SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 học Luyện từ và câu theo hướng tích cực

SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 học Luyện từ và câu theo hướng tích cực

Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng trong quá trình học tập của học sinh ở trường Tiểu học. Tiếng Việt là môn học có nhiệm vụ rèn cho học sinh 4 kĩ năng: “ Nghe - nói - đọc - viết” và là một môn học đặc trưng bởi nó kết hợp nhiều phân môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn. Trong đó, phân môn Luyện từ và câu là phân môn có tính chất tích hợp nhiều nhất. Qua phân môn Luyện từ và câu học sinh được học và có khả năng dùng từ đặt câu một cách thành thạo và chính xác. Từ đó giúp học sinh biết cách viết một bài văn hay giàu hình ảnh và giao tiếp tốt trong quá trình sống. Thông qua môn Tiếng Việt con người thực hiện quá trình tư duy- chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm cho nhau, làm cho con người hiểu nhau hơn. Vì vậy họ biết cùng hợp tác, chia sẻ với nhau những buồn vui, sướng khổ trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong lao động. Trong quá trình sống con người cần phải giao tiếp với nhau không chỉ bằng ngôn ngữ nói mà ngôn ngữ viết cũng rất cần thiết. Nếu viết không thành câu, không rõ nghĩa thì người đọc sẽ không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết muốn thông báo. Như vậy quá nguy hiểm. Vì vậy ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì lẽ đó việc hướng dẫn cho học sinh nói và viết thành câu là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề này phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng của mỗi giáo viên. Người giáo viên cần giảng dạy theo hướng đổi mới phân môn Luyện từ và câu như thế nào để đáp ứng được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh và giúp học sinh thích thú học tập. Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Luyện từ và câu ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất đang là vấn đề nan giải cần phải bàn bạc, giải quyết. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Luyện từ và câu là phân môn khó trong môn Tiếng Việt. Nó giúp học sinh hình thành và rèn luyện khả năng dùng từ, viết câu, nói năng có chủ ngữ, vị ngữ, có đầu, có cuối thì người nghe, người đọc mới hiểu. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại học. Do đó, giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao.

Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, tôi tiến hành nghiên cứu và mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu của mình thông qua: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 học Luyện từ và câu theo hướng tích cực.” Vì thời gian và năng lực có hạn, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu hai dạng bài tập :“ Mở rộng vốn từ và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể.”

 

doc 17 trang thuychi01 10075
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 học Luyện từ và câu theo hướng tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Thứ tự
Tên tiêu đề
Trang
1
I.Mở đầu
2
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
2
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
6
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
4
7
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
8
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
4
9
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
14
11
III. Kết luận, kiến nghị.
15
12.
3.1.Kết luận.
15
13.
3.2. Kiến nghị.
15
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng trong quá trình học tập của học sinh ở trường Tiểu học. Tiếng Việt là môn học có nhiệm vụ rèn cho học sinh 4 kĩ năng: “ Nghe - nói - đọc - viết” và là một môn học đặc trưng bởi nó kết hợp nhiều phân môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn. Trong đó, phân môn Luyện từ và câu là phân môn có tính chất tích hợp nhiều nhất. Qua phân môn Luyện từ và câu học sinh được học và có khả năng dùng từ đặt câu một cách thành thạo và chính xác. Từ đó giúp học sinh biết cách viết một bài văn hay giàu hình ảnh và giao tiếp tốt trong quá trình sống. Thông qua môn Tiếng Việt con người thực hiện quá trình tư duy- chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm cho nhau, làm cho con người hiểu nhau hơn. Vì vậy họ biết cùng hợp tác, chia sẻ với nhau những buồn vui, sướng khổ trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong lao động. Trong quá trình sống con người cần phải giao tiếp với nhau không chỉ bằng ngôn ngữ nói mà ngôn ngữ viết cũng rất cần thiết. Nếu viết không thành câu, không rõ nghĩa thì người đọc sẽ không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết muốn thông báo. Như vậy quá nguy hiểm. Vì vậy ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì lẽ đó việc hướng dẫn cho học sinh nói và viết thành câu là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề này phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng của mỗi giáo viên. Người giáo viên cần giảng dạy theo hướng đổi mới phân môn Luyện từ và câu như thế nào để đáp ứng được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh và giúp học sinh thích thú học tập. Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Luyện từ và câu ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất đang là vấn đề nan giải cần phải bàn bạc, giải quyết. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Luyện từ và câu là phân môn khó trong môn Tiếng Việt. Nó giúp học sinh hình thành và rèn luyện khả năng dùng từ, viết câu, nói năng có chủ ngữ, vị ngữ, có đầu, có cuối thì người nghe, người đọc mới hiểu. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại học. Do đó, giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao. 
