SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải dạng bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa học

SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải dạng bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa học

Đổi mới phương pháp dạy học là công việc vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học hiện nay để nâng cao hiệu quả trong giáo dục, đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của học sinh, phụ huynh, của nghành giáo dục và của toàn xã hội. Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi và áp dụng tốt vào môn học của mình phụ trách để nâng cao hiệu quả dạy học, hiệu quả ấy được đánh giá rõ ràng qua các kì thi và việc học sinh áp dụng kiến thức, kĩ năng môn học vào cuộc sống. Hơn nữa với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay việc sử dụng một số phương pháp giải tự luận trước đây đã không còn phù hợp, yêu cầu đặt ra với mỗi học sinh là trong một thời gian ngắn nhất phải tìm ra được chính xác đáp án, hình thức thi trắc nghiệm là cơ hội tốt để các em thể hiện các thủ thuật và áp dụng các phương pháp ngắn gọn, hiệu quả tạo tối ưu nhất định đối với các em khác.

Là một giáo viên thường xuyên được tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8, 9 nhiều năm. Trong thời gian dạy học, tôi thấy rằng trong các kì thi học sinh giỏi THCS, THPT, đại học đều đề cập đến một số lượng đáng kể dạng bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” hầu như năm nào cũng có. Đây là một trong những dạng bài tập khó vì học sinh phải nhớ và hiểu được một khối lượng kiến thức khổng lồ về tính chất vật lí, tính chất hóa học cũng như phương pháp điều chế từng loại chất vô cơ: Kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối và các hợp chất hữu cơ: Hợp chất hiđrocacbon, rượu etylic, axit axetic. Mặt khác các em còn phải nhạy bén trong việc phát hiện sự khác nhau về tính chất của các chất. Vì vậy để giúp học sinh giải thành thạo dạng bài tập này là yêu cầu hết sức cần thiết đối với người giáo viên dạy bộ môn Hóa học.

 

doc 25 trang thuychi01 34292
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải dạng bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 GIẢI DẠNG BÀI TẬP TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC
 Người thực hiện: Phạm Thị Ngân 
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lam Sơn – Thọ Xuân
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Trang
1 – PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................
2
1.1. Lí do chọn đề tài .......................................................................
3
1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................
3
2 – NỘI DUNG ..............................................................................
3
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN ........................................................
3
2.1.1. Khái niệm tách chất ..........................................................
3
2.1.2. Các dạng bài tách chất .....................................................
 2.1.3. Các bước để làm một bài tập tách chất bằng phương pháp hóa học ........................................................................................
4
 2.1.4. Một số phản ứng tách và phản ứng tái tạo lại chất ban đầu ....
4
2.2. Thực trạng của vấn đề ..........................................................
5
2.3. Các biện pháp đã thực hiện giải quyết vấn đề ....................
5
2.3.1-Dạng 1: Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp ......................
6
 a.Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn .....................
7
 b.Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp chất khí .....................
8
 c.Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp chất lỏng (dung dịch) ......................................................................................................
9
 2.3.2. Dạng 2: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp .....................
12
 a. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn ................
12
 b. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp khí ........................
14
 c. Tách riêng từng chất ra khỏi dung dịch ............................
15
2.4. Hiệu quả của SKKN ...............................................................
19
3 - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......................................................
20
 3.1. Kết luận .................................................................................
20
 3.2. Kiến nghị ...............................................................................
21
Tài liệu tham khảo ..........................................................................
23
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là công việc vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học hiện nay để nâng cao hiệu quả trong giáo dục, đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của học sinh, phụ huynh, của nghành giáo dục và của toàn xã hội. Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi và áp dụng tốt vào môn học của mình phụ trách để nâng cao hiệu quả dạy học, hiệu quả ấy được đánh giá rõ ràng qua các kì thi và việc học sinh áp dụng kiến thức, kĩ năng môn học vào cuộc sống. Hơn nữa với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay việc sử dụng một số phương pháp giải tự luận trước đây đã không còn phù hợp, yêu cầu đặt ra với mỗi học sinh là trong một thời gian ngắn nhất phải tìm ra được chính xác đáp án, hình thức thi trắc nghiệm là cơ hội tốt để các em thể hiện các thủ thuật và áp dụng các phương pháp ngắn gọn, hiệu quả tạo tối ưu nhất định đối với các em khác.
