SKKN Một số giải pháp trong giáo dục thể chất giúp học sinh lớp 4 phòng tránh bệnh cong, vẹo cột sống

SKKN Một số giải pháp trong giáo dục thể chất giúp học sinh lớp 4 phòng tránh bệnh cong, vẹo cột sống

Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt, cùng với các hoạt động giáo dục khác góp phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ.

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa thể chất, là sự tổng hợp của những thành tựu xã hội, sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ định nhằm nâng cao năng lực thể chất, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Mục đích giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản. Trò chơi vận động tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dòng cảm.

Giáo dục thể chất trong trường tiểu học còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.

Hoạt động vui chơi đối với học sinh tiểu học là một yêu cầu hết sức cần thiết. Giáo viên cần tạo nên môi trường hoạt động vui chơi có hướng dẫn để đem lại niềm vui và sự thích thú cho trẻ. ở lứa tuổi này, nhu cầu về hoạt động vui chơi tạo nên các hình thức hoạt động giáo dục tri thức, hoàn chỉnh sự phát triển cơ thể và các phẩm chất đạo đức cần thiết trong sinh hoạt, lao động và học tập. Mặt khác, hoạt động vui chơi giải toả cho các em căng thẳng dồn ép thời gian khá nhiều cho học tập, hồi phục khả năng làm việc, sức khoẻ góp phần duy trì tính hăng say tích cực của học sinh.

 

doc 21 trang thuychi01 7052
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong giáo dục thể chất giúp học sinh lớp 4 phòng tránh bệnh cong, vẹo cột sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN ĐỊNH
TRUỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH HẢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT GIÚP HỌC SINH LỚP 4 PHÒNG TRÁNH
 BỆNH CONG, VẸO CỘT SỐNG”
Người thực hiện: Nguyễn Văn Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn Vị: Trường Tiểu học Định Hải
SKKN thuộc lĩnh vực: Môn thể dục
YÊN ĐỊNH, NĂM 2018
Mục lục
Phần
Trang
1. Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu
2
2
2
3
3
 Nội dung sáng kiến
2.1.Cơ sở lí luận
2.2Thực trạng vấ đề trước khi áp dụng sáng kiến KN.
2.3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 phòng tránh cong vẹo cột sống
Giải pháp 1
Giải pháp 2
Giải pháp 3
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3
3
4
6
6
7
13
16
 Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
18
18
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt, cùng với các hoạt động giáo dục khác góp phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ.
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa thể chất, là sự tổng hợp của những thành tựu xã hội, sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ định nhằm nâng cao năng lực thể chất, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Mục đích giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản. Trò chơi vận động tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dòng cảm.
Giáo dục thể chất trong trường tiểu học còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.
Hoạt động vui chơi đối với học sinh tiểu học là một yêu cầu hết sức cần thiết. Giáo viên cần tạo nên môi trường hoạt động vui chơi có hướng dẫn để đem lại niềm vui và sự thích thú cho trẻ. ở lứa tuổi này, nhu cầu về hoạt động vui chơi tạo nên các hình thức hoạt động giáo dục tri thức, hoàn chỉnh sự phát triển cơ thể và các phẩm chất đạo đức cần thiết trong sinh hoạt, lao động và học tập. Mặt khác, hoạt động vui chơi giải toả cho các em căng thẳng dồn ép thời gian khá nhiều cho học tập, hồi phục khả năng làm việc, sức khoẻ góp phần duy trì tính hăng say tích cực của học sinh.
Đối với sự phát triển cơ thể của học sinh tiểu học, các bộ phận trong cơ thể đó hoàn thiện đầy đủ nhưng ở bước đầu của sự hoàn thiện các bộ phận.
Trong quá trình giáo dục thể chất tôi đặc biệt chú trọng việc rèn luyện tư thế đúng cho học sinh. Nói cách khác, sự hình thành nên vóc dáng, hình thành nên tư thế đúng và sự hình thành nên những vận động đúng với quy luật phát triển thì cấu trúc về bộ xương được đặt lên hàng đầu.
Nguyên nhân chính của bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh cấp tiểu học không phải là do di truyền hay khách quan mang lại mà chính vì những nguyên nhân chủ quan của chúng ta đã dần hình thành nên bệnh cong vẹo cột sống. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất của các em sau này.
