SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt bài tập nhận biết

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt bài tập nhận biết

- Với yêu cầu của đề thi trung học phổ thông quốc gia những năm gần đây phần lí thuyết chiếm 60% đề bài nhưng học sinh vẫn còn ngại học lí thuyết.

- Bài tập nhận biết các chất là một trong các dạng bài tập định tính quan trọng và thông qua làm bài tập nhận biết học sinh nắm vững tính chất vật lí cũng như tính chất hóa học của các chất vì cần tổng hợp một lượng kiến thức nhất định thì mới giải quyết được yêu cầu của đề bài.

- Bài tập nhận biết có mặt ở hầu hết các phần hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ nhưng vẫn chưa có một hệ thống bài tập hoàn chỉnh.

- Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh vẫn còn lúng túng khi gặp phải bài tập nhận biết các chất mặc dù nó không phải là khó.

Vì vậy để học sinh có được kỹ năng, kỹ xảo giải quyết các yêu cầu của bài tập nhận biết cũng như thông qua đó nắm vững kiến thức về tính chất đặc trưng của các chất hóa học tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt bài tập nhận biết ”.

 

doc 17 trang thuychi01 6241
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt bài tập nhận biết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
- Với yêu cầu của đề thi trung học phổ thông quốc gia những năm gần đây phần lí thuyết chiếm 60% đề bài nhưng học sinh vẫn còn ngại học lí thuyết.
- Bài tập nhận biết các chất là một trong các dạng bài tập định tính quan trọng và thông qua làm bài tập nhận biết học sinh nắm vững tính chất vật lí cũng như tính chất hóa học của các chất vì cần tổng hợp một lượng kiến thức nhất định thì mới giải quyết được yêu cầu của đề bài.
- Bài tập nhận biết có mặt ở hầu hết các phần hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ nhưng vẫn chưa có một hệ thống bài tập hoàn chỉnh.
- Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh vẫn còn lúng túng khi gặp phải bài tập nhận biết các chất mặc dù nó không phải là khó.
Vì vậy để học sinh có được kỹ năng, kỹ xảo giải quyết các yêu cầu của bài tập nhận biết cũng như thông qua đó nắm vững kiến thức về tính chất đặc trưng của các chất hóa học tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt bài tập nhận biết ”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Học sinh có thể làm được các bài tập nhận biết ở dạng tự luận cũng như trắc nghiệm.
- Giúp học sinh thông qua làm bài tập nhận biết có một lượng kiến thức nhất định về tính chất đặc trưng của các chất hóa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Bài tập nhận biết có cả ba mức độ biết, hiểu, vận dụng nên mỗi đối tượng học sinh đều có bài tập phù hợp.
 - Trong chương trình học của lớp 10, 11 và 12 đều có bài tập nhận biết nên đều có thể vận dụng được và đặc biệt là dành cho học sinh lớp 12 thi trung học phổ thông quốc gia khối A, B, B1. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận:
 + Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
 + Nghiên cứu nội dung chương trình SGK lớp 10,11,12 ban nâng cao, các sách bài tập, sách tham khảo, các bộ đề thi đại học, học sinh giỏi,..
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 + Điều tra cơ bản: Tìm hiểu đánh giá thực trạng nắm vững tính chất đặc trưng của các chất cũng như cách làm bài tập nhận biết của học sinh hiện nay.
 + Thực nghiệm sư phạm: Nhằm xác định tính hiệu quả của nội dung đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2. 1. Cơ sở lí luận
Hiện nay với hơn một trăm nguyên tố hóa học có thể tạo ra rất nhiều các chất khác nhau với những tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng. Các tính chất này có thể giống nhau cũng có thể chỉ riêng chất đó mới có. Tùy mỗi điều kiện, nhiều môi trường khác nhau các chất đều thể hiện những đặc trưng riêng của nó và đó chính là các dấu hiệu rõ ràng, dễ quan sát. Vì vậy trong hóa học đã có thêm một yêu cầu với người dạy và người học đó là nhận biết các chất hóa học như thế nào để không bị nhầm lẫn và phân biệt được với nhũng chất khác từ đó có những hiểu biết về tính chất của các chất để phần nào sử dụng hợp lí chúng trong thực tiễn.