Là một giáo viên thường xuyên được tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8, 9 nhiều năm. Trong thời gian dạy học, tôi thấy rằng trong các kì thi học sinh giỏi THCS, THPT, đại học đều đề cập đến một số lượng đáng kể dạng bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” hầu như năm nào cũng có. Đây là một trong những dạng bài tập khó vì học sinh phải nhớ và hiểu được một khối lượng kiến thức khổng lồ về tính chất vật lí, tính chất hóa học cũng như phương pháp điều chế từng loại chất vô cơ: Kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối và các hợp chất hữu cơ: Hợp chất hiđrocacbon, rượu etylic, axit axetic. Mặt khác các em còn phải nhạy bén trong việc phát hiện sự khác nhau về tính chất của các chất. Vì vậy để giúp học sinh giải thành thạo dạng bài tập này là yêu cầu hết sức cần thiết đối với người giáo viên dạy bộ môn Hóa học.
Ở trường THCS, chỉ khi học lên lớp 8 học sinh mới bắt đầu được học bộ môn Hóa học, thời gian học không nhiều (2 tiết/tuần). Mặt khác, số tiết luyện tập trong chương trình lớp 8, 9 lại rất ít chỉ có 5 trong số 70 tiết học, nên việc rèn kĩ năng cho học sinh với giáo viên gặp không ít khó khăn, vì vậy học sinh rất hay quên kiến thức nếu như không có phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh dễ hiểu, dễ làm, dễ nhớ, dễ vận dụng, gắn với việc giải bài tập Hóa học. Như vậy, để có kỹ năng giải bài tập Hóa học thì trước hết các em phải biết phân dạng bài tập và biết các bước giải cho từng dạng bài. Nếu chỉ theo phân phối chương trình và nội dung kiến thức trong sách giáo khoa thì học sinh khó có thể có những kỹ năng và thao tác làm nhanh và chính xác được tất cả các dạng bài, đặc biệt với những dạng bài ít gặp. Trong đó có dạng bài “Tách chất ra khỏi hỗn hợp”, các em thường lúng túng, không xác định được cách giải khi gặp và thường cho là loại bài khó.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với những suy nghĩ làm thế nào giúp học sinh giải tốt các bài tập Hóa học phần “Tách chất ra khỏi hỗn hợp”, tôi đã tìm hiểu tài liệu, đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong thực tế giảng dạy và dự giờ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp tôi đã chọn thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải dạng bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp
 bằng phương pháp hóa học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học Hoá học.
- Giúp học sinh hiểu được các dạng và phương pháp giải các dạng bài tập tách chất bằng phương pháp hóa học.
- Nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, đặc biệt là trong giải bài tập hoá học.
- Là tài liệu rất cần thiết cho việc giảng dạy, ôn học sinh giỏi lớp 9 và giúp giáo viên hệ thống hoá được kiến thức, phương pháp dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải dạng bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa học .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, các tài liệu bồi dưỡng HSG môn Hoá học.
- Tham khảo đề thi HSG cấp Huyện, cấp tỉnh, đề thi vào các trường THPT như trường THPT chuyên Lam Sơn và trường THPT chuyên của các tỉnh khác, rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy, ôn thi HSG huyện, HSG tỉnh và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng trong khảo sát thực trạng ban đầu khi chưa áp dụng SKKN tại đơn vị trường THCS Lam Sơn và đội tuyển HSG lớp 9 môn Hóa học huyện Thọ Xuân.
- Thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng trong việc thống kê, xử lí kết quả bài kiểm tra của HS trước và sau khi thực hiện đề tài.
