SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy đọc - Hiểu những bài đọc thêm Ngữ văn 11

SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy đọc - Hiểu những bài đọc thêm Ngữ văn 11

Trong các môn học ở nhà trường, đặc biệt là đối với các môn xã hội, môn Ngữ Văn luôn có ưu thế và vai trò quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng và phát triển nhân cách cho học sinh. Môn Ngữ Văn luôn hướng người học tới những chân giá trị đích thực trong cuộc sống. Chính vì vậy mặc dù hiện nay lượng học sinh say mê môn Ngữ Văn một cách thực thụ không nhiều nhưng nó chưa bao giờ vắng mặt trong những kỳ thi quan trọng mang tính chất quốc gia và mất đi tính thức thời của nó.

 Tuy vậy, bên cạnh những ưu thế vượt trội, môn Ngữ Văn trong đó có cả người học và người dạy cũng đứng trước những thách thức không nhỏ do những tác động của xu thế xã hội, đặc biệt trong thời đại của nền kinh tế 4.0 như hiện nay. Môn Ngữ Văn trên một phương diện nào đó đang tỏ ra yếu thế trong một xã hội đang dần chuyển mình từ thời đại kinh tế tri thức sang thời đại sáng tạo – nếu nó vẫn giữ những quan niệm dạy, học truyền thống. Hệ quả tất yếu là người dạy không mặn mà, người học tỏ ra thờ ơ, và môn Văn trở nên lạc lõng trước những môn học thiết thực như Toán hay thời thượng như Ngoại ngữ.

Đứng trước thực trạng đó, môn Ngữ Văn bắt buộc phải có sự đổi mới một cách đồng bộ, từ nội dung chương trình đến phương pháp dạy học, cách ra đề, đánh giá kết quả.Một trong những nội dung trong chương trình mà cả người học lẫn người dạy vẫn chưa có sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng là hệ thống các bài đọc thêm. Có rất nhiều nguyên nhân dân tới điều này, trước hết từ chính tên gọi của nó: Đọc thêm. Hiểu một cách giản dị, đọc thêm nghĩa là không phải học chính, không phải bắt buộc. Và quan trọng hơn, với tâm lí nặng về điểm số và thi cử hiện nay của đa phần học sinh và cả giáo viên khi bài đọc thêm không hoặc rất ít xuất hiện trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, học kỳ, thi THPT Quốc gia.nên phần nào có tâm lý chủ quan và coi nhẹ. Giáo viên thường không đầu tư nhiều nên thường dạy cho có, cho xong. Học sinh cũng học với tâm lí tương tự như vậy.

 

doc 20 trang thuychi01 7611
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy đọc - Hiểu những bài đọc thêm Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
	Trong các môn học ở nhà trường, đặc biệt là đối với các môn xã hội, môn Ngữ Văn luôn có ưu thế và vai trò quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng và phát triển nhân cách cho học sinh. Môn Ngữ Văn luôn hướng người học tới những chân giá trị đích thực trong cuộc sống. Chính vì vậy mặc dù hiện nay lượng học sinh say mê môn Ngữ Văn một cách thực thụ không nhiều nhưng nó chưa bao giờ vắng mặt trong những kỳ thi quan trọng mang tính chất quốc gia và mất đi tính thức thời của nó.
	Tuy vậy, bên cạnh những ưu thế vượt trội, môn Ngữ Văn trong đó có cả người học và người dạy cũng đứng trước những thách thức không nhỏ do những tác động của xu thế xã hội, đặc biệt trong thời đại của nền kinh tế 4.0 như hiện nay. Môn Ngữ Văn trên một phương diện nào đó đang tỏ ra yếu thế trong một xã hội đang dần chuyển mình từ thời đại kinh tế tri thức sang thời đại sáng tạo – nếu nó vẫn giữ những quan niệm dạy, học truyền thống. Hệ quả tất yếu là người dạy không mặn mà, người học tỏ ra thờ ơ, và môn Văn trở nên lạc lõng trước những môn học thiết thực như Toán hay thời thượng như Ngoại ngữ. 