 2.2. Thực trạng vấn đề
 Thực tế điều kiện cơ sở vật chất của đa số các trường học hiện nay còn hạn chế nên việc làm quen với thực hành thí nghiệm về các chất hóa học để các em nhận biết, hiểu và nhớ được điểm đặc trưng của từng chất từ đó giúp các em làm tốt các bài tập nhận biết gặp nhiều khó khăn. 
 Ngoài ra bài tập nhận biết khó đối với học sinh còn ở điểm nó không phải là chỉ nhận biết một chất mà nhiều chất nên đòi hỏi các em phải có kĩ năng phân tích tổng hớp, so sánh để có thể nhận biết các chất theo thứ tự hợp lí. 
 Phần nhiều học sinh còn khó khăn trong việc định dạng các bài tập nhận biết, chọn thuốc thử thích hợp, cách trình bày bài làm. Vì vậy trong quá trình làm bài tập nhận biết các em còn nhiều lúng túng không biết làm như thế nào từ đó dẫn đến kết quả không cao. 
 Chính vì thế sau hơn mười năm công tác giảng dạy bộ môn hóa học tôi rút ra một số kinh nghiệm để giúp học sinh làm tốt hơn loại bài tập nhận biết.
 2.3. Giải pháp thực hiện
Thứ nhất: Giáo viên giúp học sinh hiểu và phân biệt rõ một số vấn đề cơ bản sau:
- Cơ sở để nhận biết các chất hóa học là dựa vào các tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng, một số trường hợp có thể dùng tính toán để nhận biết.
 - Nắm vững các khái niệm: Thuốc thử, mẫu thử, hiện tượng
 - Các chất cần nhận biết có thể đựng riêng rẽ trong từng ống nghiệm hoặc là hỗn hợp cùng với chất khác.
 - Cách dùng thuốc thử cũng có quy định khác nhau:
 * Thuốc thử không bắt buộc.
 * Thuốc thử bắt buộc.
 * Không dùng thuốc thử.
 - Khi trình bày cần viết rõ ràng, gọn gàng đầy đủ các ý sau:
 * Chia mẫu các chất cần nhận biết có đánh số thứ tự.
 * Chọn thuốc thử và tiến hành.
 * Nêu hiện tượng (có khí bay ra, có kết tủa, sự thay đổi màu sắc của dung dịch).
 * Viết phương trình hóa học kèm theo các dấu hiệu đặc trưng của phản ứng.
 Thứ hai: Giúp học sinh phân biệt được đây là bài tập nhận biết hay bài tập phân biệt và cách làm đối với mỗi loại.
 Bài tập phân biệt các chất A, B, C, D thì chỉ cần nhận biết 3 chất A, B, C thì chất còn lại đương nhiên là D. Còn bài tập nhận biết các chất A, B, C, D cần phải xác định tất cả các chất không bỏ qua chất nào.
 Để học sinh dễ hiểu giáo viên có thể lấy một ví dụ đơn giản sau để giải thích cho các em hiểu.
Ví dụ: a. Hãy phân biệt các dung dịch sau: NaCl và NaNO3.
 b. Hãy nhận biết các dung dịch sau: NaCl, NaNO3.
Với câu a học sinh chỉ cần cho AgNO3 vào mẫu thử của hai dung dịch, mẫu nào có kết tủa trắng là dung dịch NaCl. Dung dịch còn lại là NaNO3.
Với câu b trước tiên học sinh cũng dùng AgNO3 để nhận biết NaCl. Sau đó dùng Cu và H2SO4 để nhận biết dung dịch NaNO3 (dung dịch chuyển thành màu xanh và có khí không màu thoát ra hóa nâu trong không khí).
Thứ ba: Giáo viên giúp học sinh tích lũy được một lượng kiến thức nhất định về tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của các chất.
- Trong các bài học cụ thể về các chất giúp học sinh nắm vững các tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng. Nhớ lưu ý phản ứng có thể tạo ra hiện tượng quan sát được thì mới có thể vận dụng để làm bài tập nhận biết.
Ví dụ: Khi dạy về bài “ Hidro clorua- axit clohidric” giáo viên phải giúp học sinh nắm vững các tính chất của axit HCl và trong những tính chất đó có thể sử dụng tính chất nào để nhận biết axit HCl (quỳ tím, AgNO3, Na2CO3...).
