SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi hình thành biểu tượng toán sơ đẳng thông qua các trò chơi
Trong đời sống xã hội, ở mọi thời đại, giáo dục và đào tạo luôn chiếm một vị trí rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong xu thế phát triển tri thức hiện nay, giáo dục – đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu. Là thước đo phát triển của mỗi quốc gia.
Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “học bằng chơi,chơi mà học”.
Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay việc làm quen với toán đóng vai trò trong việc cung cấp kiến thức ban đầu.Quá trình dạy trẻ làm quen với toán không nhằm đào tạo trẻ trở thành những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhạy, trí thông minh, sự so sánh, phân tích, tổng hợp, khả năng tư duy logic.Tuy nhiên, toán học với các con số, hình học, không gian và thời gian nên có nét khô khan, cứng nhắc và có cả sự nguyên tắc trong môn học này.Bởi vậy, trên thực tế, các tiết học toán thường không đón nhận được nhiều hứng thú hay tích cực của trẻ.Đứng trước yêu cầu đó, giáo viên cần truyền tải những nội dung kiến thức đó đến trẻ sao cho trẻ cảm thấy thật đơn giản, dễ hiểu và gần gũi.
Quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về toán ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức nói riêng và phát triển nhân cách chung cho trẻ và nó được diễn ra dưới ảnh hưởng của các hoạt động giáo dục như toán, tạo hình, hát múa, nghe kể chuyện, trò chơi. Trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với các biểu tượng toán học, tôi thấy muốn trẻ tiếp thu, nắm vững kiến thức thì trò chơi là một trong những yếu tố hết sức quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên, là một giáo viên mầm non tôi tự nhận thấy mình phải làm thế nào để giúp cho trẻ học thật tốt môn toán. Bằng tất cả nỗ lực và đam mê tôi đã thực hiện được một phần nào đó ý nguyện của mình. Tôi xin mạnh dạn chia sẻ một vài kinh nghiệm qua đề tài “Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5- 6 tuổi hình thành biểu tượng toán sơ đẳng thông qua các trò chơi”.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Trong đời sống xã hội, ở mọi thời đại, giáo dục và đào tạo luôn chiếm một vị trí rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong xu thế phát triển tri thức hiện nay, giáo dục – đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu. Là thước đo phát triển của mỗi quốc gia. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “học bằng chơi,chơi mà học”. Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay việc làm quen với toán đóng vai trò trong việc cung cấp kiến thức ban đầu.Quá trình dạy trẻ làm quen với toán không nhằm đào tạo trẻ trở thành những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhạy, trí thông minh, sự so sánh, phân tích, tổng hợp, khả năng tư duy logic...Tuy nhiên, toán học với các con số, hình học, không gian và thời gian nên có nét khô khan, cứng nhắc và có cả sự nguyên tắc trong môn học này.Bởi vậy, trên thực tế, các tiết học toán thường không đón nhận được nhiều hứng thú hay tích cực của trẻ.Đứng trước yêu cầu đó, giáo viên cần truyền tải những nội dung kiến thức đó đến trẻ sao cho trẻ cảm thấy thật đơn giản, dễ hiểu và gần gũi. Quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về toán ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức nói riêng và phát triển nhân cách chung cho trẻ và nó được diễn ra dưới ảnh hưởng của các hoạt động giáo dục như toán, tạo hình, hát múa, nghe kể chuyện, trò chơi... Trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với các biểu tượng toán học, tôi thấy muốn trẻ tiếp thu, nắm vững kiến thức thì trò chơi là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, là