- Từ việc ý thức được những nguyên nhân ảnh hưởng đến bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh, từ tầm quan trọng của một cơ thể khoẻ mạnh thì trước hết con người đó phải có một cấu trúc xương bền vững, phù hợp với quy luật tự nhiên, một thể hình tương đối chuẩn về cấu trúc xương và các cơ quan khác.
- Từ đó tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp trong giáo dục thể chất giúp học sinh lớp 4 phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là giúp học sinh lớp 4 tại đơn vị tôi đang công tác có những kiến thức cơ bản về cột sống, thế nào là cong vẹo cột sống, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh cột sống, Từ đó giúp các em có ý thức giữ gìn sức khỏe, luyện tập để có một cơ thể khỏe mạnh, thân hình cân đối, thể chất tốt, đảm bảo sức khỏe trong học tập và rèn luyện.
. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là:
Cột sống và vai trò của cột sống trong cơ thể người,
Bệnh cong vẹo cột sống.
Những nguyên nhân cơ bản của bệnh cong vẹo cột sống.
Một sô giải pháp giúp các em phòng tránh được bệnh cong vẹo cột sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: phương pháp này giúp nghiên cứu về cấu trúc cột sống của cơ thể người từ phôi thai đến trưởng thành.
1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Điều tra, thu thập thông tin về chiều cao, cân nặng của học sinh,
Điều tra hiểu biết của học sinh lớp 4 về bệnh học đường nói chung và bệnh cong vẹo cột sống nói riêng.
Điều tra, khảo sát các nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống.
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
Khảo sát, xử lí số liệu về tỉ lệ học sinh lớp 4 bị bệnh cong vẹo cột sống, chỉ số trung bình trong các bài tập thể chất của học sinh lớp 4.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận.
Bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông đó được nhiều nhà khoa học và các bác sĩ đầu ngành nghiên cứu và đưa ra những con số đáng phải suy ngẫm và trăn trở. Theo báo Giáo dục và thời đại ngày 8 tháng 6 năm 2017 tỉ lệ bệnh tật ở lứa tuổi học đường vẫn còn cao, trong đó bệnh cong vẹo cột sống chiếm gần 30%- một con số đáng báo động. Tuy rằng bệnh cong vẹo cột sống do những nguyên nhân chủ quan của chúng ta mang lại, nó không phải do một loại vi khuẩn, vi rút, hay bệnh lạ, không mang yếu tố di truyền và cũng không phải do chính cơ thể tạo nên. Lứa tuôi học sinh Tiểu học rất dễ bị mắc bệnh cong vẹo cột sống. Nguyên nhân chính dẫn đến các em học sinh Tiểu học bị bệnh cong vẹo cột sống là do tính chủ quan của gia đình, nhà trường, xã hội và do chính các em vận động sai tư thế.
Là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất, tôi luôn tìm tòi những tài liệu, những bằng chứng khoa học do những bác sĩ đầu ngành cung cấp, đi tìm những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng ‘đến bệnh cong vẹo cột sống của các em để từ đó phối hợp với nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội để giúp các em có những hoạt động hình thành nên những thúi quen tốt trong sinh hoạt cũng như trong vận động. Có thể thấy một số nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến bệnh cong vẹo cột sống như:
- Lớp học chưa đảm bảo ánh sáng.
- Góc học tập ở nhà chưa đảm bảo về kích thước bàn ghế cũng như ánh sáng.
- Bàn ghế, bảng ở trường chưa đạt tiêu chuẩn.
- Đeo cặp, xách cặp nặng một bên.
- Lao động và tập luyện không cân đối, quá sức với học sinh tiểu học.
- Chưa đáp ứng đủ chất dinh dưỡng đầy đủ cho các em.
+ Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan như vậy, tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu: “Một số giải pháp trong giáo dục thể chất giúp học sinh lớp 4 phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
2.2.1. Đặc điểm tình hình:
Cong vẹo cột sống là một bệnh học đường. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học và các bác sĩ đầu ngành đã khẳng định: tỉ lệ học sinh tiểu học bị bệnh cong vẹo cột sống là 19%. Đây là tỉ lệ trung bình trên cả nước. Tuy nhiên với địa phương tôi đang sinh sống và trong môi trường tôi đang giảng dạy thì tỉ lệ này có sự thay đổi. Có thể kể đến một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó như sau:
Ưu điểm:
Về phía địa phương:
Với dân số của xã Định Hải 6230 dân, địa bàn xã rộng, trường tôi có số học sinh là 319 em, trong đó học sinh khối lớp 4 có 63 em. Điều kiện kinh tế địa phương và gia đình các em cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều em phải đi bộ 1,5 - 2km mới đến trường.
