SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm phần kim loại tác dụng với dung dịch muối

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm phần kim loại tác dụng với dung dịch muối

 Bài tập hóa học là một phần rất quan trọng trong chương trình hóa học THPT.Thông qua việc giải các bài tập học sinh được củng cố, khắc sâu, mở rộng và nâng cao kiến thức đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải bài tập nhanh và hiệu quả.Trong chương trình hóa học THPT phần bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối là một dạng bài tập hay và khó. Cái hay của dạng bài tập này là khi giải cần phải biện luận nhiều trường hợp, từ đó rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận vấn đề trên nhiều phương diện để không bỏ sót các trường hợp có thể xảy ra trong một bài toán. Đó cũng chính là điểm khó của bài tập dạng này, ngoài ra tính đa dạng về kiểu bài tập và các phương pháp cần vận dụng để giải quyết các bài tập đó cũng khiến nhiều học sinh lúng túng. Với kiểu ra đề thi THPT Quốc gia với hình thức trắc nghiệm như hiện nay số bài tập tương đối nhiều nhưng thời gian làm bài ít thì việc sử dụng những cách giải nhanh là rất cần thiết. Trong quá trình hướng dẫn các em học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia, tôi thấy dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối học sinh thường khó khăn trong việc đưa ra cách biện luận nhanh, đúng vì vậy giáo viên cần phải tìm ra phương pháp thích hợp để hướng dẫn các em giải tốt dạng bài tập này. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm phần kim loại tác dụng với dung dịch muối” làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình, với hi vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT Hà Văn Mao nơi tôi đang công tác.

doc 20 trang thuychi01 6926
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm phần kim loại tác dụng với dung dịch muối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
 Bài tập hóa học là một phần rất quan trọng trong chương trình hóa học THPT.Thông qua việc giải các bài tập học sinh được củng cố, khắc sâu, mở rộng và nâng cao kiến thức đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải bài tập nhanh và hiệu quả.Trong chương trình hóa học THPT phần bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối là một dạng bài tập hay và khó. Cái hay của dạng bài tập này là khi giải cần phải biện luận nhiều trường hợp, từ đó rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận vấn đề trên nhiều phương diện để không bỏ sót các trường hợp có thể xảy ra trong một bài toán. Đó cũng chính là điểm khó của bài tập dạng này, ngoài ra tính đa dạng về kiểu bài tập và các phương pháp cần vận dụng để giải quyết các bài tập đó cũng khiến nhiều học sinh lúng túng. Với kiểu ra đề thi THPT Quốc gia với hình thức trắc nghiệm như hiện nay số bài tập tương đối nhiều nhưng thời gian làm bài ít thì việc sử dụng những cách giải nhanh là rất cần thiết. Trong quá trình hướng dẫn các em học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia, tôi thấy dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối học sinh thường khó khăn trong việc đưa ra cách biện luận nhanh, đúng vì vậy giáo viên cần phải tìm ra phương pháp thích hợp để hướng dẫn các em giải tốt dạng bài tập này. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm phần kim loại tác dụng với dung dịch muối” làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình, với hi vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT Hà Văn Mao nơi tôi đang công tác.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Mục đích nghiên cứu của SKKN này là: Phân loại các dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối và đề ra các phương pháp giải các dạng bài tập đó giúp học sinh vận dụng tốt trong quá trình làm bài tập trắc nghiệm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là:
 -Nghiên cứu các dạng bài tập hoá học về kim loại tác dụng với dung dịch muối trong chương trình hoá vô cơ 12 để từ đó xây dựng cách giải đúng.
 - Các bài tập trong các đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học, đề thi thử THPT quốc gia của các trường THPT trên cả nước, đề thi THPT quốc gia những năm vừa qua.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Tự giải, sưu tầm, sáng tác các bài tập vận dụng về kim loại tác dụng với dung dịch muối, kết hợp với thực tế giảng dạy để đúc rút nên cách thức định hướng, truyền đạt phù hợp nhất tới học sinh.
