SKKN Một số kinh nghiệm huấn luyện nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh giỏi môn điền kinh cự ly chạy ngắn tại trường THPT Như Thanh II

SKKN Một số kinh nghiệm huấn luyện nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh giỏi môn điền kinh cự ly chạy ngắn tại trường THPT Như Thanh II

 Bước vào thế kỉ XXI, thế kỷ của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đảng và nhà nước ta đã đề ra mục tiêu quan trọng nhất của nền giáo dục là phát triển con người toàn diện. Trong đó giáo dục thể chất là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết, là nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh. Nó mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi lành mạnh và tác động mạnh mẽ tới các mặt giáo dục khác là: đức, trí, thể, mỹ .Với ý nghĩa đó mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông đã được khẳng định qua nghị quyết TW IV khóa VI “Giáo dục nhân cách và tăng cường thể chất cho người chủ nhân tương lai của đất nước, những tri thức lao động trẻ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Từ đó Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.

 Điền kinh là môn thể thao phong phú và đa dạng. Nó bao gồm các hoạt động tự nhiên của con người như: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và các môn phối hợp khác. Điền kinh được coi là môn giảng dạy chính trong nhà trường từ cấp cơ sở tới cấp trung học và các trường trung học và dạy nghề. Một mặt nó là môn học cơ bản và làm tiền đề cho các môn học khác, mặt khác nó có thể đánh giá được thực tiễn và các tiêu chí rèn luyện khác của người học. Khi tham gia tập luyện môn điền kinh, không đòi hỏi sân bãi dụng cụ phức tạp, người tập có thể tận dụng mọi địa hình địa phận. Do đó nó thu hút mọi tầng lớp, đối tượng tham gia tập luyện. Nó là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc rèn luyện và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Đặc biệt nó còn là cơ sở để sớm phát hiện những các tài năng trẻ cho nước nhà.

 Chạy ngắn gồm các cự ly từ 20m – 400m, trong đó chạy cự ly 100m, 200m, 400m là nội dung chính thức trong các cuộc thi hội khoẻ phù đổng, đại hội thể thao và các cuộc thi đấu lớn. Chạy ngắn là nội dung được học sinh ưa thích nhất ở độ tuổi học sinh THPT. Việc tìm ra những học sinh có tố chất chạy ngắn rất đơn giản bởi nó là tố chất bẩm sinh của con người. Tuy nhiên trong quá trình huấn luyện để có thể phát huy tố chất này một cách triệt để nhất, đem lại thành tích cao thì đòi hỏi bản thân huấn luyện viên phải có chuyên môn vững chắc cùng sự đam mê trong công tác này. Vì vậy Trong quá trình công tác tại trường THPT Như Thanh II cùng với công tác giảng dạy và trực tiếp đào tạo huấn luyện đội tuyển thi học sinh giỏi toàn tỉnh. Tôi mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm huấn luyện nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh giỏi môn điền kinh cự ly chạy ngắn tại trường THPT Như Thanh II”.

 

doc 12 trang thuychi01 8300
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm huấn luyện nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh giỏi môn điền kinh cự ly chạy ngắn tại trường THPT Như Thanh II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Bước vào thế kỉ XXI, thế kỷ của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đảng và nhà nước ta đã đề ra mục tiêu quan trọng nhất của nền giáo dục là phát triển con người toàn diện. Trong đó giáo dục thể chất là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết, là nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh. Nó mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi lành mạnh và tác động mạnh mẽ tới các mặt giáo dục khác là: đức, trí, thể, mỹ.Với ý nghĩa đó mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông đã được khẳng định qua nghị quyết TW IV khóa VI “Giáo dục nhân cách và tăng cường thể chất cho người chủ nhân tương lai của đất nước, những tri thức lao động trẻ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Từ đó Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.
