SKKN Một số kinh nghiệm giúp hoc sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5A ở trường tiểu học Nga Văn

SKKN Một số kinh nghiệm giúp hoc sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5A ở trường tiểu học Nga Văn

Ở mỗi quốc gia, mục tiêu giáo dục thường được thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Ở nước ta, mục tiêu giáo dục với quan điểm giáo dục toàn diện, chú trọng bốn mặt: Trí , đức, thể, mĩ nhằm đào tạo những người lao động mới có khả năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa và bổ sung cho phù hợp với yêu càu của tình hình mới.[1]

Mục đích giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dục thể thao, trò chơi vận động. tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, dũng cảm.

Thể dục cùng với các môn học khác trong nhà trường, có nhiệm vụ quan trọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới, mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo con người: Tự chủ - năng động - sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Không những thế, giáo dục thể chất cho thế hệ thanh thiếu niên nhi đồng là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng XHCN, bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Thể dục còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam thành những người "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức".

 

doc 21 trang thuychi01 11133
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp hoc sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5A ở trường tiểu học Nga Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần
Nội dung
Trang
1
1.MỞ ĐẦU
1
1.1.Lý do chọn đề tài
1
1.2.Mục đích nghiên cứu
2
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
1.4.Phương pháp nghiên cứu
2
2
2. NỘI DUNG SKKN
3
 2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề
4
2.3. Kết quả, hiệu quả thực trạng
5
2.4 Các giải pháp
6
2.5. Kết quả thực nghiệm
15
3
3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ở mỗi quốc gia, mục tiêu giáo dục thường được thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Ở nước ta, mục tiêu giáo dục với quan điểm giáo dục toàn diện, chú trọng bốn mặt: Trí , đức, thể, mĩ nhằm đào tạo những người lao động mới có khả năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa và bổ sung cho phù hợp với yêu càu của tình hình mới.[1]
Mục đích giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dục thể thao, trò chơi vận động... tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, dũng cảm...
Thể dục cùng với các môn học khác trong nhà trường, có nhiệm vụ quan trọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới, mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo con người: Tự chủ - năng động - sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Không những thế, giáo dục thể chất cho thế hệ thanh thiếu niên nhi đồng là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng XHCN, bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Thể dục còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam thành những người "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức".
Ở bậc tiểu học hiên nay Bộ giáo dục đã quy định dạy đủ chín môn bắt buộc và môn  thể dục là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì  thể dục  là nhu cầu thiết yếu đối với sức khỏe của mỗi con người nói chung và ở học sinh tiêu học  nói riêng. ở  học sinh tiểu học tính tinh vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được. Đặc biệt là mặt tâm lí của các em có nhiều thay đổi lớn, vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh  hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán  dẫn đến phản tác dụng rèn luyện  mà phải kích thích, giúp các em ham muốn tham gia tập luyện tốt hơn, tạo nên sự hứng thú cho các em sau mỗi tiết học thể duc. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng của các em thêm phong phú.
Thông qua giảng dạy thể dục bồi dưỡng cho HS những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp theo “ 5 điều Bác dạy” và làm cho HS biết vận dụng những điều đó vào trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục nếp sống lành mạnh, vui khỏe cho học sinh, nhằm thực hiện tốt mục tiêu sức khỏe, thể lực cho học sinh. Thông qua bài tập và kỹ năng vận động cơ bản, góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe; phát triển toàn diện các tố chất thể lực giúp học sinh học tập và sinh hoạt đạt kết quả cao. Trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng cần thiết phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với giới tính để các em tham gia tập luyện có hiệu quả cao. Góp phần giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, thói quen tập luyện thể dục, thể thao và giữ gìn vệ sinh cá nhân. Giúp học sinh biết vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt ở trường cũng như ở ngoài nhà trường.
Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết, luật giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.[1]
Từ thực tế giảng dạy và xuất phát từ mục tiêu trên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Bản thân tôi đã đúc rút được “Một số kinh nghiệm giúp hoc sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5A ở trường tiểu học Nga Văn” nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu giáo dục thể chất trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là tìm ra các phương pháp hướng dẫn cho học sinh thực hiện tốt bài tập thể dục phát triển chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh lớp 5A trường tiểu học Nga Văn 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài, các phương pháp đặt ra trong quá trình bao gồm:
1.4.1. Phương pháp đọc và phân tích:
Phương pháp này tôi sử dụng để tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu tình hình phát triển thể dục thể thao nói chung và phát triển các tố chất thể lực, nâng cao sức khỏe của học sinh tiểu học nói riêng. Các tư liệu có liên quan nhằm mở rộng thêm kiến thức lý luận, phương pháp giáo dục.