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, tôi tiến hành nghiên cứu và mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu của mình thông qua: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 học Luyện từ và câu theo hướng tích cực.” Vì thời gian và năng lực có hạn, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu hai dạng bài tập :“ Mở rộng vốn từ và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể.”
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng dạy và học Luyện từ và câu lớp 4. Qua đó tìm hiểu nguyên nhân những tồn tại của việc học tập Mở rộng vốn từ ; xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể và rút ra ưu khuyết điểm trong việc dạy học loại bài này của học sinh. Từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp cần thiết phù hợp với thực tế nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy – học loại bài Mở rộng vốn từ ; xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể nói riêng và dạy Luyện từ và câu của học sinh tiểu học nói chung.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng học tập hai dạng luyện từ và câu Mở rộng vốn từ và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể.”của học sinh lớp 4B trường Tiểu học Yên Lâm.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Đọc và nghiên cứu tài liệu.
	- Quan sát dự giờ.
	- Điều tra, khảo sát, thực nghiệm.
	- Phương pháp dùng biểu bảng thống kê.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Như chúng ta đã biết, bậc Tiểu học là bậc học quan trọng và là nền tảng vững chắc để các em học lên các bậc học cao hơn. Trong quá trình học tập của học sinh môn Tiếng Việt chiếm một vị trí hết sức quan trọng và không thể thiếu ttrong quá trình học tập của học sinh. Bởi nó hình thành và phát triển tư duy thông qua ngôn ngữ nói và viết. Lê - nin khẳng định:
“ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người.”
	Tạp chí ngôn ngữ học có nêu:“Việc nắm vững Tiếng Việt quyết định thành quả học tập ở trường Tiểu học.” Một mặt nó là khởi đầu của mọi môn học, mặt khác nó hình thành tư duy rõ ràng. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống xã hội. Chính vì vậy, Tiếng Việt là công cụ đầu tiên của tư duy. Để hình thành ngôn ngữ giao tiếp không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà bằng cả ngôn ngữ viết. Thì việc hướng dẫn, giúp đỡ để học sinh nói - viết thành câu là cả một quá trình quan trọng và cần thiết. Để học sinh thực hiện tốt được nhiệm vụ giao tiếp thì phân môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng là không thể thiếu được trong quá trình học tập của học sinh Tiểu học. Ngôn ngữ là thứ công cụ có tác dụng vô cùng to lớn. Nó có thể diễn tả tất cả những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy biết được những giá trị trừu tượng mà các giác quan không thể vươn tới được. Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn diện học sinh phải kể đến Luyện từ và câu, một phân môn chiếm thời lượng khá lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn...song song tồn tại với các môn học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới trong các môn học khác. Tầm quan trọng đó đã được rèn rũa luyện tập nhuần nhuyễn trong quá trình giải quyết các dạng bài tập trong môn Luyện từ và câu lớp 4.
2.2. Thực trạng của dạy – học Luyện từ và câu lớp 4.
Việc giải quyết các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4 có hiệu quả đặt ra cho giáo viên Tiểu học là một vấn đề không phải đơn giản. Qua thực tế dạy tôi đã gặp phải không ít những khó khăn. Bởi đây là chương trình thay sách lớp 4. Cùng tồn tại với nó là từ ngữ và ngữ pháp của chương trình cải cách đều đảm nhiệm cung cấp vốn từ cho học sinh, việc hướng dẫn làm các bài tập Luyện từ và câu mang tính chất máy móc, không mở rộng cho học sinh nắm sâu kiến thức của bài. Về phía học sinh, làm các bài tập chỉ biết làm mà không hiểu tại sao làm như vậy, học sinh không có hứng thú trong việc giải quyết kiến thức. Do vậy việc tổ chức cho học sinh hoàn thành các các bài tập Luyện từ và câu là vấn đề trăn trở cho các giáo viên và ngay bản thân tôi.