 Điền kinh là môn thể thao phong phú và đa dạng. Nó bao gồm các hoạt động tự nhiên của con người như: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và các môn phối hợp khác. Điền kinh được coi là môn giảng dạy chính trong nhà trường từ cấp cơ sở tới cấp trung học và các trường trung học và dạy nghề. Một mặt nó là môn học cơ bản và làm tiền đề cho các môn học khác, mặt khác nó có thể đánh giá được thực tiễn và các tiêu chí rèn luyện khác của người học. Khi tham gia tập luyện môn điền kinh, không đòi hỏi sân bãi dụng cụ phức tạp, người tập có thể tận dụng mọi địa hình địa phận. Do đó nó thu hút mọi tầng lớp, đối tượng tham gia tập luyện. Nó là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc rèn luyện và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Đặc biệt nó còn là cơ sở để sớm phát hiện những các tài năng trẻ cho nước nhà.
 Chạy ngắn gồm các cự ly từ 20m – 400m, trong đó chạy cự ly 100m, 200m, 400m là nội dung chính thức trong các cuộc thi hội khoẻ phù đổng, đại hội thể thao và các cuộc thi đấu lớn. Chạy ngắn là nội dung được học sinh ưa thích nhất ở độ tuổi học sinh THPT. Việc tìm ra những học sinh có tố chất chạy ngắn rất đơn giản bởi nó là tố chất bẩm sinh của con người. Tuy nhiên trong quá trình huấn luyện để có thể phát huy tố chất này một cách triệt để nhất, đem lại thành tích cao thì đòi hỏi bản thân huấn luyện viên phải có chuyên môn vững chắc cùng sự đam mê trong công tác này. Vì vậy Trong quá trình công tác tại trường THPT Như Thanh II cùng với công tác giảng dạy và trực tiếp đào tạo huấn luyện đội tuyển thi học sinh giỏi toàn tỉnh. Tôi mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm huấn luyện nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh giỏi môn điền kinh cự ly chạy ngắn tại trường THPT Như Thanh II”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Nhằm củng cố, đúc kết kinh nghiệm huấn luyện cự ly chạy ngắn, đem lại thành tích cao cho học sinh trong kỳ thi hội khoẻ phù đổng tỉnh Thanh Hoá năm học 2015 -2016. Từng bước nâng cao kết quả trong công tác giảng dạy và huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Là những học sinh có tố chất TDTT được tuyển chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi môn điền kinh cự ly chạy ngắn trong năm học 2015 - 2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra học sinh. 
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.
 Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó môn thể dục chiếm vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, thể lực của học sinh, chuẩn bị cho người lao động tương lai của đất nước đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 Quá trình dạy và học môn thể dục trong trường phổ thông có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức và những kĩ năng cơ bản để rèn luyện và nâng cao sức khoẻ, góp phần vào giáo dục đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành mạnh, đồng thời giúp học sinh giải toả những mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng. Ngoài ra việc dạy học môn thể dục còn hướng tới xếp hạng của các trường THPT trong tỉnh thông qua các kỳ thi học sinh giỏi do sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá tổ chức. Đặc biệt năm học 2015-2016 là năm tổ chức HKPĐ toàn quốc – ngày hội của thể thao học đường nhằm đánh giá quá trình dạy học đồng thời tuyển chọn những học sinh năng khiếu về thể thao cho đất nước. Thành tích của học sinh trong các môn thể thao nó thể hiện ở tố chất của học sinh và kinh nghiệm huấn luyện, giảng dạy của giáo viên bộ môn thể dục.
 Trong các kỳ thi học sinh giỏi, hay HKPĐ thì điền kinh là môn chiếm số đông VĐV tham gia nhất, tính cạnh tranh cao nhất bởi đây là nội dung bắt buộc của môn học, đồng thời nó được xem là môn thế mạnh của nhiều trường THPT trong tỉnh. Điền kinh là môn học đem lại nhiều tính hứng thú cho người học, nó không tốn kém về cơ sở vật chất mà còn mang lại sự phát triển rất tốt các tố chất thể lực cho người tập. Trong bộ môn điền kinh thì nội dung chạy ngắn học sinh rất hứng thú tham gia tập luyện và thi đấu. Thông qua tập luyện cự ly chạy ngắn nó rèn luyện tác phong, khả năng phản xạ một cách nhanh nhẹn đồng thời rèn luyện được tính dũng cảm, ngoan cường cùng ý chí vươn lên, quyết chiến, quyết thắng, sáng tạo. Chạy cự ly ngắn là biện pháp chính để phát triển sức nhanh đồng thời là cơ sở nâng cao phát triển tố chất sức bền(chạy bền), sức mạnh(nhảy cao, nhảy xa) Trong cự ly chạy ngắn đặc biệt là cự ly chạy 100 m được coi là môn thể thao nữ hoàng trong tất cả các cuộc thi đấu. Với bản thân tôi thông qua quá trình tập luyện, thi đấu và nhiều năm giảng dạy cũng rất hứng thú với cự ly này.