1.5. Những điểm mới của SKKN
	Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh thông qua bài tập tách chất bằng phương pháp hoá học.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
Do yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước ta theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần hoà nhập với cộng đồng quốc tế, mà mục tiêu của giáo dục nói chung đã có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp giảng dạy môn hoá học nói riêng là tất yếu khách quan. Mục tiêu giáo dục của các cấp học đều chú ý đến hình thành các năng lực cho học sinh, đó là: Năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực thích ứng.
Đối chiếu với yêu cầu trên thì tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh giải bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong môn Hoá học THCS là một trong những việc làm cần thiết, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu môn học nói riêng. 
2.1.1. Khái niệm tách chất
	Tách chất là nhóm các phương pháp vật lí, hóa học, hóa lí nhằm đi từ một hỗn hợp phức tạp thành hỗn hợp đơn giản rồi thành từng chất.
2.1.2. Các dạng bài tách chất
a. Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp
	Tách riêng chất A trong hỗn hợp gồm 4 chất (A, B, C, D) là tìm cách loại B, C, D để chỉ còn lại A nguyên chất. Ta không thu hồi lại các chất B, C, D (xem như tạp chất), nhưng nếu đã chuyển A thành chất khác thì phải đưa chất A về dạng ban đầu của nó bằng một phản ứng thích hợp.
 b. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp
	 Là chuyển từng chất trong hỗn hợp về trạng thái riêng lẻ ở dạng nguyên chất và tinh khiết. Ví dụ tách hỗn hợp bốn chất (A, B, C, D) nghĩa là tách riêng từng chất một, sau đó phải đưa các chất ấy về trạng thái ban đầu của nó. Như vậy ngoài việc nhớ, hiểu các phản ứng đặc trưng, ta còn phải biết phương pháp điều chế (kim loại, phi kim, oxit, bazơ, muối, hợp chất hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon...)
Ta cần dùng hai loại phản ứng:
	- Phản ứng tách riêng: Chuyển các chất cần tách thành sản phẩm mới ở dạng có thể tách ra khỏi hỗn hợp một cách dễ dàng (kết tủa, bay hơi hay phân tích cho hai chất lỏng không hòa lẫn nhau)
 	 - Phản ứng tái tạo: Từ sản phẩm tách ra từ hỗn hợp nêu trên, phải thực hiện phản ứng để điều chế lại chất ban đầu.
2.1.3. Các bước để làm một bài tập tách chất bằng phương pháp hóa học
	- Phân tích đề bài
	- Viết sơ đồ tách chất
	- Trình bày cách tiến hành bằng lời giải - Viết các PTHH minh họa
	Trong ba bước trên thì bước viết sơ đồ tách chất là quan trọng nhất vì học sinh phải biết phân tích đề bài, hiểu được tính chất đặc trưng của từng chất để tìm phản ứng tách thích hợp. 
Sơ đồ tách chất: 
 B
 + X
 Hỗn hợp A, B XY
 Phản ứng tách + Y
 AX ( tan) 
	 Pư tái tạo A
Sơ đồ được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn chất X chỉ tác dụng với chất A (mà không tác dụng với chất B trong hỗn hợp) để chuyển A thành AX ở dạng kết tủa, bay hơi hoặc hòa tan, sau đó tách ra khỏi B (bằng cách lọc hoặc tự tách)
	- Bước 2: Điều chế lại chất A từ chất AX
Một số chú ý :
	- Ta chỉ thu được chất tinh khiết nếu chất đó không lẫn chất khác cùng trạng thái.
