SKKN Một số kinh nghiệm làm công tác kiểm định chất lượng trường THCS

SKKN Một số kinh nghiệm làm công tác kiểm định chất lượng trường THCS

Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Tự đánh giá chất lượng giáo dục là hoạt động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục, để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục mức độ nào. Từ đó, tạo nên một cơ sở pháp lý bảo đảm với người học, với phụ huynh học sinh, các cấp quản lý giáo dục và xã hội về chương trình giáo dục của trường đạt được những chuẩn mực nhất định, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay.

Hiện nay, có nhiều lý do khiến cho các bậc phụ huynh, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nhà giáo cảm thấy lo lắng, không yên tâm về chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng. Nhiều người cho rằng, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục chính là chất lượng đội ngũ nhà giáo và việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo nội dung, chương trình của Bộ GD&ĐT. Vậy thước đo nào để các nhà trường tự đánh giá được chất lượng giáo dục, đánh giá bằng định tính, định lượng hay bằng bộ tiêu chí. Công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục sẽ trả lời điều đó.

Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD. Đó là quá trình nhà trường tự xem xét, kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT để xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, từ đó có kế hoạch cải tiến nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. Hoạt động tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Chính vì thấu hiểu những lẽ đó, với cương vị là một Hiệu trưởng đã nhiều năm là thành viên tham gia công tác kiểm định chất lượng ở các trường trong Tỉnh, tôi mạnh dạn đưa ra "Một số kinh nghiệm làm công tác kiểm định chất lượng Trường trung học cơ sở" nhằm góp phần cùng các bạn đồng nghiệp trong các cơ sở giáo dục hoàn thành tốt công tác kiểm định chất lượng.

 

doc 11 trang thuychi01 39622
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm làm công tác kiểm định chất lượng trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-------------------------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC 
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THCS
Người thực hiện:	Vũ Thị Thu Hồng
Chức vụ:	Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: 	Trường THCS TT Sao Vàng - Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực:Quản lý 
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
2.3
Các giải pháp thực hiện công tác triển khai KĐCLGD
4
2.3.1
Nghiên cứu vấn đề.
4
2.3.2
Tổ chức tập huấn
5
2.3.3
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá
6
2.3.4
Xây dựng kế hoạch tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục
6
2.3.5
Xây dựng cơ sở dữ liệu về KĐCLGD
7
2.3.6
Thu thập, xử lý và phân tích thông tin minh chứng
8
2.3.7
Đối với cách viết báo cáo
11
2.3.8
Thực hiện báo cáo tự đánh giá
12
2.3.9
Đăng ký hồ sơ đánh giá ngoài
13
2.4
Kết quả nhà trường đạt được trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục
13
3
Kết luận, kiến nghị
14
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Tự đánh giá chất lượng giáo dục là hoạt động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục, để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục mức độ nào. Từ đó, tạo nên một cơ sở pháp lý bảo đảm với người học, với phụ huynh học sinh, các cấp quản lý giáo dục và xã hội về chương trình giáo dục của trường đạt được những chuẩn mực nhất định, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay.
Hiện nay, có nhiều lý do khiến cho các bậc phụ huynh, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nhà giáo cảm thấy lo lắng, không yên tâm về chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng. Nhiều người cho rằng, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục chính là chất lượng đội ngũ nhà giáo và việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo nội dung, chương trình của Bộ GD&ĐT. Vậy thước đo nào để các nhà trường tự đánh giá được chất lượng giáo dục, đánh giá bằng định tính, định lượng hay bằng bộ tiêu chí. Công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục sẽ trả lời điều đó.
Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD. Đó là quá trình nhà trường tự xem xét, kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT để xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, từ đó có kế hoạch cải tiến nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. Hoạt động tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Chính vì thấu hiểu những lẽ đó, với cương vị là một Hiệu trưởng đã nhiều năm là thành viên tham gia công tác kiểm định chất lượng ở các trường trong Tỉnh, tôi mạnh dạn đưa ra "Một số kinh nghiệm làm công tác kiểm định chất lượng Trường trung học cơ sở" nhằm góp phần cùng các bạn đồng nghiệp trong các cơ sở giáo dục hoàn thành tốt công tác kiểm định chất lượng.