2.2. Thực trạng của đề tài trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trường THPT Như thanh II mới được thành lập vào năm 2003 với đội ngũ giáo viên có nhiều tâm huyết với nghề và được đào tạo chính quy trong các trường đại học nên cũng có nhiều thuận lợi trong công tác chuyên môn. Bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định như trường đóng chân trên địa bàn vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện Như Thanh- tỉnh Thanh hoá nên học sinh không có nhiều thời gian và điều kiện kinh tế để tham gia tập luyện thể thao hằng ngày, nhiều em phải dành nhiều thời gian lao động để phụ giúp cho gia đình, hay một số em ở xa cũng rất khó bố trí thời gian tập luyện, hoặc một số e cũng tham gia đội tuyển các môn văn hoá nên cũng có nhiều sự phân tán. Kết quả thi học sinh giỏi của trường những năm trước đây trong môn điền kinh ở cự ly ngắn thành tích còn tương đối thấp chỉ có một vài giải khuyến kích, hoặc không có giải.
 Năm học 2015 - 2016 để chuẩn bị cho HKPĐ toàn tỉnh Thanh Hoá tiến tới HKPĐ toàn quốc bản thân tôi trực tiếp đảm nhiệm cương vị huấn luyện viên có trách nhiệm xây dựng được phong trào tập luyện thể thao, đồng thời nâng cao thành tích xếp hạng của nhà trường. Với cương vị đó bắt đầu từ tháng 9/2015 tôi khẩn trương tuyển chọn được 04 VĐV, trong đó cả 04 đều là nữ. Đây là những học sinh có tố chất chạy nhanh nhưng với kĩ thuật và thể lực còn nhiều hạn chế, các em chạy theo kiểu bản năng là chính chưa có kĩ- chiến thuật của chạy ngắn thực thụ. Điều khó khăn nhất đối với bản thân tôi là đào tạo các em là phải chuẩn bị về kĩ thuật, thể lực và chiến thuật cho các em trong thời gian rất ngắn (03tháng) có thể tham gia HKPĐ đạt thành tích cao. Dựa vào thành tích ban đầu mà tôi có được thì có thể thấy các em khó có thể đạt được thành tích cao. Sau đây là bảng thành tích của học sinh trước khi tham gia huấn luyện.
Stt
Họ và tên
Lớp
Thành tích
100m
200m
400m
1
Nguyễn Thị Oanh
12A3
15 giây 90
33giây 10
2
Nguyễn Thị Thuý 
12A5
15 giây 95
35 giây o5
3
Cao Thị Nụ 
11B1
15 giây 55
33 giây 05
4
Lô Thị Phương Thảo
10C5
15 giây 70
34 giây 15
 Dựa vào bảng thành tích trên và so sánh với thành tích của những cuộc thi cấp tỉnh đã tổ chức của những năm trước thì đây là một thách thức lớn đối với bản thân tôi và các em để có thể đạt được huy chương.
2.3. Giải pháp thực hiện.
 Để có thể huấn luyện đạt kết quả cao, bản thân tôi trước tiên phải suy nghĩ tìm hiểu nhiều phương pháp cách thức huấn luyện khác nhau để có hiệu quả nhất. Trước khi tiến hành huấn luyện tôi đã vạch ra các bước đi cụ thể như sau.
 Bước1: Tuyển chọn các vận động viên.
