SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết đúng chính tả

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết đúng chính tả

Trong hệ thống các môn học của chương trình tiểu học hiện nay thì Tiếng Việt là môn học vô cùng quan trọng, nó được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác. Tiếng Việt gồm nhiều phân môn, các phân môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung kiến thức cho nhau, học tốt phân môn này sẽ góp phần học tốt các phân môn khác.

Dạy học Chính tả ở tiểu học là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn học Tiếng Việt trong nhà trường. Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với HS tiểu học.Đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu được đầy đủ văn bản.

Qua nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học nói chung, ở lớp Năm nói riêng. Tôi nhận thấy phân môn Chính tả có vị trí hết sức quan trọng bởi vì qua môn Chính tả học sinh nắm được quy tắc chính tả từ đó hình thành những thói quen, những kĩ xảo khi sử dụng viết, hình thành năng lực viết đúng chính tả, đúng chuẩn mực để viết đúng chữ viết của ngôn ngữ văn hoá. Ngoài ra nó còn có thể chỉ ra các lỗi của học sinh để học sinh tránh được những lỗi chính tả thường gặp, khắc phục tình trạng viết sai. Từ đó giáo dục đức tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, khát vọng vươn tới cái đẹp và bồi dưỡng tình cảm yêu mến, quý trọng tiếng mẹ đẻ, để góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.

 

doc 20 trang thuychi01 9253
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1.Lý do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích của đề tài
3
1.3.Đối tượng nghiên cứu
3
1.4.Phương pháp nghiên cứu
3
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3. Những giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
14
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận.
3.2.Kiến nghị.
17
17
4.TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong hệ thống các môn học của chương trình tiểu học hiện nay thì Tiếng Việt là môn học vô cùng quan trọng, nó được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác. Tiếng Việt gồm nhiều phân môn, các phân môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung kiến thức cho nhau, học tốt phân môn này sẽ góp phần học tốt các phân môn khác.
Dạy học Chính tả ở tiểu học là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn học Tiếng Việt trong nhà trường. Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với HS tiểu học.Đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu được đầy đủ văn bản.
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học nói chung, ở lớp Năm nói riêng. Tôi nhận thấy phân môn Chính tả có vị trí hết sức quan trọng bởi vì qua môn Chính tả học sinh nắm được quy tắc chính tả từ đó hình thành những thói quen, những kĩ xảo khi sử dụng viết, hình thành năng lực viết đúng chính tả, đúng chuẩn mực để viết đúng chữ viết của ngôn ngữ văn hoá. Ngoài ra nó còn có thể chỉ ra các lỗi của học sinh để học sinh tránh được những lỗi chính tả thường gặp, khắc phục tình trạng viết sai. Từ đó giáo dục đức tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, khát vọng vươn tới cái đẹp và bồi dưỡng tình cảm yêu mến, quý trọng tiếng mẹ đẻ, để góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “ Nét chữ - Nết người”, quả thật như thế. Chữ đẹp cũng là biểu hiện của nết người, mà chữ đẹp bao gồm cả viết đúng, vì vậy việc viết đúng chính tả của các cấp học nói chung và tiểu học nói riêng đang là vấn đề được mọi người quan tâm. Là một giáo viên đang trực tiếp dạy lớp Năm, cấp tiểu học tôi thấy rất lo lắng trước tình trạng học sinh còn viết sai lỗi chính tả, còn viết một cách tuỳ tiện. Nhiều em viết với hình thức đẹp tốc độ viết đảm bảo nhưng chất lượng bài viết chưa cao, vẫn còn mắc một số lỗi chính tả . Có lẽ các em không hiểu được mình viết đúng hay sai và viết như thế nào cho đúng chuẩn mực.Liệu có một giải pháp hữu hiệu nào để giúp các em viết đúng chính tả? Điều đó thôi thúc tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết đúng chính tả”. Nhằm góp phần tháo gỡ những trăn trở vướng mắc của một số giáo viên khi dạy học Chính tả. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Tiếp tục củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Môn Chính tả dạy cho học sinh hệ thống chữ cái, mối liên hệ 
âm – chữ cái, cấu tạo và cách viết chữ.