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trường THCS Thị trấn Sao Vàng là một ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử với gần 50 năm xây dựng và trưởng thành. Trong nhiều năm được Phòng GD&ĐT Thọ Xuân đánh giá là đơn vị có chất lượng giáo dục khá, tốt. Tuy nhiên, chất lượng đại trà và chất lượng học sinh giỏi vẫn chưa tạo được thế ổn định, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, cơ sở vật chất tuy đã đủ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cao ... Qua nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác KĐCLGD, tôi nhận thấy hoạt động tự đánh giá giúp cho nhà trường nhận rõ được thực trạng về các hoạt động giáo dục, từ đó sẽ xây dựng được kế hoạch cải tiến để phát triển nhà trường. 
( Khuôn viên nhà trường)
( Mô hình khuôn viên nhà trường tại phòng truyền thống)
( Một số hình ảnh tại phòng truyền thống của nhà trường)
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm trong công tác kiểm định chất lượng tại các Trường học trong Tỉnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 	Trong khi xây dựng đề tài tôi đã áp dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra thực tế; phương pháp thu thập, xử lý thông tin, số liệu....
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Nhà trường có đầy đủ các văn bản hướng dẫn của các cấp, được Phòng giáo dục tập huấn công tác kiểm định chất lượng, quan tâm theo dõi chỉ đạo trong quá trình thực hiện và góp ý cụ thể chi tiết vào bảng báo cáo cho nhà trường.
- Được sự đồng thuận cao của Hội đồng giáo viên, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh đối với công tác KĐCL.
- Các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và làm việc đúng thời gian theo quy định của nhà trường. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Công tác KĐCL là công tác rất khó khăn, mới lạ đối với nhà trường, do vậy cần phải tập trung nhiều thời gian để làm việc. 
- Công tác thu thập thông tin, minh chứng qua 5 năm học là rất vất vả cho nhà trường nhất là những loại hồ sơ mới đưa vào.
- Nhà trường phải tiết kiệm kinh phí từ ngân sách được giao để chi cho công việc kiểm định chất lượng giáo dục.
2.3. Các giải pháp thực hiện công tác triển khai KĐCLGD.
2.3.1. Nghiên cứu vấn đề.
Trước tiên BGH phải nghiên cứu kĩ và thấm nhuần tất cả các văn bản của chỉ đạo của các cấp liên quan đến công tác KĐCL như: 
1. Thông tư số: 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
2. Công văn số: 8987/BDGĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 V/v Hướng dẫn tự đnáh giá và đánh giá ngoài cơ sở GDPD, cơ sở GDTX.
3. Công văn số: 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15/01/2013 V/v Xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học và trung học.
( Các văn bản hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng mà nhà trường đã sử dụng)
2.3.2. Tổ chức tập huấn. 
	Hiểu được vai trò của công tác tập huấn trong việc tự đánh giá viì ậy bản thân đã tham gia nhiệt tình, nghiêm túc các đợt tập huấn do các cấp tổ chức.
( Bản thân đã tham gia các đợt tập huấn về công tác kiểm định do cấp trên tổ chức)
	Tập huấn quán triệt sâu rộng các văn bản đến tất cả các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường; tổ chức học tập, nghiên cứu, phô tô văn bản phát mỗi người một bản để tự nghiên cứu thêm, từ đó chọn cho bản thân mình một công việc phù hợp với khả năng của bản thân để đăng kí nhiệm vụ, công việc làm KĐCL với ban chỉ đạo.
(Các buổi tập huấn về công tác tự đánh giá của nhà trường)
2.3.3. Ban hành quyết định thành lập HĐTĐG.
Sau khi đã được quán triệt và thấm nhuần các văn bản KĐCLGD; qua đăng kí nội dung công việc của các cá nhân: 
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và triển khai công tác kiểm định chất lượng trong toàn trường. Để Hội đồng tự đánh giá hoạt động đồng bộ và đem lại hiệu quả, Hiệu trưởng phải căn cứ vào 5 tiêu chuẩn và từng mảng công việc được giao, năng lực của các thành viên để quyết định hợp lý về số lượng con người cũng như chất lượng công việc.