 Bước 2: Huấn Luyện về kĩ thuật và thể lực 
 Bước 3: Hoàn thiện về kĩ thuật, thể lực và chiến thuật thi đấu để nâng cao thành tích.
2.3.1. Tuyển chọn vận động viên. 
Để tuyển chọn được các VĐV tôi tiến hành dựa trên các tiêu chí sau đây.
- Tố chất của vận động viên . 
+ Tần số bước: Là tố chất quan trọng tạo nên thành tố về tốc độ. Tần số bước chịu ảnh hưởng của mức độ di truyền tương đối lớn. Chỉ số này có thể dùng để phản ánh tiềm lực tốc độ bẩm sinh của VĐV.
+ Độ dài bước: Đối với chạy ngắn độ dài bước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành tích của VĐV.
+ Khả năng phối hợp nhịp nhàng trong quá trình vận động của các khớp hông, khớp gối, cổ chân và sức mạnh bột phát khi dạp duỗi liên tục.
- Hình thái cơ thể : Quá trình chọn lọc tôi chọn những em có có cơ thể rắn chắc, cân đối, vòng cổ chân nhỏ gân asin dài, đặc biệt chú trọng những em có sải chân dài biên độ bước chạy tương đối lớn.
- Chức năng: căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của học sinh có khả năng chịu đựng lượng vận động tương đối lớn.
Tiến hành huấn luyện về kĩ thuật và thể lực
Quá trình huấn luyện về kĩ thuật được chia thành các giai đoạn sau.
 Giai đoạn 1: Huấn luyện cho các em thuần thục các bước khởi động và các động tác bổ trợ chuyên môn trong chạy ngắn.
 Khởi động là yêu cầu bắt buộc trước khi vào tập luyện hay thi đấu. Tôi dạy các em một số động tác xoay các khớp, ép dây chằng hay bài khởi động 6 động tác tay khôngĐó là những động tác khởi động chung sau đó chuyển sang động tác khởi động chuyên môn như đi bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau
- Chạy bước nhỏ: Mục đích tăng tần số bước chạy, biết phối hợp toàn thân một cách nhịp nhàng.
- Chạy nâng cao đùi: Tăng tần số bước chạy và giúp các cơ tham gia tích cực vào động tác nâng đùi khi đưa về trước.
- Chạy đạp sau: Tăng hiệu quả của động tác đạp sau, phối hợp dùng sức hợp lý giữa các bộ phận khi chạy.
 Ba động tác bổ trợ này được huấn luyện kĩ lưỡng trong những buổi đầu tiên, sau khi thực hiện một cách thuần thục thì sẽ chuyển thành động tác khởi động chuyên trong mỗi buổi tập.
Giai đoạn2: Huấn luyện về kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát.
 Trong chạy ngắn thì xuất phát là giai đoạn tương đối quan trọng, là tiền đề để thực hiện tốt các giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn này tôi xây dựng khái niệm cho học sinh bằng cách:
- Cho xem video quay chậm lại kĩ thuật và trực tiếp làm mẫu. 
- Giới thiệu về cách đóng bàn đạp và cho học sinh biết cách đóng.
- Thực hiện các động tác theo khẩu lệnh: “ vào chỗ” ,“sẵn sàng” và “ chạy”. Khi thực hiện giáo viên nhắc nhở học sinh về sai lầm thường mắc như chạy quá sớm sẽ dẫn đến phạm quy, hoặc chạy quá muộn thì thành tích sẽ thấp.
- Xuất phát thấp và chạy lao 30- 40m.
- Xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát có dây cao su chăng ngang, cách vạch đích 15-20m . Mục đích tập giai đoạn chạy xuất phát là không dựng người lên quá sớm.
Chú ý: Những sai lầm về kĩ thuật và cách sửa sai của giai đoạn này như sau: 
- Tư thế vào chỗ và sẵn sàng của giai đoạn này không đúng, bị gò bó, phản ứng chậm khi nghe lệnh xuất phát.
Nguyên nhân 
+ Khái niệm về kĩ thuật chưa đúng
+ Khi tư thế sẵn sàng trọng lượng dồn quá nhiều xuống 2 tay .
