SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên & Xã hội khối 1, 2, 3

SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên & Xã hội khối 1, 2, 3

Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu bức thiết của Ngành giáo dục. Mục tiêu của việc đổi phương pháp dạy học là đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học đi đối với việc sử dụng phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học sao cho hợp lý với các hình thức dạy học khác nhau. Trong thời đại ngày nay, việc dạy học không chỉ bó hẹp trong các giờ học tại nhà trường mà giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự học qua tài liệu hoặc học tập qua hệ thống thông tin truyền thông, qua mạng Internet.

 Thực tế cho thấy, việc sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học trong giảng dạy đã là một truyền thống tốt đẹp từ trước tới nay và đem lại hiệu quả cao cho giáo dục. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học là một yêu cầu cần thiết, là điều kiện thuận lợi để rèn luyện phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của mỗi học sinh.

 

doc 21 trang thuychi01 26573
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên & Xã hội khối 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu bức thiết của Ngành giáo dục. Mục tiêu của việc đổi phương pháp dạy học là đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học đi đối với việc sử dụng phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học sao cho hợp lý với các hình thức dạy học khác nhau. Trong thời đại ngày nay, việc dạy học không chỉ bó hẹp trong các giờ học tại nhà trường mà giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự học qua tài liệu hoặc học tập qua hệ thống thông tin truyền thông, qua mạng Internet...
	Thực tế cho thấy, việc sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học trong giảng dạy đã là một truyền thống tốt đẹp từ trước tới nay và đem lại hiệu quả cao cho giáo dục. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học là một yêu cầu cần thiết, là điều kiện thuận lợi để rèn luyện phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của mỗi học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự việc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong các mối quan hệ của con người, xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ.
Hoà cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên xã hội cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
 Với đặc thù riêng của môn TN&XH là môn học cần nhiều hình ảnh, sơ đồ, câu chuyện, vật mẫu,Vì vậy, việc giảng dạy bộ môn cần sử dụng nhiều phương tiện và đồ dùng dạy học. Do đó giảng dạy TN&XH có thể nói là một công việc khó, nếu người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc, thiếu sự vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội dung bài học của học sinh thì chắc chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt và hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
	Thực tế ở các nhà trường mà bản thân tôi nhận thấy: trong một tiết học các em học sinh trực tiếp làm việc cùng các thiết bị và đồ dùng dạy học thì khả năng tiếp thu bài của các em có hiệu quả cao hơn. Như vậy, ở các tiết dạy, người giáo viên thực hiện nghiêm túc việc đổi mới phương pháp, có sự tìm tòi sáng tạo trong việc sử dụng các phương tiện dạy học thì sẽ đem lại kết quả cao. Phương tiện, thiết bị dạy học như là một công cụ hỗ trợ đắc lực góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy độc lập hoặc cùng tổ nhóm học tập giải quyết các yêu cầu trong bài học, hình thành kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin của học sinh trong việc tự chiếm lĩnh kiến thức. 
Song trong quá trình giảng dạy tôi thấy có những giáo viên giảng dạy chưa sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, một số đồ dùng dạy học còn thiếu hoặc chưa phù hợp. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, chúng ta cần phải làm gì trong công tác dạy và học để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đó chính là lý do tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên & Xã hội khối 1, 2, 3”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên & Xã hội khối 1, 2, 3.
4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp trắc nghiệm
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Thế nào là phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học?
Theo nghĩa rộng: Phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học (gọi chung là phương tiện dạy học) gồm tất cả các thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển quá trình dạy học hoặc những vật dụng có tác dụng hỗ trợ quá trình dạy học.
Theo nghĩa hẹp: Phương tiện dạy học là những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển việc dạy và học.
2. Chức năng của phương tiện dạy học
Mỗi phương tiện dạy học có thể giúp thực hiện một số trong các chức năng sau đây:
2.1. Chức năng hình thành tri thức
Phương tiện dạy học có chức năng minh họa khái niệm cho học sinh dưới dạng hình ảnh rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học. Đối với học sinh lớp đầu cấp, nếu các em chưa biết hoặc chưa hiểu nội dung thông tin chứa trong bài học thì phương tiện này mang chức năng hình thành biểu tượng về đối tượng cần nghiên cứu cho học sinh. 
Ví dụ: Các hình ảnh có trong bài “Vệ sinh cơ quan tuần hoàn” Lớp 3 cho học sinh biết những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ tim mạch.