Đứng trước thực trạng đó, môn Ngữ Văn bắt buộc phải có sự đổi mới một cách đồng bộ, từ nội dung chương trình đến phương pháp dạy học, cách ra đề, đánh giá kết quả...Một trong những nội dung trong chương trình mà cả người học lẫn người dạy vẫn chưa có sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng là hệ thống các bài đọc thêm. Có rất nhiều nguyên nhân dân tới điều này, trước hết từ chính tên gọi của nó: Đọc thêm. Hiểu một cách giản dị, đọc thêm nghĩa là không phải học chính, không phải bắt buộc. Và quan trọng hơn, với tâm lí nặng về điểm số và thi cử hiện nay của đa phần học sinh và cả giáo viên khi bài đọc thêm không hoặc rất ít xuất hiện trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, học kỳ, thi THPT Quốc gia...nên phần nào có tâm lý chủ quan và coi nhẹ. Giáo viên thường không đầu tư nhiều nên thường dạy cho có, cho xong. Học sinh cũng học với tâm lí tương tự như vậy. 
Các giờ đọc thêm vì thế thường không có hứng thú với học sinh và hiệu quả của giờ dạy chắc chắn sẽ không cao.
Về mặt khách quan, loại bài đọc thêm cũng không được chú ý khai thác, định hướng trong các giáo trình về phương pháp dạy học nên dù là một kiểu bài không mới nhưng nó cũng ít nhiều gây khó khăn, lúng túng cho giáo viên, nhất là những giáo viên mới ra trường.
Xuất phát từ những lí do khách quan và chủ quan như trên, trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài không mới nhưng luôn là một vấn đề gây trăn trở đối với người dạy, đó là “ Một số kinh nghiệm khi dạy đọc - hiểu những bài đọc thêm Ngữ văn 11”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là đưa tới những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả các bài Đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn 11. Thông qua đó giúp các em rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, giúp các em khắc sâu kiến thức. Từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu bài học một cách tốt nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài này tôi sẽ tập trung vào các bài Đọc thêm, Tự học có hướng dẫn trong chương trình Ngữ Văn 11. Chùm tác phẩm đọc thêm Vi hành, Cha con nghĩa nặng, Tinh thần thể dục (Ngữ Văn 11 – Học kì 1) sẽ được tôi thiết kế giáo án thể nghiệm. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu, tìm tòi, tổng hợp các tư liệu từ nhiều nguồn làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.Tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung kiến thức của bộ môn Ngữ Văn phục vụ cho đề tài.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Khảo sát trong phạm vi nhỏ sự hứng thú/ không hứng thú với các tiết dạy Ngữ Văn để có sự điều chỉnh phương pháp phù hợp. Trò chuyện, tìm hiểu học sinh, tích cực dự giờ thăm lớp, thu thập trực tiếp những thông tin dạy và học ở nhà trường để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.
  - Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh ở hai lớp với cách tiếp cận khác nhau để đánh giá, rút kinh nghiệm. 
 2
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận 
	Bài đọc thêm thực chất cũng là một bài đọc hiểu, nó chỉ khác ở thời lượng giảng dạy và phương pháp tiếp cận. 
