SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Nga Liên

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Nga Liên

“Làm quen với tác phẩm văn học” là môn học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt nó có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Bởi nó giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh và trực tiếp giúp trẻ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày của trẻ.

Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta đã nói “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Để câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống mãi với thời đại của chúng ta thì lớp lớp thế hệ trẻ mầm non phải là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cũng giống như trồng cây muốn cho cây phát triển khoẻ mạnh, xanh tốt thì phải chăm bón ngay từ khi cây mới bắt đầu nảy mầm. Thật vậy ở tuổi thơ đặc biệt là lứa tuổi mầm non, lứa tuổi đang hình thành những phẩm chất cá nhân, nếu được gia đình, cô giáo quan tâm chăm sóc, giáo dục tốt từ nhỏ chắc chắn sẽ tạo luyện những trẻ đó khi trưởng thành sẽ hứa hẹn cho đời biết bao tài năng sáng tạo, biết bao con ngoan trò giỏi và trở thành những công dân tốt giúp ích cho đất nước và một trong những lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ ở trường mầm non đó chính là lĩnh vực cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cụ thể là lĩnh vực. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lôgíc, có trình tự, chính xác và có hình ảnh nội dung. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non, ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ có vai trò quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phươg tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và chuẩn mực hành vi văn hoá. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu hình tượng của các bài hát ru đồng dao dân ca đi vào tâm hồn tuổi thơ, những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Khi trẻ được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ văn học qua các bài ca dao, đồng dao, các câu chuyện kể, bài thơ qua giao tiếp hàng ngày ở trường mầm non. đã giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống. Từ đó giúp trẻ thêm yêu quê hương, yêu đất nước. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về khám phá khoa học, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ của trẻ.

 

doc 23 trang thuychi01 36296
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Nga Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM 
VĂN HỌC TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA LIÊN
 Người thực hiện: Lê Thị Vân
 Chức vụ: Giáo Viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Liên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
 THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
* Lý do chọn đề tài.
1
* Mục đích nghiên cứu.
2
* Đối tượng nghiên cứu.
2
* Phương pháp nghiên cứu. 
2
2. NÔI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận.
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
* Thuận lợi.
3
* Khó khăn.
3
* Kết quả khảo sát.
4
3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4
Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học. 
4
Biện pháp 2. Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, các trò chơi đóng kịch.
2.1. Thông qua các bài thơ.
5
2.2. Thông qua thể loại truyện kể.
5
2.3. Thông qua trò chơi đóng kịch.
7
Biện pháp 3. Tạo môi trường văn học phong phú cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
7
3.1. Xây dựng môi trường trong lớp học
9
3.2. Môi trường ngoài lớp học.
10
Biện pháp 4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
12
Biện pháp 5. Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động khi cho trẻ làm quen với văn học để kích thích trẻ phát triển từ.
14
Biện pháp 6. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hệ thống câu hỏi đàm thoại.
15
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
17
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
Kết luận.
17
Kiến nghị.
18
Tài liệu tham khảo
1. MỞ ĐẦU
 * Lý do chọn đề tài.
“Làm quen với tác phẩm văn học” là môn học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt nó có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Bởi nó giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh và trực tiếp giúp trẻ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày của trẻ.
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta đã nói “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Để câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống mãi với thời đại của chúng ta thì lớp lớp thế hệ trẻ mầm non phải là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cũng giống như trồng cây muốn cho cây phát triển khoẻ mạnh, xanh tốt thì phải chăm bón ngay từ khi cây mới bắt đầu nảy mầm. Thật vậy ở tuổi thơ đặc biệt là lứa tuổi mầm non, lứa tuổi đang hình thành những phẩm chất cá nhân, nếu được gia đình, cô giáo quan tâm chăm sóc, giáo dục tốt từ nhỏ chắc chắn sẽ tạo luyện những trẻ đó khi trưởng thành sẽ hứa hẹn cho đời biết bao tài năng sáng tạo, biết bao con ngoan trò giỏi và trở thành những công dân tốt giúp ích cho đất nước và một trong những lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ ở trường mầm non đó chính là lĩnh vực cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cụ thể là lĩnh vực. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lôgíc, có trình tự, chính xác và có hình ảnh nội dung. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non, ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ có vai trò quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phươg tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và chuẩn mực hành vi văn hoá. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu hình tượng của các bài hát ru đồng dao dân ca đi vào tâm hồn tuổi thơ, những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Khi trẻ được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ văn học qua các bài ca dao, đồng dao, các câu chuyện kể, bài thơ qua giao tiếp hàng ngày ở trường mầm non... đã giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống. Từ đó giúp trẻ thêm yêu quê hương, yêu đất nước. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về khám phá khoa học, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ của trẻ. 
