SKKN Một số kinh nghiệm khai thác kiến thức Địa lí các ngành kinh tế từ Atlat nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Địa lí 12
Hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội nói riêng và của toàn thế giới nói chung, nhằm phát triển toàn diện cho mỗi học sinh, giúp các em có điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận với những thông tin về KHKT, để áp dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào cuộc sống một cách có hiệu quả. Theo tinh thần nghị quyết TW 8 khóa XI của Đảng về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" đã viết: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời". Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, mục tiêu chính là hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng và những phẩm chất, trí tuệ cần thiết để tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy, đổi mới phương pháp là một yêu cầu cần thiết. Một trong những phương pháp dạy học hiện nay là việc khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học một cách có hiệu quả. Nghĩa là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, phát huy hết vai trò, ý nghĩa của phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và đối với môn Địa lý nói riêng. Là giáo viên dạy Địa lí, thì việc sử dụng thành thạo, khai thác có hiệu quả kiến thức thông qua các phương tiện trực quan trong dạy học là một yêu cầu quan trọng. Một trong những phương tiện dạy học hiện nay được sử dụng rộng rãi trong chương trình Địa lí 12 chính là Atlat Địa lí Việt Nam.
Chương trình Địa lí lớp 12 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về tự nhiên và kinh tế - xã hội của đất nước ta. Tuy nhiên, với thời lượng có hạn (52 tiết) mà chương trình phải chuyển tải hai nội dung lớn là: Địa lí tự nhiên Việt Nam và Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (trong đó phần Địa lí ngành kinh kế chỉ gói gọn trong 11 tiết) thì việc dồn nén kiến thức, tạo nên sự quá tải, gây áp lực cho cả người dạy và người học ngay trong một tiết học là điều khó tránh khỏi. Trong khi giảng dạy đến phần Địa lí các ngành kinh tế các giáo viên đều nhận thấy đây là phần khó, số liệu nhiều, gây khó khăn trong quá trình học tập của học sinh.
Bên cạnh đó, hiện nay tư tưởng của một số học sinh và phụ huynh coi bộ môn địa lí là "môn phụ" nên còn xem nhẹ, lười học bài, từ đó các em thiếu phương pháp học tập Địa lí và kỹ năng khai thác kiến thức từ Atlat dẫn tới kết quả điểm thi không cao.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội nói riêng và của toàn thế giới nói chung, nhằm phát triển toàn diện cho mỗi học sinh, giúp các em có điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận với những thông tin về KHKT, để áp dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào cuộc sống một cách có hiệu quả. Theo tinh thần nghị quyết TW 8 khóa XI của Đảng về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" đã viết: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời". Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, mục tiêu chính là hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng và những phẩm chất, trí tuệ cần thiết để tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy, đổi mới phương pháp là một yêu cầu cần thiết. Một trong những phương pháp dạy học hiện nay là việc khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học một cách có hiệu quả. Nghĩa là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, phát huy hết vai trò, ý nghĩa của phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và đối với môn Địa lý nói riêng. Là giáo viên dạy Địa lí, thì việc sử dụng thành thạo, khai thác có hiệu quả kiến thức thông qua các phương tiện trực quan trong dạy học là một yêu cầu quan trọng. Một trong những phương tiện dạy học hiện nay được sử dụng rộng rãi trong chương trình Địa lí 12 chính là Atlat Địa lí Việt Nam. Chương trình Địa lí lớp 12 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về tự nhiên và kinh tế - xã hội của đất nước ta. Tuy nhiên, với thời lượng có hạn (52 tiết) mà chương trình phải chuyển tải hai nội dung lớn là: Địa lí tự nhiên Việt Nam và Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (trong đó phần Địa lí ngành kinh kế chỉ gói gọn trong 11 tiết) thì việc dồn nén kiến thức, tạo nên sự quá tải, gây áp