Đọc – hiểu là một trong những khái niệm cơ bản dùng để xây dựng chương trình môn Ngữ văn ở tất cả các cấp học. Đọc – hiểu, hiểu một cách đơn giản là vừa đọc vừa tìm hiểu. Bởi trong thực tế có người đọc mà không hiểu, hoặc hiểu không hết, không sâu những ý nghĩa tiềm ẩn trong văn bản. Theo lí luận văn học, đọc – hiểu là hoạt động trung tâm của hoạt động dạy học Ngữ văn theo hướng đổi mới, bởi nội dung trong bài học Ngữ văn là“ Đọc- hiểu văn bản”. Bản chất của đọc- hiểu là tìm hiểu, phân tích để chiếm lĩnh văn bản bằng nhiều biện pháp và hình thức dạy học văn, trong đó biện pháp dạy học bằng hệ thống câu hỏi cảm thụ văn bản thực hiện dưới hình thức đối thoại, đây là hình thức dạy học chủ đạo trong một giờ “ đọc thêm ”. Từ  khi thực hiện đổi mới trong dạy học Văn hiện đến nay, chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn tập trung  rất nhiều vào các tiết  “Đọc thêm”. Điều này cho thấy việc rèn kĩ năng đọc là rất cần thiết, giúp các em học sinh chủ động nắm tác phẩm, tự làm sống dậy tác phẩm theo cách riêng. Cách ra đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn những năm gần cũng rất coi trọng kĩ năng đọc hiểu của học sinh, đặc biệt văn bản đọc hiểu đã vượt ra khỏi đường biên là những tác phẩm chính khóa mà mở rộng cả văn bản đọc thêm và những văn bản mới ngoài chương trình. Vì vậy các giờ dạy đọc thêm càng phải được chú trọng, bởi ngoài việc giúp các em củng cố kiến thức, còn giúp các em củng cố kĩ năng đọc hiểu một văn bản để các em không bỡ ngỡ, lúng túng khi tiếp cận một văn bản hoàn toàn mới. Bởi theo tác giả Nguyễn Duy Bình “nhiệm vụ then chốt trước hết của giáo viên đối với học sinh là giúp các em biết đọc tác phẩm, rèn luyện kĩ năng đọc cảm thụ tác phẩm văn học để sau này suốt cuộc đời có thể tự mình biết đọc”.
	Đọc hiểu một văn bản phải trải qua một quá trình, từ đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm đến việc hiểu cặn kẽ những điều mình đã đọc. Theo đó đọc một tác phẩm văn chương là một hoạt động tiếp nhận thẩm mĩ thông qua hai phương diện là kĩ thuật đọc (phát âm, ngữ điệu, nhịp điệu...) và nội dung đọc (thông hiểu nội dung, ý nghĩa trên cơ sở tri giác văn bản). Vì vậy đọc hiểu không đơn thuần chỉ là hoạt động của con mắt hay của sự hiểu thông thường mà còn là quá trình phân tích, khám phá không gian chữ nghĩa của tác phẩm để thấy được ý nghĩa nhân sinh được đặt trong một hình thức nghệ thuật mang tính thẩm mĩ. Quá trình đọc hiểu sẽ kích thích người học cùng tham gia vào việc cảm thụ, giải mã tác phẩm một cách thực sự bởi “Giảng nghĩa, bình văn cũng là đọc hiểu, nhưng là đọc hiểu của người dạy, còn đọc hiểu của người học sẽ là chiếm lĩnh văn học bằng đối thoại, lấy câu hỏi do thầy thiết kế làm phương tiện”. Đọc hiểu rõ ràng mang tính định hướng dạy học cụ thể hơn, tích cực hơn so với các khái niệm tìm hiểu, phân tích trong các giáo án truyền thống. Nói như vậy để thấy kĩ năng đọc hiểu rất quan trọng, nói như GS Trần Đình Sử “Dạy văn là phải chỉ ra cách hiểu cho người đọc văn, cơ sở của nó là sự đọc hiểu”. Dạy, học một tác phẩm Đọc thêm cũng không nằm ngoài quá trình khám phá tác phẩm thông qua quá trình đọc hiểu ấy. Đọc hiểu một bài đọc thêm văn học là cách thức phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy học văn, góp phần bồi dưỡng tri thức đọc hiểu, rèn luyện năng lực đọc và khả năng đọc cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề 
 2.2.1. Thuận lợi
	Bên cạnh những tác phẩm học chính thì những bài đọc thêm được lựa chọn trong chương trình nói chung và Ngữ Văn 11 nói riêng đều là những tác phẩm hay, tiêu biểu cho một giai đoạn văn học và phong cách sáng tác của các nhà văn nhà thơ. Điều này đã tạo nên những hứng thú cho cả người dạy và người học. Vì xét đến cùng dù là bài chính hay phụ thì mục đích cuối cùng của người giáo viên là dẫn dắt các em khám phá, lĩnh hội những vẻ đẹp, những ý nghĩa sâu sắc, nhân văn ẩn sau lớp ngôn từ. Hơn nữa nó cũng được sắp xếp theo thể loại để phù hợp với cấu trúc của chương trình nên giúp các em củng cố kiến thức về thể loại. Một thuận lợi nữa hết sức quan trọng khi đọc hiểu những bài đọc thêm nói chung đó là thông qua giờ học, người dạy giúp học sinh rèn luyện kĩ năng - phương pháp tự học, tự  nghiên cứu một văn bản – văn chương, góp phần hình thành cho các em một “văn hóa đọc” đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học Văn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
 2.2.2. Khó khăn
	Bên cạnh những thuận lợi như vậy, dạng bài đọc thêm cũng đưa tới những thách thức không nhỏ đối với không chỉ người dạy mà ngay cả người học.