Về phía nhà trường:
Với sự quan tâm và chỉ đạo của chi bộ nhà trường, Ban Giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên luôn đề cao công tác quản lí học sinh, khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, luôn phát huy tinh thần tự giác của thầy và trò, giữ gìn vệ sinh trường lớp, trang trí lớp học một cách khoa học, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
Trường có khuôn viên rộng, sân tập có đủ diện tích cho các em tập luyện.
Hoạt động Đội, Sao thường xuyên, có chất lượng, học sinh luôn có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân và tham gia lao động phù hợp với lứa tuổi của các em.
Tồn tại:
Điều kiện kinh tế của xã còn hạn hẹp, chưa đầy đủ cơ sở vật chất cho trường học.
Các em đa số là con em gia đình nông nghiệp. Vì vậy, ngoài giờ học tập các em còn phải lao động giúp gia đình.
Số bàn ghế chưa đạt chuẩn còn nhiều, ảnh hưởng đến tư thế ngồi học của các em.
Điều kiện dinh dưỡng của các em chưa đảm bảo vì còn nhiều gia đình còn khó khăn.
Từ những tồn tại trên đó ảnh hưởng đến bệnh cong vẹo cột sống và chất lượng học các bài tập thể chất.
2.2.2. Kết quả của thực trạng:
Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu và ghi lại những lỗi phổ biến, lỗi sai cơ bản của học sinh khi tập các bài tập thể chất. Từ chỗ do bàn ghế, tư thế ngồi, đứng chưa đúng khi học tập và luyện tập dẫn đến các em ngồi vẹo người, đứng lệch, tư thế không đúng, tập động tác chưa chính xác, chưa mềm dẻo. Vì vậy, ngay đầu năm học 2017 -2018 tôi đó tiến hành kiểm tra khảo sát về các chỉ số trung bình học sinh khối lớp 4 ở trường.
Kết quả điều tra các chỉ số trung bình của học sinh lớp 4A, 4B ở trường Tiểu học Định Hải năm học 2017-2018.
TT
Chỉ số trung bình
Kết quả
Ghi chú
Nữ
Nam
1
Số học sinh
27 em
36 em
2
Chiều cao
128cm
129cm
3
Cân nặng
22kg
23kg
4
Thực hiện cơ Lưng - Bụng
4 lần đạt 45%
6 lần đạt 55%
5
Thực hiện cơ Lưng
2 lần đạt 50%
3 lần đạt 60%
6
Thực hiện Chống đẩy
1 lần đạt 55%
2 lần đạt 65%
7
Thực hiện đạt động tác Lưng - Bụng
50%
60%
Qua kết quả khảo sát thu được như trình bày ở trên tôi thấy với số lần luyện tập theo bảng trên, học sinh nam, nữ thực hiện về động tác cơ lưng- bụng, cơ lưng, chống đẩy, Lưng bụng kết quả đạt chưa cao, tỷ lệ học sinh nữ đạt thấp hơn học sinh nam. Có thể thấy tỉ lệ học sinh bị cong vèo cột sống khá cao.
b. Nguyên nhân thực trạng trên:
TT
Nội dung
Biết
Không biết
Ghi chú
1
Nguyên nhân do bàn ghế
65%
35%
2
Nguyên nhân do ánh sáng
63%
39%
3
Nguyên nhân do cặp sách
57%
43%
4
Nguyên nhân do tập luyện thể dục sai tư thế
46%
54%
5
Nguyên nhân do lao động
43%
57%
Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng tập bài thể dục chưa cao và tỉ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống cao hơn mức trung bình. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, của Nhà trường, đặc biệt là thực trạng dạy môn thể dục ở lớp 4 trường Tiểu học Định Hải, bản thân tôi mạnh dạn đề xuất:
“Một số biện pháp trong giáo dục thể chất giúp học sinh lớp 4 phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống ở trường Tiểu học Định Hải ” để khắc phục thực trạng trên.
2. 3. Một số giải pháp trong giáo dục thể chất giúp học sinh lớp 4 phòng tránh cong vẹo cột sống ở trường tiểu học Định Hải.
Giải pháp 1: Giúp học sinh nắm được cấu tạo của cột sống và hiện tượng cong vẹo cột sống.