 Trong quá trình dạy học cũng như việc phát hiện học sinh năng khiếu, tôi 
cũng như một số giáo viên khác khi dạy đến tiết Luyện từ và câu, đặc biệt Mở rộng vốn từ và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể ... bộc lộ không ít hạn chế. Chính vì vậy học sinh rất khó xác định, dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán không thu hút học sinh vào hoạt động này. Để tháo gỡ khó khăn đó rất cần có một phương pháp tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất cho tiết dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
 	a. Thuận lợi:
* Đối với giáo viên:
 	Sự chỉ đạo chuyên môn sát sao của BGH, tổ chuyên môn có vai trò tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu. 
 	Qua các tiết dạy mẫu, học chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn hàng tuần,... đã giúp nhiều giáo viên thành công khi dạy Luyện từ và câu.
 	Giáo viên đã thấy được tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người học nên đã chú tâm nhiều đến môn học này.
* Đối với học sinh:
 	Học sinh thích học và ham học, thích tìm tòi khám phá. Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng có nội dung phong phú, sách giáo khoa được trình bày đẹp, khoa học hấp dẫn sự tò mò khám phá của học sinh và cũng phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em.
 	Các em đã được học chương trình thay sách từ lớp 1, đặc biệt là các em đã được học và nắm vững kiến thức, kỹ năng của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2, lớp 3 như kỹ năng đặt câu theo mẫu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Đặt câu hỏi với bộ phận cho trước; Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Như thế nào? Vì sao? Bằng gì? Ở đâu? Mở rộng vốn từ, Tìm các
biện pháp so sánh, nhân hóa, Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4.
b. Khó khăn: 
*Đối với học sinh:
 	Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao. Sự hiểu biết của học sinh lớp về phân môn Luyện từ và câu còn hạn chế. 
 Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh chưa phong phú nên sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học trực tiếp trên lớp, gây khó khăn cho giáo viên giảng dạy. Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành cá nhân. Cụ thể là: các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgic; tính sáng tạo trong thực hành chưa cao, chưa biết thể hiện cách chấm câu, chưa sử dụng hình ảnh gợi tả, gợi cảm, so sánh trong quá trình đặt câu. Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng thành câu của riêng mình. 
 	* Đối với giáo viên:
 	Luyện từ và câu là phân môn khó trong dạy học Tiếng Việt. Một số giáo viên chưa có kiến thức sâu rộng, chưa biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong khi giảng dạy, chưa biết gợi mở trí tò mò, khả năng sáng tạo sự suy nghĩ độc lập ở học sinh. 
 	Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi tiến hành khảo sát chất lượng môn Luyện từ và câu lớp 4 vào tháng 9 - tuần 5 với đề bài như sau: 
 	Em hãy viết một đoạn văn ngắn về bạn em, trong đó có sử dụng một số từ ngữ về trung thực – tự trọng mà em đã học.
Kết quả khảo sát như sau: 
 Tổng số học sinh lớp 4B: 24em.
Nội dung khảo sát
Số 
học sinh
Tỷ lệ %
1.Tìm từ ngữ đúng.
10/24
41,6 %
2. Viết câu phù hợp, dùng từ hợp lý.
11/24
45,8 %
3. Biết dùng từ ngữ phù hợp nội dung yêu cầu.
12/24
50 %
4. Dùng từ ngữ đúng lúc, đúng chỗ thể hiện được câu văn giàu hình ảnh.
8/24
33,3 %
 Qua khảo sát cho thấy học sinh chưa biết cách diễn đạt câu văn đúng với yêu cầu đề bài, vốn từ chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít; do vậy chất lượng bài làm của các em chưa cao, câu văn lủng củng, chưa rõ nét. Kết quả này cũng thể hiện phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Tùy theo nội dung, yêu cầu của mỗi đơn vị học và từng đối tượng học sinh. Giáo viên có thể áp dụng nhiều biện pháp trong cùng một bài, một tiết dạy hoặc một biện pháp chủ đạo kết hợp với một số biện pháp bổ trợ khác để khích thích sự chú ý, ham học của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Qua tập huấn chương trình thay sách, nghiên cứu tài liệu và thực tế giảng tôi thấy để dạy học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 4 theo hướng đổi mới cần thực hiện tốt những biện pháp cơ bản sau:
a. Chú trọng “ Tích hợp- lồng ghép” khi dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
 	Khi dạy Luyện từ và câu giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn,.. để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân môn Luyện từ và câu. Mối quan hệ này thể hiện rất rõ trong cấu trúc của sách giáo khoa: các bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, ở tất cả các phân môn.