một giáo viên mầm non tôi tự nhận thấy mình phải làm thế nào để giúp cho trẻ học thật tốt môn toán. Bằng tất cả nỗ lực và đam mê tôi đã thực hiện được một phần nào đó ý nguyện của mình. Tôi xin mạnh dạn chia sẻ một vài kinh nghiệm qua đề tài “Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5- 6 tuổi hình thành biểu tượng toán sơ đẳng thông qua các trò chơi”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu một số trò chơi giúp trẻ 5- 6 tuổi luyện tập toán nhằm bồi dưỡng cho trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, so sánh..., rèn luyện phương pháp tư duy, phát triển ngôn ngữ, hình thành một số nề nếp thói quen như cẩn thận, chính xác, trung thực,... góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Lớp C1 (trẻ 5 – 6 tuổi) Trường mầm non Xi Măng Bỉm Sơn 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp thống kê toán học 1.5. Những điểm mới của SKKN. Đề tài “Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5- 6 tuổi hình thành biểu tượng toán thông qua các trò chơi” là đề tài mới. 2.NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận. Trò chơi có ngay từ thời cổ đại. Các nhà triết học đã nhìn thấy vai trò của trò chơi trẻ em. Một trong những nhà triết học lớn nhất thời cổ đại là Platon khi phân chia các giai đoạn trong hệ thống giáo dục đã cho rằng, trẻ từ 3- 4 tuổi được giáo dục tại gia đình, trẻ chơi những trò chơi cùng nhau dưới sự hướng dẫn của phụ nữ. Ông khuyên “Đừng ép buộc, cưỡng bức dạy trẻ nhỏ những kiến thức khoa học mà thông qua trò chơi, khi đó anh dễ nhìn thấy trẻ hướng về cái gì”. Quan điểm bản chất xã hội của trò chơi, người đầu tiên đưa ra quan điểm này là nhà triết học người Đức V.Vunt. Ông viết: “Trò chơi đó là lao động của trẻ nhỏ, không có một trò chơi nào lại không có trong mình một nguyên mẫu, một dạng lao động nghiêm túc”. [Nguyễn Thị Ngọc Chúc (1981). Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi mẫu giáo. NXB Giáo dục, Hà Nội]. G.V. Plêkhanôv đã khẳng định trò chơi xuất hiện trước lao động và trên cơ sở của lao động. Ông cho rằng trò chơi là một hoạt động phản ánh, thông qua trò chơi, trẻ có thể lĩnh hội những kỹ năng lao động, thói quen và các nguyên tắc ứng xử của người lớn trong xã hội. Từ đó, ông đi đến kết luận: “Trò chơi mang bản chất xã hội, nó xuất hiện để đáp ứng với xã hội mà trẻ đang sống và nhu cầu được trở thành thành viên tích cực của xã hội đó”. Người có công lớn đặt nền móng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu trò chơi là nhà tâm lý học Xô Viết L.X.Vưgôtxki. Ông đã khởi xướng xây dựng một học thuyết mới về tâm lý học trẻ em nói chung và về trò chơi nói riêng. Những luận điểm cơ bản trong học thuyết Vưgôtxki về trò chơi bao gồm những vấn đề sau: Khẳng định bản chất xã hội và tính hiện thực của trò chơi trẻ em. Khẳng định vai trò trung tâm của trò chơi trẻ em đối với sự phát triển tâm lý trẻ.Trò chơi chính là động lực phát triển và tạo ra “vùng phát triển gần”. Trò chơi trẻ em không nảy sinh một cách tự phát mà do ảnh hưởng có ý thức và không có ý thức từ phía người lớn xung quanh. Sự cần thiết phải vận dụng phương pháp phân tích, xác định “cấu trúc đơn vị” của C.Mác vào nghiên cứu các chức năng tâm lý, trong đó có việc nghiên cứu trò chơi. Không nên dừng lại ở nghiên cứu quan sát mà cần thiết phải tổ chức các nghiên cứu thực nghiệm về trò chơi. Đây là những luận điểm rất quan trọng cho việc hình thành hệ thống giáo dục mầm non của Liên Xô những năm trước đây. [Nguyễn Ánh Tuyết (1997). Tâm lý học trẻ em. NXB Giáo dục Hà Nội]. Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dựng xây lối tư duy logic hay cung cấp những kiến thức toán sơ đẳng cho trẻ. Cùng với đó, trong các hoạt động mà trẻ được tham gia ở trường, trò chơi là hoạt động phát triển toàn diện các mặt nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm, thể chất và đạo đức. Vì vậy, người ta sử dụng các hình thức trò chơi vào các mục đích giáo dục khác nhau, tuỳ thuộc vào tâm lí lứa tuổi và vốn kinh nghiệm của trẻ. Trong đó, có việc sử dụng trò chơi vào mục đích giáo dục luyện tập cho trẻ. Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về trò chơi toán học. Định nghĩa về trò chơi toán học như sau: “Trò chơi toán học là loại trò chơi có luật giúp trẻ củng cố các biểu tượng toán học. Kết quả thu được qua trò chơi là củng cố các biểu tượng toán cụ thể và gây cho trẻ những hứngthú toán học”. Là một loại trò chơi học tập nên nó mang nhiều tính chất của việc dạy học, nó gắn chặt với việc học tập các biểu tượng toán. Tính chất đặc biệt của trò chơi toán học là do người lớn lựa chọn nhằm mục đích giáo dục, giảng dạy để củng cố các biểu tượng toán đã học. Khi chơi trò chơi toán học trẻ được thu hút vào các hoàn cảnh chơi phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ nên trẻ tham gia giải quyết nhiệm vụ một cách hào hứng, thoải mái, không cảm thấy là mình đang thực hiện nhiệm vụ học tập. Trò chơi toán học ở trường mẫu giáo nhằm thực hiện việc phát triển quá trình nhận thức các biểu tượng toán học, kích thích tính ham hiểu biết ở trẻ về mối quan hệ giữa các biểu tượng toán, phát triển tư duy, ngôn ngữ, óc tưởng tượng và trí nhớ của trẻ. 2.2. Thực trạng vấn đề. 2.2.1. Thuận lợi: - Lớp luôn nhận được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường. - Lớp học được nhà trường trang bị cơ sở vật chất phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại, phong phú thuận lợi cho việc dạy trẻ các biểu tượng toán học. - Bản thân là một giáo viên trẻ có trình độ năng lực để sử dụng tất cả các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy. - Đa số trẻ trong lớp khỏe mạnh, thông minh, ham học hỏi đặc biệt là môn làm quen với toán. 2.2.2. Khó khăn: - Sự phát triển nhận thức về biểu tượng toán giữa các trẻ không đồng đều nên có phần ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng phát huy cho những trẻ có khả năng và bổ trợ kiến thức cho những trẻ yếu hơn. - Việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ thông qua trò chơi ở mọi lúc mọi nơi vẫn còn gặp hạn chế về mặt thời gian. - Thời gian làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ hoạt động giảng dạy chưa có nhiều. - Ở thời gian đầu năm học, công tác phối kết hợp với phụ huynh trong lớp để hình thành biểu tượng toán cho trẻ thông qua trò chơi còn gặp nhiều khó khăn do cha mẹ trẻ bận đi làm. 2.2.3. Kết quả thực trạng: Sau đây là bảng đánh giá mức độ tiếp nhận biểu tượng toán sơ đẳng của trẻ vào đầu năm học 2016- 2017 trên tổng số điều tra 40 cháu tại lớp tôi giảng dạy. Bảng khảo sát trẻ đầu năm. Tổng số cháu Đạt Chưa đạt Giỏi, Khá Trung bình Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 22 55% 16 40% 2 5% Qua kết quả khảo sát thực trạng, tôi thấy tỉ lệ trẻ tiếp nhận biểu tượng toán trong mức độ trung bình và chưa đạt khá cao. Với vai trò và trách nhiệm của một cô giáo mầm non, tôi trăn trở và mong muốn đổi mới trong cách giáo dục của mình để nâng cao mức độ tiếp nhận biểu tượng toán cho trẻ. Vì vậy, tôi đã tiến hành các giải pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi hình thành biểu tượng toán thông qua các trò chơi. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Dựa vào mục tiêu giáo dục trí tuệ, trong đó cómục tiêu phát triển ngôn ngữ trong chương trình Giáo dục mầm non của trẻ 5 - 6 tuổi.Dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi. Căn cứ vào vấn đề phát huy tính tích cực cho trẻ trong các hoạt động giáo dục. Nhìn nhận thấy thực trạng về mức độ tiếp nhận biểu tượng toán của trẻ trong lớp. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, thực nghiệm và đúc rút nên một số giải pháp nhằm hình thành biểu tượng toán cho trẻ thông qua trò chơi: - Chọn lựa các trò chơi toán học phù hợp với trẻ. - Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua trò chơi trên tiết học. - Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua trò chơi ở mọi lúc mọi nơi. - Làm đồ dùng đồ chơi để trẻ được trải nghiệm kiến thức toán thông qua trò chơi. - Phối hợp với cha mẹ học sinh để hình thành biểu tượng toán cho trẻ thông qua trò chơi tại gia đình trẻ. Với mỗi giải pháp trên, tôi tập trung vào từng mảng nhỏ để cung cấp kiến thức cho trẻ: mảng hình thành biểu tượng về số lượng, về hình dạng, về kích thước và mảng hình thành biểu tượng về không gian. Sau đây là những giải pháp cụ thể của tôi. 2.3.1. Chọn lựa trò chơi toán học phù hợp với trẻ. Những trò chơi toán học được chọn lựa phù hợp sẽ trở thành nội dung và phương tiện giáo dục trẻ. Những trò chơi đó phải mang đầy đủ ba yếu tố: - Trò chơi có nội dung toán học. - Trò chơi phù hợp với tâm lí nhận thức của trẻ. - Trò chơi phù hợp với mục đích giáo dục. Với các trò chơi toán học, tôi sử dụng nó như một phương tiện hình thành và phát triển nhân cách trẻ nói chung, phát triển nhận thức các biểu tượng toán nói riêng. * Những trò chơivề biểu tượng số lượng và phép đếm Biểu tượng về số lượng và phép đếm đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi,lúc này trẻ đã có khả năng phân tích chính xác các phần tử của tập hợp, các tập trong tập đếm. Trẻ có khả năng đếm xuôi, đếm ngược thành thạo trong phạm vi 10. Nắm vững thứ tự gọi tên các con số. Vì thế trò chơi luôn nhằm khắc sâu thêm kiến thức đã học. Với mục đích chọn lựa những trò chơi về biểu tượng số lượng và phép đếm, tôi chọn những trò chơi như sau: Trò chơi: “Chơi xổ số” * Mục đích: Luyện khả năng nhận biết chữ số * Chuẩn bị: + Một bảng chữ số thừ 1 đến 10 có kim quay + Bộ chữ số từ 1 đến 10 đủ cho mỗi trẻ 1 thẻ số + Các thẻ chấm tròn tương ứng với bộ chữ số + Một số đồ chơi làm phần thưởng * Luật chơi: Khi kim chỉ số nào thì trẻ có số đó lên tìm các thẻ có số chấm tròn tương ứng thì mới được nhận phần thưởng. * Cách chơi: Một trẻ làm người bán sổ xố, các cháu khác đến mua, mỗi cháu 1 vé. Sau khi vé số đã bán hết, cô phổ biến luật chơi và công bố giải. Nếu kim dừng ở số nào thì những cháu có số đó lên chọn đúng thẻ có phần chấm tròn tương ứng với số của mình và nhận phần thưởng. Cô quay 4 lần để nhận 4 giải. Số còn lại được giải khuyến khích, nhưng vẫn phải lên chọn đúng thẻ mới được lĩnh phần thưởng. Trò chơi kết thúc khi tất cả đã lĩnh hết phần thưởng. * Trò chơi về biểu tượng hình dạng Hình học là một trong những nội dung cơ bản trong toán học. Vì vậy ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được hình thành những biểu tượng ban đầu về hình học. Qua họat động làm quen với toán- một trong những phương pháp quan trọng để trẻ nắm bắt được những kiến thức cô truyền đạt, đó là sử dụng trò chơi. Thông qua trò chơi cô đưa ra, trẻ được trải nghiệm lĩnh hội kiến thức một cách cách nhẹ nhàng và thoải mái mang tính chất “ học bằng chơi, chơi mà học”. Ví dụ: Học về khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác, khối cầu, khối trụ.Tôi chọn lựa trò chơi: “ Thi ai tinh”. *Mục đích: Luyện khả năng nhận biết, phân biệt các khối * Chuẩn bị: Các khối vuông, khối chữ nhật, khối ta giác, khối cầu, khối trụ để vào rổ đồ chơi, số rổ đồ chơi bằng số trẻ lên chơi mỗi lần * Luật chơi: Không nhìn, chỉ dùng tay nhận biết khối bằng cách sờ đường bao của khối * Cách chơi: Cô giải thích luật chơi và chơi cho trẻ xem: Cô bịt mắt, cầm 1 khối giơ lên trước mặt, sau