	Về phía người học: Với tâm lí đây là bài phụ, không quan trọng nên học sinh không hoặc ít chú ý. Thậm chí khi chuẩn bị bài trước ở nhà có em bỏ qua bài đọc thêm này hoặc như chính các em giãi bày là chép tài liệu tham khảo để đối phó với các thầy cô giáo. Vì vậy khi trên lớp các em không tiếp cận bài học với một tâm lí chủ động, hứng thú mà hoàn toàn thụ động. Thói quan đọc – chép của lối giảng văn truyền thống phần nào cũng chi phối cách học của các em, đặc biệt đối với bài đọc thêm, kiểu bài đề cao tính tích cực, chủ động của người học.
Về phía người dạy: Qua thực tế giảng dạy và sự khảo sát cá nhân, hầu hết các giáo viên đều không chú trọng tới chùm bài đọc thêm. Có một số tình trạng xảy ra với phần kiến thức này:
- Để cho học sinh tự hoạt động thông qua hình thức giáo viên nêu một số câu hỏi - trò trả lời (Đây là cách phần lớn giáo viên lựa chọn)
- Có dạy nhưng qua loa, sơ sài. Bài nào gây hứng thú cho giáo viên hoặc có mặt trong đề thi THPT Quốc gia (như bài Tương tư chẳng hạn) thì nói sâu hơn.
- Thuyết giảng đơn thuần cho học sinh về nội dung và nghệ thuật cơ bản của tác phẩm...
- Cho qua, không đề cập tới, dành những tiết này để đào sâu những bài học chính khác.
Những tình huống trên đây xuất phát từ nhận thức và quan niệm của giáo viên về bài đọc thêm khi có người cho rằng bài đọc thêm không cần thiết lắm, để thời gian dạy kĩ hơn các tác phẩm chính; lại có ý kiến dạy bài đọc thêm chủ yếu cho học sinh đọc, tóm tắt nội dung cơ bản là được...
Qua thực trạng trên ta thấy bài đọc thêm đã chưa được dạy theo đúng tinh thần của nó. Và nó khiến những tiết đọc thêm trở nên nhàm chán, nặng nề. Đó cũng là những lí do thôi thúc tôi viết về mảng đọc thêm trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này.
