SKKN Một số kinh nghiệm hình thành kĩ năng viết các số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân cho học sinh yếu lớp 5 trường tiểu học Nga Tân, Nga Sơn

SKKN Một số kinh nghiệm hình thành kĩ năng viết các số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân cho học sinh yếu lớp 5 trường tiểu học Nga Tân, Nga Sơn

Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 5 (10-11 tuổi) khả năng nhận thức đã có một bước phát triển cao hơn đầu cấp học; nhưng tư duy lô gíc mới hình thành, còn hạn chế, tư duy trực quan hình tượng là chính. Còn ràng buộc với những thật tại vật chất cụ thể, trẻ gặp khó khăn trong tư duy trừu tượng và ghi nhớ ý nghĩa. Trình độ phát triển nhận thức của các đối tượng học sinh cũng không đồng đều đòi hỏi người giáo viên phải cá biệt hóa trong dạy học. Tức là cần phân loại đối tượng và có cách thức, mức độ hướng dẫn, chỉ dẫn khác nhau với những nhóm có trình độ nhận thức có sự chênh lệch ấy.

Nếu xem xét cụ thể nội dung viết các số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân với những gợi ý trình bày trong sách giáo khoa và tài liệu dành cho giáo viên hiện hành, cũng như thực dạy của giáo viên trong các nhà trường ta thấy có 2 cách thực hiện sau:

Một là dựa trên cấu tạo thập phân, tức là mối quan hệ thập phân của các đơn vị đo trong cùng đại lượng ( tạm gọi là cách 1 );

Hai là dựa trên nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề tương tự mối quan hệ giữa hai hàng liên tiếp của một số hệ thập phân ( cách 2);

Trong đó: Cách 1 có sự chỉ dẫn khá cụ thể nhưng nhìn chung học sinh vận dụng làm các bài tập là tương đối trương đối trừu tượng. Chỉ phù hợp với học sinh đạt trình độ toán tương đối khá trở nên, còn với số đông học sinh vùng nông thôn ( như ở trường TH Nga Tân) nhất là học sinh yếu nó chỉ phù hợp để làm những bài tập đơn giản.

 

doc 19 trang thuychi01 10824
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hình thành kĩ năng viết các số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân cho học sinh yếu lớp 5 trường tiểu học Nga Tân, Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHßng GD & ĐT huyÖn Nga S¥n
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
 HÌNH THÀNH KĨ NĂNG VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI, ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN CHO HỌC SINH YẾU
LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TÂN, NGA SƠN
Người thực hiện: Phạm Thị Ngát
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Tân
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Toán
 Thanh hãa, n¨m 2017
MỤC LỤC
 Trang
1. Mở đầu...................................................................................................2 
1.1 Lý do chọn đề tài..........................................................................................2
1.2 Mục đích nghiên cứu....................................................................................3
1.3 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3 
1.4 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3
 2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..........................................................4
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...........................................................4
2.2Thực trạng của vấn đề nghiên cứu................................................................4
2.3 Các giải pháp giải quyết vấn đề...................................................................8
2.4 Các biện pháp tổ chức thực hiện..................................................................9
2.5 Kết quả thực nghiệm..................................................................................16 
 3. Kết luận, kiến nghị .............................................................................18
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do lựa chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 5 (10-11 tuổi) khả năng nhận thức đã có một bước phát triển cao hơn đầu cấp học; nhưng tư duy lô gíc mới hình thành, còn hạn chế, tư duy trực quan hình tượng là chính. Còn ràng buộc với những thật tại vật chất cụ thể, trẻ gặp khó khăn trong tư duy trừu tượng và ghi nhớ ý nghĩa. Trình độ phát triển nhận thức của các đối tượng học sinh cũng không đồng đều đòi hỏi người giáo viên phải cá biệt hóa trong dạy học. Tức là cần phân loại đối tượng và có cách thức, mức độ hướng dẫn, chỉ dẫn khác nhau với những nhóm có trình độ nhận thức có sự chênh lệch ấy.