1.4.2. Phương pháp phỏng vấn:
Tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp các giáo viên dạy trường tiểu học trong cụm đã giúp tôi khẳng định hướng giải quyết các nhiệm vụ đề tài.
1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
Là phương pháp quan sát thực tế, có sự ghi chép cẩn thận. Đối với phương pháp này tôi sử dụng để theo dõi việc thực hiện các bài tập của học sinh qua từng giờ dạy.
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
	Mục đích của thực nghiệm sư phạm là chứng minh hiệu quả của việc ứng dụng bài tập vào các giờ thể dục nội và ngoại khóa của học sinh tiểu học, đối với việc nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực cho học sinh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận:
Dạy học thể dục thực chất là quá trình dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động, giáo dục phẩm chất ý chí nhằm nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực cho học sinh và được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ cụ thể
Nhóm nhiệm vụ thứ nhất: nhiệm vụ giáo dưỡng thể chất bao gồm:
Trang bị để hình thành và hoàn thiện cho học sinh kỹ năng kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống đó là
Củng cố, hoàn thiện những kỹ năng kỹ xảo đã thu nhận ở tuổi trước đi học, tăng thêm những kỹ năng kỹ xảo vận động mới thông qua các bài tập thể dục cơ bản và các kỹ thuật động tác một số môn thể thao.
Trang bị tri thức thích hợp trong lĩnh vực thể dục thể thao
- Đối với học sinh tuổi nhỏ: mở rộng và tăng thêm những hiểu biết đã thu nhận ở tuổi trước đi học về lợi ích của tập luyện thể dục thể thao, về phương pháp tập luyện đúng, về những quy tắc vệ sinh cá nhân....
Hình thành và củng cố những thói quen vệ sinh (vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng).
Nhiệm vụ này đặc biệt có ý nghĩa đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở, nó tạo cho các em thói quen giữ gìn thân thể, quần áo sạch sẽ, gọn gàng và thói quen vệ sinh nơi tập luyện. Ngoài ra còn giáo dục các em biết làm sạch môi trường xung quanh và nơi công cộng.
Nhóm nhiệm vụ thứ hai: tăng cường sức khoẻ và phát triển các tố chất  thể lực.
Tuỳ thuộc vào các thời kỳ phát triển lứa tuổi của học sinh, những nhiệm vụ đó là:
Rèn luyện cơ thể nhằm nâng cao sức chống đỡ chung của cơ thể  đối với sự tác động của môi trường bên ngoài (nước, không khí, ánh sáng mặt trời v.v....)
Đối với học sinh phổ thông nói chung và cấp tiểu học nói riêng, việc rèn luyện cơ thể nhằm đảm bảo và tăng cường khả năng chống đỡ và thích nghi với sự biến đổi bất lợi của yếu tố môi trường thông qua giáo dục thể chất rất có hiệu quả. Mặt khác, những điều kiện tự nhiên còn được sử dụng làm phương tiện để tôi luyện cơ thể và nâng cao hiệu quả của bài tập thể chất trong quá trình giáo dục thể chất cho học sinh.
Hình thành tư thế hợp lý trong những điều kiện hoạt động khác nhau và điều chỉnh những đặc điểm riêng về hình dáng cơ thể nếu có sự cần thiết.
Đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần hoàn thiện hình thái, chức năng cơ thể mà chúng ta phải quan tâm ngay từ lứa tuổi nhỏ. Giáo dục thể chất góp phần tạo cho các em có hình dáng đẹp, tư thế tác phong nhanh nhẹn và khắc phục được những ảnh hưởng không tốt về hình thái cơ thể của các em. Để giải quyết nhiệm vụ này cần tăng cường sử dụng các bài tập thể dục cơ bản, thể dục thẩm mỹ, thể dục thể hình, các bài tập thể dục khắc phục sự lệch lạc đối với hình dáng cơ thể và hệ thống các bài tập hữu ích khác.