Trẻ lên 5-6 tuổi là thời kì phát cảm ngôn ngữ. Ở thời kì này trẻ luôn tích cực tham gia vào quá trình giao tiếp, trải nghiệm, khám phá. Trẻ nói nhiều và thường xuyên tìm đến người lớn để thoả mãn nhu cầu nhận thức bằng giao tiếp, vì vậy ở giai đoạn này số lượng từ tăng nhanh, và đa dạng đặc biệt là ở trẻ 5-6 tuổi vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, tính từ, các loại khác như đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít. Bằng hình thức văn học mở ra cho trẻ cuộc sống xã hội và thiên nhiên, các quan hệ qua lại của con người, những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức rõ ràng, chính xác của từ ngữ, làm tăng vốn từ, nói rõ ràng, chính xác.
Như vậy, đối với trẻ độ tuổi này chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các loại từ trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, thông qua làm quen với văn học. Không những vậy văn học có vai trò tích cực trong việc hình thành đạo đức cho trẻ, mỗi tác phẩm văn học đều đem đến cho trẻ tâm hồn phong phú giàu tình thương chân thật, giúp cho trẻ biết được cái xấu, cái tốt, cái đẹp và làm theo cái đẹp. Chính vì vậy mà văn học là chiếc cầu nối giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Với tất cả những lý do trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Nga Liên” làm đề tài nghiên cứu cho mình với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua làm quen với tác phẩm văn học.
* Mục đích nghiên cứu.
Nhằm tìm ra những biện pháp phù hợp với trẻ, với yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Mở rộng vốn từ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong sáng.
Thông qua tác phẩm văn học giáo dục cho trẻ phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, hình thành và phát triển 5 mặt lĩnh vực “ đức – trí – lao – thể - mĩ”.
* Đối tượng nghiên cứu.
 - Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá A3 tại Trường mầm non Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hoá. 
* Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu mọi thông tin có liên quan đến đề tài để nắm chắc kiến thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thực hành trải nghiệm tại nhóm lớp.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp nêu gương.
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp dùng tình cảnh, khích lệ
- Phương pháp trực quan minh họa
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
Trẻ 5-6 tuổi sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển vốn từ chịu ảnh hưởng lớn vào việc tích cực hóa vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã phát triển, điều đó một phần cũng nhờ vào hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.
Văn học là  hoạt động rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để giúp trẻ nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm văn học giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè,...Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.
Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hoạt động làm quen với văn học này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Với truyện kể, ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường (khẩu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính.
Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ hứng thú “đọc sách” kỹ năng đọc và kể tác phẩm văn học.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi.
- Nga Liên là một trong những xã có nền kinh tế, văn hoá phát triển khá ổn định và bền vững nổi bật nhất là nghề sản xuất kinh doanh và nghề tiểu thủ công nghiệp. Chính vì vậy mà vấn đề an sinh xã hội được nâng cao, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học hành của con em mình. 
 - Về phía nhà Trường: Trường Mầm non Nga liên là một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia, mức độ I và đã được kiểm định đánh giá ngoài. Trường có một cơ sở khang trang đầy đủ, phòng học rộng rãi, thoáng mát. Một môi trường, trong sạch, an toàn cho trẻ hoạt động và vui chơi. Nhà trường có Đội ngũ ban giám hiệu nhiệt tình, trình độ chuyên môn vững vàng. Thêm vào đó lại được sự quan tâm, nhiệt tình, sâu sát của Phòng giáo dục và UBND xã đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện. 