Nếu xem xét cụ thể nội dung viết các số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân với những gợi ý trình bày trong sách giáo khoa và tài liệu dành cho giáo viên hiện hành, cũng như thực dạy của giáo viên trong các nhà trường ta thấy có 2 cách thực hiện sau:
Một là dựa trên cấu tạo thập phân, tức là mối quan hệ thập phân của các đơn vị đo trong cùng đại lượng ( tạm gọi là cách 1 );
Hai là dựa trên nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề tương tự mối quan hệ giữa hai hàng liên tiếp của một số hệ thập phân ( cách 2);
Trong đó: Cách 1 có sự chỉ dẫn khá cụ thể nhưng nhìn chung học sinh vận dụng làm các bài tập là tương đối trương đối trừu tượng. Chỉ phù hợp với học sinh đạt trình độ toán tương đối khá trở nên, còn với số đông học sinh vùng nông thôn ( như ở trường TH Nga Tân) nhất là học sinh yếu nó chỉ phù hợp để làm những bài tập đơn giản.
Cách 2 mức độ trừu tượng thấp hơn nhưng không có chỉ dẫn cụ thể, thực dạy trong trường giáo viên cũng chưa có cái nhìn bao quát để đưa ra giải pháp cụ thể, còn nặng giảng giải chung chung, thiếu nhất quán trong trường và mỗi giáo viên cũng không nhất quán trước sau dẫn đến số đông học sinh bị rối không nắm bắt được. Thành ra như chỉ có cách 1 dẫn đến học sinh yếu và trung bình gặp rất nhiều khó khăn. 
Mặt khác, nội dung viết các số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân bên cạnh cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề đo đại lượng còn là một kênh quan trọng trong việc giới thiệu khái niệm tạo thập phân (cơ số 10) của các số thập phân. Từ đó, dẫn đến nhiều khó khăn học số thập phân kéo dài mãi trình trạng kém toán, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh.
Như vậy, từ những căn cứ nêu trên, cho thấy cần phải nghiên cứu tìn ra giải pháp cụ thể trong dạy học nội dung viết các số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân phù hợp với số đông học sinh, nhất là cho học sinh yếu.
1.2 Mục đích nghiên cứu. 
Tìm ra giải pháp hướng dẫn học sinh viết các số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân đơn giản, thuận lợi nhất, phù hợp với số đông học sinh nhất là học sinh yếu toán, sao cho đối tượng này hoàn thành nội dung học phần, không bị bỏ lại đằng sau, không bị kéo dài thời gian.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Trên cơ sở lý thuyết và khảo sát thực tế giảng dạy tại trường chỉ ra những khó khăn học sinh, cách dạy của giáo viên trong thực tế ở nhà trường.
Từ đó, nghiên cứu, tổng kết chỉ ra cách dạy phù hợp, hướng trung giải quyết hai vấn đề sau:
Một là mức độ, thời điểm sử dụng phương pháp ( cách 1) dựa trên cấu tạo thập phân ( mối quan hệ thập phân) của các đơn vị đo trong cùng đại lượng sao cho học sinh yếu tiếp thu được nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu trực tiếp củng cố mối quan hệ thập phân giữa hai đơn vị đo liền kề.
Hai là cải tiến cách hướng dẫn cụ thể phương pháp dựa trên nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề tương tự mối quan hệ giữa hai hàng liên tiếp của một 
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Cơ sở của “ viết các số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân ” là các đơn vị đo độ dài ( hoặc đo khối lượng) thông thường thuộc hệ đo lường quốc tế  SI (Système International d'unités) được xây dựng dựa trên hệ cơ số 10 ( hệ thập phân). Việc giới thiệu viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân song hành và gắn liền với giới thiệu cấu tạo thập phân của các số thập phân, cụ thể:
a) Cấu tạo thập phân: 
- Hệ thập phân là hệ đếm dùng vị trí định lượng (positional numeral system), bao gồm: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm v.v. Vị trí của một con số ám chỉ một phép nhân (mũ 10) với con số ở vị trí đó, và mỗi vị trí có giá trị gấp mười lần vị trí liền kề bên phải của nó ( tức là 1 đơn vị thuộc 1 hàng có giá trị gấp 10 lần 1 đơn vị thuộc hàng liền kề bên phải, bằng 1/10 giá trị 1 đơn vị thuộc hàng liền kề bên trái );
 - Số thập phân: là một phân số có mẫu số là một lũy thừa của cơ số 10 thường được biểu thị là một số không có mẫu số, dùng dấu phẩy ( dấu thập phân) cho vào tử số (với số không dẫn đầu nếu cần), và con số ngay sau dấu phân số có giá trị tương đương với một phân số mẫu số là 10, chẳng hạn: 
 {\displaystyle {\begin{matrix}{\frac {1}{4}}\end{matrix}}} = {\displaystyle {\begin{matrix}{\frac {1}{4}}\end{matrix}}}
 {\displaystyle {\begin{matrix}{\frac {1}{4}}\end{matrix}}} = {\displaystyle {\begin{matrix}{\frac {1}{4}}\end{matrix}}}
 {\displaystyle {\begin{matrix}{\frac {1}{4}}\end{matrix}}} = {\displaystyle {\begin{matrix}{\frac {1}{4}}\end{matrix}}}
6 m 5 cm = 6  cm
0,3
0,24
2,375
6,05 cm
b) Nội dung viết số đo độ dài và số đo khối lượng trong sách giáo khoa toán 5, hàm ý của SGK thể hiện 3 ý cơ bản sau:
Một là hình thành khái niệm số thập phân dựa vào phép đo đại lượng:
Trong SGK đã nêu tương đối rõ 2 cách hình thành khái niệm số thập phân cho học sinh tiểu học đó là:
- Cách 1: Hình thành khái niệm số thập phân trên cơ sở các phân số thập (phân (như đã nêu trên ).