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
 Để giải tốt bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối chúng ta cần hiểu rõ các khái niệm sau đây:
 - Điều kiện để một kim loại có thể tác dụng với dung dịch một muối là kim loại phản ứng phải có tính khử mạnh hơn kim loại nằm trong muối. Có thể viết phương trình tổng quát khi cho một kim loại tác dụng với dung dịch một muối như sau:
 n M +mNn+ nMm+ + mN
 Nói cách khác giá trị thế điện cực chuẩn E0M < E0N ( chỉ xét các kim loại không tác dụng trực tiếp với nước ở nhiệt độ thường)
 - Nắm được định luật bảo toàn điện tích trong dung dịch
 “Trong một dung dịch tổng số mol điện tích dương bằng tổng số mol điện tích âm ”
 - Sử dụng tốt phương pháp tăng giảm khối lượng:
 Từ khối lượng các chất phản ứng và sản phẩm tăng lên hay giảm đi bao nhiêu gam sẽ tính được số mol các chất đã tham gia phản ứng và ngược lại.
 - Nắm chắc phương pháp bảo toàn electron vì các phản ứng của kim loại tác dụng với dung dịch muối đều là các phản ứng oxi hoá -khử.
 Trong các phản ứng oxi hoá khử, tổng số mol electron mà các chất khử nhường đúng bằng tổng số mol electron mà các chất oxi hoá nhận.
 - Phân loại được các dạng bài tập liên quan đến phản ứng kim loại tác dụng với dung dịch muối từ đó đưa ra các cách nhận diện bài tập và sử dụng thích hợp các phương pháp giải.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
 Trong quá trình dạy học môn hoá lớp 12 tại trường THPT Hà Văn Mao nhiều năm qua và quá trình hướng dẫn các em học sinh ôn thi THPT Quốc gia, tôi nhận thấy có nhiều vấn đề các em còn vướng mắc nhưng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô các em đã dần dần tháo gỡ được. Tuy nhiên khi dạy đến dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối tôi thấy phần lớn các em lúng túng trong cách chọn phương án giải quyết bài toán. Có những em sau khi được tôi hướng dẫn phương pháp giải và các lấy ví dụ minh hoạ thì những ví dụ sau nếu chỉ thay số liệu thì các em vẫn làm được nhưng khi tôi đưa ra vấn đề theo một hướng khác, bản chất không thay đổi thì các em dường như mất phương hướng, không thể tìm ra được cách giải phù hợp. Như phần cơ sở lý luận của đề tài đã nêu, chúng ta đều thấy rõ để giải tốt bài tập dạng này học sinh cần có một kiến thức vững chắc về hoá học vô cơ và nắm chắc các phương pháp giải nhanh bài tập. Đây là một trong những dạng bài tập tổng hợp khá đầy đủ nội dung của hoá học vô cơ. Đó cũng chính là điểm khó của học sinh khi giải bài tập dạng này. Tuy nhiên, nếu giáo viên giúp cho học sinh giải tốt bài tập dạng này thì đây sẽ cơ hội để các em một lần nữa ôn lại kiến thức một cách tổng quát nhất và để các em có thể giải tốt các dạng bài tập hoá học khác như bài tập điện phân cũng là một dạng bài tập khó.
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Những vấn đề chung về lý thuyết và các phương pháp có thể vận dụng.
 Điều kiện để KL M đẩy được KL N ra khỏi muối của nó:
 n M +mNn+ nMm+ + mN
 - Kim loại M đứng trước kim loại N trong dãy thế điện cực chuẩn.
 - Cả hai kim loại M và N đều không phản ứng với nước ở điều kiện thường.
 - Muối tham gia phản ứng và muối tạo thành phải là muối tan.
