SKKN Một số kinh nghiệm huấn luyện nhằm nâng cao thành tích đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD - An nội dung nhận thức chung cho học sinh trường THPT Hoàng Lệ Kha
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm lịch sử. Nắm vững và vận dụng quy luật đó, ngày nay Đảng ta khẳng định: “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam”.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng xác định Giáo dục Quốc phòng - An ninh là một bộ phận quan trọng trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục Quốc phòng - An ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục của cấp THPT.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN GDQP - AN NỘI DUNG NHẬN THỨC CHUNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA Người thực hiện: Trịnh Văn Hùng Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDQP-AN THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm lịch sử. Nắm vững và vận dụng quy luật đó, ngày nay Đảng ta khẳng định: “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam”. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng xác định Giáo dục Quốc phòng - An ninh là một bộ phận quan trọng trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục Quốc phòng - An ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục của cấp THPT. Luật Giáo dục Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã xác định mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tuởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở đó, nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức trách nhiệm công dân; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Trong các nhà trường THPT hiện nay việc giáo dục các em có được tinh thần ham học cũng như sự tìm tòi sáng tạo và lòng tự ào dân tộc là điều hết sức quan trọng đó cũng là mục tiêu của Nhà nước ta, trong đó bộ môn GDQP-AN đóng một vai trò hết sức trọng. Sự hiểu biết tìm tòi và sáng tạo đó cũng như yêu lòng yêu quê hương Đất Nước phải luôn được các Thầy, Cô giáo bồi dưỡng thông qua những tư liệu thực tế, trong đó những lần tập huấn bộ môn có một ý nghĩa to lớn về tri thức đó, cũng là cầu nối tri thức giữa GV và HS. Để có chất lượng đội tuyển thi HSG bộ môn GDQP-AN cũng như việc khẳng định sự hiểu biết của các em đây là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả dạy và học của bộ môn trong nhà trường, đồng thời cũng là một cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng dạy và học của một nhà trường.Đối với bộ môn GDQP-AN cũng vậy, chất lượng HSG sẽ là cơ sở khẳng định việc dạy và học của Thầy Trò.Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu vào ứng dụng một số phương pháp trong huấn luyện nhằm nâng cao thành tích đội tuyển học sinh giỏi môn giáo dục quốc phòng,an ninh nội dung nhận thức cho học sinh trường THPT Hoàng Lệ Kha. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh tại các Trường THPT trong toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và trường THPT Hoàng Lệ Kha noi riêng. - Nhằm xây dựng và nâng cao chất luợng học sinh giỏi ở bộ môn giáo dục quốc phòng,an ninh nội dung nhận thức cho học sinh trường THPT Hoàng Lệ Kha. - Giúp học sinh yêu thích bộ môn giáo dục quốc phòng,an ninh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu -Đối tượng: Đội tuyển HSG môn GDQP-AN, Trường THPT Hoàng Lệ Kha, Năm học (2018 –2019). 1.4. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp quan sát: Quan sát thức tế, thực trạng về công tác chỉ đạo, công tác bồi dưỡng, quá trình học tập, chất lượng học tập của HS giỏi. -Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu sách, báo, giáo trình có liên quan đến công tác bồi dưỡng HS giỏi. Nghiên cứu chất lượng HS giỏi những năm trước. Nghiên cứu công tác chỉ đạo của nhà trường đối với công tác bồi dưỡng HS giỏi. -Phương pháp Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Hoàng Lệ Kha . 