- Cách 2: Hình thành khái niệm số thập phân trên cơ sở của phép đo đại lượng:
 Theo cách này thì số thập phân được hiểu là cách viết lại các số tự nhiên theo các đơn vị đo khác nhau, các đơn vị đo kế tiếp nhau hơn kém nhau 10 lần (đơn vị đo độ dài bao gồm: km, hm, dam, m, dm, cm, mm; 
+Đơn vị đo khối lượng bao gồm: tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g.)
+Ví dụ: 1m 3dm 6cm =1,36m =13,6dm; 25m 8dm =25,8m;
Hai là giới thiệu cách viết các số đo độ đại lượng dưới dạng số thập phân dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề tương tự mối quan hệ của hai hàng số liên tiếp ( trong hệ cơ số 10):
Việc giới thiệu cách viết các số đo đại lượng ( độ dài và khối lượng) cũng bắng hai cách tương tự:
- Cách1: Dựa trên quan hệ thập phân, chẳng hạn: 13 cm = 1 dm = 1,3 dm
- Cách 2: Dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề tương tự mối quan hệ của hai hàng số liên tiếp, chẳng hạn: 1m 36cm = . dm
m
dm
cm
13,6 dm
1
3
6
 Ba là qua việc dạy viết các số đại lượng để củng cố cấu tạo thập phân ,ý nghĩa của mỗi chữ số thuộc một hàng số trong số thập phân (số đo độ dài và đo khối lượng.)
2.1.2. Việc dạy toán cho học sinh phải phù hợp với đặc điểm trình độ nhận thức của lứa tuổi. 
Hai cách hướng dẫn viết số đo độ dài và viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân được giới thiệu trong chương trình: 
Cách 1 dựa trên mối quan hệ thập phân của các đơn vị đo trong cùng đại lượng có ưu điểm là khá tường minh cấu tao thập phân ý nghĩa của mỗi chữ số thuộc một hàng của số thập phân ( ghi đơn vị đo) tuy nhiên khá trừu tượng việc tiếp thu là tương đối khó khăn; 
Cách 2 hướng dẫn trên cơ sở sự tương đồng mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài ( hoặc đo khối lượng ) liền kề và mối quan hệ giữa hai hàng liên tiếp có ưu điểm là trực quan hơn nên nếu có được sự chỉ dẫn cụ thể, gọn gàng, nhất quán sao cho học sinh dễ biết được từng bước thực hiện miễn sao dễ nhớ (không quá dài dòng) sẽ rất phù hợp với lứa tuổi này nhất là học sinh trung bình và yếu.