- Họp Hội đồng trường, lấy ý kiến thực trạng của nhà trường dựa vào 5 tiêu chuẩn, 36 tiêu chí, 108 chỉ số, xem thử đơn vị mình có khả năng đạt đến mức độ nào cụ thể, tiêu chí nào chưa đạt được.
- Tập trung dành thời gian để làm hồ sơ đối với các tiêu chí đã đạt được, các tiêu chí còn lại sẽ đánh giá dể xem đạt mức độ nào để có hướng phấn đấu.
- Chọn nhóm thư ký, nhóm trong Hội đồng tự đánh giá, các nhóm này phải am hiểu về công tác kiểm định chất lượng và luôn có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc. 
- Khi phân nhóm thì con người phải sát hợp với yêu cầu của công việc, tránh trường hợp phân đều, cào bằng, chú trọng và phát huy vai trò làm việc của nhóm trưởng.
2.3.4. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá KĐCLGD.
Xây dựng kế hoạch tự đánh giá KĐCLGD với các nội dung sau:
- Mục đích và phạm vi tự đánh giá.
(Quyết định về việc thành lập hội đồng tự đánh giá của nhà trường)
- Hội đồng tự đánh giá, nhóm thư kí và nhóm công tác. (Lưu ý chọn người làm nhóm trưởng và thư kí trong từng nhóm).
- Kế hoạch huy động các nguồn lực, nguồn tài chính.
- Công cụ tự đánh giá: Thông tin minh chứng cần thu thập cho 5 tiêu chuẩn gồm 36 tiêu chí, 108 chỉ số.
- Lập thời gian biểu  thực hiện tự đánh giá. Trong đó phải quy định cụ thể thời gian của từng công việc tự đánh giá  KĐCLGD của nhà trường.
( Kế hoạch tự đánh giá của nhà trường)
2.3.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về KĐCLGD.
- XD cơ sở dữ liệu từ thông tin chung của nhà trường.
- Cơ sở vật chất đặc biệt là các phòng chức năng, thiết bị dạy học, tài chính, thư viện.
( Hình ảnh về phòng thực hành thí nghiệm của nhà trường)
( Hình ảnh về thư viện của nhà trường)
- Giới thiệu tổng quan về nhà trường.
Tất cả các cơ sở dữ liệu trên được xây dựng và thu thập các thông tin minh chứng qua 5 năm học (từ năm học 2012 – 2013 cho đến năm học 2016 -2017) với các hoạt động cụ thể:
Trước hết là công tác dạy chuyên môn, bản thân tôi cùng các đồng chí trong BGH nhà trường đã chỉ đạo để các tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động chuyên môn trong đó dự giờ đôth xuất, thao giảng, các giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học... 
( Một trong những giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài dạy của GV)
Bên cạnh các hoạt động của giáo viên còn có không ít những hoạt động tiêu biểu cảu các em học sinh trong nhà trường.
 ( Các hoạt động tiêu biểu của học sinh trong những năm qua)
2.3.6. Thu thập, xử lý và phân tích thông tin minh chứng.
Đây là một bước hết sức quan trọng trong công tác tự đánh giá KĐCL. Nếu các nhóm thu thập thông tin không đầy đủ, viết và phân tích các minh chứng tự dàn dựng, hội đồng tự đánh giá kiểm tra không chặt chẽ, không nắm vững  thì việc đánh giá CLGD của nhà trường thiếu tính chính xác và sai sự thật về chất lượng GD của nhà trường. Vì vậy, để làm tốt bước này chúng tôi chỉ đạo các nhóm thực hiện như sau:
- Đối với cách thu thập thông tin minh chứng:
* Thu thập thông tin theo nhóm, theo từng mảng nội dung của từng tiêu chí và phải thực hiện đúng thời gian quy định.
* Các thành viên trong nhóm nạp phiếu thu thập cho nhóm trưởng và báo cáo kết quả (chỉ số nào đã đủ minh chứng, chỉ số nào cần bổ sung hoặc khôi phục) để nhóm trưởng ghi nhớ vào sổ nhật kí.