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm - Mục tiêu giáo dục: Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại điều 2- Luật Giáo dục). Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt trong công tác giảng dạy bộ môn GDQP-AN, nhất công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Mục tiêu bộ môn: + Về kiến thức: * Học sinh được học sâu những kiến thức trong chương trinh GDQP - AN THPT * Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN về kiến thức và kĩ năng, tạo hứng thú say mê học tập cho học sinh. + Về kĩ năng: * Hình thành kĩ năng trình bày, phân tích, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá, so sánh, tổng hợp.... * Rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh thông qua sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu, làm bài thực hành... * Vận dụng kiến thức vào thực tiễn để rút ra bài học * Biết cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi. Được sự quan tâm tin tưởng của BGH Nhà trường cũng như sự tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong huấn luyện đội tuyển, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp trong tổ bộ môn TD, GDQP-AN. Ngoài ra tôi còn có một thuận lợi không nhỏ đó là về trang thiết bị dạy học đầy đủ và đạt tiêu chuẩn do sở GD & ĐT trang cấp, cũng như tư liệu băng hình trong những lần tập huấn được các chuyên viên hướng dẫn nhiệt tình kết hợp với thực tiễn công tác đã giúp tôi rất nhiều trong huấn luyện. Ngoài ra tôi còn tham khảo ý kiến của một số giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, Địa lí về kiến thức có liên quan, cách làm bài và trình bày bài. 2.2.2. Khó khăn. Bên cạnh những mặt thuận lợi đó chúng tôi còn khó khăn như: - Khuôn viên nhà trường chật hẹp, các phòng học chức năng phòng học chuyên môn còn thiếu. - Quan niệm của một số phụ huynh vẫn còn coi đây là một bộ môn phụ nên việc tập đội tuyển của học sinh còn gặp nhiều hạn chế, không muốn cho con em mình tham gia đội tuyển vì sợ ảnh hưởng đến các môn học khác. - Điều kiện kinh tế nhân dân trong vùng còn khó khăn, chưa đồng đều việc đi lại học tập còn nhiều bất cập, nhiều học sinh ở xa đi học còn phải đi xe buýt nên còn hay muộn học. - Nhiều học sinh còn chưa hứng thú với môn học. 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1.Tuyển chọn, thành lập đội tuyển ngay sau khi kết thúc môn và đầu năm học mới. Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch thành lập đội tuyển. - Dựa vào thành tích học tập qua bài kiểm tra lí thuyết của các em năm học trước để lập danh sách. thành lập đội tuyển - Học tập thảo luận theo bộ đề cho sẳn tích cực và tổ chức thi tuyển. - Kết hợp với giáo viên cùng tổ chuyên môn, giáo viên dạy các bộ môn xã hội và giáo viên chủ nhiệm các lớp có học sinh trong đội dự tuyển để bồi dưỡng các em để các em có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia Hội thao GDQP-AN trong đó có phần thi nhận thức. - Từ các bước thành lập đó giúp chúng tôi có nhiều thời gian hơn trong việc lựa chọn những học sinh vào trong đội tuyển. Đặc biệt là kế hoạch ônluyện ở nhà. -Đội dự tuyển trong quá trình lựa chọn có số lượng đông hơn, chúng tôi tuyển chọn khoảng 6 học sinh có kiến thức tốt về các bộ môn Xã hội không phân biệt nam hay nữ cùng nhau trao đổi và thảo luận qua bộ đề ôn tập mà Thầy đã biên soạn kết hợp với SGK. Mục đích để các em cố gắng ôn luyện trao đổi hiểu sâu vấn đề hơn qua từng bài, sau đó thi tuyển khoảng 3 lần và lấy điểm TB, công bố điểm và lấy đội tuyển chính thức tham dự hội thao HSG cấp tỉnh. Trong 6 em lần đầu chọn 4 em, sau khi lập danh sách cho thi tuyển tiếp lần 2 và chọn 2 em chính thức. Đến thời gian chuẩn bị nạp hồ sơ thi chính thức thông báo đội tuyển tham gia thi HSG cấp tỉnh và cho các em tập làm bài thi có sự giám sát của thầy và chấm điểm rút kinh nghiệm. 