 * Dạng bài về mở rộng vốn từ: 
 	Dạng bài này thường có 2 tiết trong một chủ điểm.
Ví dụ: Chủ đề Người ta là hoa đất dạy trong 2 tuần: 19 và 20 gồm các bài Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu,  đều liên quan với nhau. Trong quá trình rèn đọc, khai thác nội dung các bài đọc cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ đề Người ta là hoa đất, ... Cụ thể khi dạy bài Tập đọc Bốn anh tài - Tuần 19, giáo viên khai thác nội dung bài theo hệ thống câu hỏi sau:
+ Sức khỏe và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt?
 (Về sức khỏe: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18. Về tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn – quyết diệt trừ cái ác .)
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương của Cẩu Khây? (Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.)
+ Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai? ( Cẩu Khây đi cùng 3 người bạn gồm: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. )
 + Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? ( Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc; Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai tát nước; Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.)
 	Qua các câu trả lời của học sinh, giáo viên định hướng cho các em ý thức và nhận biết được thế nào là tài năng và sức khỏe, đặc biết là của 4 anh em Cẩu Khây. Từ đó các em học tập tiết Luyện từ và câu sẽ dễ tiếp thu hơn và nắm vững các từ ngữ thuộc chủ điểm Tài năng sẽ học ở ( Tuần 19) – Sức khỏe ( Tuần 20). Từ đó toát lên được nội dung: Con người có tài năng, sức khỏe và lòng dũng cảm sẽ làm được việc lớn và có thể giúp đỡ mọi người.
 	Qua hệ thống câu hỏi, giáo viên giúp cho học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét, đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với quá trình đó, giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra được câu trả lời đúng, cách ứng xử hay.
 	Như vậy, qua tiết học này, học sinh được mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgic, câu văn có hình ảnh, có cảm xúc. Trên cơ sở đó, hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống; hình thành cho học 
sinh kiến thức về mối quan hệ giữa Tập đọc và Luyện từ và câu.
 	Khi viết chính tả, HS cần nắm vững cách sử dụng các dấu câu; thấy được kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại trong bài “ Kim tự tháp Ai Cập”. Hay trong bài chính tả “Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp”. Từ đó thấy được tài năng của con người để mình phải phấn đấu học tập nhiều hơn.
Xuất phát từ các phân môn: Tập đọc, Chính tả đều xoay quanh chủ đề nói về tài năng và sức khỏe, học sinh học tập tiết Luyện từ và câu tuần 19 “Mở rộng vốn từ: Tài năng.”, tuần 20“Mở rộng vốn từ: Sức khỏe.” Với chủ đề này thì phân môn Luyện từ và câu -Tuần 19, 20 cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ đề Tài năng – Sức khỏe thông qua hệ thống các bài tập . Cụ thể: Bài 1: Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài: Tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa vào 2 nhóm.
	Giáo viên giúp các em hiểu nghĩa các từ trên và sắp xếp vào các nhóm từ:
Tài có nghĩa là “ có khả năng hơn người bình thường”
tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa.
Tài có nghĩa là “ tiền của”
tài nguyên, tài trợ, tài sản.
 Bài 2: Đặt câu với một trong các từ nói trên.
Ví dụ: Tô Ngọc Vân là một họa sĩ tài hoa.
	 Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản.
 Bài 3: Tìm trong các tục ngữ dưới đây những câu ca ngợi tài trí của con người:
Người ta là hoa đất.
Chuông có đánh mới kêu 
 Đèn có khêu mới tỏ.
 Nước lã mà vã nên hồ 
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
 GV giúp học sinh hiểu nghĩa của các câu tục ngữ:
a) Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất.
b) Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình.
c) Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn.
Từ đó các em thấy được nghĩa của câu tục ngữ nào ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người. Học sinh suy nghĩ và phát biểu câu a), câu c) là đúng yêu cầu đề bài.