2.3. Các giải pháp 
 2.3.1. Các giải pháp chung:
 2.3.1.1. Hệ thống các bài đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn 11
STT
TÊN BÀI
SỐ LƯỢNG TIẾT DẠY
THỂ LOẠI
1
- Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
- Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
1
Thơ trung đại
2
- Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)
1
Thơ trung đại
3
Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)
1
Điều trần 
4
- Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)
- Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
- Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
2
Văn xuôi
(Tiểu thuyết, Truyện ngắn)
5
- Lai Tân (Hồ Chí Minh)
- Nhớ đồng (Tố Hữu)
- Tương tư (Nguyễn Bính)
- Chiều xuân (Anh Thơ)
2
Thơ ca cách mạng
Thơ Mới
6
Bài thơ số 28 (R.Ta-go)
1
Thơ nước ngoài
7
Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)
1
Nghị luận
8
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
(Ăng-ghen)
1
Điếu văn
Qua bảng thống kê trên ta thấy các bài đọc thêm có số lượng khá nhiều và đều là các bài đọc hiểu (Không có tiết đọc thêm Tiếng Việt hay Làm Văn như chương trình Ngữ Văn 10, 12). Các văn bản trải đều ở mọi thể loại và đều được kết cấu theo cụm thể loại với nhiều tác giả tiêu biểu thuộc nhiều giai đoạn khác nhau. Các bài đọc thêm phần lớn thuộc phần văn học trung đại và hiện đại Việt Nam, ngoài ra có 2 tác phẩm văn học nước ngoài. Điều đó định hướng cho giáo viên và học sinh khi tiếp cận các tác phẩm phải luôn gắn với đặc trưng loại thể. Bên cạnh đó thời lượng dành cho mỗi tác phẩm rất ít (Tỉ lệ 0,67 tiết/bài) nên việc tiếp cận mỗi tiết đọc thêm là hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại của bài dạy.
 2.3.1.2. Đặc trưng của bài đọc thêm
Bài đọc thêm nằm trong cấu trúc của phân môn văn học trong chương trình Ngữ văn. Đây là một bộ phận của hệ thống tác phẩm văn chương trong trường THPT. Qua các lần cải cách và thay đổi chương trình SGK Ngữ văn THPT, các bài đọc thêm vẫn là một phần không thể thiếu của chương trình Ngữ văn. Có thể nói, không thể dạy tốt và học tốt môn văn mà lại tách rời việc đọc. Mục tiêu của chương trình ngữ văn là bồi dưỡng, nâng cao năng lực đọc cho học sinh. Rèn luyện kĩ năng đọc văn là một trong những mục tiêu cơ bản của dạy học văn hiện nay. Bài đọc thêm văn học ra đời cũng chính nhằm mục đích đó. Cần nhìn nhận bài đọc thêm văn học như một trong những môi trưòng để nâng cao văn hoá đọc, đặc biệt là khả năng tự học, tự nghiên cứu một cách có ý thức và tự giác của học sinh. 
Về dung lượng thời gian: Các bài đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn thường kết cấu theo chùm bài theo thể loại (thơ hoặc văn xuôi) với dung lượng từ 1- 2 tiết. So với các tiết dạy chính khóa thì khá ít nhưng thực ra đây đều là những tiết rất nặng do trong một khoảng thời gian ngắn học sinh phải tiếp cận, khám phá với khá nhiều tác phẩm.
Về phương pháp: Nếu các bài học chính khóa là thầy và trò cùng hoạt động, cùng sáng tạo và cùng cảm thụ thì bài đọc thêm đề cao yếu tố tự học của trò thông qua sự hướng dẫn một cách khoa học của thầy. Các bài đọc thêm vì vậy thường mang tính định hướng, gợi mở về phương pháp hơn là dạy kĩ phần kiến thức. 
Về kiến thức: Cũng như các bài học chính khóa, bài đọc thêm cung cấp cho người học những kiến thức phong phú về tác giả, giai đoạn văn học, vẻ đẹp của tác phẩm... nhưng không đậm nét như tác phẩm chính. Tuy vậy, với những kiến thức ấy, người học có thể đọc hiểu tốt hơn các văn bản văn học được giảng dạy chính thức cũng như các văn bản có trong đời sống.