2.3.2.Thảo luận trao đổi rút kinh nghiệm qua từng bài. Qua những năm công tác trực tiếp đứng đội tuyển bản thân tôi đã có những trải nghiệm thực tế đặc biệt là phần thi: Nhận thức. Tôi hướng dẫn các em về nhà ôn luyện kết hợp với những thông tin thời sự có liên quan trong đó có cả các bộ môn xã hội như ; Sử , Địa...vv. Sau đó tôi lên lịch thảo luận từng tuần, yêu cầu các em đến đúng giờ tất cả các câu thảo luận đều được lưu lại đặc biệt là những nội dung mở rộng các vấn đề. Sau khi thảo luận xong các em trao đổi về cách làm bài và trình bày bài viết giáo viên trực tiếp hướng dẫn. Phần câu hỏi trắc nghiệm tôi tự cho các em ra sau đó trao đổi bằng cách người này hỏi người kia. Sau mỗi lần như vậy các em thấy có sự tiến bộ rỏ rệt cả về kĩ năng và thời gian tiếp thu câu hỏi giúp các em tự tin hơn trong những lần thảo luận tiếp theo. 2.3.3. Phối hợp với các giáo viên tổ Xã hội tham gia bồi dưỡng cho các em đội tuyển. Như chúng ta đã biết phần Lý thuyết là một nội dung rất rộng nó có liên quan đến rất nhiều các bộ môn đặc biệt là bộ môn : Lịch Sử và Địa Lý. Nên để có hiệu quả trong bồi dưỡng đội tuyển HSG tôi trao đổi với cácThầy, Cô giáo hướng dẫn các em về cách làm bài và kiến thức ngoài xã hội. Phần lý thuyết mang tính chất phải kiên trì và không ngừng học hỏi trau rồi kiến thức. Để mỗi buổi học có chất lượng cao thì trước hết phải tạo cho các em tinh thần thoải mái và sự động viên kịp thời sẻ mang lại hiệu quả cao trong huấn luyện nhất là những bước đầu hình thành kĩ năng làm bài và tiếp thu bài ở các em. -Giáo viên nhận xét sau mỗi câu hỏi và tìm ra những điểm yếu để khắc phục và phát huy điểm mạnh. Tuy nhiên để có được những kỉ năng làm bài và tiếp thu bài thuần thục thì cần phải có thời gian. Bên cạnh đó sau mỗi lần thảo luận tôi đều tổng hợp lại và trao đổi với các thầy, cô giáo ở các môn xã hội để rút kinh nghiệm. 2.3.4. Một số tư liệu về chiến tranh hiện đại và thông tin thời sự mới nhất trong nước và thế giới trước khi các em bước vào học tiếp thu bài. Như chúng ta đã biết để có được sự đam mê tìm tòi sáng tạo, cũng như sự hưng phấn trong quá trình học tập thì những thông tin có liên quan đến bài học nhất là những tư liệu trực quan sinh động cũng không kém phần quan trọng. -Trước khi bước vào thảo luận cũng như làm bài tôi thường mở cho các em xem một số hình ảnh về Biển đảo mục đích để cho các em nhớ lại bài chủ quyền Biên giới Quốc gia và một số tư liệu khác như: các hình ảnh về Thiên tai, Ma túy...vv. -Qua một số tư liệu đó tôi thường biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm và sau đó hỏi từng em còn các em khác nhận xét bổ xung sau khi bạn trả lời xong các em tỏ ra rất hào hứng. 2.3.5.Rèn luyện tâm lý làm bài cho học sinh trước khi bước vào hội thao cấp tỉnh. Tâm lý làm bài là vấn đề hết sức quan trọng trong khi thi, nhất là vấn đề về môi trường, không gian, thời gian tham gia cuộc thi, nó sẽ quyết định đến thành tích của học sinh. Ở lứa tuổi này các em thường hay mất bình tĩnh, vì thế cần rèn luyện cho các em tâm lý thi vững chắc, đặc biệt là phương pháp làm bài phải mang tính chất là kiên trì, không vội vàng bình tỉnh đọc câu hỏi và gạch ra giấy nháp những ý chính sau đó triển khai phân tích làm rỏ. Với tất cả các câu hỏi thì trong khi làm bài câu nào có thể làm được thì làm trước và câu nào khó hơn thì để sau điều này sẻ giúp các em tự tin hơn trong khi làm bài. Trong phần thi nhận thức nếu học sinh gặp phải câu khó thì các em sẻ dẫn đến chán nản luôn có ý tưởng làm cho qua loa cho xong chuyện rồi nạp bài đi ra ngoài sớm khi thời gian làm bài còn rất dài đây cũng là những trường hợp phổ biến trong thi viết nói chung. 