 + Giúp học sinh nắm vững cấu tạo cột sống của con người.
Trong gian đoạn phôi thai, cột sống người có hình vòng cong. Sau khi sinh ra, khi trẻ đang còn nằm thì cột sống chuyển từ vòng cong sang thẳng, đến khi trẻ biết ngẩng cao đầu và tập lẫy thì đoạn cổ bất đầu cong ra phía trước để nâng đầu lên và tạo thành đoạn cong ở cổ. Đến tháng thứ 6, khi trẻ tập ngồi thì cột sống uốn cong ra phía trước ở vùng thắt lưng và cong ra sau ở vùng cùng, cụt để giữ thân mình thẳng đứng. Đến khi trưởng thành, cột sống có 2 đoạn cong uốn về phía  trước là cổ và thắt lưng, 2 đoạn cong uốn về phía sau là ngực và cùng - cụt
Cột sống có vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sống của con người. Cột sống là trụ cột của cơ thể, là chỗ dựa vững chắc cho các hệ thống cơ quan phát triển, bảo vệ tuỷ sống, giảm sóc cho bộ não. Nhờ có cột sống mà cơ thể có thể vận động linh hoạt, quay sang trái, sang phải, cúi hoặc ưỡn, nhún nhảy một cách dễ dàng, tạo cho cơ thể có nhiều tư thế khác nhau.
+ Hiện tượng cong vẹo cột sống.
Biến dạng cột sống là sự thay đổi về hình dáng hoặc cấu trúc của cột sống so với bình thường. Biến dạng cột sống bao gồm cong cột sống (gù hoặc ưỡn) và vẹo cột sống. Do vậy khi nói về biến dạng cột sống lứa tuổi học đường, người ta thường quen dùng thuật ngữ “Cong vẹo cột sống”.
Cong cột sống là hiện tượng cột sống bị uốn cong quá mức sinh lý bình thường ở đoạn cổ, đoạn ngực hoặc thắt lưng. Khi đoạn cổ bị uốn cong quá mức, đầu sẽ ngả về trước, hai vai chùng xuống và giảm độ cong thắt lưng (tư thế vai so). Nếu đoạn ngực bị uốn cong quá mức về phía sau, lưng tròn, vai thấp, đầu hơi ngả, bụng nhô về phía trước (gọi là tư thế gù). Nếu đoạn thắt lưng bị uốn cong quá mức về phía trước, bụng xệ, phần trên của thân hơi ngả về phía sau (gọi là tư thế ưỡn).
Vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị uốn cong sang bên phải hoặc bên trái. Khi bị vẹo cột sống, nếu đỉnh đường cong hướng về bên phải thì cột sống có hình chữ C ngược, nếu đỉnh đường cong hướng về bên trái thì cột sống có hình chữ C thuận. Nếu cột sống có hai cung uốn cong đối xứng nhau thì nó sẽ có hình chữ S thuận hoặc chữ S ngược ( còn gọi là vẹo cột sống bù trừ)
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh cong vẹo cột sống.
Giải pháp 2: Giúp các em hiểu được nguyên nhân của cong vẹo cột sống và biện pháp khắc phục trong học tập và sinh hoạt hàng ngày.
 a. Nguyên nhân do bàn ghế. Hiện nay ở trường tôi do điều kiện cơ sở vật chất đang còn khó khăn, chính vì vậy số bàn ghế cũ vẫn còn ở một vài lớp lớn : lớp 4, lớp 5. Ghế và bàn được đóng bằng gỗ, kích thước khống đúng quy định, chính vì vậy dể dẫn đến các em phải ngồi gắng rướn người lên hoặc phải cúi xuống để viết.
Bàn ghề không đúng chuẩn.
+ Biện pháp khắc phục :
Từ đầu năm, tôi đã cùng giáo viên chủ nhiệm kiểm tra lại số bàn ghế trong lớp, khắc phục khó khăn, xếp các em lớn ngồi vào những bàn có kích thước to và cao hơn. Với sự quan tâm của địa phương và Hội cha mẹ học sinh đến nay số bàn ghế đạt tiêu chuẩn khoảng 90%. Nhà trường cũng đã thuê thợ đóng lại những bàn ghế bị hỏng giúp các em có vị trí ngồi tốt nhất trong điều kiện của nhà trường.