Kết quả phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện trên lớp học ra sao, đây chính là cho thấy giáo viên thấy cần phải tìm ra cách chỉ dẫn phù hợp với đối tượng học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a) Tình hình chung về học sinh: Một số khá nhiều học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, vì thiếu sự quán xuyến nên số học kém cũng thường rơi vào số này. Do nhiều nguyên nhân một số bị thiếu hụt kiến thức, kĩ năng môn toán nên việc tiếp thu khó khăn dẫn đến không có hứng thú với môn học kết quả kém toán kéo dài. Cần giúp cho học sinh thấy việc học toán cũng gần giũ và cũng có được niền vui trong đó.
b) Khảo sát thực trạng cách dạy của giáo viên ( trong thực tế ở đơn vị ) :
 Dựa vào trình bày của sách giáo khoa Toán 5 và gợi ý của tại liệu ( sách giáo viên, tài liệu hướng dẫn), giáo viên cũng hướng dẫn học sinh theo hai cách ( đã nêu trên), cụ thể mỗi cách như sau: 
-Cách một là: Dựa trên quan hệ thập phân, thực hiện phép nhân hoặc chia cho 10, 100, 1000, ; cơ bản như sau:
+ Nhận xét về mối quan hệ thập phân giữa hai đơn vị đo cùng bảng
 Chuyển sang viết dưới dạng phân số thập phân 
 Viết số đo độ dài ( hoặc số đo khối lượng ) dưới dạng số thập phân.
Ví dụ 1: 1 dm = m = 0,1 m; 3m = km = 0,003 km;
Ví dụ 2: 8m 4cm = 8 m = 8,04 m
Ví dụ 3: 12,4 m = 12 m = 1204 cm 
Với cách này: những bài đơn giản như ví dụ 1 học sinh trung bình và yếu tuy có khó khăn nhưng được hướng dẫn phù hợp học sinh sẽ nắm được, nhưng như ở ví dụ 2, ví dụ 3;  sẽ có nhiều khó khăn học sinh trung bình và yếu sẽ thậm chí cả học sinh tương đối khá toán.
-Cách hai là, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề tương tự mối quan hệ của hai hàng số liên tiếp, cơ bản như sau:
Xác định chữ số hàng đơn vị xem nó ứng với đơn vị nào của bảng đơn vị đo ( đo đội dài hoặc đo khối lượng, .). 
 Đối chiếu với bảng đơn vị đo xem các chữ số còn lại ứng với đơn vị đo nào. Xác định vị trí của dấu phẩy ngay bên phải chữ số ứng với chữ số hàng đơn vị, đơn vị đo nào không có thêm chữ số không,  
Ví dụ 4: 8 m 4 cm = , m
 m dm cm 
8 m 4 cm = 8,04 m
Với cách này, cơ bản có thuận lợi và khó khăn như sau: 
+ Có thuận lợi là có thể dựa vào phương tiện trực quan là bảng đơn vị đo.
+ Khó khăn: Nhưng sẽ làm học sinh rối nếu không có cách hướng dẫn thật cụ thể từng thao tác, dễ nhớ và sử dụng được cho nhiều bài ( mỗi bài một khác việc ghi nhớ cách làm đã là một gánh nặng, học sinh đã rối lại càng rối).
Thực tế tại trường (và nhiều đơn vị bạn) giáo viên thường giải thích cho học sinh bằng lời và yêu cầu học sinh trả lời, như sau: 
Chữ số hàng đơn vị ứng với đơn vị nào ? 
Xem mỗi chữ số ứng với đơn vị nào của bảng đơn vị đo ? 
Đơn vị không có chữ số tương ứng thì thêm chữ số không?
Xác định vị trí dấu phẩy ( hoặc dịch chuyển dấu phẩy sang phải /sang bên trái).
Việc giảng giải và vấn đáp khá nhiều khá là rối dẫn đến hầu như không có mấy tác dụng thực tế nếu không nói là do bối rối giáo viên chủ yếu dùng cách hướng dẫn thứ nhất vốn khá trừu tượng.
Với cách hướng dẫn như vậy số đông học sinh tiếp nhận gặp rất nhiều khó khăn nhất là học sinh yếu, học sinh trung bình và yếu không nắm được những kiến thức kĩ năng cần thiết, hiệu quả giảng dạy thấp. 
c) Thống kê kết quả học sinh trước khi cải tiến phương pháp (năm học 2015 – 2016):
Năm học 2015 – 2016, trong quá trình dạy nhận ra những khó khăn của học sinh, với mong muốn cải tiến phương pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy, tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học sinh đạt được sau khi học viết các số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân ở lớp bản thân phụ trách và lớp bạn với các bài tập sau:
Thời gian 15 phút, 10 điểm cho 10 phép toán.