lực cho cả người dạy và người học ngay trong một tiết học là điều khó tránh khỏi. Trong khi giảng dạy đến phần Địa lí các ngành kinh tế các giáo viên đều nhận thấy đây là phần khó, số liệu nhiều, gây khó khăn trong quá trình học tập của học sinh. Bên cạnh đó, hiện nay tư tưởng của một số học sinh và phụ huynh coi bộ môn địa lí là "môn phụ" nên còn xem nhẹ, lười học bài, từ đó các em thiếu phương pháp học tập Địa lí và kỹ năng khai thác kiến thức từ Atlat dẫn tới kết quả điểm thi không cao. Vậy làm thế nào để cung cấp kiến thức Địa lí cho các em mới nhất, gây hứng thú cho các em yêu thích môn Địa lí, khơi gợi sự suy nghĩ, tính tư duy sáng tạo của học sinh, giảm bớt áp lực học bài, đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra và trong kỳ thi THPT QG. Đây không phải là những suy nghĩ của riêng tôi mà là của nhiều giáo viên Địa lí. Qua dự giờ đồng nghiệp, qua nghiên cứu, áp dụng cho từng bài, từng tiết học, tôi thấy việc sử dụng và khai thác triệt để cuốn Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình tìm kiếm trí thức mới của bộ môn Địa lí nói chung và phần Địa lí các ngành kinh tế nói riêng mang lại hiệu quả khá cao. Vì thế tôi mạnh dạn trình bày cách khai thác kiến thức Địa lí các ngành kinh tế từ Atlat qua giải pháp: "Một số kinh nghiệm khai thác kiến thức Địa lí các ngành kinh tế từ Atlat nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Địa lí 12 ". 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm khai thác kiến thức trong atlat, khắc phục việc dồn nén kiến thức lí thuyết quá tải trong 1 tiết học, giúp học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức, phát triển kĩ năng địa lí. Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề. Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí, giúp học sinh thi THPTQG đạt kết quả cao. Xóa bỏ tư tưởng "môn phụ" trong học sinh để từ chỗ học sinh "không thích" đến "thích" học môn Địa lí, nâng cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy Địa lí. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số tiết học Địa lí lớp 12 đi sâu vào khai thác kiến thức từ Atlat trong phần Địa lí các ngành kinh tế. Học sinh khối 12 Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên Thọ Xuân nói riêng, THPT nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng phương pháp này theo hướng sưu tầm tìm đọc các tài liệu liên quan để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. Phương pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành điều tra tình hình sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam qua phát phiếu điều tra học sinh và tham khảo ý kiến giáo viên dạy Địa lí lớp 12 của trường. Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng dạy các lớp 12, qua các năm học. Phương pháp toán học thống kê. PHẦN II: NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1/ Cơ sở lí luận a. Khái niệm: Atlat Địa lí Việt Nam là một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, nhằm phản ánh các sự vật hiện tượng Địa lí tự nhiên, KT-XH Việt Nam. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo một trình tự logic, có hệ thống của các bài học Địa lí Việt Nam phù hợp nội dung SGK và chương trình Địa lí 12. b. Vai trò của việc sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí Atlat vừa là nguồn tri thức vừa là phương tiện minh hoạ nên rất cần thiết cho GV trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Atlat Địa lí Việt Nam giúp HS rèn luyện các kĩ năng Địa lí, phương pháp học tập và năng lực nghiên cứu: kỹ năng biểu đồ, bản đồ, phân tích bảng số liệu thống kê,đã được hình thành từ lớp dưới. Tìm hiểu các mối liên hệ bản chất, các quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Địa lí. Atlat Địa lí Việt Nam còn giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, hình thành cho các em tính kiên trì, chịu khó, tích cực, óc thẩm mĩ. Khai thác sử dụng Atlat trong giờ học Địa lí đòi hỏi HS phải có tinh thần làm việc nghiêm túc, thói quen tự học, tự nghiên cứu. Atlat Địa lí Việt Nam giúp HS tự học ở nhà và làm các bài tập trong SGK và tập bản đồ. Những kĩ năng, kĩ xảo làm việc độc lập được rèn luyện và phát huy cao độ sẽ có tác dụng phát triển mạnh mẽ khả năng nhận thức của HS. Giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh, dễ hiểu, từng bước gây hứng thú và ham