* Sau khi tất cả các thành viên trong nhóm nộp đầy đủ các phiếu thu thập xong thông tin minh chứng, nhóm trưởng cùng thư kí nhóm tổng hợp toàn bộ các minh chứng của từng chỉ số, tổ chức họp nhóm để trao đổi thông tin, phân tích chứng minh cụ thể. Tìm biện pháp khắc phục hoặc phục hồi, bổ sung các minh chứng chưa đảm bảo tính pháp lý hay còn thiếu cho các chỉ số trong từng tiêu chí  của nhóm mình và tiếp tục tiến hành thực hiện và mã hóa các minh chứng đã thu thập được đúng quy định. 
* Lúc sắp xếp hồ sơ minh chứng phải sắp xếp từng tiêu chí cho vào hộp theo thứ tự ngay từ đầu, tránh để dồn rồi mới sắp xếp dễ bị rối dẫn đến lộn xộn.
- Danh mục hồ sơ minh chứng phải được nhân bản cho nhiều người có trách nhiệm, chọn người nắm rõ thông tin minh chứng, để cung cấp thông tin cho Đoàn đánh giá ngoài khi có yêu cầu.
- Đối với hồ sơ minh chứng có liên quan đến địa phương, các cơ quan đoàn thể, thì Hiệu trưởng phải trực tiếp đến cơ quan để xin xác nhận, tránh cử nhân viên, dẫn đến tốn thời gian mà hiệu quả công việc chưa cao.
2.3.7. Đối với cách viết báo cáo:
* Nhóm trưởng cùng thư kí viết hoàn thành báo cáo tự đánh giá của nhóm mình.
Căn cứ vào kết quả thu thập được của các thành viên trong nhóm thể hiện qua minh chứng, nhóm trưởng viết đúng thực tế, mô tả đúng hiện trạng, rút ra điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất kế hoạch cải tiến cho từng tiêu chí.
* Viết xong báo cáo, nhóm trưởng tiếp tục tổ chức họp nhóm để báo cáo kết quả, nghe ý kiến góp ý, bổ sung của các thành viên trong nhóm đi đến kết luận.
- Viết hoàn thiện báo cáo của nhóm .
( Hồ sơ tự đánh giá của nhóm 5)
2.3.8. Thực hiện báo cáo tự đánh giá.
- Sau khi các nhóm công tác tự đánh giá xong các tiêu chí của nhóm mình đảm trách, Chủ tịch hội đồng tự đánh giá tổ chức phiên họp các nhóm để các nhóm tự phản biện và đánh giá lẫn nhau.
- Hội đồng tự đánh giá mà trực tiếp là Chủ tịch Hội đồng sẽ tổng hợp phần phản biện để hoàn chỉnh toàn bộ dự thảo tự đánh giá gửi về cho các nhóm công tác đóng góp ý kiến và chỉnh sửa nội dung của 5 tiêu chuẩn; 36 tiêu chí; 108 chỉ số.
- Sau khi thu nhận các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa của các nhóm. Hội đồng tự đánh giá hoàn thiện  toàn bộ báo cáo thông qua  hội đồng tự đánh giá và sau đó trình Hội đồng sư phạm để xin ý kiến đóng góp và tiếp tục hoàn thiện báo cáo.
( Hồ sơ tự đánh giá )
2.3.9. Đăng kí hồ sơ đánh giá ngoài.
- Khi kết quả tự đánh giá KĐCL được hoàn thiện và đảm bảo chất lượng, đủ tiêu chuẩn đánh giá ngoài thì làm hồ sơ đăng kí đánh giá ngoài.
2.4. Kết quả nhà trường đạt được trong công tác KĐCLGD.
Qua quá trình  thực hiện  công tác tự đánh giá KĐCLGD, trường chúng tôi đã đạt được  kết quả như sau:
- Nâng cao  nhận thức, tinh thần, thái độ, trách nhiệm của CB,GV, NV về công tác KĐCLGD. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đã trở thành mục tiêu phấn đấu của mỗi CB, GV, NV nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong  nhà trường.