 Bài 1: 
8 m 7 dm = ..... m; 
14 m = ..... km
4 tấn 3 tạ = ..... tấn
6 kg =..... yến
Bài 2: 
4m 5cm = ... m
12km 13 m = ... km
3kg 12g = ... kg
7 tấn 5kg = ... tấn
Bài 3: 
14,035 m= .....cm
0,1234 tấn = .....tạ
 Kết quả khảo sát như sau:
Lớp thực nghiệm 5A
Tổng số
học sinh
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
29
5
17,2%
10
34,4%
6
20,9%
8
27,5%
Lớp đối chứng 5B
Tổng số
học sinh
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
29
4
13,8%
13
44,8%
5
17,2%
7
24,1%
 Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh yếu kĩ năng viết các số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân còn tương đối cao. Từ kết quả này chúng tôi phải tổ chức bổ xung kiến thức cho học sinh trung bình và yếu ngay trong năm học.
 Kết quả ấy đòi hỏi chúng tôi nghiên cứu tìm ra các giải pháp giúp học sinh tiếp thu thuận lợi, sao cho các em học sinh trung bình và yếu cũng làm chủ được những kiến thức kĩ năng cần thiết.
Qua tìm tòi học hỏi, năm học 2016 -2017 tôi mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy viết các số đo độ dài,viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề hướng dẫn học sinh “ viết các số đo độ dài,viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân ” trong năm học 2016 – 2017:
Như trên đã phân tích trên cả hai bình diện cơ sở lý thuyết và thực tế ở tiểu học cả hai cách hướng dẫn đã nêu trên đây đều được sử dụng, mỗi cách có ưu điểm riêng và chúng bổ xung cho nhau. Quan trọng là việc lựa chọn và hướng dẫn cụ thể của giáo viên trên lớp như thế nào, để đạt được hiệu quả giảng dạy. 
2.3.1. Các giải pháp hướng dẫn viết các số độ dài dưới dạng số thập phân.
Để giúp học sinh yếu nói riêng hoàn thành nội dung học tập và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung tôi sử dụng các biện pháp như sau:
1).Phân loại bài tập làm cơ sở để xác định cách hướng dẫn phù hợp.
2). Củng cố bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ thập phân giữa hai đơn vị đo liền kề, giúp học sinh có được những kĩ năng thiết yếu tối thiểu.
** Về cách dạy học trên lớp, trên cơ sở phân loại vận dụng hợp lý hai cách hướng dẫn sau: 
3). Cách 1, dựa trên quan hệ thập phân giữa các đơn vị đo trong bảng.
4).Cách hai là, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề tương tự mối quan hệ của hai hàng số liên tiếp.
5). Tổ chức lớp học, phân loại đối tượng học sinh, phân công học sinh khá kèm cặp giúp đỡ học sinh yếu.
Trong đó giải pháp thứ 3 và thứ 4 là trọng tâm, cụ thể như dưới đây:
2.3.1.1: Phân loại bài tập, làm cơ sở để xác định biện pháp phù hợp:
 Với các bài tập viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong sách giáo khoa Toán 5 có thể phân loại như sau:
a) Dạng đơn giản trực tiếp củng cố quan hệ thập phân giữa hai đơn vị đo liền kề và giữa hai đơn vị đo thông dụng: 
 D1. Số đo chứa 1 đơn vị đo đổi sang đơn vị đo thông dụng khác, dạng:
 1 dm = ... m; 4 dm = ... m; 3 cm = ... m;
 D2. Số đo có 2 đơn vị đo liền kề đổi sang 1 đơn vị đo, dạng: 
6m 4dm = ... m; 2dm 3cm = ... dm; ...
b) Dạng bài tập ít nhiều có tính nâng cao:
-D3. Hai đơn vị đo không liền kề, dạng:
3m 7cm = ... m; 23m 13cm = ... m; 73mm = .... dm; 234 cm = ... m
-D4. Nâng cao ( ít gặp trong chương trình), dạng:
4,1658 m = ......... cm; 4562,3 m = ... km; 3m 5cm 2mm = ... m;
 2.3.1.2.Giúp học sinh củng cố bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ thập phân giữa hai đơn vị đo liền kề : 
Đối với học sinh trung bình và yếu cần dành thời gian giúp các em nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề hơn kém nhau 10 lần nếu cần trực tiếp đếm trực tiếp trong thước thẳng ( 1m trở xuống), thời gian vào đầu tiết học ( hoặc thời gian 15 phút đầu buổi học ). 
-Trước hết giúp học sinh nhớ lại bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ thập phân của hai đơn vị đo liền kề:
+ Viết (ra giấy nháp, hoặc bảng con ) các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé. 