mê học tập môn Địa lí, Như vậy, Atlat Địa lí Việt Nam là tài liệu học tập không thể thiếu đối với học sinh lớp 12. Atlat là công cụ để giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức của HS một cách tích cực, chủ động, là nguồn tri thức cần thiết đối với HS trong học tập trên lớp cũng như ở nhà. Sử dụng Atlat nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy trong phần Địa lí các ngành kinh tế giúp cho HS nắm được kiến thức Địa lí 12 vững chắc và cụ thể, tránh ghi nhớ một cách máy móc, nâng cao hiệu quả học tập và kết quả trong các kì thi môn Địa lí 12, nhất là thi THPTQG. c. Mối liên quan giữa cấu trúc SGK Địa lí 12 với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học. Cấu trúc chương trình và SGK Địa lí 12 được xây dựng chặt chẽ, trình tự các bài học được sắp xếp theo hệ thống khoa học, logic, phù hợp cấu trúc trình tự trong Atlat tạo thuận cho HS tra cứu và khai thác kiến thức, GV giảng bài học nào thì HS mở trang Atlat có bản đồ phục vụ bài học đó. Cụ thể SGK Địa lí có trình tự: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng thì trong Atlat cũng sắp tương ứng. Nội dung của chương trình và SGK Địa lí 12 phù hợp với Atlat Địa lí Việt Nam và được thể hiện đầy đủ chi tiết qua các kênh hình, tạo điều kiện thuận lợi cho HS rèn luyện các kỹ năng Địa lí. Cách trình bày theo vấn đề của SGK và chương trình tạo điều kiện phối hợp giữa Atlat để khai thác hiểu sâu hơn về các kiến thức. 2/ Cơ sở pháp lý Theo công văn số 8065/BGD&ĐT-GDTrH ngày 14-9-2009 của BGD& ĐT “V/v sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam”: “Yêu cầu các địa phương hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng cuốn Atlat Địa lí Việt Nam tái bản có chỉnh lí và bổ sung do Công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục xuất bản trong học tập, kiểm tra và đánh giá bộ môn Địa lí” Mục đích của việc sử dụng Atlat trong dạy học môn Địa lý lớp 12: Giúp giáo viên thuận lợi trong việc thực hiện phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực của người học và tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, góp phần phát triển tư duy nhận thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Điều đó cũng nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra trong giai đoạn hiện nay, đã được Nghị quyết TW2 khoá VIII khẳng định: “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh’’ và theo tinh thần Nghị quyết TW 8 khóa XI của Đảng về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" . Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong Luật giáo dục, tại điều 24.2 “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh’’. II. THỰC TRẠNG Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlat của các em còn hạn chế (đặc biệt là phần địa lí các ngành kinh tế). HS chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ, lược đồ, biểu đồ trong Atlat vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức. Do cách sử dụng chưa đúng như: chưa nắm được phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong Atlat, chưa nắm được vấn đề chung nhất của Atlat, không khai thác theo trình tự khoa học và đặc biệt chưa biết huy động, kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa các trang trong quyển Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy kết quả học tập chưa cao, trong quá trình học việc sử dụng Atlat của các em còn lúng túng, các em chưa có hứng thú nhiều với môn học, điểm số trong các bài kiểm tra nhất là những bài có sử dụng Atlat còn thấp. Qua khảo sát tôi thấy thực trạng như sau: 1. Thực trạng sử dụng Atlat của giáo viên. Hiện nay có không ít GV chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảng dạy. Nếu có, chỉ thông báo cho học sinh xem thêm trong Atlat, không hướng dẫn cụ thể xem cái gì? Và xem như thế nào? Đồng thời chưa khai thác hết các kênh hình có trong Atlat như biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh. Để soạn giảng một bài lên lớp khai thác kiến thức từ Atlat đòi hỏi GV nghiên cứu sâu về cuốn Atlat, soạn bài kỹ, hướng dẫn cho các em chuẩn bị bài mới ở nhà, ở tiết học trước rất kỹ, đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian, công sức. Nhưng đời sống kinh tế của GV bộ môn xã hội còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư còn hạn chế. 2. Thực trạng sử dụng Atlat