 Khi đó toàn bộ khối lượng của kim loại N thoát ra sẽ bám vào thanh kim loại M nên:
 - Khối lượng chất rắn tăng: ∆m↑ = mN tạo ra – mM tan 
 - Khối lượng chất rắn giảm: ∆m↓ = mM tan – mN tạo ra 
 - Khối lượng chất rắn tăng = khối lượng dung dịch giảm 
 - Hỗn hợp các kim loại phản ứng với hỗn hợp dung dịch muối theo thứ tự ưu tiên: kim loại khử mạnh nhất tác dụng với cation oxi hóa mạnh nhất để tạo ra kim loại khử yếu nhất và cation oxi hóa yếu nhất 
 - Thứ tự tăng dần giá trị thế khử chuẩn (Eo) của một số cặp oxi hóa – khử: 
Mg2+/Mg < Al3+/Al < Zn2+/Zn < Cr3+/Cr < Fe2+/Fe < Ni2+/Ni < Sn2+/Sn < Pb2+/Pb < 2H+/H2 < Cu2+/Cu < Fe3+/Fe2+ < Ag+/Ag < Hg2+/Hg < Au3+/Au 
* Một số chú ý khi giải bài tập: 
 - Phản ứng của kim loại với dung dịch muối là phản ứng oxi hóa – khử nên thường sử dụng phương pháp bảo toàn mol electron để giải các bài tập phức tạp, khó biện luận như hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp nhiều muối. Các bài tập đơn giản hơn như một kim loại tác dụng với dung dịch một muối, hai kim loại tác dụng với dung dịch một muối,có thể tính toán theo thứ tự 
 - Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng để tính khối lượng thanh kim loại sau phản ứng, 
 - Từ số mol ban đầu của các chất tham gia phản ứng → biện luận các trường hợp xảy ra 
 - Nếu chưa biết số mol các chất phản ứng thì dựa vào thành phần dung dịch sau phản ứng và chất rắn thu được → biện luận các trường hợp xảy ra 
 - Kim loại khử anion của muối trong môi trường axit (bazơ) thì nên viết phương trình dạng ion thu gọn 
 - Kim loại (Mg → Cu) đẩy được Fe3+ về Fe2+. 
 Ví dụ: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ ; Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+ 
 - Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag. Nếu Fe hết, Ag+ còn dư thì: 
 Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag 
2.3.2. Phân loại và hướng dẫn giải.
 Dạng 1. Một kim loại tác dụng với dung dịch chứa một muối
 Dạng bài tập này thường cho dưới dạng nhúng một lá kim loại vào một dung dịch muối, sau phản ứng lấy lá kim loại ra khỏi dung dịch rồi cân lại thấy khối lượng lá kim loại thay đổi. 
 Phương trình ion rút gọn: n M +mNn+ nMm+ + mN
 *Điều kiện của phản ứng:
 - M phải đứng trước N trong dăy điện hóa.
 - Muối của N phải tan:
Ví dụ: 
Nhưng: không xảy ra do tính khử của Fe yếu hơn Al
Hay: không xảy ra do không tan
 *Độ tăng, giảm khối lượng của thanh kim loại:
 - Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là m thì áp dụng như sau:
 Trường hợp lá kim loại tăng lên so với trước khi nhúng ta có:
mtăng = mKL bám vào - mKL tan ra
 Trường hợp lá kim loại giảm so với trước khi nhúng ta có:
mgiảm = mKL tan ra - mKL bám vào
 - Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là x% thì ta áp dụng như sau:
 Trường hợp lá kim loại tăng lên x% so với trước khi nhúng ta có: 
mKL bám vào - mKL tan ra = mbđ*
Trường hợp lá kim loại giảm xuống x% so với trước khi nhúng ta có:
mKL tan ra - mKL bám vào = mbđ*
Ví dụ 1: Ngâm một đinh sắt trong 100 ml dung dịch CuSO4 a M.Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, sấy khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Giá trị của a là:
 A.1,00.	B. 0,05.	C. 0,02.	 D. 0,10.
Hướng dẫn giải
Gọi x là số mol CuSO4 tham gia phản ứng.
