp thu tinh hoa của tri thức nhân loại, mở rộng tầm nhìn, giúp mình có kĩ năng sáng tạo, thực hiện mục tiêu đời mình.
 Điều quan trọng nhất ở việc đọc sách không phải là nhiều hay ít mà chất lượng mới là điều quan trọng. Một cuốn sách hay giúp người đọc gợi mở những tư duy nhạy bén, những kiến giải tinh thần, rèn luyện tư tưởng đạo đức cao thượng hình thành nhân cách hơn người. Còn những loại sách có những nội dung xấu chúng ta không nên đọc. Về mặt này Ph. Awnghen là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Vì vậy, năm mười chín tuổi ông đã tinh thông mười hai thứ tiếng. Sau khi làm việc xã hội ông vẫn duy trì thói quen đọc sách để tiếp thu tri thức. Cuối cùng ông đã trở thành người có tri thức uyên thâm, sau này trở thành nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra sự vận động của chủ nghĩa cộng sản quốc tế, đóng góp lớn lao vào việc xây dựng hoàn thiện lí luận của chủ nghĩa cộng sản 
- Mở đầu bằng cách đi thẳng vào vấn đề.
 Ở phần mở b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_cac_phuong_phap_nhu_khao_sat_phan_tich_tong_ho.doc