2.3.6. Soạn bộ đề câu hỏi cho các em tự học ở nhà. Thông thường một tuần đội tuyển sẻ thảo luận và trao đổi một buổi vì ngoài buổi học chính ra các em còn học bồi dưỡng vào buổi chiều nên tôi đã tự mình biên soạn những câu hỏi trong SGK thành bộ đề câu hỏi cho các em học trước khi nhận bộ đề tôi dặn các em về nhà trong thời gian có thể các em tự học và có gì còn thắc mắc thì hỏi Thầy. Trong bộ đề câu hỏi đó tôi biên soạn rất cụ thể và tách biệt 3 khối: Khối 10, khối 11, khối 12.Trong đó có phần tự luận và phần trắc nghiệm sau mỗi bài. Mục đích nhằm nâng cao tính tự giác ở các em giúp các em có kế hạch để học bài sao cho có hiệu quả. Như vậy các em sẽ có một quá trình học tập thường xuyên, liên tục và thành tích sẽ được nâng cao. 2.3.7. Soạn bộ đề theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi của sở. - Dựa vào đề thi học sinh giỏi của các năm học trước, cấu trúc đề thi do sở đưa ra để soạn ra thành các đề cho học sinh làm thử. - Sau khi các em đã được học và ôn tập nắm tương đối vững kiến thức tôi cho các em làm mỗi tuần từ một đến hai đề. - Các đề ôn thi tôi xây dựng như sau: Bao gồm kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, các kiến thức về biển đảo về cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam. * Đề ôn thi học sinh giỏi môn GDQP-AN nội dung nhận thức chung. Câu 1: Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta diễn ra vào thời gian nào? A. Thế kỷ thứ I Trước Công nguyên. B. Thế kỷ thứ II Trước Công nguyên. C. Thế kỷ thứ III Trước Công nguyên. D. Thế kỷ thứ IV Trước Công nguyên. Câu 2: Việt nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố có biển? A. 28 tỉnh, thành phố. B. 28 tỉnh, thành phố. C. 28 tỉnh, thành phố. D. 28 tỉnh, thành phố. Câu 3: Công thức tính trong giãn đội hình hàng ngang ( dọc ) là ? A.Lấy số đã điểm của mình nhân với số bước qui định rồi trừ đi 1. B. Lấy số đã điểm của mình nhân với số bước qui định rồi cộng thêm 1. C. Lấy số đã điểm của mình trừ đi 1 rồi nhân với số bước qui định. D. Lấy số đã điểm của mình nhân cộng thêm 1 rồi nhân với số bước qui định. Câu 4: Chiến thắng mùa xuân năm 1975 của quân và dân ta, kết thúc bằng chiến dịch quân sự nào? A. Tây Nguyên. B. Huế, Đà Nẵng. C. Quảng Trị, Thừa Thiên. D.Hồ Chí Minh . Câu 5: Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, ở Miền Nam quân và dân ta kết hợp đánh địch trên các mặt trận nào? A. Quân sự, chính trị, kinh tế. B. Quân sự, chính trị, ngoại giao. C. Chính trị, tư tưởng và quân sự. D. Chính trị, quân sự, binh vận. Câu6: Cảnh sát biển Việt Nam có mấy quyền hạn? A. 4 quyền hạn. B. 5 quyền hạn. C. 6 quyền hạn. D. 4 quyền hạn. Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là nền quốc phòng “của dân, do dân, vì dân”, nhằm mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng. B. Sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là cơ sở để triển khai một chiến lược tổng họp bảo vệ Tổ quốc. C. Nền quốc phong toàn dân gắn chặt với nền an ninh nhân dân, được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại. D.Tất cả đều đúng Câu 8: Thanh Hóa có mấy huyện, thị xã, thành phố giáp biển? A. 4 huyện, thị xã, thành phố. B. huyện, thị xã, thành phố. C. 6 huyện, thị xã, thành phố. D. 7 huyện, thị xã, thành phố. Câu 9:Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, trận Chi Lăng, Xương Giang diễn ra năm nào? A.Năm 1426. B.Năm 1428. C.Năm 1427 D.Năm 1429. Câu 10: Công dân phục vụ tại ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết bao nhiêu tuổi? A. 25 tuổi. B. 26 tuổi. C. 27 tuổi. D. 28 tuổi. Câu 11: Người chỉ huy và điều hành cao nhất trong quân đội là ai ? A.Tư lệnh các đơn vị chiến đấu của quân đội. B.Cục trưởng Cục Tác chiến. C.Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. D.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Câu 12: Trong lịch sử chống kẻ thù xâm lược, dân tộc ta đã có các trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào những năm nào? A.Năm 938, 1075 và 1258. B.Năm 938, 1075 và 1285. C.Năm 938 và 1427. D.Năm 938, 981 và 1287. Câu 13: Tuổi phục vụ trong ngạch dự bị từ đủ 18 tuổi đến hết bao nhiêu tuổi? A. 27 tuổi B. 35 tuổi C. 40 tuổi D. 45 tuổi Câu 14: Sĩ quan trong quân đội nhân dân Việt nam có mấy cấp, bậc và mỗi cấp có mấy bậc? A.3 cấp 12 bậc: Cấp tướng có 4 bậc, cấp tá có 4 bậc, chiến sĩ có 4 bậc. B.3 cấp 12 bậc: Cấp tướng có 4 bậc, sĩ quan có 4 bậc, cấp úy có 4 bậc. C.3 cấp 12 bậc: Cấp tướng có 4 bậc, cấp tá có 3 bậc, chiến sĩ có 5 