Nhóm nhiệm vụ thứ ba: giáo dục đạo đức, trí tụê và thẩm mỹ
Nhiệm vụ này xuất phát từ mối quan hệ qua lại giữa giáo dục thể chất với giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và giáo dục lao động. Đó là các mặt thống nhất được thực hiện ở các trường phổ thông, ở gia đình và các hoạt động ngoài xã hội của học sinh. Giáo dục thể chất có nhiệm vụ xây dựng động cơ đúng đắn về hoạt động thể dục thể thao (nhu cầu và ham thích) hình thành cơ sở đạo đức của động cơ đó, giáo dục các phẩm chất ý chí cần thiết, những phẩm chất đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình giáo dục thể chất, tạo cho các em có được những nhận thức quan trọng, cần thiết từ đó định hướng trong việc chuẩn bị tham gia hoạt động học tập, lao động và phục vụ xã hội.[4]
 Đối với học sinh tiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy đủ, Sự tập trung chú ý chưa bền vững, dễ phân tán, tính hưng phấn cao, trí tưởng tượng phát triển hơn song còn nghèo nàn, tản mạn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao. Do đó làm thế nào để dạy môn thể dục trong trường tiểu học thực sự thu hút được học sinh tập trung chú ý, tích cực tập luyện và tập luyện có hiệu quả, phù hợp với các em là một vấn đề đòi hỏi cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu.
Trên cơ sở đó chương trình thể dục tiểu học đã đề ra mục tiêu quan trọng nhất đó là củng cố sức khoẻ và phát triển thể lực cho học sinh.
 Nội dung học tập thể dục lớp 5 là sự tiếp nối và củng cố những kết quả các em đã học tập được ở các lớp 1, 2, 3, 4 và phát triển cao hơn các tố chất thể lực, tiếp tục hình thành các thói quen thường xuyên tập luyện TDTT.
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức và những hiểu biết cơ bản về đội hình đội ngũ; thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; trò chơi và một số môn thể thao tự chọn phù hợp với khả năng, trình độ và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, giới tính của các em.
Xây dựng cho các em tác phong nhanh nhẹn hoạt bát trong tập luyện TDTT, ý thức giữ gìn vệ sinh và lớp sống lành mạnh, vui chơi giải trí có tổ chức và kỷ luật, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, và nhân cách của học sinh.
Tạo điều kiện cho học sinh có thể vận dụng ở mức nhất định những kiến thức, kĩ năng đã học để tập luyện và vui chơi hằng ngày.[2]
Kiến thức: Hoàn thiện những kiến thức đã học ở lớp 1,2,3,4. Thuộc bài thể dục phát triển chung, biết được các bài tập rèn luyện tư thế kĩ năng vận động cơ bản.
Kĩ năng: Thực hiện đúng nhịp, phương hướng, biên độ và thuộc các động tác của bài thể dục phát triển chung.
Thái độ, hành vi: Tự giác chấp hành những qui địnhvà yêu cầu của môn học, chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động thể dục thể thao. Đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập, tôn trọng lẫn nhau và giữ gìn trật tự, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật. Tiếp tục hình thành thói quen tập thể dục để rèn luyện thân thể thường xuyên, vui chơi lành mạnh.[3]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đặc điểm chung
Nga Văn là một trong những trường thuộc xã đồng chiêm, về kinh tế còn 
nhiều khó khăn, phần lớn gia đình sống chủ yếu về nông nghiệp và bố mẹ còn đi làm công ty gần cũng như xa, nhìn chung đời sống còn khó khăn, đa số các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn giao phó cho nhà trường.
Mặt khác, cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, chưa có phòng tập đa năng, đồ dùng dạy học, trang phục chuyên biệt của học sinh cho bộ môn còn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay.
2.2.2. Thực trạng của việc dạy- học
2.2.2.1. Đối với giáo viên
- Giáo viên thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, dạy đúng phương pháp, đúng đặc trưng môn học. 
Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên sử dụng không đúng khẩu lệnh, động tác mẫu không những chưa đẹp mà còn thiếu chính xác. Giáo viên sau khi hướng dẫn mẫu thì tổ chức cho học sinh luyện tập theo tổ, nhóm mà chưa chú trọng việc theo dõi, sửa sai uốn nắn một cách kịp thời, triệt để, hình thức tổ chức tập luyện còn thiếu sinh động, dẫn đến học sinh dễ nhàm chán, không gây được hứng thú tập luyện, việc đánh giá nhận xét chưa thường xuyên và thiếu thuyết phục nên không khích lệ, động viên học sinh tích cực luyện tập để đạt kết quả cao trong học tập được.