 - Nếu hỗn hợp A, B đều tác dụng được với X thì dùng chất X chuyển cả A, B trong hỗn hợp thành A’, B’ rồi tách A’, B’ thành 2 chất nguyên chất. Sau đó tiến hành bước 2 (điều chế lại A từ A’, B từ B’ )
2.1.4. Một số phản ứng tách và phản ứng tái tạo lại chất ban đầu 
a. Chất vô cơ
Chất cần tách
Phản ứng tách và phản ứng tái tạo lại chất ban đầu
Al (Al2O3, hợp chất nhôm)
Al NaAlO2 Al(OH)3↓Al2O3 Al
Zn (ZnO)
Zn Na2ZnO2 Zn(OH)2↓ ZnO Zn
Mg
Mg MgCl2 Mg(OH)2 ↓ MgCl2 Mg
Fe (FeO hoặc Fe2O3)
Fe FeCl2 Fe(OH)2 ↓FeO Fe
Cu (CuO)
Cu CuSO4 Cu(OH)2↓ CuO Cu
a. Chất hữu cơ
Chất cần tách
Phản ứng tách và phản ứng tái tạo lại chất ban đầu
 Anken 
CnH2n CnH2nBr2 CnH2n
Ankin 
R-C CH R-C CAg R-C CH
Ancol
2R-OH2R-ONa2R-OH
Phenol
C6H5OH C6H5ONa C6H5OH
Axit cacboxylic
 R-COOHR-COONa R-COOH
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
	Trường THCS Lam Sơn được trang bị khá đầy đủ về trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. Các dụng cụ, hoá chất đầy đủ, nên rất thuận lợi cho việc học sinh được quan sát, thực hành thí nghiệm. Từ đó giúp học sinh nắm vững về tính chất của các chất, các phản ứng đặc trưng. Đây là cơ sở vững chắc để các em làm tốt dạng bài tập này. Bên cạnh đó ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn luôn quan tâm sát sao đến chuyên môn của từng đồng chí cán bộ, giáo viên. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá và góp ý rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy để cùng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác bản thân giáo viên bồi dưỡng nắm vững kiến thức, nội dung chương trình, tâm huyết với nghề, với học sinh và không ngừng học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi kinh nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Học sinh trong đội tuyển môn Hóa học của trường và của huyện chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Phụ huynh học sinh có trách nhiệm, nhiệt tình ủng hộ.
2.2.2. Khó khăn
	Trong quá trình dạy học bộ môn Hóa học nói chung và bồi dưỡng về chủ đề tách chất ra khỏi hỗn hợp nói riêng giáo viên cũng như học sinh gặp không ít khó khăn đó là: Có rất nhiều tài liệu, sách tham khảo viết về chuyên đề tách chất nhưng tài liệu phù hợp để dạy học sinh đại trà cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS thì rất ít. Mặt khác để làm bài tập dạng này học sinh phải làm chủ lượng kiến thức rất rộng về tính chất lý, hoá, ứng dụng, điều chế các chất và phân loại chất có trong chương trình, những loại phản ứng hoá học và điều kiện xảy ra của các phản ứng đó. Vì vậy để làm thành thạo dạng bài tập này là một quá trình ôn luyện lâu dài. Không những vậy khả năng phân tích đề bài, nhận dạng loại bài tập, trình bày lời giải đối với học sinh trong nhà trường còn nhiều hạn chế.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp thực hiện:
a. Điều tra đối tượng:
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải bài tập và nhất là còn lúng túng khi làm bài tập về “Tách chất ra khỏi hỗn hợp”. Các em mất khá nhiều thời gian để xác định và phân dạng bài tập, phần thời gian còn lại để các em tìm phương pháp giải phù hợp, trình bày lời giải không còn là bao nhiêu. Việc học sinh không giải được hoặc giải sai bài tập chưa đủ cơ sở để kết luận các em không hiểu biết gì về kiến thức và kĩ năng Hóa học mà do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do các em không hiểu điều kiện của bài tập, không biết vận dụng kiến thức nào để giải bài tập, không biết cách thức thực hiện cụ thể vì yếu về khă năng nhận biết, phân loại các chất, chưa biết vận dụng tính chất hóa học của chất nên viết phương trình hóa học sai,...Bởi vậy cho nên kết quả chất lượng của môn Hóa học 9 những năm chưa thực hiện đề tài này chưa cao. Cụ thể: 
Năm học
Số học sinh
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2015 - 2016
125
5
4
7
5,6
110
88
3
2,4
b. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
- Khảo sát tìm hiểu đối tượng
- Xây dựng cơ sở lí luận, thực tiễn tìm ra phương pháp phù hợp.