 Cung cấp tri thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất Chính tả tiếng Việt: Quy tắc liên kết và khu biệt khi viết các chữ, các quy tắc nhận biết và thể hiện chức năng của chữ viết. Rèn luyện thuần thục kỹ năng viết, đọc, hiểu chữ viết tiếng Việt.
 Trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp.
 Phát triển ngôn ngữ và tư duy khoa học cho học sinh, góp phần bồi dưỡng những tình cảm và phẩm chất tốt đẹp qua sử dụng ngôn ngữ: Tính khoa học, tính chính xác, tính thẩm mỹ,...
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Các tài liệu liên quan đến dạy học chính tả ở Tiểu học.
 Thực trạng giảng dạy chính tả ở trường Tiểu học.
 Các phương pháp dạy học chính tả ở Tiểu học.
 Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong dạy học và có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng.
 Học sinh lớp 5A.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 1.4.1.Phương pháp phân tích: Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến dạy học chính tả, phân tích các lỗi viết sai của học sinh để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp. 
 1.4.2. Phương pháp quan sát. 
 Quan sát thực tiễn trong tiết dạy để biết được học sinh gặp những khó khăn gì khi viết chính tả.
 Quan sát để nắm vững các biện pháp hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm.
 Vận dụng các biện pháp đề xuất để dạy học chính tả cho học sinh lớp Năm. Kiểm tra, xác định tính ưu việt của các biện pháp đề xuất.
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Cơ sở ngôn ngữ học của chính tả tiếng Việt cho rằng: “Chính tả tiếng Việt về cơ bản là chính tả âm tiết”. Viết đúng chính tả tiếng việt chủ yếu là biết viết đúng các tổ hợp chữ cái ghi âm âm tiết. 
sơ đồ cấu trúc âm tiết như sau:
Thanh điệu
Âm đầu
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Nguyên tắc dạy chính tả có cơ sở tâm lý học. Viết chữ và viết đúng không chỉ là vận động cơ bắp mà còn là những thao tác trí óc của người viết. Việc hình thành kỹ năng chính tả khẳng định vai trò của ý thức. “Sự thuần thục chính tả không phải là sự suy tính cần phải đặt những chữ cái phù hợp ở những vị trí nào. Đành rằng đó cũng là kết quả dạy học cuối cùng phải đạt được. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là con đường hình thành kĩ xảo là con đường vô thức”. (A.I.Tômxơn). 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 2.2.1. Thực trạng của giáo viên.
Qua việc trao đổi, đàm thoại, dự giờ tôi nhận thấy rằng: 
Hâù hết giáo viên đều xác định đúng vai trò trách nhiệm của mình đối với học sinh. Nhiều giáo viên rất tâm huyết với nghề của mình: yêu nghề, mến trẻ. Nói chung, các cán bộ quản lý và giáo viên đều có nhận thức tốt, tích cực về nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, đặc biệt trong phân môn Chính tả. Hầu hết các giáo viên đứng lớp đều có chung nỗi lo lắng trước tình trạng học sinh của mình còn viết sai chính tả (nhất là các lớp 3 – 4 – 5).
Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng một số giáo viên chưa thực sự quan tâm và chú trọng đến phân môn Chính tả, còn xem nhẹ và cho rằng học sinh viết mãi rồi sẽ viết đúng. Hơn nữa chưa thuần thục về quy tắc chính tả, chưa vận dụng triệt để Ngữ âm học tiếng Việt vào việc phân loại lỗi, phát hiện lỗi và sửa lỗi. Một số giáo viên chưa phát âm chuẩn tiếng phổ thông. Chưa thực sự quan tâm tới những em viết chưa đạt yêu cầu, những em hay mắc lỗi chính tả. 
 2.2.2. Thực trạng của học sinh khối 5 và lớp 5A.
 Lớp 5A mà tôi chủ nhiệm năm học 2015 – 2016 có 34 học sinh. Trong đó có 9 em nữ và 25 em nam.
 Lớp luôn có nề nếp tốt, học sinh chăm ngoan, lễ phép. Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc học tập của con em mình.
 Ngoài hoạt động học tập, các em luôn tham gia tích cực, nhiệt tình trong các phong trào của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
 Chất lượng học tập của khối 5 đầu năm học 2015 – 2016 như sau: 
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
5A
34
34
100
0
0
5B
33
33
100
0
0
Tổng
67
67
100
0
0
 Nhìn chung học sinh tiểu học, ngay từ lớp 1, các em đã nắm được quy trình viết, biết cách viết chữ ghi âm trong tiếng Việt. 