2.2.2.2. Đối với học sinh
Học sinh luyện tập thiếu nhiệt tình, thiếu chủ động, tinh thần luyện tập của các em chưa cao, khi các em tập bài thể dục không được chủ động, không nhiệt tình, không khí buổi tập không được hào hứng và sôi nổi, trang phục chưa phù hợp cho môn học nên các em thực hiện bài tập một chưa được chủ động.
Giáo viên phải hiểu những suy nghĩ và những điều học sinh muốn. Có như vậy mới giúp các em tháo gỡ được những điểm yếu của mình để đạt được điều mình mong muốn chính đáng.
Muốn khắc phục những vấn đề trên trong quá trình giảng dạy môn thể dục ở lớp 5, giáo viên cần tạo cho học sinh có sự ham thích, say mê hứng thú trong giờ học mà khi tham gia tập bài thể dục phát triển chung. Qua tiết học giúp các em hiểu được lợi ích, tác dụng của việc tập luyện thể dục để đáp ứng vào thực tế. Trong cuộc sống hàng ngày rèn luyện cho các em có sức khoẻ dẻo dai, tinh thần thoải mãi, tạo cho các em có đức tính tốt như: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, trung thực và tự giác ngày càng được hoàn thiện hơn.
2.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Công tác dự giờ kiểm tra, góp ý, xây dựng chuyên đề cho môn thể dục còn nhiều hạn chế. 
HS còn thiếu tích cực luyện tập, sự xem nhẹ môn thể dục của học sinh còn suy nghĩ giờ thể dục chủ yếu là chơi chứ không học
Việc đánh giá nhận xét chưa khách quan và chính xác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ tập luyện và ý thức phấn đấu của HS.
Từ những thực trạng trên nên trong năm học 2015-2016 chất lượng học sinh hoàn thành tốt còn hạn chế, chất lượng học sinh hoàn thành còn cao, kết quả khá khiêm tốn. Cụ thể như sau: 
Khối
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn
 thành
SL
%
SL
%
SL
%
5
46
20
43
26
57
0
0
2.4. Giải pháp thực hiện
2.4.1. Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của môn học và nhiệm vụ dạy học bài thể dục phát triển chung.
Giáo viên phải nghiên cứu kĩ mục tiêu môn học (đã nêu ở phần trên), từng nội dung, đối tượng cụ thể để xác định được phải dạy cái gì? Dạy như thế nào? HS cần đạt được kiến thức, kĩ năng gì qua nội dung đó.
Do vậy giáo viên cần chuẩn bị tốt, thật đầy đủ và chu đáo về sân bãi, đồ dùng dạy học: giáo viên phải có còi, tranh ảnh trực quan, đồ dùng tự làm có như vậy thì học sinh mới ham thích, say mê, tự giác trong luyện tập không chỉ để cho cơ thể phát triển một cách hài hoà cân đối khoẻ mạnh mà còn có những đức tính tốt, một tinh thần minh mẫn, một thể lực cường tráng.
Khi dạy nội dung “Bài thể duc phát triển chung lớp 5”, bản thân tôi đã nghiên cứu và xác định rõ:
Để các em học tốt môn thể dục mà đặc biệt là học tốt bài thể dục phát triển chung các em cần:
- Thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khoẻ và hoàn thành tốt các bài tập thể dục mà giáo viên giao cho.
- Các em phải có tính trung thực trong luyện tập cũng như trong khi chơi trò chơi và biết vận dụng vào cuộc sống.
- Tập luyện ở nhà vào buổi sáng hằng ngày nhằm nâng cao sức khỏe. Hình thành thói quen tập luyện, nâng cao kỹ thuật động tác .
- Các em phải có tính bảo quản đồ dùng của giáo viên và chính của các em.
- Tham gia đầy đủ các cuộc vui chơi do nhà trường tổ chức.
2.4.2. Phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện
Để đảm bảo một giờ học thành công và đạt kết quả cao nhất bản thân tôi đã chuẩn bị và sử dụng các phương pháp, hình thức tập luyện như sau:
- Chuẩn bị kế hoạch bài dạy, đồ dùng, trang thiết bị cần thiết cho giờ dạy
- Trước giờ dạy cần kiểm tra sân bãi có đảm bảo sự an toàn cho học sinh học tập trong giờ học
- Khi nhận lớp cần phổ biến nội dung yêu cầu bài học một cách ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu đảm bảo cho học sinh nắm được
- Cần nắm chắc những diễn biến sức khoẻ hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt, kết quả của bài trước những thay đổi tổ chức học tập, những vấn đề chung của lớp và những học sinh cá biệt. Từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch mức độ hình thức, phương pháp lên lớp.