Bàn ghế đạt chuẩn.
b. Nguyên nhân do ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác. Khi các em không đủ ánh sáng thường phải nghiêng người trườn lên bàn hoặc nhìn với góc độ nhỏ lên trên bảng. ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của các em dể bị cân thị và cong vẹo cột sống
Phòng học không đủ ánh sáng
+ Biện pháp khắc phục: Ban Giám hiệu cùng giáo viên chủ nhiệm. Hội Cha mẹ học sinh giúp đì tạo điều kiện đến nay mỗi phòng học đã có 6 bóng đèn, 4 quạt trần và một quạt tường dành cho giáo viên. Tôi luôn nhắc nhở các em, nếu điều kiện thuận lợi phải mở hết các cửa sổ.
Phòng học đảm bảo ánh sáng, quạt mát.
c. Nguyên nhân do chỗ ngồi: Với điều kiện bàn ghế và ánh sáng còn khó khăn, việc học sinh ngồi một vị trí cũng là ảnh hưởng dẫn đến cong vẹo cột sống, cột sống của các em thường quay về phía bảng nhiều hơn, mắt các em cũng vậy. Nếu các em chỉ ngồi phía bên phải bảng , lâu ngày cột sống của em học sinh đó sẽ bị vẹo sang bên trái và mắt cũng bị ảnh hưởng.
Tư thế ngồi và vị trí ngồi không đúng.
+ Biện pháp khắc phục: Với kinh nghiệm của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, sự kiểm tra theo dõi của các đội viên, chỗ ngồi của các em luôn được thay đổi một tháng một lần, nhưng vẫn đảm bảo các em ngồi phù hợp với bàn ghế và không ảnh hưởng đến các bạn.
Tư thế ngồi đúng.
 d. Nguyên nhân do đeo cặp sách:
 Hiện nay các em học từ 8-10 buổi/ tuần. Số đầu sách khá nhiều, trọng lượng từ 3-5kg. Mỗi ngày các em phải mang trên tay, trên vai 3 - 5kg cả 4 lượt đi đến trường và về nhà nếu các em chỉ dùng một tay hoặc một vai lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh cong vẹo cột sống.
Học sinh phải đeo cặp sách quá nặng
+ Biện pháp khắc phục:
Từ đầù năm, tôi cùng giáo viên chủ nhiệm cùng đề xuất với Ban giám hiệu, họp phụ huynh đề nghị các bậc phụ huynh mua cặp đúng tiêu chuẩn, luôn kiểm tra sách vở theo đúng thời khoá biểu, hàng tuần, trong giờ chào cờ các bạn trong Ban chỉ huy chi đội luôn nhắc nhở và làm mẫu trước toàn trường.
Tư thế đeo cập đúng.
e. Nguyên nhân về lao động và tập luyện không đúng tư thế : Do đặc điểm làm nông nghiệp vì vậy các em phải thường xuyên lao động chân tay giúp đỡ gia đình : các gia đình không thể xác định được ở tuổi các em lao động với khối lượng và thời gian thế nào là đúng và đủ. Vì vậy cũng dẫn đến các em làm quá sức, ảnh hưởng đến cột sống của các em.
Lao động trong tư thế không đúng, quá nặng.
+ Về lao động và tập luyện:
Ban chấp hành Đoàn trường đó phối hợp chặt chẽ với Ban Chấp hành Đoàn xã, thông qua loa phát thanh, luôn tuyên truyền quyền của trẻ em, động viên các gia đình tạo điều kiện để con em mình làm việc phù hợp với khả năng, không làm việc quá sức.
Bên cạnh đó tôi còng yêu cầu các em tập những môn thể thao phát triển sức mạnh như Bóng đá, Bơi lội, Điền kinh, Võ, Vật,
Học sinh tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày.
 f: Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng:
 Các em ở đây ăn uống không có khẩu phần và định lượng, điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Vì vậy không thể đủ chất dinh dưỡng đúng tiêu chuẩn cũng ảnh hưởng đến bệnh cong vẹo cột sống.
+ Biện pháp khắc phục:
Trong những lần họp phụ huynh, nhà trường luôn yêu cầu các bậc phụ huynh tạo điều kiện hết mức cho các em đủ dinh dưỡng để học tập và sinh hoạt, tổi thiểu cũng được ngày 3 bữa Sáng, Trưa, Chiều. Và đáp ứng được chế độ dinh dưỡng
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
Giải pháp 3: Một số bài tập thể chất giúp các em phòng chống bệnh cong vẹo cột sống.