- Qua công tác tự đánh giá KĐCLGD, nhà trường xác định được vị trí, chỗ đứng, chất lượng của nhà trường so với tiêu chuẩn chất của Bộ GD&ĐT đề ra, biết được những điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí để từ đó điều chỉnh kế hoạch, đồng thời đề ra những biện pháp khả thi, sát với tình hình thực tế đem lại hiệu quả cao hơn cho những năm tiếp theo.
- Hồ sơ KĐCLGD của nhà trường được lưu trữ đầy đủ, khoa học và có chất lượng, phục vụ tốt cho mọi hoạt động của nhà trường.
Đoàn kiểm tra đánh giá của phòng GD&ĐT Thọ Xuân đã đánh giá cao về  kết quả KĐCLGD của nhà trường, cụ thể như sau:
* Số các chỉ số đạt: 105
* Số các chỉ số không đạt: 0
* Số các tiêu chí đạt: 35
* Số các tiêu chí không đạt: 01
Căn cứ vào kết quả đạt được ở trên, Trường THCS Thị trấn Sao Vàng được đoàn đánh giá của phòng GD&ĐT Thọ Xuân chỉ đạo cho trường đề nghị với sở GD&ĐT Thanh Hóa được đăng kí đánh giá ngoài.
Sở GD&ĐT Thanh Hoá đã ra Quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài tại Trường THCS TT Sao Vàng.
( Các văn bản đăng ký của nhà trường và quyết định của SGD &ĐT về việc thành lập đoàn đánh giá ngoài tại trường)
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1 Kết luận.
Qua việc thực hiện công tác tự đánh giá KĐCLGD của Trường THTT Thị trấn Sao Vàng, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm như sau.
1. Người đứng đầu nhà trường phải xác định và nhận thức được mục đích, tầm quan trọng của việc KĐCLGD để triển khai thực hiện kịp thời.
2. Phải triển khai tập huấn đồng bộ cho toàn thể CBGVNV trong nhà trường thấm nhuần và nhận thức được tác dụng của việc tự đánh giá chất lượng GD trong nhà trường, là tiền đề, điều kiện để XD kế hoạch nâng cao chất lượng GD của nhà trường phù hợp với giai đoạn hiện nay. Là yếu tố tạo sự đồng thuận trong tập thể GV; NV để đánh giá một cách khách quan, trung thực những việc đã thực hiện trong thời gian qua và hướng tới những kế hoạch cải tiến.
3. Hội đồng tự đánh giá phân công công việc phù hợp với khả năng, năng của các thành viên; sắp xếp công việc khoa học; Có thời gian biểu cụ thể cho từng giai đoạn và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã triển khai.
4. CTHĐ  và PCTHĐ kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành của các nhóm theo kế hoạch; động viên khen thưởng kịp thời những nhóm đã hoàn thành tốt; góp ý, bổ sung tư vấn đối với những nhóm hoàn thành chất lượng chưa cao. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhóm công tác làm việc.
3.2 Kiến nghị.
Để làm tốt công tác kiểm định chất lượng ở cơ sở giáo dục địa phương cần phải đầu tư CSVC, đầu tư kinh phí đúng mức cho công tác KĐCLGD.
Đó là một số biện pháp về thực hiện công tác KĐCLGD  mà chúng tôi đã làm và đạt được hiệu quả đáng khả quan. Có được kết quả đó chính là nhờ sự chỉ đạo đồng bộ của lãnh đạo Phòng GD Thọ Xuân, sự say sưa, nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ CBQL cũng như GV, NV trong nhà trường. Mặc dù vậy chúng tôi cũng cần phải học hỏi các đơn vị bạn nhiều hơn nữa, để nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng GD đáp ứng với công cuộc đổi mới trong giai đoạn hiện nay. 
Trên đây là một vài kinh nghiệm về quy trình làm công tác kiểm định chất lượng của trường THCS Thị trấn Sao Vàng, kính mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để nhà trường thực hiện công tác kiểm định trong thời gian sắp đến được tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Thọ Xuân, ngày 05 tháng 3 năm 2017
NGƯỜI VIẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_lam_cong_tac_kiem_dinh_chat_luong_tr.doc