của học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Thọ Xuân. Học sinh có đầu vào thấp, lười học bài và chưa có phương pháp học, vì thế thời gian giành cho học bài môn Địa lí còn ít. Bài vở nhiều nên các em khó có thể đảm bảo chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. Ngay cả trên lớp học sinh cũng có tâm lý "ngại học” Là người được phân công trực tiếp giảng dạy khối 12 của trường, xác định được vai trò của việc sử dụng Atlat Địa lí trong dạy học Địa lí tôi đã tìm hiểu về việc trang bị Atlat của các em. Kết quả thật khiêm tốn, trong tổng số HS lớp 12 thì chỉ có khoảng 10% HS là có Atlat Địa lí Việt Nam. Trong số các HS có Atlat, khi được hỏi: Các em có biết khai thác kiến thức từ atlat không? Thì một số ít em biết sơ sơ. Đặc biệt có một số bộ phận HS mặc dù trang bị Atlat nhưng chưa bao giờ sử dụng đến Atlat. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlat của các em còn yếu. HS chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ, lược đồ, biểu đồ trong Atlat vào các bài học để phát hiện kiến thức mới cũng như củng cố kiến thức. Các em còn lúng túng, chưa có hứng thú nhiều với môn học, điểm số trong các bài kiểm tra nhất là những bài cần sử dụng Atlat còn thấp. Có học sinh khi đi thi THPT QG vẫn còn rất loay hoay không biết sử dụng Atlat như thế nào để tìm ra các kiến thức, số liệu dùng cho bài làm, trong khi các tư liệu đó đã có sẵn trong Atlat, được phép sử dụng trong phòng thi. Vì vậy kết quả học tập chưa cao. 3. Nguyên nhân Trước hết là do GV sử dụng Atlat trong dạy học môn Địa lí còn quá ít. GV hầu như chưa chú ý đến việc khai thác kênh hình trong SGK hoặc Atlat nên HS ít có dịp tiếp xúc, sử dụng Atlat, không tạo được nhu cầu sử dụng Atlat cho các em. Thứ hai là GV chưa dành thời gian hướng dẫn cụ thể cách đọc và sử dụng Atlat nên HS sử dụng Atlat và khai thác kiến thức từ Atlat còn hạn chế. HS có suy nghĩ môn Địa lí là môn học khô khan, là môn phụ, vì thế HS thiếu kỹ năng khai thác kiến thức từ Atlat dẫn tới kết quả điểm thi không cao. III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Từ cơ sở lý luận và thực trạng trên tôi thấy mình cần phải có những giải pháp giúp học sinh phát huy suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. Vậy học như thế nào là tối ưu? Để mang hiệu quả như mong muốn, tôi đưa ra các bước thực hiện sau: 1. Những nguyên tắc chung a. Đối với giáo viên: Bước 1: Cần tìm hiểu kỹ cấu trúc của Atlat địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Bước 2: Xác định nội dung của từng trang bản đồ trong Atlat. Tìm hiểu kĩ danh mục, hiểu rõ nội dung, công dụng của từng bản đồ để phục vụ cho từng bài cụ thể. Mỗi một trang bản đồ thể hiện những nội dung khác nhau, vì vậy được sử dụng để dạy những bài khác nhau. Giáo viên cần tìm hiểu và xác định kĩ nội dung của từng trang bản đồ. Trang bản đồ này được sử dụng những bài nào? Bài nào là chủ yếu nhất? Bảng nội dung các trang Atlat Địa lí Việt Nam sử dụng khai thác từng bài trong địa lí ngành kinh tế. Bản đồ Nội dung chính Bài áp dụng Nông nghiệp chung (Trang số 18) - 7 vùng nông nghiệp: tên, vị trí, chuyên môn hoá sản xuất. - Sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi. - Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. - Một số hình ảnh minh họa các cây trồng nông nghiệp quan trọng. - Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Nông nghiệp (Trang số 19) - Lúa: Giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt; diện tích gieo trồng lúa (so với diện tích trồng cây lương thực, diện tích qua các năm); sản lượng lúa (qua các năm); các vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, các tỉnh trồng lúa (diện tích, sản lượng) lớn nhất nước. - Cây công nghiệp: Giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt; diện tích gieo trồng cây công nghiệp (so với tổng diện tích gieo trồng, diện tích qua các năm của cây hàng năm và lâu năm); một số cây công nghiệp chủ yếu (diện tích, sản lượng, phân bố): cà phê, cao su, điều; sự phân bố của một số loại cây công nghiệp hàng năm và lâu năm: bông, mía, lạc, thuốc lá, đậu tương, dâu tằm, dừa, hồ tiêu, cao su, chè, điều; diện tích trồng cây công nghiệp của các tỉnh. - Chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm; số lượng gia súc, gia cầm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các tỉnh theo đầu người; sự phân bố của trâu, bò, lợn. Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp Lâm nghiệp và Thuỷ sản (Trang số 20) - Thuỷ sản: Giá trị sản xuất thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản; những điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản (bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế trên biển, các bãi tôm và bãi cá, bãi triều, đầm phá, hải đảo, vụng, vịnh, sông suối, kênh rạch, ao hồ...); sản lượng thuỷ sản (khai thác, nuôi trồng); phân bố (các tỉnh có khai thác và nuôi trồng, các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản). - Lâm nghiệp: Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của cả nước qua các năm, tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích mỗi tỉnh; thành tựu về trồng rừng; giá trị sản xuất lâm nghiệp. Bài 24: Vấn đề phát triển nông nghiệp và thủy sản Công nghiệp chung (Trang số 21) - Thể hiện các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiệp phân theo giá trị sản xuất công nghiệp - Các ngành công nghiệp cơ bản của các trung tâm công nghiệp - Thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm - Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế - Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp Sự phân bố các ngành công nghiệp chủ chốt ở nước ta Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp Các ngành công nghiệp trọng điểm (Trang số 22) *Bản đồ công nghiệp năng lượng Thể hiện sự phân bố các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, cụm diezen, các nhà máy thuỷ điện đang xây dựng và các mỏ than, mỏ dầu đang khai thác, hệ thống đường dây tải điện 500kv, trạm biến áp - Biểu đồ phụ thể hiện sản lượng dầu thô, than sạch qua các năm - Biểu đồ tròn giá trị sản xuất của ngành năng lượng trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp *Bản đồ công nghiệp thực phẩm. - Thể hiện sự phân bố và quy mô giá trị ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (tỷ đồng) - Biểu đồ cột chồng: Thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm qua các năm (tỷ đồng) - Biểu đồ tròn thể hiện giá trị sản xuất của công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. GTVT (Trang số 23) - Thể hiện các tuyến đường giao thông chính ở nước ta - Các đầu mối giao thông Bài 30: Vấn đề phát triển GTVT và TTLL Thương mại (Trang số 24) - Thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ các tỉnh tính theo đầu người. - Tổng số người kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ của các tỉnh. - Xuất nhập khẩu của các tỉnh - Thể hiện kim ngạch buôn bán giữa các nước - Thể hiện cơ cấu giá trị hàng xuất nhập khẩu - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ qua một số năm - Xuất nhập khẩu hàng hoá qua các năm (tỷ USD) Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch Du lịch (Trang số 25) - Thể hiện các trung tâm du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trên nền địa hình nước ta - Biểu đồ cột thể hiện khách du lịch và doanh thu từ du lịch qua các năm - Biểu đồ tròn thể hiện khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các năm - Hình ảnh về tài nguyên du lịch nhân văn (cố đô Huế), tự nhiên (Vịnh Hạ Long) Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch Bước 3: Giáo viên cần chuẩn bị bài kĩ Trong quá trình chuẩn bị bài lên lớp, GV cần chú ý dự kiến những kiến thức sẽ được khai thác từ Atlat, cách thức khai thác những kiến thức đó; dự kiến cả những kĩ năng HS cần sử dụng. Đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn phù hợp thông qua việc thiết kế những hoạt động dạy học ở từng phần trong từng bài với các câu hỏi, bài tập chi tiết cho từng nội dung bài học; chú ý việc khai thác kĩ năng địa lý của HS để các em được rèn luyện, đồng thời phát triển phương pháp tự học địa lý. Bước 4: Lập dàn ý từng bài cho ngắn gọn, logic, hợp lí thuận tiện cho việc khai thác atlat Làm việc với SGK Địa lí 12: Xác định những kiến thức được thể hiện trên trang bản đồ của Atlat Địa lí. Sắp xếp, hình thành một đề cương (dàn ý) ngắn gọn, lô gic, hợp lí, thuận tiện cho việc tìm kiến thức trên Atlat nhưng vẫn đảm bảo được kiến thức và kỹ năng cần đạt được theo yêu cầu trong chuẩn kiến thức kỹ năng và giảm tải chương tr
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_khai_thac_kien_thuc_dia_li_cac_nganh.doc