Ta có PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
 Mol: x x x
Theo đề bài ta có: mCu bám - mFe tan = mFe tăng
 64x - 56x = 0,8 => x = 0,1
Nồng độ mol/l của CuSO4 là: CM = =	 = 1 M =>chọn A
Ví dụ 2: Một thanh kim loại M hóa trị II nhúng vào 1 lít dung dịch sau phản ứng khối lượng thanh kim loại tăng lên 16 gam. Nếu nhúng cùng thanh kim loại ấy vào 1 lít dung dịch CuSO4 th́ì khối lượng của thanh tăng 20 gam. Biết rằng các phản ứng nói trên đều hoàn toàn và sau phản ứng c̣òn dư kim loại M, 2 dung dịch và CuSO4 có cùng nồng độ mol ban đầu. Kim loại M là:
 A. Mg.	 B. Al.	C. Cu.	 D. Zn.
Hướng dẫn giải
Gọi x là số mol phản ứng , nó cũng chính là số mol CuSO4 phản ứng (2 dung dịch và CuSO4 có cùng nồng độ mol ban đầu)
Với: 
Độ tăng khối lượng: m = (56 – M)x = 16 ( 1.)
Với CuSO4: 
Độ tăng khối lượng: m = (64 – M)x = 20 ( 2.)
Từ 1 và 2 => kim loại Mg =>chọn A
Ví dụ 3 : Ngâm một thanh Zn vào một cốc thủy tinh chứa 50ml dung dịch Cu(NO3)2 0,05M đến khi dung dịch trong cốc mất hẳn màu xanh, thì khối lượng thanh Zn sau phản ứng sẽ:
 A. Tăng 0,0025 gam so với ban đầu. 
	B. Giảm 0,0025 gam so với ban đầu.	
 C. Giảm 0,1625 gam so với ban đầu.	 
 D. Tăng 0,16 gam so với ban đầu.
Hướng dẫn giải
Dung dịch trong cốc mất hẳn màu xanh tức làđă phản ứng hết.
 Dễ thấy 1 mol Zn → 1mol Cu khối lượng giảm 1gam
vậy 0,0025 mol Zn phản ứng khối lượng giảm 0,0025 gam
=>chọn B
Ví dụ 4: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 4,16 gam CdSO4 .Sau khi phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng 2,35% so với ban đầu. Khối lượng lá Zn trước khi phản ứng là:
 A. 1,30 g.	 B. 40,00 g.	C. 3,25 g.	 D. 54,99 g.
Hướng dẫn giải
Gọi mbđ là khối lượng lá Zn ban đầu
Số mol CdSO4: 
Phương trình hóa học: Zntan + CdSO4 ZnSO4 + Cdbám
 Mol: 0,02 0,02 0,02
Theo đề bài ta có: mCd - mZn = 
 112.0,02 - 65.0,02 = 	 
 Giải ra: mbđ = 40 gam => Chọn B
Ví dụ 5: Ngâm một lá Zn có khối lượng 1 gam trong V(ml) dung dịch Cu(NO3)2
2M. Sau phản ứng thấy khối lượng lá Zn giảm xuống 10% so với ban đầu. Giá trị của V là:
 A. 0,05.	 B. 0,20.	C. 50,00.	 D. 100,00.
Hướng dẫn giải
Ta có khối lượng lá Zn ban đầu bằng 1 gam
Gọi x là số mol Cu(NO3)2 tham gia phản ứng
Phương trình hóa học: Zntan + Cu(NO3)2 Zn(NO3)2 + Cubám
 Mol: x x x
Theo đề bài ta có: mZn - mCu = mbđ*= 0,1
 65.x - 64.x = 0,1 	 x = 0,1
	 (lít)=50 (ml)
 Chọn C.
Bài tập vận dụng.