- Khi dạy mỗi bài dạy trên lớp cho học sinh quan sát mẫu vật, tranh ảnh, đặc biết cho học sinh làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm để thấy được sự biến đổi hiện tượng trong các phản ứng hóa học. Từ đó học sinh rút ra tính chất và dấu hiệu nhận ra các chất là rất quan trọng. Qua việc quan sát các hiện tượng thí nghiệm học sinh khắc sâu tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của các chất.
Ví dụ: Khi dạy phần tính chất hóa học của axit sunfuric. Để nhấn mạnh sự khác nhau về tính chất oxi hóa của H2SO4 đặc với H2SO4 loãng ta nên cho học sinh làm thí nghiệm phản ứng với kim loại Cu. Từ hiện tượng học sinh quan sát được các em sẽ tìm ra sự khác nhau và rút ra kết luận.
 - Ngoài ra khi học chất mới thì giáo viên nên cho học sinh so sánh tính chất của chất này với chất tương tự, cùng loại đã học để học sinh khắc sâu kiến thức đồng thời giúp cho việc làm bài tập nhận biết, phân biệt tốt hơn.
Ví dụ: Khi học về CO2 thì cho học sinh so sánh với SO2. Học sinh biết được cả hai đều là oxit axit nhưng SO2 có tính khử còn CO2 thì không. Vì vậy khi phân biệt 2 khí này học sinh sẽ chọn nước brom hoặc dung dịch thuốc tím làm thuốc thử.
- Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh các dấu hiệu, các cách để phân biệt nhiều chất khác ngoài phạm vi sách giáo khoa. 
Thứ tư: Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài tập nhận biết cần giúp các em nâng cao năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Bài tập nhận biết chính là tìm thấy sự khác nhau giữa các chất về tính chất vật lí và tính chất hóa học để phân biệt chúng. Học sinh sẽ dựa vào những tính chất đặc trưng của các chất phân tích, so sánh, tổng hợp tìm ra sự khác nhau về tính chất giữa các chất và lựa chọn thuốc thử thích hợp và sắp xếp chúng theo thứ tự phù hợp nhất để giải quyết yêu cầu mà bài tập đề ra. 
- Trước khi làm giáo viên yêu cầu học sinh cho biết bài này thuộc dạng nào và chỉ cách làm bài này. Sau đó dựa vào đặc điểm cấu tạo phân loại các chất trong bài xem chúng là axit, bazơ hay là muối hay là loại nào khác. Mỗi chất có những tính chất vật lí hay hóa học cơ bản nào, phản ứng nào có dấu hiệu dễ quan sát từ đó so sánh phân tích tổng hợp và chọn thuốc thử phù hợp nhất, bài làm sẽ ngắn gọn và hiệu quả nhất. Lúc đầu có thể thời gian làm một bài có thể hơi lâu nhưng lại cho học sinh tạo ra một thói quen tốt khi làm các bài tập tương tự như vậy.
Thứ năm: Giúp học sinh có định hướng cơ bản nhất về cách làm bài tập nhận biết.
Khi mẫu thử ở các dạng khác nhau thì chúng có cách nhận biết khác nhau:
- Dạng dung dịch (axit, bazơ, muối) thì phải nhận biết các chất thông qua nhận biết các ion (cation hoặc anion) tạo ra chất đó.
Ví dụ: Nhận biết BaCl2 ta có thể nhận biết nó qua việc nhận biết ion Ba2+ hoặc nhận biết ion Cl-. Lúc này thuốc thử để nhận biết BaCl2 có thể chọn là chất có chứa ion SO42- hoặc Ag+.
 Ba2+ + SO42- BaSO4 
 Ag+ + Cl- AgCl 
- Dạng rắn (Kim loại, oxit kim loại, muối) thì dùng một dung môi thích hợp để hòa tan chất rắn (chia làm hai loại tan và không tan). Những chất tan thành dung dịch thì lại tiếp tục nhận biết chúng thông qua nhận biết các ion.
Ví dụ: Có 4 gói bột mất nhãn đựng các loại thuốc bột kim loại Al, Zn, Cu, Fe. Hãy nhận biết 4 gói đó.[1]
Định hướng lời giải
Học sinh nắm vững tính chất hóa học của các kim loại, tìm ra sự khác nhau về tính chất hóa học của chúng: Al, Fe không tan trong H2SO4 đặc nguội, Al và Zn tan được trong dung dịch kiềm, Cu không tan trong dung dịch HCl.