+ Lực đạp cơ chân yếu.
Cách sửa sai:
+ Xây dựng lại khái niệm.
+ Điều chỉnh lại bàn đạp. Tập tư thế sẵn sàng hợp lý và ổn định.
+ Tăng sức mạnh bộc phát của cơ chân.
- Sau khi rời bàn đạp thân người thẳng lên quá sớm.
Nguyên nhân
+ Khái niệm về kĩ thuật xuất phát không đúng .
+ Vị trí đóng bàn đạp góc độ chưa hợp lý
Cách sửa sai:
+ Xây dựng lại khái niệm kỹ thuật .
+ Tăng cường khoảng cách từ bàn đạp tới vạch xuất phát.
- Chậm phát huy tốc độ, tăng độ dài bước không hợp lý.
Nguyên nhân 
+ Khái niệm về kĩ thuật chưa đúng.
+ Sức mạnh cơ chân yếu.
+ Bị gò bó, căng thẳng.
Cách sửa sai: 
+ Chạy tốc độ 20-30 m
+ Xuất phát lên dốc.
Giai Đoạn 3: Huấn luyện về kĩ thuật chạy giữa quãng.
 Đây là giai đoạn chạy rất quan trọng, nó quyết định đến việc nâng cao thành tích của VĐV. Trong giai đoạn này tôi yêu cầu tập một số bài tập sau:
- Bài tập bổ trợ về việc nâng đùi và lăng cẳng chân, đây là bài tập rất tốt bổ trợ rất tốt cho việc nâng đùi và duỗi cẳng chân khi chạy ở giai đoạn giữa quãng. 
+ Cho học sinh tại chỗ thực hiện nâng cao gối lên cao ngang hông sau đó thực hiện đạp duỗi cẳng chân miết bàn chân xuống dưới đất. đầu tiên tôi yêu cầu học sinh thực hiện từng chân sau đó thực hiện liên tục bằng 2 chân.
+ Cho học sinh thực hiện di chuyển đi làm động tác nâng gối và duỗi cẳng chân liên tục bằng 2 chân. 
- Chạy tăng tốc( tăng dần cự ly, tần số và độ dài bước)
- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính 50-60m. 
- Tập động tác đánh tay( ban đầu cho đứng tại chỗ sau đó vừa chậy vừa đánh tay và tăng dần biên độ và tần số động tác) 
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn.
 Chú ý.
 Quá trình này khi áp dụng cho học sinh với số lượng bài tập và lượng vận động phải hết sức linh hoạt, phải dựa trên những sai sót về mặt kĩ thuật của học sinh. Khi chạy tăng tốc độ cần tăng dần động tác chạy để động tác được thoải mái, không gò bó. Khi có những sai sót lớn cần ngừng tăng tốc độ mà phải xây dựng lại khái niệm kĩ thuật để học sinh tập luyện. chạy giữa quãng khi tốc độ đang đạt cực đại thì không dừng lại ngay mà vẫn chạy tiếp theo quán tính một cách thoải mái.
 Trong quá trình tập luyện việc thường xuyên quan sát từng động tác để phát hiện ra sai sót để sữa chữa ngay. Nên tôi nhận thấy một số sai lầm thường mắc là.
- Đạp sau không hết, chống trước cả bàn chân.
Nguyên nhân
+ Nắm khái niệm kĩ thuật chưa đúng.
+ Phối hợp dùng sức chưa tốt.
Cách sửa sai:
+ Xây dựng lại khái niệm kĩ thuật chính xác.
+ Tiến hành cho tập nhiều các bài tập bổ trợ như đi bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau với tốc độ tăng dần.
+ Chạy tăng tốc 30-40 m sau đó chạy theo quán tính.
- Đánh tay gò bó, giật cục thân trên ngửa ra sau hoặc đổ người về trước nhiều. 
- Nắm khái niện về kĩ thuật chưa đúng 
- Trình độ về thể lực còn hạn chế .
+Khả năng phối hợp giữa các nhóm cơ chưa tốt.