Câu 1: Nhúng bản kẽm và bản sắt vào cùng một dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc hai bản kim loại ra thấy trong dung dịch thu được nồng độ mol của kẽm sunfat bằng 2,5 lần của sắt sunfat. Mặt khác khối lượng của dung dịch giảm 0,11gam. Khối lượng đồng bám trên mỗi kim loại là: 
 A. 1,28 gam và 3,2 gam.	B. 6,4gam và 1,6 gam.	 
 C. 1,54 gam và 2,6 gam. 	 D. 8,6 gam và 2,4 gam.
Câu 2: Cho m gam bột sắt vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 9,2 gam chất rắn Y. 
 Giá trị của m là:
 A. 5,6.	 B. 8,4.	 C. 2,8. 	 D. 11,2.
( Câu 13- Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2019-SGD&ĐT Bình Phước)
Câu 3: Một thanh kim loại A hóa trị II nhúng vào dung dịchthấy khối lượng giảm 1% so với khối lượng ban đầu, nhưng cũng cùng thanh kim loại ấy khi nhúng vào muối thấy khối lượng tăng lên 67,5% so với khối lượng thanh ban đầu(khối lượng ban đầu là 10 gam). Biết rằng độ giảm số mol của bằng 2 lần độ giảm số mol , kim loại M là:
 A. Mg.	 B.Al.	 C.Cu.	 D.Zn.
Câu 4: Cho 7 gam Zn vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là:
A. 7,0.	 B. 6,9.	 C. 6,5. 	 D. 6,4.
( Câu 51- Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019-SGD&ĐT Hà Tĩnh)
Dạng 2. Một kim loại tác dụng với dung dịch chứa nhiều muối
 Trong bài tập dạng này chúng ta thường gặp bài toán một kim loại tác dụng với dung dịch chứa hai muối. Vì vậy tôi chỉ đi chuyên sâu vào các ví dụ dạng này. Các phương trình phản ứng có thể xảy ra như sau:
 *Điều kiện của phản ứng:
- A phải đứng trước B, C trong dãy điện hóa.
- Muối , phải tan.
 Nếu biết số mol ban đầu của A, , ta chỉ cần chú ý đến thứ tự phản ứng trên 
 Nếu biết số mol ban đầu của , nhưng không biết số mol ban đầu của A ta có thể dùng phương pháp mốc so sánh nếu biết khối lượng của chất rắn sau phản ứng là m:
- Mốc 1: vừa đủ phản ứng (1): 
- Mốc 2: vừa đủ phản ứng (2): 
So sánh m với và 
Như vậy có 3 trường hợp có thể xảy ra:
+ Trường hợp 1: Nếu m < dư chỉ có phản ứng (1). Dung dịch sau phản ứng có , chưa phản ứng và dư. Chất rắn sau phản ứng chỉ có .
+ Trường hợp 2: Nếu < m < xong phản ứng (1), phản ứng (2) xảy ra một phần dư . Dung dịch sau phản ứng có , dư. Chất rắn sau phản ứng có và B.
+ Trường hợp 3: Nếu m > xong phản ứng (1), xong phản ứng (2) dư A. Dung dịch sau phản ứng có . Chất rắn sau phản ứng có , B và A dư.
 Chú ý: Đôi khi chúng ta phải dựa vào dữ kiện của bài toán để có thể dự đoán nhanh trường hợp nào.
Ví dụ 1: Cho 8,4 gam Fe vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,2M và CuSO4 0,1M thu được chất rắn B. Khối lượng của B là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