bậc. D.3 cấp 12 bậc: Cấp tướng có 4 bậc, cấp tá có 4 bậc, cấp úy có 4 bậc. Câu 15: Bộ trưởng bộ quốc phòng của quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là ai? A.Phùng Quang Thanh. B.Ngô Xuân Lịch. C.Tô Lâm. D. Phan Văn Giang. Câu 16: Tháng 4 năm 1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành. A. Vệ quốc đoàn. B. Quân đội quốc gia Việt Nam. C. Việt Nam giải phóng quân. D. Quân đội nhân dân Việt Nam. Câu 17: Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? A. Trung thành vô hạn với Nhà nước. B. Trung thành vô hạn với nhân dân lao động. C. Trung thành vô hạn với đất nước và toàn dân. D. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Câu 18: Những công dân nam trong trường hợp nào sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình? A. Có anh, chị, em ruột là hạ sỹ quan,binh sỹ đang phục vụ tại ngũ. B. Học sinh-sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. C. Một người anh hoặc em trai của liệt sỹ. D.Hết thời hạn học tập một khoá học. Câu 19: Trụ sở của vùng Cảnh sát biển 1 năm ở đâu? A. Quận Hải An, TP Hải Phòng. B.Kỳ Hà, Tỉnh Quảng Nam. C.Thành phố Vũng Tàu,Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Câu 20: Bộ trưởng bộ quốc phòng của quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là ai? A.Lê Qúy Vương. B.Nguyễn Văn Sơn. C.Tô Lâm. D. Nguyễn Văn Thành. Câu 21: Yêu cầu về văn hóa với đối tượng tham gia tuyển sinh quân sự phải đạt tiêu chuẩn nào? A.Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc đang học trung học phổ thông. B.Tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đang học nghề. C.Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc tương đương. D.Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học phổ thông. Câu 22: Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định sáp nhập bộ phận Tình báo quân đội vào Nha Công an khi nào? A. Ngày 19/8/1945. B. Ngày 22/12/1945. C. Ngày 28/02/1950. D. Ngày 07/5/1954. Câu 23: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1973 đến năm 1975? A. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ. B. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt”của đế quốc Mĩ. C. Đánh thắng ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ. D. Cùng cả nước dốc sức giải phóng miến Nam, thống nhất đất nước. Câu 24: Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ do cấp nào quy định? A. Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên. B. Thủ trưởng đơn vi cấp sư đoàn và tương đương trở lên. C. Thủ trưởng Quân chủng, Quân khu và tương đương trở lên. D. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Câu 25: Hạ sĩ quan và binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ về địa phương được hưởng quyền lợi nào sau đây? A. Ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng hoặc giải quyết việc làm. B. Được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. C. Được đơn vị cho đi nghỉ mát, du lịch theo yêu cầu. D. Được chọn vào học một trường đại học mà mình yêu cầu. Câu 26: Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam vào thời gian nào? A.22-5-1946. B. 25-2-1946. C.22-5-194. D. 25-2-1945. Câu 27: Lãnh thổ quốc gia bao gồm máy bộ phận chính cấu thành? A. 3 bộ phận. B. 4 bộ phận. C. 5 bộ phận. D. 6 bộ phận. Câu 28: Vùng nước lãnh hải Việt Nam tính từ đường cơ sở đến biên giới trên biển rộng bao nhiêu hải lí? A. 12 hải lí. B. 25 hải lí. C. 188 hải lí. D. 338 hải lí. Câu 29: Hàng năm, Hội đồng tuyển sinh quân sự tiến hành phương thức tổ chức tuyển sinh như thế nào? A.Ban hành Thông tư tuyển sinh, công bố trên các phương tiện tin đại chúng. B.Ban hành thông báo tuyển sinh, công bố tới các đơn vị quân đội. C.Thực hiện tuyển sinh, triển khai tới các địa phương trên cả nước . D.Ra các quyết định liên quan đến tuyển sinh trên các phương tiện tin đại chúng. Câu 30: Khâu đầu tiên khi đăng kí tham gi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_huan_luyen_nham_nang_cao_thanh_tich.doc