Cách sửa 
+ Xây dựng lại khái niệm ( phân tích lại kĩ thuật ).
+ Tập đánh tay với tốc độ tăng dần.
+ Tập các bài tập có tố chất thể lực cần thiết cho chạy ngắn.
 Trong kĩ thuật chạy giữa quãng giáo viên dạy học sinh kĩ thuật chạy trên đường vòng với một số các bài tập sau.
Chạy tăng tốc trên đường vòng với tốc độ khoảng 70-80% tốc độ tối đa.
Chạy tăng tốc từ đường thẳng vào đường vòng khoảng 70-80m và chạy ngược lại từ đường vòng vào đường thẳng.
Chạy lặp lại 200m với tốc độ đạt khoảng 70-80% tốc độ tối đa.
Trong quá trình tập luyện tôi nhận thấy có một số sai lầm thường gặp như sau.
+ Chạy tốc độ quá chậm hoặc tốc độ quá nhanh.
+ Chạy phạm quy.
+ Chạy không bán sát vào đường chạy do ảnh hưởng của lực ly tâm.
Cách sửa sai:
+ Nhắc lại cho học sinh về cảm giác tốc độ khi chạy trên đường vòng .
+ Chạy nhưng không quan sát, hay tốc độ và thân người cao .
+ Yêu cầu học sinh bám sát vào đường chạy, vẽ vạch để học sinh tập luyện
Chú ý: Quá trình huấn luyện phải tuân theo tuần tự tập thành thục chạy giữa quãng trên đường thẳng với bắt đầu tập đến dường vòng, khi chạy trên đường vòng cần thoải mái. Chỉ khi nào nắm được kĩ thuật chạy trên đường vòng mới cho tập chạy với tốc độ tối đa. Khi chạy trên đường vòng cần lưu ý nghiêng người vào phía trong để khắc phục lực ly tâm, trọng tâm cơ thể thấp, chân chạm đất vào má ngoài bàn chân trái và má trong của bàn chân phải.
 Giai đoạn 4: Huấn luyện về kĩ thuật chạy về đích.
 Trong chạy ngắn mỗi giai đoạn đều có ý nghĩa quan trọng nhất định. Nếu thực hiện tốt giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát thì sẽ tạo điều kiện tốt cho giai đoạn chạy giữa quãng với thành tích cao, chạy giữa quãng phát huy được tốt là điều kiện để thực hiện tốt giai đoạn về đích. 
 Trong quá trình tập luyện giai đoạn này tiến hành cho học sinh tập các bài tập đánh đích. Và nhắc nhở học sinh những sai lầm thường gặp như sau.
+ Không thực hiện đánh đích. 
 + Thực hiện đánh đích quá sớm, hoặc quá muộn.
Cách sửa sai:
+ Xây dựng lại khái niệm và nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đánh đích.
+ Thời điểm thực hiện đánh đích sao cho đúng. Tập chạy chậm và đánh đích nhiều lần sau đó tăng dần tốc độ để học sinh thực hiện thành thục động tác đánh đích.
* Chú ý: Trong quá trình huấn luyện chạy trên đường vòng thì giáo viên nên nhắc nhở học sinh thực hiện kĩ thuật sao cho thật chính xác tránh sai sót. Sai sót kĩ thuật trong giai đoạn này rất dễ dẫn đến chấn thương đố với vận động viên nên quá trình chuẩn bị về cơ sở vật chất phải hết sức kĩ lưỡng.
Giai Đoạn 5: Hoàn thiện kĩ thuật, thể lực và chiến thuật thi đấu.
 Sau khi đã hoàn thiện từng giai đoạn kĩ thuật thì giáo viên sẽ yêu cầu VĐV thực hiện đầy đủ, hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật. Việc thực hiện chuyển tiếp lần lượt giữa các giai đoạn kĩ thuật ban đầu giáo viên cho tập với tốc độ chậm sau đó tăng dần lên tốc độ đến mức tối đa, quãng đường ban đầu ngắn hơn so với cự ly thi đấu sau đó dần tăng cự ly. Các bài tập có sự lặp lại nhằm đảm bảo học sinh thực hiện kĩ thuật đã trở thành kĩ xảo. 