 Dùng H2SO4 đặc nguội và dung dịch NaOH làm thuốc thử.
- Dạng khí:
Khí có tính axit thì dùng dung dịch bazơ hoặc quỳ tím ẩm.
Khí có tính bazơ thì dùng axit hoặc quỳ tím ẩm.
Oxit có tính khử thì dùng chất oxi hóa và ngược lại.
Ví dụ: Nhận biết các lọ mất nhãn đựng các khí sau: NH3, Cl2 ,SO2, CO2.[2]
Định hướng lời giải
Bài này cần học sinh nhớ rõ tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của các khí trên: Clo là chất khí có màu vàng lục. Khí NH3 có tính bazơ và khí SO2, CO2 có tính axit. SO2 thì có tính khử còn CO2 không có tính khử. Từ đó học sinh dễ dàng chọn thuốc thử để làm bài.
Lời giải: 
+ Lấy các chất một ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự.
+ Khí nào có màu vàng lục là khí Clo.
+ Cho giấy qùy tím ẩm vào 3 khí còn lại: Khí nào làm quỳ tím hóa xanh là khí NH3, hai khí làm quỳ tím hóa đỏ là khí SO2 và CO2.
+ Cho 2 khí còn lại vào dung dịch nước brom: Khí làm nhạt màu nước brom là SO2, không làm mất màu nước brom là CO2. 
+ Cho khí còn lại vào nước vôi trong thấy nước vôi bị vẫn đục thì đó là CO2.
PTHH:
 SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2 HBr
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Thứ sáu: Hướng dẫn học sinh nắm vững các loại thuốc thử thường dùng.
Các loại thuốc thử thường dùng là:
Quỳ tím
- Nếu dung dịch axit thì quỳ tím hóa đỏ.
- Nếu dung dịch kiềm thì quỳ tím hóa xanh.
- Nếu là chất khí thì dùng quỳ tím ẩm.
- Một số dung dịch muối: Nếu muối tạo bởi axit mạnh và bazơ yếu thì quỳ tím hóa đỏ. Nếu muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh thì quỳ tím hóa xanh do các muối bị thủy phân cho ra môi trường tương ứng.
Ví dụ: Dung dịch muối làm quỳ tím đổi thành mầu đỏ: NH4Cl, Al2(SO4)3...
Các ion NH4+ và Al3+ bị thủy phân cho môi trường axit
 NH4+ + H2O D NH3 + H3O+
 Al3+ +2H2O D AlOH2+ + H3O+
Dung dịch muối làm quỳ tím đổi thành mầu xanh: Na2CO3, K2S...
Các ion CO32- và S2- bị thủy phân cho môi trường bazơ
 CO32- + H2O D HCO3- + OH-
 S2- + H2O D HS- + OH-
Nước
- Kim loại kiềm, kiềm thổ : có hiện tượng sủi bọt khí (H2).
- Các oxit của kim loại mạnh: Tan tạo dung dịch làm quỳ tím hóa xanh.
- Một số muối dạng bột: Có hiện tượng tan hoặc không tan. 
- P2O5 : tan tạo dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ.
 c. Dung dịch axit
- Nhận biết một số muối có gốc axit yếu. (Muối cacbonat, muối sunfit, muối sunfua...) do tạo các khí đặc trưng.
- Nhận biết kim loại đứng trước và sau hiđro trong dãy hoạt động (Nếu đứng trước sẽ tan và sinh ra khí H2, nếu đứng sau thì không tan).
- Ngoài ra mỗi axit còn có thể nhận biết một số chất do tạo các hiện tượng riêng chỉ nó mới có.
Ví dụ: HCl nhận biết MnO2, AgNO3.
 H2SO4 nhận biết CuO, dung dịch muối bari...
Dung dịch kiềm.
- Nhận biết kim loại có oxit và hiđroxit lưỡng tính (Al, Zn... ) có hiện tượng tan ra và sủi bọt khí (H2).
- Nhận biết một số cation kim loại của bazơ yếu: Tạo các hiđroxit không tan có màu đặc trưng.