2.3.2.Các giải pháp cụ thể
Tiên trình thực hiện được phác thảo như sau:
B1> Khâu chuẩn bị bài
Do đặc trưng của bài đọc thêm nên bước đầu tiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng là khâu chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 
- Chuẩn bị thông thường
Hoạt động tự học của học sinh sẽ không thể thực hiện được nếu không có và học sinh không thực hiện tốt khâu này. Do vậy, giáo viên muốn thực hiện hiệu quả giờ đọc hiểu bài đọc thêm phải đặc biệt chú ý. Bởi trên thực tế học sinh cũng không coi trọng khâu soạn bài, nhất là với bài đọc thêm. Nếu có chuẩn bị cũng chỉ mang tính chiếu lệ đối phó. Giáo viên vì áp lực thời gian thường không kiểm tra hoặc nếu muốn cũng không có thời gian để kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS một cách hiệu quả. Hoạt động đọc tác phẩm của học sinh phải diễn ra ở khâu này chứ không phải chờ đến lớp mới đọc. Đây là bước cần thiết để dẫn dắt người học đi vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Có thể khắc phục tình trạng này bằng một số cách như:
> Kiểm tra vở soạn của HS trong phần kiểm tra bài cũ.
> Đối với các tác phẩm thơ ngắn (như Lai Tân) hay đã tương đối quen thuộc như Tương tư, trước khi dạy các bài này có thể kiểm tra bài cũ bằng cách để HS xung phong đọc thuộc lòng trước bài thơ (đối với HS khá có thể hỏi thêm về cảm nhận ban đầu của em về bài thơ) và cho điểm để khuyến khích các em.
> Kiểm tra trong quá trình dạy.
- Chuẩn bị nâng cao
Tuy vậy theo tôi để có thể dạy học sinh theo định hướng phát triển năng lực, giáo viên cũng không thể đứng ngoài cuộc ở khâu chuẩn bị bài của học sinh. Giáo viên phải chủ động giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài một cách tốt nhất chứ không đơn thuần kiểm tra vở soạn như đã nói ở trên. Với văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, giáo viên giao nhiệm vụ trước cho lớp theo 2 nhóm mà tôi tạm gọi là Nhóm tiền đề và Nhóm chuyên sâu.
Nhóm tiền đề có nhiệm vụ tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh và những câu chuyện cảm động về tình bạn của 2 con người vĩ đại Các Mác và Ăng-ghen.
Nhóm chuyên sâu sẽ chia thành 3 nhóm nhỏ hơn để tìm hiểu về 3 cống hiến vĩ đại của Các Mác. 
Đây sẽ là tiền đề đầu tiên giúp người dạy và người học sẽ nhẹ nhàng hơn khi vào tiết học. Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh cũng được nâng cao.
B2> Tiến trình dạy học
Sau khi kiểm tra bài cũ, giáo viên sẽ tổ chức giờ dạy. Đầu tiên là bước tiếp xúc với văn bản. Đây là bước mà giáo viên hướng dẫn sinh đọc và cảm thụ văn bản thông qua các quy trình như:
 + Đọc diễn cảm: mục đích là biến văn bản thành tác phẩm trong từng học sinh, làm sống dậy tâm tư tình cảm của nhà thơ gửi gắm, giãi bày trong đó. Vì vậy giáo viên tổ chức thao tác này cho học sinh cũng phải linh hoạt, nghĩa là không phải bài nào cũng đọc và đọc hết. Nhất là các tác phẩm văn xuôi dài như Cha con nghĩa nặng hay Vi hành. Đối với những tác phẩm này chỉ cần đọc một số đoạn tiêu biểu, hoạt động này diễn ra trong quá trình dạy. Quan trọng đối với tác phẩm truyện là học sinh phải nắm được cốt truyện và các tuyến nhân vật. Còn tác phẩm thơ thì phải đọc, giáo viên có thể đọc mẫu hoặc mở băng đĩa có giọng đọc, giọng ngâm truyền cảm của các nghệ sĩ để tạo cảm hứng cho học sinh (có thể áp dụng cách này với bài Tương tư hoặc Nhớ đồng). 
+ Giải nghĩa các từ ngữ cần thiết: Khâu này thường áp dụng với những tác phẩm trung đại, những tác phẩm mang sắc thái địa phương, vùng miền rõ rệt như Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Xin lập khoa luật, Cha con nghĩa nặng...
+ Tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Với dung lượng của bài đọc thêm thì phần này nên lướt nhanh, chú ý khắc sâu đặc điểm sáng tác của nhà văn.
+ Hiểu và nắm được bao quát toàn bộ tác phẩm: nhan đề, bố cục, hình tượng thơ hoặc cốt truyện, nhân  vật.
+ Tìm hiểu văn bản
*Đối với tác phẩm thơ cần làm rõ:
+ Hình tượng khách thể: là bức tranh cuộc sống được tái tạo lại bằng cảm xúc của nhà thơ với các chặng đường phát triển của nó.
+ Hình tượng chủ thể trữ tình là mạch cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp qua ngôn từ, hình ảnh, kết cấu và các chặng đường phát triển của nó.
+ Cần đọc- hiểu để thấy rõ hai hình tượng đó nương tựa vào nhau, đan xen nhau trong bài thơ.
+  Khám phá chủ đề tư tưởng tác phẩm
+ Vấn đề đặt ra ở đây ra sao?
+ Thái độ xử lí vấn đề như thế nào?
+ Điều sâu kín mà nhà thơ muốn bày tỏ.
+ Ý nghĩa khái quát toát ra từ hình tượng thơ
 *Đối với tác phẩm truyện: Tùy vào từng loại truyện trong từng giai đoạn khác nhau mà có những sự khai thác khác nhau, có truyện khai thác tuyến nhân vật (như Cha con nghĩa nặng), có truyện khai thác tình huống (như Vi hành), có truyện khai thác mâu thuẫn..
Đối với chùm tác phẩm này, để tiết kiệm thời gian và tạo hứng thú cho HS, GV nên sử dụng giáo án điện tử như một phương tiện hỗ trợ, kết hợp với những kĩ thuật dạy học mới.
Khi tiếp cận tác phẩm Cha con nghĩa nặng, ở phần Tiểu dẫn, giáo viên cho trình chiếu một số tư liệu liên quan tới Hồ Biểu Chánh và tác phẩm Cha con nghĩa nặng. GV có thể trình chiếu slide về mối quan hệ giữa các nhân vật để HS nhìn vào đó và tự tóm tắt như slide sau:
Sau khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu, trong phần Củng cố, giáo viên trình chiếu slide trong đó có mẩu tin nói về một nhân vật nổi tiếng hành xử không đúng đắn, hiếu thuận với cha mẹ, từ đó học sinh có sự so sánh và nhận thức về tình mẫu tử, phụ tử xưa và nay. Ví dụ như Slide sau:
* Đối với các tác phẩm nghị luận: Cần chú ý làm rõ nghệ thuật lập luận của tác giả. HS phải thấy được sức hấp dẫn, thuyết phục của lập luận để từ đó hình thành, trau dồi những kĩ năng trong các bài nghị luận của mình. 
* Đối với các tác phẩm văn học nước ngoài
	Các tác phẩm này thường tạo nên sự hứng thú cho HS bởi sự mới mẻ và đặc sắc nhưng cũng gây khó khăn cho chính các em khi tiếp cận, nhất là trong khuôn khổ một bài đọc thêm ngắn. Đối với dạng này cần đưa HS tới không gian văn hóa mà tại đó tác phẩm được sinh thành. Bài thơ số 28 của Tagore là một bài thơ tình nổi tiếng nhưng trước hết nó thể hiện cách tư duy rất Ấn Độ: chiêm nghiệm, triết lý sâu sắc nhưng đã chạm tới vấn đề chung của nhân loại, đó là hành trình khám phá trong tình yêu. 
	Tuy nhiên không phải tiết đọc thêm nào người dạy cũng đi theo trình tự đó một cách máy móc khiến cho tiết đọc thêm trở nên nặng nề và không kích thích được sự sáng tạo, chủ động của người học. Giáo viên nên dành thời lượng của tiết đọc thêm này như một nơi để các em được th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_khi_day_doc_hieu_nhung_bai_doc_them.doc