 Kiểm tra, hướng dẫn ( giáo viên hoặc ban học) học sinh nhận ra thiếu sót ( nếu có), bổ xung hoàn chỉnh.
+ Củng cố mối quan hệ thập phân của hai đơn vị đo liền kề, viết ra giấy (hoặc bảng con):
Đồ dùng trực quan ( học sinh yếu) thước học sinh ( có vạch cm; hướng dẫn nếu cần).
GV giao bài tập: 1dm = ... cm; 1cdm = dm; 
Học sinh viết: 1 dm = 10cm, 1cm = dm = 0,1dm; . Nêu miệng.
+Liền sau đó gợi ý để học sinh nhận ra ( nêu miệng , viết): 
2cm = dm; 3cm = m; 3dm = m
2.3.1.3.Hướng dẫn học sinh “Viết các số đo độ dài” dựa trên quan hệ thập phân giữa các đơn vị đo (Cách 1), với các bài tập dạng đơn giản trực tiếp củng cố quan hệ thập phân giữa hai đơn vị đo liền kề và giữa hai đơn vị đo thông dụng ( D1 và D2):
Cơ bản thực hiện như gợi ý của sách giáo khoa Toán 5 và sách giáo viên, sau khi đã củng cố bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề như nêu trên ( mục 2.3.1.2.a). 
Ví dụ: 6 cm = ... dm; 4cm = ... m; 2dm 6cm = ... dm; ....
Đầu tiên qua các bước: Viết dưới dạng phân số thập phân Số thập phân
Số thập phân: 6cm = dm = 0,6 dm; 
2dm 6cm = 2m = 2,6m
Sau khi học sinh đã làm tương đối quen hướng dẫn học sinh bỏ qua bước trung gian: 2dm 6cm = 2,6m
Những bài dạng D2, để giảm độ khó cho phù hợp học sinh yếu nên giao bài tập 2 bước. Thay việc giao 1 bài tập: 1m 3dm = ... m ; ...
 Bằng 2 bài tập như sau: 
3dm = ... m; 1m 3dm = ... m 
3dm = m = 0,3m; 1m 3dm = 1m = 1,3m
*Qua những bài tập này, với cách hướng dẫn trên sẽ thuận lợi cho học sinh bước đầu làm quen với việc viết số đo độ dài dưới dạng phân số và hơn nữa giúp củng cố cho học sinh về khái niện số thập phân. 
2.3.1.4.Hướng dẫn học sinh “Viết các số đo độ dài” dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề tương tự mối quan hệ của hai hàng số liên tiếp (Cách 2 ), với các bài tập có độ khó tăng và có tính nâng cao (D2; D3; D4;...), cơ bản thực hiện như sau:
(1).Viết (số đo độ dài) sao cho hàng đơn vị thẳng cột tên đơn vị đo ( tương ứng)
(2).Mỗi đơn vị đo ứng với 1 chữ số: Đơn vị đo nào có hơn một chữ số dịch chuyển chữ số phù hợp để mỗi cột (đơn vị đo) có 1 chữ số; cột đơn vị đo nào không có (chữ số) viết 0 (chữ số không).
(3).Đổi ra đơn vị đo nào đặt dấu phẩy bên phải đơn vị đơn vị ấy.
 Cơ bản như sau:
Bài tập:
Km
hm
Dam
m
dm
Cm
mm
3m 2dm= ... m 
3,
2
 3,2m
1m 3cm= ... m
1
3
1,
0
3
 1,03m
2dm 31mm=...dm
2
31
2,
3
1
 2,31dm
3m 15mm=...m
3
15
 3,
0
1
5
 3,015 m
23cm = .... dam
23
0,
0
2
3
 0,023dam
Khi hướng dẫn học sinh cần lưu ý ( 4 điểm) sau: 
(Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ trực quan trước khi làm bài tập; hướng dẫn ngắn gọn, rõ, mạnh lạc, nhất quán; sắp xếp hệ thống bài tập hướng dẫn cho học sinh từ dễ sau nâng dần độ khó; ) 
a)Một là, chuẩn bị phương tiện hỗ trợ trực quan trước khi làm bài tập: 
+ Thước 1 mét có vạch chỉ dm và cm chung cho cả lớp (nên kẻ ở góc b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_hinh_thanh_ki_nang_viet_cac_so_do_do.doc