- Gv hướng dẫn một động tác nào đó cần nói rõ tên động tác.
- Hướng dẫn học sinh xem tranh, phân tích kỹ thuật động tác chậm rõ ràng dễ hiểu, đặt biệt là biên độ động tác nhằm nâng cao kỹ thuật động tác
- Gv làm mẫu chậm từ 1- 2 lần 8 nhịp cho lớp xem, có thể vừa làm mẫu vừa phân tích kỹ thuật động tác
- Giáo viên hô chậm cho cả lớp thực hiện động tác 1- 2 lần 8 nhịp
- Giáo viên gọi 2 em tập tốt lên thực hiện cho lớp quan sát, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương.
- Giáo viên điều khiển lớp tập, hô nhịp chậm đều và đi quan sát sửa sai cho các em.
- Giáo viên cho cán sự lớp điều khiển lớp tập 2 lần 8 nhịp, giáo viên đi giúp đỡ học sinh sửa sai.
- Chia nhóm cho các em tập theo từng khu vực đảm bảo an toàn, qui định thời gian cụ thể cho các em tập, giáo viên đến các nhóm sửa sai.
Ngoài các phương pháp và trên giáo viên cần nắm được các bước tổ chức dạy học không thể thiếu trong mỗi giờ học đó là.
Hình thức tổ chức đồng loạt, chia tổ, nhóm, đối với động tác khó cần phân đoạn hoặc động tác bổ trợ trước sau đó mới thực hiện động tác hoàn chỉnh
Trong học tập có hoạt động nối tiếp đó là: Ôn động tác cũ rồi mới học động tác mới.
Học sinh quan sát GV giới thiệu tranh và phân tích động tác mới
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh học tập
Các giải pháp tập luyện cụ thể đối với bài tập thể dục được bản thân sử dụng trong quá trình giảng dạy như sau.
Động tác vươn thở.
Khi hướng dẫn học động tác "vươn thở" giáo viên cho lớp quan sát tranh, phân tích kỷ thuật động tác nêu rõ tác dụng của động tác. Ở động tác này đa số học sinh tập trước nhịp hô, đưa tay dang ngang không thẳng, không vươn căng thân ở nhịp 1, 3, không hóp bụng ở nhịp 2, chưa kết hợp được với hít vào và thở ra
Giải pháp:
- Giáo viên hô nhịp chậm yêu cầu nhịp 1,3 học sinh ngửa mặt, căng ngực, mở vai, trọng tâm dồn chân trước
GV hướng dẫn học sinh tập luyện
- Nhịp 2 giáo viên yêu cầu học sinh cúi đầu thở ra, hai vai hơi đưa ra trước
- Cán sự lớp điểu khiển cho lớp tập, giáo viên giúp đỡ sửa sai cho các em.
- GV chia nhóm tập theo từng khu vực, qui định thời gian, quan sát giúp đỡ học sinh sửa sai.
- Tổ chức thi đua tổ với nhau nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên nhận xét tuyên dương. 
- Đại diện tổ thi đua, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương. 
Động tác tay.
Động này đa số học sinh thực hiện ở nhịp 1 tay giang ngang chưa ngang bằng vai, ở nhịp 2 khi đưa hai tay lên cao vỗ vào nhau chưa ngẩng đầu
Giải pháp.
Giáo viên cần làm mẫu lại cho học sinh quan sát, nhắc học sinh thực hiện nhịp 1 duỗi thẳng cánh tay và nâng cánh tay lên ngang vai, nhịp 2 khi thực hiện hai tay đưa lên cao vỗ vào nhau đồng thời mắt nhìn theo tay.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tập luyện quan sát sửa sai kịp thời
Tổ chức chia nhóm và trình diễn thi đua, đánh giá nhận xét khuyến khích động viên kịp thời.
Động tác chân: Học động tác chân đa số học sinh thực hiện nhịp 1 nâng đùi chưa cao, biên độ giữa cẳng chân và thân người chưa được hợp lý, nhịp 3, chân đá thấp, co gối và không duỗi căng mũi bàn chân.
G

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_bai_the_duc_ph.doc