Ví dụ : Fe(OH)2 màu trắng xanh để lâu trong không khí chuyển thành màu nâu đỏ; Al(OH)3 kết tủa keo trắng tan trong dung dịch kiềm dư; Mg(OH)2 kết tủa trắng;...
Dung dịch muối.
Một số muối tạo hiện tượng kết tủa có màu sắc đặc trưng với một số muối, axit hoặc bazơ khác.
Ví dụ: Muối AgNO3 tạo kết tủa trắng không tan trong axit với các muối clorua.
 Muối sunfat tạo kết tủa trắng với muối của kim loại bari...
Ví dụ: Một số thuốc thử thông dụng để phân biệt một số ion trong dung dịch. [3]
Ion
Thuốc thử
Hiện tượng quan sát được, phản ứng
Na+ 
Dùng ngọn lửa đèn khí không màu đốt dây Pt có đặt muối Na+, K+
Ngọn lửa nhuốm màu vàng rất đậm
K+
Ngọn lửa nhuốm màu tím
Ca2+
Dung dịch amoni oxalat
(NH4)2C2O4
Tạo kết tủa trắng
Ca2+ + (NH4)2C2O4 CaC2O4+ 2NH4+
Dung dịch Na2CO3
Tạo kết tủa trắng
Ca2+ + CO32- CaCO3 
Ba2+ 
Dung dịch K2CrO4
Tạo kết tủa vàng tươi
Ba2+ + CrO42- BaCrO4 
Dung dịch Na2SO4 
Tạo kết tủa trắng
Ba2+ + SO42- BaSO4 
Al3+
Dung dịch NaOH, KOH
Tạo kết tủa keo trắng rồi tan trong OH- dư
Al3+ + 3OH- Al(OH)3 
Al(OH)3 + OH- [Al(OH)4]-
Dung dịch NH3
Tạo kết tủa keo trắng không tan
Al3++3NH3+3H2O Al(OH)3+3 NH4+
Cr3+
Dung dịch NaOH, KOH
Tạo kết tủa rồi tan
Cr3+ + 3OH- Cr(OH)3 
Cr(OH)3 + OH- CrO2- + 2H2O
Dung dịch NaOH, KOH (dư) có mặt H2O2
Tạo dung dịch màu vàng
Cr3+ + 3OH- Cr(OH)3 
2Cr(OH)3 + 3 H2O2 + 4OH- 2CrO42- + 8 H2O
Fe3+
Dung dịch NaOH, KOH hoặc NH3 lấy dư
Tạo kết tủa đỏ nâu
Fe3+ + 3OH- Fe(OH)3 
Fe3++3NH3+3H2O Fe(OH)3+3 NH4+
Dung dịch thioxianat (SCN-)
Tạo phức màu đỏ máu
Fe3+ + nSCN- Fe(SCN)n3-n 
( n:14)
Fe2+
Dung dịch KMnO4 trong môi trường axit
Làm mất màu dung dịch KMnO4 
MnO4- + 5 Fe2+ + 8H+ Mn2+ + 5Fe3+ + 4 H2O
Dung dịch NaOH, KOH 
Tạo kết tủa trắng xanh, để ngoài không khí thành kết tủa mầu nâu đỏ
Fe2+ + 2OH- Fe(OH)2 
4 Fe(OH)2 + 2H2O + O2 Fe(OH)3 
Cu2+
Dung dịch NaOH, KOH
Tạo kết tủa màu xanh
Cu2+ + 2OH- Cu(OH)2 
Dung dịch NH3 dư
Tạo kết tủa màu xanh tan trong dung dịch NH3 Tạo phức màu xanh lam đậm
Cu2+ + 2 NH3 + 2H2O Cu(OH)2 + 2NH4+
Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4](OH)2
Mg2+ 
Dung dịch NaOH, KOH
Tạo kết tủa màu trắng
Mg2+ + 2OH- Mg(OH)2 
Dung dịch Na2HPO4 có mặt NH3
Tạo kết tửa màu trắng
Mg2+ + HPO42- + NH3 MgNH4PO4 
Zn2+
Dung dịch NaOH dư
Tạo kết tủa rồi tan
Zn2+ + 2OH- Zn(OH)2 
Zn(OH)2 + 2 OH- ZnO22- + 2 H2O
Dung dịch NH3 dư
Tạo kết tủa rồi tan
Zn2+ + 2 NH3 + 2H2O Zn(OH)2 + 2NH4+
Zn(OH)2 + 4NH3 [Zn(NH3)4](OH)2
Pb2+
Dung dịch Na2S
Tạo kết tủa màu đen
Pb2+ + S2- PbS 
Ag+ 