Hơn nữa, phương tiện dạy học còn có chức năng minh họa nhằm mục đích giúp các em hiểu rõ hơn đơn vị kiến thức
Ví dụ: Đưa ra một số tranh ảnh trong bài “Vệ sinh cơ quan tuần hoàn” tranh hút thuốc lá sẽ minh họa cho học sinh hiểu rõ hơn tác hại của việc hút thuốc lá đối với tim mạch.
2.2 Chức năng rèn luyện kỹ năng
Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng rèn luyện kỹ năng thực hành công cụ cho giáo viên, học sinh. Thật vậy, dạy học thông qua việc trình chiếu powerpoint thì kĩ năng sử dụng máy vi tính, máy chiếu của giáo viên sẽ được nâng lên rất nhiều. Mặt khác, học sinh khi được sử dụng máy vi tính để học tập thì kĩ năng sử dụng các phần mềm, khả năng truy cập internet tìm kiếm kiến thức sẽ được các em vận dụng thành thạo hơn.
 Phương tiện dạy học cũng có thể hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh,Việc đưa ra các tình huống, tiểu phẩm, Video clip lên máy chiếu sẽ giúp học sinh hứng thú học tập và đưa ra cách ứng xử nhanh hơn; hoặc việc sử dụng hình ảnh các con vật trong bài “Động vật” - TN&XH lớp 3 lên máy chiếu giúp học sinh dễ dàng quan sát được sự phong phú về hình dạng, kích thước, các đặc điểm của loài vật. Từ đó so sánh, phân biệt được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật và gọi đúng tên loài vật dựa trên những đặc điểm đó mà học sinh không phải tưởng tượng hay hình dung ra các con vật qua mô tả.
2.3 Chức năng rèn luyện thái độ cho học sinh
	Thông qua tranh ảnh, câu chuyện, tấm gương, các bài tập trắc nghiệm
khách quan, các bài tập tình huống liên quan đến nội dung bài học được chuyển tải trên các phương tiện dạy học, học sinh dễ dàng bày tỏ thái độ của mình trước những vấn đề của cuộc sống đặt ra. Ví dụ: Học sinh sẽ có thái độ không đồng tình với những hình ảnh chụp hoặc quay việc xả rác thải và nước thải công nghiệp làm cho cá chết hàng loạt trên những dòng sông. Từ đó các em có những việc làm, những hành động đúng để giữ gìn môi trường nước, bảo vệ sự sống cho loài cá.
2.4 Chức năng kích thích hứng thú học tập
Phương tiện dạy học có thể kích thích hứng thú học tập cho học sinh nhờ hình thức thông tin như âm thanh, màu sắc, hình ảnh động, nhờ nội dung thông tin như mô phỏng những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người.Ví dụ: Động tác vồ mồi của mèo ( Bài: Con mèo - TN&XH lớp 1) ; Động tác, vận tốc chạy nhanh như gió của loài báo( Bài: Thú - TN&XH lớp 3); Tiếng hót hay của một số loài chim ( Bài: Chim - TN&XH lớp 3)
2.5 Chức năng tổ chức điều khiển quá trình học tập
Phương tiện dạy học còn có chức năng tổ chức, điều khiển quá trình dạy học, sách giáo viên, phần mềm vi tính, bài hát, băng hình, video, có sẵn lệnh hoặc có thể phát ra những lệnh thực hiện công việc này hay chuyển sang hoạt động khác,
2.6 Chức năng hợp lý hóa công việc của thầy và trò
Phương tiện dạy học cũng có thể hợp lý hóa việc tiến hành một số hoạt động của thầy và trò.Ví dụ: Trình chiếu phần kết luận bài “Thực vật” Lớp 3 giúp học sinh nắm vững kiến thức của bài : Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
II. THỰC TRANG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
1. Chương trình sách giáo khoa môn TN&XH khối 1, 2, 3:
Từ lớp 1 đến lớp 3: Học sinh được trang bị những kiến thức sơ giản ban đầu về con người và sức khỏe, về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh các em theo hình vòng tròn đồng tâm.
1.1 Chương trình - sách giáo khoa lớp 1: 
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội đã được thay đổi theo hướng tích cực cả nội dung của môn giáo dục sức khỏe từ năm học 2002 - 2003. Chương trình gồm 35 bài (32 bài học và 3 bài ôn tập) được chia làm 3 chủ đề: Con người và sức khỏe - Xã hội - Tự nhiên. Khi học sinh học xong lớp 1 học sinh biết:
- Sơ lược về cơ thể con người, cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vui chơi an toàn.
- Các thành viên của gia đình và lớp học.