 Về cơ bản các em đã viết đúng mẫu chữ theo QĐ31.
 Một số học sinh nắm được luật chính tả và viết đúng chính tả. 
 Khi viết, nhiều em đã thể hiện được tính thẩm mỹ, biết cách trình bày một bài viết theo yêu cầu thể loại.
 Tốc độ viết về cơ bản đã đạt yêu cầu quy định:
 Bên cạnh đó, qua việc điều tra lỗi chính tả ở lớp 5A, kết quả cho thấy học sinh thường phạm các lỗi sau: 
* Lỗi nhầm lẫn thanh điệu ( chủ yếu là thanh hỏi, thanh ngã): 
 Trong tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng) và được thể hiện bằng 5 dấu ( ` ; ; ’ ; ~ ; . ), thanh ngang không có dấu ghi, trong đó học sinh khó phân biệt được ở hai thanh hỏi và ngã. Đây cũng là lỗi cơ bản của học sinh các xã trong huyện Quảng Xương.	
 Ví dụ:
Viết đúng
Viết sai
đĩa xôi
dụ dỗ
bảo tồn
..........
đỉa xôi
dụ dổ
bão tồn
.........
* Lỗi nhầm lẫn các phụ âm đầu:
Trong khi nói cũng như khi viết, học sinh thường lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu, như: ch/tr, s/x, r/d/gi, l/n.
Ví dụ:
Viết đúng
Viết sai
ch/tr
buổi trưa
chẻ củi
...
buổi chưa
trẻ củi
...
s/x
cửa sổ
xa xôi
...
cửa xổ
sa sôi
...
d/r/gi
gia đình
da dẻ
...
da đình /ra đình
ra rẻ / gia giẻ
...
l/n
nấu nước
lúa non
...
lấu lước
núa non
...
* Lỗi không nắm vững cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
Ví dụ:
Viết đúng
Viết sai
ngoằn ngoèo
khúc khuỷu
loăng quăng
cuống quýt
...
ngoằn ngèo
khúc khỉu
loăng qoăng
cuống cuýt
...
* Lỗi viết hoa không đúng quy định
Ví dụ:
Viết đúng
Viết sai
giặc Nguyên
Hoàng Văn Tuấn
Quảng Xương
....
giặc nguyên
Hoàng văn Tuấn
quảng Xương
....
* Lỗi viết theo cách phát âm tiếng địa phương:
Ở địa phương chúng tôi, học sinh thường phát âm lẫn lộn giữa âng/ ưng nên các em cũng dễ viết sai theo cách phát âm của mình.
Ví dụ: 
âng/ ưng
Viết đúng
Viết sai
vầng trăng
nhà tầng
nâng
...
vừng trăng
nhà từng
nưng
...
 2.2.3. Kết quả của thực trạng.
 Từ những lỗi viết sai chính tả nêu trên dẫn đến kết quả học tập của các em học sinh lớp 5A năm học 2015 – 2016 như sau:
Kết quả khảo sát số lỗi viết sai của học sinh lớp 5A đầu năm học 2015 – 2016 như sau:
Cụ thể là kết quả kiểm tra viết bài: Thư gửi các học sinh.
Thời gian
Tổng số HS
Viết sai dấu: hỏi, ngã
Viết sai chữ ghi âm đầu
Viết sai vần
Viết hoa chưa đúng quy định
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Đầu năm
34
9
26,5
7
20,6
5
14,7
7
20,6
Như vậy, qua khảo sát đầu năm thì số lượng học sinh mắc lỗi chính tả khi viết còn nhiều và đa dạng.
Kết quả khảo sát số lỗi viết sai của học sinh lớp 5A giữa kỳ 1 năm học
 2015 – 2016 như sau:
Cụ thể là kết quả kiểm tra viết bài: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
Mức độ đạt được
Số lượng (em)
Tỉ lệ (%)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, đúng mẫu cỡ chữ.
4
11,8
Bài viết ít mắc lỗi chính tả, tương đối đúng mẫu ,cỡ chữ.
13
38,2
Bài viết còn mắc lỗi chính tả, chưa đúng mẫu chữ.
12
35,3
Bài viết mắc nhiều lỗi.
3
8,8
 2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả.