Việc học sinh biết vận dụng những hiểu biết của mình để viết về những người có tài năng, sức khỏe với những câu văn hoàn chỉnh, dễ hiểu, giúp người đọc hiểu được ý nghĩa việc làm, công lao to lớn của họ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, khi dạy tất cả các thể loại bài: giải nghĩa từ, đặt câu theo mẫu, đặt và trả lời câu hỏi, mở rộng vốn từ, so sánh, nhân hóa, của phân môn Luyện từ và câu đều nhằm mục đích giúp học sinh có kỹ năng hình thành văn bản, ngôn bản. Do đó, tích hợp lồng ghép là phương pháp đặc trưng khi dạy phân môn Luyện từ và câu.
 b. Dạy học theo quan điểm giao tiếp:
 	Dạy học theo quan điểm giao tiếp là hình thành cho học sinh kỹ năng diễn đạt thông qua các bài học, hình thành thói quen ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với thầy cô, bố mẹ, ông bà, bạn bè và mọi người xung quanh.
 	Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, giáo viên tạo cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, luyện tập, không quá nặng về lý thuyết như phương pháp dạy học truyền thống. Do vậy học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập, tích cực, sáng tạo trong học tập. Việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh thông qua phân môn Luyện từ và câu đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất.
* Dạng bài tập về Câu kể Ai- làm gì?
 	Đây là dạng bài tập mà chương trình lớp 4 hướng dẫn học sinh cách xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu lần đầu tiên. Nó được mở rộng và phát triển hơn so với lớp 3 là chỉ xác định thành phần chính thứ nhất và thứ hai theo mẫu câu Ai- làm gì?, Ai - thế nào?, Ai - là gì?
 Đọc đoạn văn sau: Hàng trăm con voi đang tiến về phía bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng.
1. Tìm câu kể Ai làm gì? và xác định vị ngữ trong câu vừa tìm được. Nêu ý nghĩa của vị ngữ. Vị ngữ trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành?
Cho HS thảo luận theo cặp khoảng 3 phút.
Đại diện 1 số em nêu kết quả.
Câu 1: Hàng trăm con voi/ đang tiến về phía bãi. 
Câu 2: Người các buôn làng/ kéo về nườm nượp. 
Câu 3: Mấy anh thanh niên/ khua chiêng rộn ràng.
- Yêu cầu HS lên gạch dưới vị ngữ trong các câu trên. Học sinh thực hiện.
Để tìm được vị ngữ các em cần phải đặt câu hỏi gì?
+ Hàng trăm con voi đang làm gì? (  đang tiến về phía bãi.)
+ Người các buôn làng làm gì? (kéo về nườm nượp.)
+ Mấy anh thanh niên làm gì? ( .. . khua chiêng rộn ràng.)
- Ý nghĩa của vị ngữ là gì? (  nêu hoạt động của người, của vật trong câu.)
- Vị ngữ trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành? ( Vị ngữ do động từ (hoặc cụm động từ) tạo thành.)
2. Xác định chủ ngữ trong các câu trên. Nêu ý nghĩa của chủ ngữ. Chủ ngữ trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành?
+ Con gì đang tiến về phía bãi? ( Hàng trăm con voi)
+ Ai kéo về nườm nượp? ( Người các buôn làng)
+ Ai khua chiêng rộn ràng? ( Mấy anh thanh niên).
- Ý nghĩa của chủ ngữ là gì? ( Chủ ngữ chỉ sự vật ( người, con vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.)
- Chủ ngữ trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành?( Chủ ngữ thường do danh từ ( hoặc cụm danh từ ) tạo thành.).
+ Bộ phận chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi gì? ( Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai ?( cái gì, con gì?)
+ Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi gì? ( Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi Làm gì?
Để cũng cố và giúp học sinh nắm vững về câu kể Ai làm gì? tôi yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn kể về việc em cùng các bạn trong tổ làm trực nhật ở lớp, trong đó có sử dụng mẫu câu vừa học.
* Dạng bài tập về Câu kể Ai thế nào?
Dạng bài tập này yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu là một đoạn văn cho trước trang 23 Tiếng Việt 4 – tập 2.
- Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn trên.
- HS thảo luận nhóm và nêu kết quả: xanh um, thưa thớt dần, hiền lành, trẻ và thật khỏe mạnh.
- Để tìm được các từ ngữ trên các em cần phải đặt được câu hỏi phù hợp theo mẫu câu: 
+ Bên đường, cây cối thế nào? ( Bên đường, cây cối xanh um.) 
+ Nhà cửa thế nào?	( Nhà cửa thưa thớt dần.)
+ Chúng ( đàn voi) thế nào? ( Chúng thật hiền lành.)
+ Anh thế nào? ( Anh trẻ và thật khỏe mạnh.)
Giáo viên giúp học sinh nhậ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_4_hoc_luyen_t.doc