đó làm động tác dùng ngón tay sờ đường bao khối cho cả lớp cùng nhìn thấy để biết đó là khối gì rồi nói tên khối sau khi nhận ra. Cô cho 3- 5 trẻ lên chơi 1 lần để thi xem ai nói đúng, nói nhanh. Sau khi dùng khăn bịt mắt trẻ. Cô phát cho mỗi trẻ 1 khối, trẻ cầm khối bằng 1 tay. Sau khi cô hiệu lênh “bắt đầu” trẻ phải sờ và nói tên khối ngay sau khi phát hiện ra. Ai nói trước và đúng là thắng. Trò chơi “Thi ai tinh” *Trò chơivề biểu tượng kích thước Hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ mẫu giáo lớn là một trong những những nội dung hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non. Có tác dụng phát triển ổn định của tri giác, kích thích phát triển thị giác, ngôn ngữ và các quá trình trẻ dùng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát. Trò chơi mang kiến thức toán về kích thước như: “Hãy tìm đồ vật ngắn hơn thước này” * Mục đích: Luyện kĩ năng so sánh chiều dài * Chuẩn bị: - Một lá cờ, một thước và một bưu thiếp ( hoặc đồ vật khác để so sánh chiều dài, chiều cao và chiều rộng) - Một số đồ dùng đồ chơi có chiều dài, chiều cao, chiều rộng bằng hoặc khác với các đồ dùng đã chuẩn bị ở trên và xếp quanh lớp. * Luật chơi: - Tự tìm các đồ vật, đồ dùng đồ chơi có kích thước theo hiệu lệnh của cô - Ai tìm thấy trước tiên là thắng cuộc * Cách chơi: Mỗi lần chơi cô cho 5 cháu và đưa ra 1 đối tượng, ví dụ cái thước kẻ làm chuẩn, rồi yêu cầu trẻ tìm ở xung quanh xem có những đồ dùng, đồ chơi gì dài bằng cái thước chuẩn. Các cháu khác theo dõi xem bạn nào tìm được đầu tiên hoặc bạn nào nhầm. Khi trẻ tìm được, cháu phải so sánh đồ vật đó trước chuẩn cho cả lớp xem có đúng yêu cầu của cô không. Sau đó cô có thể nâng cao yêu cầu bằng cách yêu cầu nhóm trẻ đó mỗi lần chơi chọn 2 – 3 đồ vật theo các yêu cầu khác nhau cùng 1 lúc. Trò chơi này tố chức vào các giờ ôn nhận biết, phân biệt mối quan hệ kích thước giữa các đối tượng trong cuộc sống hàng ngày. *Trò chơivề biểu tượng không gian Định hướng không gian đối với trẻ mầm non – đây là một khái niệm rất trừu tượng đối với trẻ. Đặc điểm phát tiển của trẻ mầm non là “học bằng chơi, chơi mà học”, vì thế khi hướng dẫn trò chơi cô giáo cần có những lời truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu để trẻ nắm bắt được yêu cầu đề ra. Trò chơi: “Chuông reo ở đâu” * Mục đích: - Xác định và diễn đạt được hướng phải – trái, trước – sau trong khoảng không gian đối với bản thân trẻ qua âm thanh. - Phát triển khả năng phản ứng nhanh nhẹn trước tín hiệu của âm thanh * Chuẩn bị: Một cái chuông, hoặc một cái trống nhỏ, một khăn che mắt. * Cách chơi: Cho cả lớp ngồi thành vòng tròn, bịt mắt trẻ A ngồi vào giữa tham gia trò chơi. Trẻ B cầm chuông để rung ( khi mới bắt đầu trò chơi cô giáo nên là người rung chuông). Trẻ A lắng nghe và nói xem chuông ở phía nào của mình. Khi trẻ đã biết định hướng phải – trải, trước – sau của bản thân và chơi thành thạo cô cho 1 trẻ bịt mắt đứng giữa, 4 trẻ đứng 4 hướng (phải, trái, trước, sau so với trẻ chơi, lần lượt cho từng trẻ rung chuông để trẻ lên chơi đoán xem chuông ở hướng nào. Trò chơi “Chuông reo ở đâu” Việc chọn lựa những trò chơi toán học phù hợp với trẻ là quan trọng và không phải việc dễ dàng đối với tôi. Cách đem những trò chơi phù hợp đến với trẻ khi nào và như thế nào là những bước quan trọng tiếp theo của người giáo viên. 2.3.2. Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua trò chơi trên tiết học. Đối với trò chơi học tập tiến hành trong các tiết học nói chung và tiết làm quen toán nói riêng sẽ góp phần phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Ở đó, trẻ được tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, được mở mang nhận thức và đặc biệt phát triển các phẩm chất trí tuệ. Bởi nhận thức rõ vai trò của tiết học nói chung và vai trò của trò chơi với việc hình thành biểu tượng toán nói riêng nên tôi đặc biệt chú trọng từ khâu chọn lựa trò chơi đến từng bước trong quá trình tổ chức hoạt động. Tùy theo mục đích hình thành biểu tượng về số lượng, hình dạng, kích thước hay không gian mà tôi xây dựng những cái mới khác nhau trong các bước tiến hành trò chơi trên tiết học. Quy trình tổ chức trò chơi trên tiết học thường tổ chức như sau: Bước 1: Nghiên cứu mục đích, nhiệm vụ, nội dung, các luật của trò chơi. - Phải nắm được tâm lý của đối tượng mình phụ trách. - Hiểu các biểu tượng sẽ được củng cố trong trò chơi (một trò chơi có thể củng cố nhiều biểu tượng). - Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, các luật của trò chơi. Bước 2: Thiết kế trò chơi -Phải nghiên cứu các biểu tượng cũ ở phần ôn kiến thức cũ và biểu tượng mới hình thành ở phần dạy kiến thức mới. Bước 3: Hướng dẫn chơi - Giới thiệu tên trò chơi. - Giới thiệu nội dung, các luật của trò chơi. - Cho trẻ chơi (trong quá trình chơi cô quan sát theo dõi trẻ chơi cho đúng luật, nếu có sai sót cô giúp trẻ và khuyến khích trẻ chơi đúng luật). - Hứng thú toán học mà trẻ thu được là kết quả của trò chơi. Bước 4: Đánh giá kết quả và nhận xét - Cô giáo kiểm tra từng nhóm, từng cá nhân về cách làm và kết quả. - Cô giáo nhận xét, góp ý để lần chơi sau trẻ vẫn thích chơi, ít gặp lỗi, ở bước này yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng vì trẻ thích khen. Trẻ thường cho kết quả của mình là tốt nhất nên nghệ thuật khen chê của cô giáo giữ vai trò quan trọng. Nếu trẻ thấy thoả mãn giờ sau trẻ sẽ hứng thú học. Còn nếu trẻ không thoả mãn giờ sau trẻ không muốn chơi. Học sinh hay bị mắc lỗi ở đây vì kiến thức tâm lý chưa chắc và chưa biết rõ tâm lý của từng trẻ. * Hình thành biểu tượng số lượng thông qua trò chơi trên tiết học Ví dụ: Đề tài:Quan hệ hơn – kém về số lượng trong phạm vi 6 * Mục đích: - Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn – kém về số lượng trong phạm vi 6 thông qua các trò chơi - Nắm được cách chơi, luật chơi * Chuẩn bị: - Trò chơi: Bác đưa thư, Giúp bạn dọn nhà, Nặn theo yêu cầu, tạo nhóm - Một số đồ dùng trong gia đìnhbằng các chất liệu khác nhau, bằng đất nặn - Lá thư * Cách tổ chức: - Hoạt động 1: Ôn luyện số 6 + Trò chơi: “Bác đưa thư vui tính” Cách chơi: Cô hoặc trẻ đóng vai bác đưa thư, vừa đi vừa hát“Bác đưa thư vui tính”. Đến trước mặt 1 trẻ, bác đưa thư nói: “Có thư! Xin cho biết nhà bạn” thì trẻ đó phải đứng lên nói địa chỉ nhà mình. Trẻ nào nói đúng thì được lên nhận thư và lên đứng phía trước. Khi được 6 trẻ nói đúng thì cô dừng cuộc chơi. -Cho trẻđếm số bạn nói đúng địa chỉ - Cho trẻ đếm lá thư về đúng địa chỉ người nhận - So sánh số bạn và số lá thư - Hoat động 2: Nhận biết mối quan hệ hơn - kém trong phạm vi 6 + Trò chơi: “Đến thăm nhà bạn” -Trước khi đi, cô và trẻ dựđoán số thành viên trẻ đến thăm và chuẩn bị hoa, quả đến thăm gia đình. - Đưa bức tranh vẽ gia đình cho trẻ quan sát, so sánh * Hoạt động 3:Luyện tập kĩ năng nặn và biết nặn thêm cho đủ số lượng đối tượng theo yêu cầu. +Trò chơi 1: “Nặn theo yêu cầu” Nhiệm vụ của mỗi nhóm là nặn cho các nhóm đồ dùng đều có số lượng là 6. Trong thời gian nhất định, nhóm nào nặn xong trước là thắng. +Trò chơi 2: “Giúp bạn dọn nhà” -Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát. Khi cô yêu cầu: “Hãy giúp bạn chọn những đồ dùng bằng gỗ”, trẻ chạy lên lấy và đưa cô. - Cô hỏi tên, chất liệu và công dụng của mỗi nhóm - Số lượng đã giúp bạn dọn - So sánh và nhận xét số lượng của mỗi nhóm Cứ như vậy, những con số, một tập hợp số và phép đếm tự đi sâu vào trí nhớ của t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_5_6_tuoi_hinh_thanh_bieu_tu.docx