 A. 24,8 gam.	 B. 28,4 gam.	 C. 27,6 gam.	 D. 28 gam.
Hướng dẫn giải
 Cu2+ Ag+
 Fe 
Ở bài toán này chúng ta đã biết số mol ; ;
. Nên chúng ta chỉ cần chú ý đến thứ tự phản ứng và số mol của chúng:
 (1)
Số mol ban đầu: 0,15 mol 0,2 mol
Số mol phản ứng: 0,1 mol 0,2 mol 0,1mol 0,2 mol
Sau phản ứng: 0,05 mol 0 0,1mol 0,2 mol
Sau phản ứng trên vẫn c̣òn dư 0,05 mol Fe nên tiếp tục xảy ra phản ứng:
 (2)
Số mol ban đầu: 0,05 mol 0,1 mol
Số mol phản ứng: 0,05 mol 0,05 mol 0,05mol 0,05 mol
Sau phản ứng: 0 0,05 mol 0,05mol 0,05 mol
 Từ (1) và (2) chất rắn B có: 0,2 mol Ag và 0,05 mol Cu
 m= 0,2.108 +0,05.64=24,8 Chọn A
Ví dụ 2: Cho m gam Mg phản ứng hoàn toàn với 1 lít dung dịch A chứa FeSO4 0,1M và CuSO4 0,1M sau phản ứng thu được chất rắn B có khối lượng
mB = 13,2 gam. Giá trị của m là:
 A. 2,4 gam.	B. 3,6 gam.	C. 4,8 gam.	D. 6 gam.
Hướng dẫn giải
 Fe2+ Cu2+
 Mg 
 Ở bài này chúng ta có thể dùng mốc so sánh hay xét các trường hợp có thể xảy ra. Nhưng chúng ta có thể nhận xét nhanh chóng như sau: 
Nếu cả Cu2+ và Fe2+ đều chuyển thành Cu và Fe thì:
Điều này chứng tỏ còn dư Mg. Số mol Mg dư = 
Như vậy 
 	Chọn D
Ví dụ 3: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
 A. 8,10 và 5,43.	 B. 1,08 và 5,43.	 C. 0,54 và 5,16.	 D. 1,08 và 5,16
( Câu 4- Mã đề thi 182- đề thi TSCĐ khối A- năm 2009)
Hướng dẫn giải
 Nhận xét: Trong hỗn hợp dung dịch gồm ion Ag+ và ion Cu2+, mà ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn nên phản ứng trước, khi Ag+ hết mà số mol Al vẫn còn thì xảy ra tiếp phản ứng với Cu2+. Khi cho m2 gam chất rắn X vào dung dịch HCl dư tạo ra khí H2 nên trong X phải có Al dư.
Số mol AgNO3 = nAg = 0,03 mol; Số mol Cu(NO3)2 = nCu2+ = 0,03 mol; 
Số mol H2 là	: 
 Phương trình: Al + 3AgNO3 à Al(NO3)3 + 3Ag (1)
 Mol: 0,01 0,03 0,03
Sau phản ứng Al vẫn còn nên phản ứng tiếp với Cu(NO3)2
 2Al + 3Cu(NO3)2 à 2Al(NO3)3 + 3Cu (2)
 Mol 0,02 0,03 0,03
Phương trình: 2Aldư + 2HCl à 2AlCl3 + 3H2
 Mol 0,01 0,015
Giá trị m1 = mAl = (0,01+0,02+0,01 ).27 = 1,08 gam
Giá trị m2 = mAg + mCu = 0,03.108 + 0,03.64 = 5,16 gam Chọn D
Bài tập vận dụng.
Câu 1: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0.1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
 A. 2,80.	 B. 2,16.	 C. 4,08.	 D. 0,64.
( Câu 5- Mã đề thi 148- đề thi TSĐH khối B- năm 2009)
Câu 2: Cho 0,2 mol Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,2 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn, số mol Fe(NO3)3 trong dung dịch bằng:
 A. 0,3.	 B. 0,2.	 C. 0,4.	 D. 0,0.
Câu 3: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm
AgNO3 0.2M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch cân được 101,72 gam ( giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt phản ứng là:
 A. 2,16.	 B. 0,84.	 C. 1,72.	 D. 1,40.
( Câu 42- Mã đề thi 637- đề thi TSĐH khối B- năm 2009)
Câu 4: Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là:
 A. 3,60.	 B. 2,02.	 C. 4,05.	 D. 2,86.
( Câu 46- Mã đề thi 136- đề thi THPT Quốc gia năm 2016)
Dạng 3. Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch chứa một muối
 CP+	
 A B 
* Điều kiện của phản ứng:
- A , B phải đứng trước C trong dăy điện hóa.