 - Về phía giáo viên trường có tổng số Giáo viên là 22 cô giáo trong đó có 20 cô đã có bằng trên chuẩn đó là bằng đại học và bản thân tôi cũng rất là vinh dự được nằm trong tốp 20 cô đó. còn lại 2 cô có bằng đạt chuẩn. Chính vì vây mà kiến thức của giáo viên được nắm rất chắc, chuyên môn nghiệp vụ rất dầy dặn và tạo được sự tin tưởng tuyệt đối từ các bậc phụ huynh. Hơn nữa bản thân tôi tự tìm tòi ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã chủ động trong việc lên kế hoạch, nội dung, biện pháp sử dụng loại hình hoạt động, thay đổi hình thức dạy học cho từng câu chuyện bài thơ với HĐ LQVVH.
- Bên cạnh đó có hội phụ huynh luôn sát cánh cùng với nhà trường cho nên công tác phối kết hợp giữa gia đình trẻ và cô giáo đã đạt hiệu quả cao.
- Năm học 2017-2018 tôi được nhà trường phân công phụ trách đứng lớp mẫu giáo 5-6 tuổi với tổng số trẻ trong lớp là 37 học sinh, trong đó có 17 cháu gái và 20 cháu trai, là một giáo viên phụ trách đứng lớp nên tôi nắm vững được khả năng tiếp thu của từng cháu.
- Về phía học sinh : Các em cũng được quan tâm nhiều hơn, mức sống của các bé cũng khá đầy đủ, các bé đã được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông hiện đại ngay từ khi còn rất nhỏ và có khoảng 95% các bé đã được đi học từ lớp nhà trẻ bé(12 – 18 tháng tuổi). Cho nên các bé rất là mạnh dạn tự tin, năng động và thông minh.
* Khó khăn:
Song nhìn chung mỗi cháu có một đặc điểm riêng mỗi cá tính khác nhau nhưng đều có một điểm chung đó là trẻ mầm non tiếp thu bài rất nhanh nhưng lại quên trong chốc lát. Vì thế để thực hiện đề tài này tôi đã gặp không ít khó khăn cụ thể như sau:
+ Đa số trẻ trong lớp đều là con em nằm trong vùng thiên chúa giáo, nhận thức và hiểu biết của người dân còn rất hạn chế. Nhiều Gia đình có bố mẹ làm nông nghiệp, bố mẹ đi làm ăn xa nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
+ Sự phát triển về ngôn ngữ của mỗi trẻ tuy cùng một lứa tuổi nhưng lại ở mức độ khác nhau, trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói tiếng địa phương nhiều, Trẻ chưa được học qua các lớp bé, nhỡ nên khi lên lớp lớn trẻ còn nhút nhát trong mọi hoạt động.
 + Khả năng ngôn ngữ của trẻ về tính lôgic của câu, biết sử dụng từ trong các loại câu, ngôn ngữ nói chưa rõ rành mạch lạc, chính xác. Từ thực trạng trên để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, qua khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy kết quả như sau:
* Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm ( Tháng 9/2017)
TT
Nội dung
Tổng
Đạt
Chưa đạt
ST
%
ST
%
1
Trẻ mạnh dạn khi giao tiếp. 
37
26
70
11
30
2
Trẻ trả lời được các câu hỏi đàm thoại.
37
26
70
11
30
3
Trẻ thể hiện được cảm xúc của mình với cô và các bạn.
37
25
68
12
32
4
Hiểu được một số từ đơn giản gần gũi với trẻ .
37
25
68
12
32
5
Trẻ diễn đạt được câu, từ rõ ràng mạch lạc, chính xác không nói ngọng, nói lắp.
37
24
65
13
35
 Với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi mà lớp tôi phụ trách có kết quả đạt được trên trẻ thấp, trẻ chưa mạnh dạn trong giao tiếp, tỷ lệ trẻ diễn đạt được mong muốn cũng như cảm xúc và hiểu được một số từ đơn giản, diễn đạt câu từ còn hạn chế nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phát triển ngôn ngữ áp dụng vào thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tác phẩm văn học tại trường mầm non Nga Liên mà tôi chủ nhiệm.