- Quan sát một số cây cối, con vật và sự thay đổi của thời tiết.
Thời lượng học tập được phân phối của lớp 1 là: 1 tiết/tuần.
1.2 Chương trình - sách giáo khoa lớp 2 
Tiếp nối chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 cũng được xây dựng theo hướng tích hợp nội dung kiến thức của môn giáo dục sức khỏe. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 gồm 35 bài
tương ứng với 35 tiết, trong đó có 31 bài học mới và 4 tiết ôn tập, được phân
 phối theo 3 chủ đề: Con người và sức khỏe - Xã hội - Tự nhiên.
Chủ đề: Con người và sức khỏe (10 bài)
Cơ quan vận động: cơ xương và khớp xương; một số cử động vận động; phòng chống cong vẹo cột sống; tập thể dục và vận động thường xuyên để cơ xương phát triển.
Cơ quan tiêu hóa: Nhận biết trên sơ đồ, vai trò của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa; ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun.
Chủ đề: Xã hội (13 bài)
Gia đình: Công việc của các thành viên trong gia đình; cách bảo quản và sử dụng một số đồ dùng trong nhà; giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và khu vệ sinh, chuồng gia súc, an toàn khi ở nhà, phòng tránh ngộ độc.
Chủ đề: Tự nhiên
Thực vật và động vật: Một số động vật sống trên mặt đất, dưới nước, trên không.
Bầu trời ban ngày và ban đêm: Mặt trời, Cách tìm phương hướng bằng mặt trời và các vì sao.
1.3 Chương trình - sách giáo khoa lớp 3
 Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có 3 chủ đề: Con người và sức khỏe - Xã hội - Tự nhiên. Bao gồm 70 bài ứng với 70 tiết của 35 tuần thực học.
Chủ đề: Con người và sức khỏe: Học sinh nhận biết được một số cơ quan của cơ thể trên sơ đồ, cách giữ vệ sinh và phòng bệnh cho các cơ quan trên cơ thể người. Gồm 16 bài mới và 2 bài ôn tập, kiểm tra.
Chủ đề: Xã hội: Thể hiện mối quan hệ gia đình, nhà trường, vốn hiểu biết và ý thức về tỉnh, thành phố nơi đang sống. Gồm 18 bài mới và 3 bài ôn tập, kiểm tra.
Chủ đề: Tự nhiên: Nói về thực vật và động vật; Mặt trời và Trái đất. Gồm 29 bài mới và 2 bài ôn tập, kiểm tra.
2. Những phương tiện dạy học đặc thù môn TN&XH khối 1, 2, 3:
- Các tranh ảnh, mô hình, sơ đồ.
- Phim Video, đèn chiếu, máy chiếu, giấy trong.
- Phiếu học tập.
- Giấy khổ lớn, bút dạ, keo, băng dính.
- Câu chuyện, tình huống,
- Đạo cụ đơn giản để đóng vai.
- Các vật thật như: hoa quả, lá cây, các loại cây, con vật nhỏ (tôm, cua, cá).
3. Các phương tiện dạy học mới được sử dụng trong môn TN&XH khối 1,2,3
- Ti vi, băng hình, đĩa TN&XH skycare để các em xem về các vật nuôi và loài vật hoang dã ở lớp 2; Các loài hoa ở lớp 1; Các mô hình trang trại chăn nuôi điển hình ở lớp 3
- Máy tính, máy chiếu, internet, các phần mềm
4. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương tiện dạy học dạy môn TN&XH khối 1, 2, 3 ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - TP Thanh Hóa.
 4.1 Ưu điểm
 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi – TP Thanh Hóa là ngôi trường có 
truyền thống dạy tốt học tốt. Phụ huynh luôn quan tâm chăm lo, phối hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường để cùng nhau giáo dục, rèn luyện cho con em phát triển toàn diện. Không chỉ chú trọng đến môn Toán - Tiếng Việt mà đối với môn Tự nhiên và Xã hội ( TN&XH) thì việc mua sắm đồ dùng học tập đầy đủ, sưu tầm những phương tiện dạy học là vật thật, vật mẫu phục vụ cho việc tiếp thu bài trên lớp của con luôn được phụ huynh đồng tình hưởng ứng như: chuẩn bị cây đình...( Lớp 2), Sưu tầm các loại chim, cá, tranh ảnh các con thú...(Lớp 3)
Đặc biệt, trong những rau, cây hoa, con cá (Lớp 1), Cây trên cạn, cây dưới nước, ảnh chụp về gia năm gần đây, được sự quan tâm của địa phương nói chung và phụ huynh học sinh nói riêng cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, trường được xây dựng khang trang sạch đẹp, các phòng học được trang bị đầy đủ màn hình và máy chiếu. Đây là phương tiện dạy học hiện đại rất phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học, đặc biệt là sự tiện lợi rất lớn đối với môn Tự nhiên và Xã hội.