- Tổ chức thực hiện, áp dụng vào thực tiễn giảng dạy.
- Đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm.
c. Tiến hành thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm sư phạm bằng các bài dạy tự chọn và luyện tập có khảo sát chất lượng trong các tiết dạy để thấy được hiệu quả.
2.3.2. Tổ chức thực hiện
Từ thực trạng trên, để áp dụng đề tài vào trong công tác giảng dạy tôi đã chọn lọc và nhóm các bài tập theo dạng, xây dựng nguyên tắc áp dụng cho mỗi dạng, biên soạn bài tập mẫu và các bài tập vận dụng, nâng cao.
Tôi đã phân chia một số dạng bài tập tách chất vô cơ bằng phương pháp hóa học và đã được vận dụng trong quá trình giảng dạy như sau:
2.3.2.1. DẠNG 1: Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp
	Đây là dạng bài tập tách chất đơn giản nhất, trong đó chất được tách ra thường là chất không phản ứng được với chất X, hoặc là chất duy nhất cho được phản ứng so với các chất có trong hỗn hợp. Chỉ cần thực hiện bước 1.
	a. Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn
Đối với loại bài tập tách chất rắn ra khỏi hỗn hợp ta thường chọn chất X là chất để hòa tan chất A, không hòa tan chất B.
Ta có thể :
+ Dùng axit để hòa tan (kim loại, oxit bazơ hay oxit lưỡng tính, muối cacbonat, sunfua...)
+ Dùng dung dịch bazơ để hòa tan hidroxit lưỡng tính, hòa tan oxit axit không tan trong nước.
Ví dụ 1: Tách riêng Cu ra khỏi hỗn hợp gồm vụn Cu và Fe bằng phương pháp hóa học.
Hướng dẫn: Chọn chất tác dụng được với Fe nhưng không tác dụng được với Cu. Theo ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học thì đó là axit HCl hoặc H2SO4 loãng
Sơ đồ tách: 	 Cu
 Hỗn hợp Cu, Fe 
 Dd FeCl2, dd HCl dư
Giải: 
Cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư, sắt sẽ tan ra.Chất rắn không phản ứng chính là đồng.
PTHH:	Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
Lọc dung dịch ta sẽ thu được Cu
Sau khi hướng dẫn học sinh tỉ mỉ cách giải bài tập 1, giáo viên đưa ra một số bài tập tương tự để học sinh luyện.
 Ví dụ 2: Quặng nhôm có Al2O3 lẫn các tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Bằng phương pháp hóa học hãy tách Al2O3 ra khỏi hỗn hợp. Viết phương trình phản ứng minh họa. (Trích đề bài tập bồi dưỡng hóa học trung học cơ sở của Vũ Anh Tuấn)
	Hướng dẫn: SiO2 là oxit axit và Al2O3 là oxit lưỡng tính tác dụng được với dung dịch kiềm còn Fe2O3 là oxit bazơ nên không tác dụng được với dung dịch kiềm. Dùng dung dịch kiềm loại bỏ Fe2O3. Nước lọc gồm Na2SiO3, NaAlO2 NaOH dư. Sục khí CO2 vào nước lọc tạo kết tủa Al(OH)3. Nung kết tủa thu được Al2O3.
	Sơ đồ tách: 
Al2O3 	 Fe2O3
SiO2 +NaOH dư
Fe2O3 NaHCO3, Na2SiO3
 Na2SiO3, NaAlO2 +CO2 dư
 NaOH dư
	Al(OH)3 Al2O3 
 Giải: 	
 	Đun nóng hỗn hợp với dung dịch NaOH đặc dư
	 SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O
	 Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
	Lọc tách phần dung dịch rồi dẫn khí CO2 tới dư vào
	 CO2 + NaOH → NaHCO3
	 CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3 ¯+ NaHCO3
	Lọc tách kết tủa rồi nung ở nhiệt độ cao thu được Al2O3
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
b. Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp chất khí
	Ta thường lựa chọn chất X là chất để hấp thụ A (giữ lại trong dung dịch).