- Muối phải tan.
 Nếu biết số mol ban đầu của A, , ta chỉ cần chú ý đến thứ tự phản ứng trên .
 Nếu biết số mol ban đầu của , nhưng không biết số mol ban đầu của ta có thể dùng phương pháp mốc so sánh nếu biết khối lượng của chất rắn sau phản ứng (m):
- Mốc 1 vừa đủ phản ứng 1: 
- Mốc 2 vừa đủ phản ứng 1 và 2: 
So sánh m với và 
 Như vậy có 3 trường hợp có thể xảy ra:
+ Trường hợp 1: Nếu m < chỉ có phản ứng 1, dư hết . Dung dịch sau phản ứng có . Chất rắn sau phản ứng chỉ có , B chưa phản ứng và A dư.
+ Trường hợp 2: Nếu < m < A hết, B dư, hết. Dung dịch sau phản ứng có ,. Chất rắn sau phản ứng có và B dư.
+ Trường hợp 3: Nếu m > A hết, B hết , dư . Dung dịch sau phản ứng có , , dư. Chất rắn sau phản ứng có A và B.
 Hoặc chúng ta có thể xét từng trường hợp xay ra trong các trường hợp trên sau đó dựa vào dữ kiện của bài toán để chọn trường hợp đúng.
* Chú ý: Đôi khi chúng ta phải dựa vào dữ kiện của bài toán để có thể dự đoán nhanh trường hợp nào.
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp A có 0,1 mol Ag; 0,1 mol Mg; 0,2 mol Fe phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dich CuSO4. Sau phản ứng tạo ra chất rắn B có khối lượng 29,2 gam. Xác định CM của CuSO4 phản ứng.
 A. 1M.	B. 1,5M.	C. 2M.	D. 0,5M.
Hướng dẫn giải
Ở bài tập này mặc dù có 3 kim loại nhưng thực chất chỉ có Mg và Fe là phản ứng được với Cu2+, Ag còn lại trong quá trình phản ứng nên m = 29,2 – 108.0,1 = 18,4 gam.
 Cu2+
 Mg Fe 
 (1).
 (2).
Ta dùng mốc so sánh:
- Mốc 1 vừa đủ phản ứng (1):
- Mốc 2 vừa đủ phản ứng (1) và (2): 
Theo đề bài thì m1 < m = 18,4 gam < m2 nên Mg đã phản ứng hết, Cu2+ hết và dư Fe
 1.
 0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol 
 2.
 x mol x mol x mol 
Sau phản ứng 
Từ (1) và (2) => 
	 Chọn C
Ví dụ 2: Cho 29,8 gam hỗn hợp Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần % theo khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
 A. 56,37%.	B. 64,42%.	C. 43,62%.	D. 37,58%.
	( Câu 47-Mã đề 273- đề thi TSĐH khối A- năm 2011)
Hướng dẫn giải
 Nhận xét: Do Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên sẽ phản ứng trước với ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4. Vì đề bài chưa cho biết sô mol của Zn và Fe nên ta phải giải bài toán theo trường hợp mà sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại.Ta phân tích như sau: Đầu tiên xảy ra phương trình:
 Zn + CuSO4 à ZnSO4 + Cu (1)
 Vì sau phản ứng là hỗn hợp kim loại nên sau phản ứng (1) Zn dư hoặc vừa đủ phản ứng, CuSO4 hết. Lúc đó khối lượng Cu thu được, mCu = 0,3.64 = 19,2 gam. Khối lượng Zn tham gia phản ứng mZn = 0,3 . 65 = 19,5 gam mFe = 10,5 gam m rắn = 19,2 + 10,5 = 29,7g 30,4g	
 Như vậy, sau phẳn ứng (1) Zn phải hết, CuSO4 dư phản ứng tiế

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_giai_nhanh_bai_tap_tra.doc
  • docM2-Bia SKKN.doc
  • docxMỤC LỤC VÀ DANH MỤC VIẾT TẮT.docx