 Trước hết là do nhận thức của người dạy và người học, nhận thức của cha mẹ học sinh chưa thấy hết được vị trí, tầm quan trọng và sự tác động qua lại của các môn học.Thường xem nhẹ việc dạy và học phân môn chính tả. Vì thế chưa tạo được hứng thú khi dạy và học phân môn này, thay vào đó là sự nhàm chán, đơn điệu, cẩu thả, tuỳ tiện,...
- Do một bộ phận giáo viên và học sinh chưa phát âm chuẩn.
- Do một số học sinh nghe hiểu còn hạn chế.
- Do học sinh chưa nắm chắc luật chính tả.
- Việc hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên trong những giờ chính tả đôi lúc chưa đến nơi đến chốn, chưa khích lệ học sinh.
- Một số học sinh chưa nghiêm túc chú ý học tập, đặc biệt là mới chú ý đến viết cho xong bài.
- Địa bàn dân cư sinh sống của học sinh chủ yếu phát âm theo tiếng địa phương.
 Từ những thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp Năm viết đúng chính tả.
 2.3. NHỮNG GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 2.3.1 Tích cực tự học, tự bồi dưỡng.
- Trong công tác dạy học, vốn hiểu biết và nghệ thuật sư phạm của người thầy là công cụ đắc lực mang lại hiệu quả tốt nhất, vì vậy, mỗi giáo viên phải không ngừng đọc và nghiên cứu tài liệu, nắm chắc luật chính tả, mở rộng và nâng cao hiểu biết vốn từ tiếng Việt.
- Qua các buổi sinh hoạt hoặc ngoài thời gian giảng dạy có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về khắc phục lỗi chính tả cho học sinh ở các đồng nghiệp của mình.
- Luyện phát âm chuẩn tiếng phổ thông.
 2.3.2 Nâng cao tinh thần trách nhiệm trước học sinh.
- Mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trước học sinh. Lập kế hoạch dạy học trước khi lên lớp, không nên nóng nảy khi học sinh mắc lỗi chính tả.
- Cần quan tâm tới học sinh, tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh viết sai chính tả và có hướng giải quyết phù hợp.
- Trong giờ dạy, giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh, cho học sinh tự tìm ra những từ khó viết trong bài, đoạn viết. Giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn các em phân biệt nghĩa của từ. Sử dụng triệt để việc luyện viết từ, tiếng khó trong giờ chính tả.
- Tập cho học sinh thói quen biết tự đổi vở, tự soát lỗi chính tả của mình, của bạn.
- Tổ chức các phong trào thi đua để khuyến khích động viên, tạo môi trường thân thiện trong lớp học để các em cùng giúp nhau tiến bộ.
 2.3.3 Làm tốt công tác chủ nhiệm, phối kết hợp với gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội ..
- Qua sổ liên lạc, GVCN thường xuyên phối kết hợp với phụ huynh học sinh, thông báo tình hình luyện viết của học sinh, yêu cầu phụ huynh khích lệ tinh thần cố gắng và động viên các em nỗ lực vươn lên. Những lỗi chính tả mà học sinh đó thường mắc giáo viên cần nêu cụ thể với các giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh để gia đình cùng giáo viên giúp các em viết đúng.
- Hơn nữa GVCN có thể gợi ý phương pháp, cách sửa lỗi chính tả của các em cho các giáo viên bộ môn và phụ huynh nắm được để hỗ trợ các em tốt hơn.
- Giáo viên nên trao đổi cụ thể với phụ huynh cũng như học sinh về tầm quan trọng của viết đúng chính tả. Khi viết, nếu sai lỗi thì nghĩa của từ, câu, nội dung văn bản sẽ sai lệch.
 2.3.4. Luyện phát âm đúng cho giáo viên và học sinh.
Thông thường muốn viết đúng thì phải phát âm đúng. Lớp 5A có nhiều em phát âm chưa chuẩn âm đầu: ch/tr, x/s, r/d và dấu thanh (hỏi / ngã ) , có một số em khác phát âm chưa chuẩn âm đầu l/n và vần ưng/âng. Vì vậy muốn học sinh viết đúng chính tả phải cho các em luyện tập cách phát âm phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối thật kỹ càng (nhất là trong giờ tập đọc). Vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, âm thế nào thì chữ ghi lại thế ấy, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Đặc biệt trong giờ Chính tả (nghe- viết), các em tiếp nhận chính xác âm thanh lời nói thì các em sẽ xác định được cách viết đúng. Việc phát âm không đúng không chỉ dừng lại ở học sinh mà mỗi giáo viên cũng đòi hỏi phải phát âm thật chuẩn trong khi đọc cho học sinh viết bài.