2.3. Những biện pháp thực hiện.
Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học. 
Mặc dù chuyên đề “Phát triển ngôn ngữ ” cho trẻ đã được triển khai và tổ chức thực hiện trong nhiều năm qua, bản thân tôi đã nắm được bản chất của chuyên đề và vận dụng vào hoạt động giảng dạy. Nhưng trong quá trình thực hiện tôi vẫn còn lúng túng, chưa tích cực sáng tạo vì thế trong năm học 2017 - 2018 Trường mầm non Nga Liên vẫn tiếp tục chỉ đạo thực hiện chuyên đề này. Là một giáo viên đứng lớp 5 - 6 tuổi để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở lớp, tôi đã không ngừng tự học tập, tự bồi dưỡng để nắm chắc nội dung, phương pháp, sáng tạo trong khi dạy trẻ. Tôi đã sử dụng bằng một số hình thức như:
Tham gia học tập chuyên đề do Phòng giáo dục, trường mầm non tổ chức. 
Tham gia các buổi hội thảo, các buổi dự giờ, thao giảng của các bạn đồng nghiệp cũng như các trường trọng điểm trong huyện. Qua đó tôi cùng bạn bè đồng nghiệp được tìm hiểu những kiến thức vô cùng bổ ích như:
+ Làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo là gì? 
+ Mục tiêu giáo dục cho trẻ mẫu giáo làm quen tác phẩm văn học là gì?
+ Nội dung làm quen tác phẩm văn học được tiến hành thông qua những hoạt động nào? 
+ Để giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động với tác phẩm văn học bạn sẻ làm như thế nào?...
 Ngoài ra tôi còn tự học tập, tự nghiên cứu qua các tài liệu, các tạp san, qua 
mạng Internet về những kiến thức có liên quan như: 
+ Phương pháp làm quen tác phẩm văn học cho trẻ mầm non.
+ Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
+ Phương pháp kể chuyện sáng tạo.
Như vậy: Qua việc được tiếp thu các chuyên đề, dự các buổi hội thảo, tham gia dự giờ thao giảng các đồng ngiệp, học hỏi trường bạn để kịp thời uốn nắn bổ sung những hạn chế tồn tại của bản thân.
Kết quả: Từ biện pháp trên tôi nắm vững kiến thức một cách cơ bản trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và đặc biệt là cho trẻ 5 - 6 tuổi tàm quen với tác phẩm văn học.
Biện pháp 2. Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, các trò chơi đóng kịch.
Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe là một trong những cách tốt nhất để khuyến khích trẻ ham đọc sách, phát triển ngôn ngữ trí tưởng tượng và cách sáng tạo ở trẻ. Trẻ mẫu giáo luôn thích tìm tòi khám phá về thế giới xung quanh bằng đôi mắt ngạc nhiên, thích thú qua các tác phẩm văn học để giúp trẻ đến cảm thụ các tác phẩm văn học đạt hiệu quả và làm thoả mãn nhu cầu ham hiểu biết. Muốn nội dung của tác phẩm đến với trẻ làm rung động lòng trẻ, gây hứng thú nghe hiểu cho trẻ thì cô giáo phải là người tìm ra thủ thuật đọc kể diễn cảm. Trước tiên phải xác định loại tác phẩm văn học thơ hay truyện từ đó tìm hiểu nội dung truyện thơ, luyện giọng điệu, biến giọng điệu của mình thành giọng điệu của tác phẩm và kết hợp với cử chỉ, điệu bộ nét mặt. 
Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học một cách tốt nhất? Thực hiện vấn đề này tôi đã tổ chức thực hiện như sau:
 2.1. Thông qua các bài thơ.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khi nhu cầu về cái đẹp đang phát triển vì vậy việc dạy thơ cho trẻ còn mang một ý nghĩa rất đặc biệt nó có tác động mạnh mẽ về nhiều mặt đối với trẻ: Ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ...Vì vậy khi dạy thơ ca cho trẻ tôi đã chú ý đến những nội dung sau:
Trước hết cần phải chọn bài thơ hay phù hợp với chủ đề, với cách cảm nhận, cách nghĩ của từng độ tuổi, rồi đọc diễn cảm một cách tự nhiên, rõ vần, nhịp điệu cho trẻ nghe, nhấn mạnh hình tượng trong các bài thơ nhằm giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ từng bài thơ.
Chuẩn bị đầy đủ về giáo án, đồ dùng trực quan,... cũng như việc khai thác
những hình ảnh đẹp là vô cùng quan trọng vì qua đó sẽ giúp trẻ hoà mình vào thiên nhiên, trẻ dễ cảm nhận được cảm xúc như đến với chính mình.
Ví dụ: Khi dạy trẻ bài Thơ :“ Gà nở” Tôi đã khai thác được hình ảnh đẹp trong bài thơ đó là “một đàn gà”, bắt đầu là một “ổ trứng lặng im” giờ kêu“Kêu chiếp chiếp” hay “con mẹ đẹp sao, những hòn tơ nhỏ, chạy như lăn tròn”,,để làm toát lên trọng tâm của bài thơ tôi đã chuẩn bị một mô hình ngôi nhà có phong cảnh, đàn gà rất đẹp và ngộ nghĩnh để gây sự chú ý cho trẻ từ mô hình đó trẻ nhìn vào trẻ đọc rất hứng thú và nhanh thuộc thơ hơn.
(Hình ảnh dạy bài thơ Gà nở)
Với bài thơ: “Trăng ơi từ đâu đến” đây là bài thơ hay, có tác dụng luyện âm cho trẻ. Nên tôi cần hướng dẫn cho trẻ nhấn vào các câu, các từ mang hình ảnh so sánh “Trăng hồng như quả chín”, “Trăng bay như quả bóng”, “Trăng tròn như mắt cá”, trẻ biết đọc chậm rãi, biểu lộ sự băn khoăn, tự hỏi ở các câu: 
“Trăng ơi từ đâu đến?
 Hay từ một sân chơi ...”
Hay với câu thơ “Hoa cà tim tím
 Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa.”
Để trẻ biết được màu sắc của các loài hoa thì tôi cần nhấn mạnh vào các từ: “Tim tím”, “ vàng vàng”, “chói chang”, “đốm lửa”. 
Với các thanh hỏi, ngã, và các âm tr, ch, s, x. Trong bài “Chú giải phóng quân”
Chú là chú em
Chú đi tuyền tuyến nửa đêm chú về
Ba lô con cóc to bè
Mũ tai bèo bẻ vành xoè trên vai
Cả nhà mừng quá chú ơi
Y như em đã mơ rồi đêm nao
Chú về kể chuyện vui sao
Mỹ thua cũng khóc như nhiều trẻ con.”
Tôi chú ý đến các từ: “Nửa” nhấn mạnh vào thanh hỏi, “Mỹ” nhấn mạnh vào thanh ngã hay từ “xoè” từ “Sao” để phát âm chữ X, chữ S. Từ “Chuyện” để trẻ phát âm chữ Ch.
Ngoài những điều kiện trên thì khi đọc mẫu tôi phải đọc diễn cảm, thể hiện điệu bộ bài thơ, tạo được sự hứng thú của bài thơ.
Ví dụ: Khi đọc đến câu: “Ba lô con cóc to bè” tay đưa lên vai thể hiện chiếc ba lô, “Mũ tai bèo bẻ vành xoè trên vai” dùng tay đưa nhẹ lên đầu rồi vuốt xuống.
Đồng thời tôi có thể thay đổi bằng hình thức ngâm thơ.
Qua các bài thơ tôi cần giúp trẻ thấy được cái hay, cái đẹp, cái hay trong tiếng nói của dân tộc bằng những vần điệu, nhạc điệu... khêu gợi được những xúc cảm của trẻ đối với những người đã một nắng hai sương làm nên hạt gạo. Trẻ có thể hình dun

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phat_trien_ngon_ng.doc