	Ví dụ 1. Tách riêng khí O2 ra khỏi hỗn hợp CO2, Cl2, O2, (Trích đề bài tập bồi dưỡng hóa học trung học cơ sở của Vũ Anh Tuấn)
 Hướng dẫn: Trong các khí trên khí CO2, Cl2 bị hấp thụ bởi dd NaOH tạo thành dd Na2CO3, NaCl, NaClO. Thu được O2
 Sơ đồ tách: Na2CO3, NaCl, NaClO.
 	Hỗn hợp CO2, Cl2, O2 
 Giải: O2
 	Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch NaOH dư.
 PTHH: CO2 + 2NaOH Na2CO3 +H2O
 Cl2 + 2NaOH 	 NaClO + NaCl + H2O
 	Khí O2 thoát ra làm khô bằng H2SO4 (đặc) thu được O2
	Ví dụ 2. Bằng phương pháp hóa học hãy tách SO2 ra khỏi hỗn hợp gồm các khí SO2, SO3, O2. (Trích đề thi HSG lớp 9 cấp tỉnh Thanh Hóa Năm học 2006-2007)
	Hướng dẫn. Trong các khí trên thì hai khí SO2 và SO3 bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm, còn khí O2 thì không bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm. Khí SO2 tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối sunfit và khí SO3 tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối sunfat. Cho hỗn hợp muối tác dụng với H2SO4 loãng thì chỉ có muối sunfit tác dụng tạo thành khí SO2.
	Sơ đồ tách:	 Na2SO3, Na2SO4 SO2
 SO2, SO3, O2 
 O2 
 Giải. 
 Cho hỗn hợp qua dd NaOH dư, thu được O2:
 SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O 
 SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O
 Dung dịch thu được tác dụng với H2SO4 loãng thu được SO2 : 
 Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + SO2.
Ví dụ 3. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng khí CH4 ra khỏi hỗn hợp gồm có CO2, SO2, NH3. 
Hướng dẫn: 
 Trong các khí trên thì khí NH3 bị hấp thụ bởi dung dịch H2SO4, còn các khí CO2, SO2, CH4 thì không bị hấp thụ bởi dung dịch H2SO4. Khí CO2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm còn CH4 thì không tác dụng.
Sơ đồ tách: (NH4)2SO4 Na2CO3,Na2SO3 
 +H2SO4 dư 
CO2,SO2,NH3,CH4 +NaOH 
 CO2, SO2, CH4
 CH4 
 Giải. 
Dẫn hỗn hợp 4 khí sục qua dung dịch H2SO4 dư, chỉ có NH3 bị giữ lại tạo thành muối, còn CH4, SO2, SO2 thoát ra, thu lấy 3 khí này:
 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4
Dẫn hỗn hợp 3 khí CH4, SO2, SO2 qua dung dịch NaOH dư, khí CH4 không phản ứng đi ra khỏi dung dịch, các khí CO2, SO2 tác dụng với dung dịch NaOH nên bị giữ lại trong dung dịch. 
 CO2 + 2NaOH 	Na2CO3 + H2O
 SO2 + 2NaOH 	Na2SO3 + H2O
Cho H2SO4 đặc hấp thụ hơi nước ta thu được CH4 tinh khiết.
c. Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp các chât lỏng (dung dịch hoặc chất rắn đã hòa tan thành dung dịch)
 	Đối với hỗn hợp lỏng (hoặc dung dịch) ta chọn chất X thường là dung dịch để tạo kết tủa hoặc chất khí bay hơi.
	Ví dụ 1. Bằng phương pháp hóa học tách riêng FeSO4 ra khỏi dung dịch chứa FeSO4 và CuSO4. (Trích đề bài tập nhận biết và tách chất của Ngô Ngọc An).
 Hướng dẫn: Chọn chất tác dụng với dd CuSO4 để tách Cu ra và dd còn lại là Fe

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_giai_dang_b.doc