Tuy nhiên, lỗi phát âm địa phương của học sinh là một trở lực lớn trong quá trình dạy học. Để khắc phục ngay điều đó thì thật là không dễ.
 2.3.5. Phân loại và so sánh.
Bằng những ví dụ cụ thể sẽ giúp các em dễ dàng phân biệt và viết đúng hầu hết những từ thường làm các em lúng túng nhất.
 * Để phân biệt âm đầu s/x trong các trường hợp sác/xác hoặc sát/xát. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân biệt như sau:
- Sác (cây): cây sác, rừng sác
- Xác (thân thể): thể xác, xác chết, xác ve, xác pháo, xơ xác, xác mía.
 (đích thực): xác thực, đích xác, xác định, xác đáng.
- Sát (giết): sát nhân, sát thủ, ám sát, ngộ sát, sát phạt. 
- Sát (xét): sát hạch, khảo sát, án sát, sát sao, quan sát, trinh sát, giám sát
 (gần đụng): sát đất, sát tưòng, san sát, sát giá, sát hạch, sát cánh, sâu sát, sát nách, sát núi, sát mái, cọ sát.
- Xát (chà, cọ): cọ xát, chà xát, xát gạo, xát muối, xát quần áo, xô xát.
 * Để phân biệt viết núi và nuối:
- Núi: núi non, triền núi, đỉnh núi, chóp núi, ngọn núi, sườn núi, sông núi.
- Nuối (lưu luyến, không muốn xa rời): tiếc nuối.
 2.3.6. Dùng mẹo luật chính tả.
Tôi đã chủ trương thiết lập một số mẹo luật chính tả giúp học sinh tự học và tránh lỗi chính tả theo phương pháp này có một số thuận lợi sau:
- Khi nắm được các quy tắc chính tả, học sinh nắm được cách viết đúng các từ mà không cần phải ghi nhớ máy móc từng từ, từng trường hợp chính tả riêng biệt, để học sinh có thể tiết kiệm được công sức ghi nhớ cũng như dành được thời gian cho các môn học khác.
- Rút ngắn được thời gian để hình thành, phát triển kỹ năng, kỹ xảo chính tả cho học sinh.
- Qua việc phân tích, so sánh, đối chiếu, khái quát hoá, trừu tượng hoá,...để từ đó rút ra các quy tắc chính tả, học sinh được rèn luyện khả năng tư duy. Ngoài ra học sinh còn biết được một số đặc điểm của tiếng Việt.
Tuy nhiên trong khi dạy chính tả, giáo viên không nên chỉ chú trọng việc đưa mẹo chính tả vào tiết học mà phải tuân thủ các nguyên tắc trong dạy học phân môn chính tả và đưa mẹo vặt vào cho học sinh đúng lúc, đúng chỗ để học sinh dễ nắm bắt được kiến thức và đạt được hiệu quả cao trong tiết dạy. Mẹo chính tả như những đơn thuốc được pha chế sẵn giúp cho việc viết chính tả và sửa lỗi chính tả hàng ngày. Tuy nhiên không có mẹo nào có tính chất vạn năng vì các loại lỗi chính tả rất đa dạng, phong phú. Có nhiều vấn đề chính tả, trong khi đó mỗi mẹo chỉ các một tác dụng nhất định. Vì vậy trong khi dạy và học giáo viên và học sinh phải xác lập và sử dụng nhiều mẹo khác nhau sao cho phù hợp.
Sau đây là một số mẹo tôi đã áp dụng để giúp học sinh lớp tôi viết đúng chính tả.
a. Mẹo để phân biệt thanh hỏi/ ngã.
Hệ thống thanh điệu tiếng việt phân chia thành hai nhóm
Bổng
ngang
hỏi
sắc
Trầm
huyền
ngã
nặng
Để học sinh ghi nhớ 2 nhóm thanh này, tôi yêu cầu các em thuộc hai câu thơ:
“Em huyền mang nặng ngã đau
Anh ngang sắc thuốc hỏi đau chỗ nào”
Trong trường hợp từ láy thanh, các âm tiết phải mang thanh điệu cùng nhóm, hoặc lặp lại nhau, hoặc hài hoà về âm điệu. Khi viết chính tả có thể dựa vào đặc điểm trên để ghi đúng dấu thanh ở các chữ âm tiết trong từ láy.