 4.2 Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên, trong quá trình giảng dạy, đôi khi giáo viên chuẩn bị phương tiện dạy học rất đa dạng và phong phú nhưng việc tổ chức thực hiện khai thác nội dung trong giờ dạy lại chưa khoa học, chưa triệt để, chưa đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh mang theo bình đựng cá đến lớp, giảng cho học sinh: Cá thở bằng mang nhưng lại chưa cho học sinh quan sát hoạt động thở của cá qua động tác mang cá mở ra hay khép lại... ( TN&XH Lớp 1, 3). Ngược lại giáo viên, học sinh ở thành phố lại chưa tìm được nhiều vật thật cho học sinh quan sát như các cây sống kí gửi: Tơ hồng, dương xỉ, tầm gửi...mà chỉ tìm được cây phong lan ( TN&XH lớp 2).
Việc sử dụng thiết bị hiện đại của giáo viên còn nhiều hạn chế vì không phải là người học chuyên về công nghệ thông tin nên khi áp dụng những bài giảng điện tử vào giảng dạy tôi không thể tránh được những điều bất cập, có ý tưởng nhưng không thiết kế được theo ý mình....
Việc tìm kiếm những tư liệu phục vụ cho việc soạn giáo án điện tử cũng mất nhiều thời gian và công sức của giáo viên.
Một số giáo viên sử dụng phương tiện dạy học không phù hợp với mục tiêu và phương pháp dạy học làm mất thời gian của giờ học, làm chậm, hoặc phức tạp hóa quá trình nhận thức của học sinh đồng thời nếu sử dụng phương tiện dạy học không đúng lúc đúng chỗ có thể phản lại quá trình giáo dục.
5. Khảo sát thực tế việc tiếp thu kiến thức môn TN&XH cụ thể ở 3 lớp như sau 
Qua quá trình thực hiện, tôi đã thống kê kết quả môn TN&XH lớp 1A, 2A và 3B năm học 2015 - 2016 như sau:
Lớp
Sĩ số
Xếp loại học lực môn
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1A
40
2A
40
10
25 %
29
72,5 %
1
2,5 %
3B
38
8
21,4 %
29
76,27%
1
2,63 %
	Qua bảng thống kê chất lượng của năm học 2015- 2016 ( Riêng lớp 1A vừa mới vào đầu cấp nên không khảo sát ) và tôi thấy số lượng học sinh được xếp loại học lực môn “Hoàn thành tốt” nhiệm vụ còn ít, số học sinh “Chưa hoàn thành” phải rèn luyện thêm vẫn còn. Do đó, năm học 2016 - 2017 khi nhận nhiệm vụ dạy môn TN&XH ở một số lớp khối 1, 2, 3 tôi rất lo lắng và suy nghĩ mình phải làm gì đối với chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn TN&XH nói riêng được nâng cao hơn nữa.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	Đổi mới phương pháp trong dạy học là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Cũng như các môn học khác, phương tiện dạy học môn TN&XH cần nhiều hình ảnh, tư liệu sống động, cần nhiều minh chứng rõ ràng, cụ thể. Việc sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả làm cho hiệu quả giờ dạy đạt cao là tương đối khó. Hơn nữa, sử dụng phương tiện dạy học sao cho linh hoạt trong các giờ dạy học lại càng khó hơn. 
Thật vậy, có phương pháp dạy học không chỉ cần một phương tiện dạy học mà có thể sử dụng một số phương tiện dạy học khác; ngược lại, một phương tiện dạy học có thể phục vụ cho nhiều phương pháp dạy học khác nhau (Ví dụ như máy chiếu hay hình ảnh có thể vừa sử dụng cho phương pháp thảo luận, quan sát và phương pháp vấn đáp,). Vì vậy, cần khai thác khả năng thích ứng linh hoạt này để nâng cao hiệu quả của phương tiện dạy học.
Phương tiện dạy học phải được sử dụng để kích thích học sinh suy nghĩ, làm việc của giáo viên và học sinh. Đặc biệt cần tăng cường sử dụng những phương tiện dạy học nhằm tạo môi trường tương tác cho học sinh học tập trong hoạt động và phát triển năng lực chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho các em thực hiện hoạt động học tập độc lập.
Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời hỗ trợ cho phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ học.
Vậy để phát huy được những ưu điểm và khắc phục một số nguyên nhân
dẫn đến kết quả giờ dạy chưa thực sự thành công, tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp sau:
1. Xác định mục tiêu của từng bài học, mục tiêu của từng hoạt động để sử dụng phương tiện dạy học phù hợp:
	Sử dụng phương tiện dạy học đối với môn TN&XH ở bậc Tiểu học là một nhu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học. Song không phải bất cứ bài học nào chúng ta cũng sử dụng phương tiện dạy học tràn lan mà trước mỗi bài học, mỗi hoạt động chúng ta phải xác định được mục tiêu bài học, mục tiêu của hoạt động , căn cứ vào phương pháp dạy học để sử dụng phương tiện dạy học sao cho phù hợp đạt được mục tiêu đề ra.
Ví dụ ở lớp 3 Bài 5 “Bệnh lao phổi” - Lớp 3 (SGK trang 12)
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, đường lây và tác hại của bệnh lao phổi.
Đối với hoạt động này có hai cách sử dụng phương tiện dạy học:
* Cách 1: Học sinh đóng vai bác sĩ và bệnh nhân để thể hiện nội dung câu chuyện. Khi học sinh đóng vai cần phải sử dụng phương tiện dạy học là các trang phục cho bác sỹ (áo blu, mũ trắng, khẩu trang), chọn học sinh đóng vai bệnh nhân là một em nhỏ và gầy để thể hiện được nội dung bài học.
- HS1 (Bác sỹ): Bác thấy trong người thế nào?
- HS2 (bệnh nhân lao): Gần đây tôi thấy người mệt mỏi, ăn không ngon, gầy đi và sốt nhẹ về chiều.
- HS1: Bác cần đi chụp phổi và làm xét nghiệm. Có thể bác đã nhiễm lao.
- HS2: Thưa bác sỹ, nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì?
- HS1: Bệnh lao do một loại vi khuẩn gây ra.
- HS2: Bệnh này có chữa được không?
- HS1: Bệnh nhân có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời và làm theo lời khuyên của bác sỹ.
- HS2: Bệnh này có thể lây sang người khác không?
- HS1: Có, bệnh lây từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp.
	Thông qua cách sắm vai này tạo cho học sinh phấn khởi, trí tò mò khám phá và theo dõi nội dung câu chuyện để từ đó rút ra nguyên nhân, biểu hiện, đường lây của bệnh lao phổi thông qua phương pháp dạy học quan sát và vấn đáp.
* Cách 2: Sử dụng đĩa skycare TN&XH lớp 3, bài “Bệnh lao phổi” qua việc trình chiếu câu chuyện để học sinh hiểu rõ được nội dung câu chuyện giữa bác sỹ và bệnh nhân lao phổi. Với cách làm này thay cho việc giáo viên kể chuyện vừa không mất thời gian chuẩn bị mà giáo viên không phạm phải lỗi nói nhiều trong giờ học mà vẫn đạt được mục tiêu của hoạt động.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin” vào dạy môn TN&XH .
	Tâm lý học sinh Tiểu học là tư duy hình ảnh và đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nếu trong một tiết dạy, học sinh được quan sát và nhìn thấy những hình ảnh sống động, thực tế để từ đó rút ra được những kiến thức cần đạt trong một tiết học là phù hợp. Vì vậy, với thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh thì chúng ta hãy thay thế việc chuẩn bị tranh ảnh bằng việc soạn các bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì kết quả giờ học rất cao mà không tốn kém tiền của và thời gian.
Ví dụ ở lớp 3: Bài “Bề mặt lục địa” lớp 3; tiết 67 trang 128, 129.
	- Để HS nắm được bề mặt lục địa, tôi cho HS quan sát bức tranh minh họa để từ đó nhận xét và rút ra kết luận về bề mặt lục địa, có chỗ cao (đồi núi), có 
chỗ đồng bằng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối)
và những nơi chứa nước (ao, hồ),
Hoạt động 1: Nhận biết về bề mặt lục địa:
Đối với hoạt động này, tôi sử dụng 1 slide với 5 hiệu ứng sau để học sinh nắm được kiến thức bài học.
Học sinh chỉ trên hình chỗ nào nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước, để từ đó mô tả được bề mặt lục địa.
Hoạt động 2: Sự giống và khác nhau giữa sông - suối - hồ:
Sau khi học sinh nắm được khái niệm ban đầu về

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_phuong_tien_thiet_bi_va_do_d.doc