 Với 4 VĐV cùng là nữ khi đã thực hiện thành thục kĩ thuật, tôi đã yêu cầu các em vào thi đấu thử. Thông qua mỗi lần thi đấu thử như vậy tôi đã nhắc nhở học sinh luôn về chiến thuật thi đấu sao cho đạt kết quả cao. Từ đó VĐV cũng rèn luyện tâm lý, chiến thuật thi đấu, đồng thời nâng cao thể lực.
 2.3.3: Kế hoạch huấn luyện.
 Với thời gian huấn luyện khoảng 03 tháng rất ngắn đòi hỏi phải tận dụng triệt để thời gian học của các em học sinh nhằm thực hiện hết kế hoạch bài tập. Trong khi đó các em còn phải học các tiết văn hoá vào mỗi buổi chiều. Nên tôi đã bố trí tập vào mỗi buổi chiều khi học sinh tan học ôn, để có thể huấn luyện một cách tốt nhất tôi lập ra kế hoạch huấn luyện cụ thể như sau.
Giai đoạn huấn luyện ban đầu.
- Thời gian huấn luyện ban đầu diễn ra trong khoảng thời gian là 2 tuần.
- Nhiệm vụ của giai đoạn này là chủ yếu huấn luyện để hình thành kĩ thuật và bước đầu phát triển thể lực chuyên môn cho các em.
- Với nhiệm vụ như vậy nên tôi lựa chọn các bài tập chủ yếu về bài tập kĩ thuật. Không tập nhiều về thể lực nhằm tránh hiện tượng mệt mỏi ảnh hưởng đến các buổi tập sau. Các bài tập thể lực chỉ tập với một định lượng vừa sức để nhằm các em dần thích nghi với các bài tập thể lực. 
Giai đoạn chuyên môn hoá .
 - Thời gian huấn luyện của giai đoạn này khoảng 6 tuần liên tục hạn chế tối đa thời gian nghỉ .
- Nhiệm vụ của giai đoạn này là tiếp tục hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thể lực chuyên môn.
- Với nhiệm vụ như vậy ở giai đoạn này tôi cho các em tập đi sâu vào khắc phục những sai lầm thường mắc, để khi kết thúc trình độ kĩ thuật của các em là tương đối tốt. Trong giai đoạn này tôi lồng ghép các bài tập thể lực vào trong bài tập kĩ thuật để phát triển sức nhanh, sức mạnh , sức bền cho học sinh. Khi cho học sinh tập thể lực tôi luôn quan sát để điều chỉnh lượng vận động cho hợp lý.
Giai đoạn hoàn thiện, chuẩn bị thi đấu.
- Thời gian huấn luyện của giai đoạn này vào 3 tuần cuối của quá trình huấn luyện, chuẩn bị tham gia thi đấu.
- Nhiệm vụ của giai đoạn này là huấn luyện kĩ thuật một cách hoàn chỉnh, đồng thời có một thể lực sung mãn để có thể tham gia thi đấu đạt kết quả cao.
- Trong giai đoạn huấn luyện này VĐV đã có kĩ thuật hoàn chỉnh, lượng vận động tôi yêu cầu các em nâng cao lên một bước có thể lớn hơn hoặc tương ứng với thi đấu nhưng bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc vừa sức một cách nghiêm ngặt. Vào cuối giai đoạn này tôi tiến hành cho thi đấu thử vừa để kiểm tra lại thành tích đồng thời rèn luyện yếu tố tâm lý, kĩ năng thi đấu. 
- Khối lượng chủ yếu của các bài tập trong giai đoạn này là nhằm nâng cao tốc độ chạy cực đại. Tôi áp dụng các bài chạy với đủ khối lượng và cự ly như chạy 100m, 200, với toàn bộ kĩ thuật.
* Chú ý : Trong quá trình huấn luyện giáo viên cần chú ý đến đặc điểm chạy trên các cự ly khác nhau để tính toán khối lư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_huan_luyen_nham_nang_cao_thanh_tich.doc