Bản thân tôi đã nắm chắc sơ đồ phối hợp thanh điệu trong hai nhóm bổng/trầm. 
 (Bổng)
 Hỏi
 ngang sắc
 ngã
 huyền n nặng
 (Trầm)
 Ví dụ:
bổng
ngang – ngang
no nê, xanh xao...
hỏi – hỏi
lỏng lẻo, hổn hển...
sắc – sắc
láo nháo, rón rén...
ngang – hỏi
vui vẻ, ngẩn ngơ...
ngang – sắc
nôn nóng, heo hút...
hỏi – sắc
sắc sảo – rẻ rúng
trầm
huyền – huyền
lề mề, khò khè...
ngã - ngã
bỡ ngỡ, nghễnh ngãng...
nặng – nặng
lộn xộn, rạo rực...
huyền – ngã
trễ tràng, vồn vã...
huyền – nặng
lạnh lùng, ngào ngạt...
ngã – nặng
rộng rãi, thõng thợt...
* Trong trường hợp các từ ghép cũng tương tự.
 Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập , tôi đã sử dụng mẹo trên và học sinh đã làm đúng bài tập.
* Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
a. “Tôi lại nhìn, như đôi mắt tre thơ
Tô Quốc tôi, chưa đẹp thế bao giờ!
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những ước mơ...”
b.Giai đáp ; bộ nao; kết qua, vi đại
* Tìm từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi, từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã.
Học sinh đã biết sử dụng mẹo luật chính tả để tìm được rất nhiều từ láy và viết đúng chính tả:
nghỉ ngơi, hả hê, rủi ro, rả rích, tỉ tê, lả lơi 
nghĩ ngợi, não nề, chễm chệ
b.. Mẹo để phân biệt d/gi/r
 	 - Hiện nay, tiếng Việt vẫn duy trì cách viết chính tả phân biệt d/gi nhưng nói chung trong cách phát âm riêng của 3 miền Bắc, Trung, Nam nhiều khi không còn sự phân biệt đó nữa.
Vì thế giáo viên cần nắm được cấu trúc âm tiết sau:
Âm đầu
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
d
o
u
(Có hoặc không âm cuối)
Trường hợp ă bắt buộc phải có
gi/r
a
ă
â
e
ê
u
ư
(ngoại lệ: ruy băng, cu roa)
- Cách viết âm tiết Hán Việt
 + Âm tiết Hán Việt có dấu ngã, nặng viết với d
Ví dụ: diễn, dẫn, dị, dịch, diệt, diệu, dũng, dụng,...
 	+ Âm tiết Hán Việt có dấu sắc, hỏi, huyền viết với gi:
Ví dụ: giải, gián, giảng, giảm, giám, giới, giác, giáo,...
 + Âm tiết Hán Việt có dấu thanh ngang và âm chính là nguyên âm viết với gi
Ví dụ: gian, gia, giai, giang,... (ngoại lệ: giới)
 	+ Âm tiết tiếng việt có dấu thanh ngang và âm chính là nguyên âm khác a với d.
Ví dụ: dân, dương, dung, di, dư, ...
- Các trường hợp cấu tạo từ láy thì:
r, gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy 
 + Những từ láy với một âm tiết viết “ l ” thường đi với với d, r
Ví dụ: lai dai, lở dở, lim dim, líu díu, lò dò, ...
 + Những từ láy âm đầu r – r thường biểu thị sắc thái nghĩa riêng rất rõ ràng (tượng thanh, tượng hình, màu sắc...)
Ví dụ: ra rả, rầm rập, réo rắt, rên rỉ, run rẩy, rạo rực, rực rỡ, roi rói,...
 + Có thể láy với b, c, k, còn gi/d thì không
Ví dụ: bứt rứt, bủn rủn, cập rập, co ro, kèo rẻo, ...
 2.3.7. Tăng cường việc nhận xét, đánh giá, chữa bài cho học sinh.
 	 Giáo viên cần đánh giá , nhận xét , chữa bài theo đúng Thông tư 30. Qua việc đánh giá , nhận xét,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_viet_dung_chinh.doc