Dung dịch NaCl
Tạo kết tủa trắng tan trong NH3
 Ag+ + Cl- AgCl 
AgCl + 2 NH3 [Ag(NH3)2]+ + Cl-
NH4+
Dung dịch NaOH, KOH
Có khí mùi khai bay ra
NH4+ + OH- NH3+ H2O
NO3- 
Dung bột Cu và dung dịch H2SO4
Bột Cu tan tạo dung dịch màu xanh; Khí không màu thoát ra hóa nâu trong không khí
3Cu + 2NO3- + 8H+ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
 2NO + O2 2NO2
(không màu) (nâu đỏ)
SO42- 
Dung dịch BaCl2 
Tạo kết tủa trắng không tan trong axit
Ba2+ + SO42- BaSO4 
SO32-
 Dung dịch I2 
Làm mất màu dung dịch I2
SO32- + I2 + H2O SO42- + 2H+ + 2I-
Dung dịch HCl
Có khí mùi hắc bay ra
SO32- + 2H+ SO2 + H2O
Cl- 
Dung dịch AgNO3
 Tạo kết tủa trắng tan trong NH3
Ag+ + Cl- AgCl 
AgCl + 2 NH3 [Ag(NH3)2]+ + Cl-
Br-, I-
Dung dịch AgNO3
Tạo kết tủa AgBr vàng nhạt và AgI vàng đậm không tan trong NH3
Ag+ + Br- AgBr 
Ag+ + I- AgI 
CO32- 
Dung dịch HCl
Có khí không màu thoát ra
CO32- + 2H+ CO2 + H2O
Dung dịch Ca(OH)2
Có kết tủa trắng
Ca2+ + CO32- CaCO3 
S2- 
Dung dịch Pb(NO3)2
Tạo kết tủa đen
Pb2+ + S2- PbS 
Dung dịch H2SO4 loãng
Có khí mùi trứng thối thoát ra.
2H+ + S2- H2S 
PO43- 
Dung dịch AgNO3
 Tạo kết tủa vàng
3Ag+ + PO43- Ag3PO4 
Ví dụ: Thuốc thử để nhận biết một số khí.[4]
Chất khí
Thuốc thử
Hiện tượng quan sát, Phản ứng
Cl2 
Dung dịch KI + Hồ tinh bột
Dung dịch không màu chuyển thành màu xanh
Cl2 + 2KI 2KCl + I2
Hồ Tinh bột màu xanh
Dung dịch brom màu nâu
Dung dịch bị nhạt màu
5Cl2 + Br2 + 6H2O 10HCl + 2HBrO3
I2 (hơi)
Hồ tinh bột
 Không màu chuyển thành màu xanh
HCl
Dung dịch AgNO3
Tạo kết tủa trắng (AgCl)
Quỳ tím ẩm
Quỳ tím hóa đỏ
Dung dịch NH3 đặc
Tạo khói trắng (NH4Cl rắn)
H2
Đốt, làm lạnh
Hơi nước đọng lại
H2O 
(hơi)
CuSO4 khan
Không màu (CuSO4 khan) chuyển thành xanh (CuSO4.5H2O)
O2
Que đóm tàn đỏ
Bùng cháy
Bột Cu nung nóng
Từ đỏ (Cu) chuyển sang đen (CuO)
SO2
Dung dịch brom
Dung dịch bị nhạt màu
SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
Dung dịch thuốc tím (KMnO4)
Dung dịch bị nhạt màu
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O 2MnSO4 + K2SO4 + H2SO4
H2S
Dung dịch Pb(NO3)2
Tạo kết tủa đen (PbS)
NH3
Giấy quỳ ẩm
 Hóa xanh
 HCl đặc
Khói trắng (NH4Cl rắn)
NO
Không khí
Từ không màu nâu đỏ (NO2)
NO2
(nâu)
Quỳ tím ẩm
Hóa đỏ
3NO2 + H2O 2HNO3 + NO
Làm lạnh
Nhạt màu
2NO2 N2O4 (không màu)
N2
Que đóm đang cháy
Tắt
CO2
Nước vôi trong
Vẫn đục vì tạo CaCO3
CO
Bột CuO (đen), nung nóng
Chuyển sang màu đỏ (tạo Cu)
Thứ bảy: Làm cho học sinh nắm được hệ thống các dạng bài tập nhận biết và cách làm với mỗi dạng.
Loại 1: Nhận biết các chất bằng phương pháp vật lí.
Với bài nhận biết bằng phương pháp vật lí thì nên sử dụng linh hoạt các hình thức như màu sắc, từ tính, độ tan trong nước, mùi đặc trưng... Nhưng hạn chế nhận biết các chất bằng mùi vì có một số chất rất độc (Cl2, SO2, NO2...). Giáo viên cần trang bị cho học sinh các hiểu biết thêm về tính chất vật lí của nhiều các đơn chất và hợp chất khác nhau ngoài các tính chất của các chất mà trong phạm vi chương trình học đã có.
Để làm tốt dạng bài tập này bằng phương pháp vật lí thì cần cho học sinh quan sát nhiều mẫu vật, tranh ảnh hoặc từ các thí nghiệm.
Ví dụ: Bảng một số dấu hiệu đặc trưng về tính chất vật lí của một số chất
STT
Tên chất
Tính chất vật lí đặc trưng
1
Khí Clo (Cl2)
Màu vàng lục
2
Thủy ngân (Hg)
Dạng lỏng ở điều kiện thường
3
Iot (I2)
Tinh thể màu đen tím
4
Dung dịch brom (Br2)
Màu đỏ nâu
5
Khí amoniac (NH3)
Mùi khai
6
Khí hiđro sunfua (H2S)
Mùi trứng thối
7
Lưu huỳnh (S)
Màu vàng dạng bột
8
Natri (Na)
Mềm, cháy ngọn lửa màu vàng
9
Khí NO
Không màu, hóa nâu trong không khí.
10
Sắt (Fe)
Bị nam châm hút
11
Bari sunfat (BaSO4)
Màu trắng không tan trong nước và axit.
12
Đồng sunfua (CuS) 
Màu đen, không tan trong axit
13
Ure (NH2)2CO
Tan tốt trong nước, tạo dung dịch lạnh
14
Dung dịch Cu(NO3)2
Màu xanh
* Với loại bài tập này không quá khó nhưng để làm được thì học sinh cũng phải nắm vững tính chất vật lí của các chất. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu được trạng thái, màu sắc và mùi hoặc độ tan của các chất trong bài từ đó học sinh sẽ làm được bài tập. Bước đầu tiên trong bài làm không cần chia các mẫu chất để tránh lãng phí các chất vào môi trường bởi ta có thể quan sát ngay trạng thái, mầu sắc của các chất và nhận ra luôn một số chất. 
Bài tập minh họa:
Bài 1: Bằng phương pháp vật lí hãy phân biệt các chất khí trong các lọ kín: Cl2, SO2, NO, NO2. [5]
* Hướng dẫn học sinh phân biệt các khí dựa theo màu sắc của các khí. Để học sinh tự nêu lên màu sắc của các khí và từ đó giải quyết được yêu cầu của đề bài.
Lời giải:
Quan sát các lọ khí: 
- Lọ nào có màu vàng lục là khí Cl2.
- Lọ nào có màu nâu là NO2.
- Không màu là NO và SO2.
Lấy ra một lượng nhỏ ở hai lọ không màu, nếu hóa nâu trong không khí là khí NO, không thay đổi là khí SO2.
Loại 2: Phân biệt các chất dựa vào tính chất hóa học.
Để làm tốt các bài tập dạng này thì:
+ Mỗi bài dạy trên lớp cần tạo điều kiện tối đa để học sinh được làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra tính chất và dấu hiệu nhận ra các chất. 
+ Giáo viên cần có hệ thống câu hỏi bài tập đề cập đến những dấu hiệu riêng của các chất. 
+ Hướng dẫn học sinh phân loại các chất dựa vào đặc điểm các tạ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lam_tot_bai_tap_nhan_b.doc
  • docBìa SKKN.doc