Bài tập1: Tâp hai động tác lưng bụng và động tác vặn mình.
Đội hình tập luyện
€ € € € € € €
 € € € € € € €
€ € € € € € €
 € € € € € € €
€Gv
Tập động tác lưng bụng .
Giáo viên cho tập hợp thành 3 hay 4 hàng ngang, đứng so le.
GV giải thích + làm mẫu.
GV hô, học sinh thực hiện, giáo viên quan sát, sửa sai.
- Ở nhịp 2, giáo viên hô chậm, yêu cầu học sinh cúi sâu, 2 chân thẳng, 2 mũi bàn tay gần chạm đất, đầu cúi sâu.
Học động tác vặn mình:
Giáo viên cho tập hợp thành 4 hàng ngang, đứng so le.
GV giải thích + làm mẫu.
GV hô, học sinh thực hiện, giáo viên quan sát, sửa sai.
- Ở nhịp 2, giáo viên hô chậm, yêu cầu học sinh vặn hông sang trái ( phải ) chậm, 2 chân thẳng, thở sâu.
- GV chia tổ tập luyện, cán sự điều khiển nhắc các em ở nhịp 2 thực hiện chậm, đúng kĩ thuật.
Số lần tăng từ 5-7 lần.
*Tập chống đẩy:
Đội hình tập luyện.
€ € € € € € €
 € € € € € € €
€Gv
+ Giáo viên chia lớp thành 2 hàng ngang, cự li rộng hơn một sải tay.
+ Giáo viên làm mẫu động tác.
B1: Ngồi xuống đưa hai tay ra trước, các ngón tay khép, hai tay rộng bằng vai.
B2: Dùng lực đẩy của tay và lực bật của chân đưa hai chân ra sau, chống bằng 10 đầu ngón chân đầu hơi cúi, hai chân cách nhau 20-25cm
B3: Khi có lệnh khuỷu tay hạ thấp dần sao cho mặt, ngực, bụng cách đầu khoảng 7 - 12cm rồi từ từ dùng lực của vai, tay, chân đẩy cơ thể về vị trí chuẩn bị.
- Khi hạ thấp tay hít sâu vào, khi đẩy cơ thể lên thở sâu.
Yêu cầu thực hiện từ 1 - 3 lần.
- GV chia tổ tập luyện, cán sự điều khiển nhắc các em ở nhịp 2 thực hiện chậm đúng kĩ thuật.
Số lần tăng từ 5-7 lần.
Bài tập 2: Tập cơ Lưng – Bụng.
- Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, trước mỗi tổ đặt một ghế băng dài.
Lần lượt 4 em đứng đầu tổ lên nằm ngửa trên ghế hai tay để xuôi bám chặt vào hai bên mép ghế.
- Khi có lệnh các em dùng sức co của bụng và cơ lưng dưới đưa hai chân từ mặt ghế lên trên, gập về phía trước.
- Giáo viên: khi thực hiện các em hít vào, dùng lực của cơ bụng, lực đưa hai chân lên, hai chân không co gót thẳng mũi bàn chân, khi chân được hạ xuống đồng thời thở sâu ra.
- Giáo viên yêu cầu từng em thực hiện từ 2-4 lần như vậy.
- Lần lượt theo phương pháp làn sóng.
- Giáo viên quan sát, sửa sai.
Bài tập 3: Tập cơ Lưng.
- Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, trước mỗi tổ đặt một chiếc ghế băng dài.
- Lần lượt 2 em trong tổ lên trước ghế.
- Một em nằm ngửa trên ghế, dang hai tay, sau đó gập khuỷu tay, sao cho các ngón tay chạm vào gáy mình.
- Bạn còn lại đứng về cuối chân bạn, dùng 2 tay giữ vào 2 cổ chận của bạn sao cho 2 chân của bạn không di chuyển lên trên mặt ghế.
- Khi có lệnh: em nằm dưới ghế dùng toàn bộ lực của cổ, vai, hông, bụng kéo phần trên của thân trên tư thế nằm lên trên chuyển sang tư thế ngồi hai chân duỗi thẳng.
- Giáo viên yêu cầu thực hiện động tác dùng hết lực kéo thân trên ngồi lên sau đó thở sâu, từ từ về tư thể chuẩn bị để làm lần tiếp theo.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trong_giao_duc_the_chat_giup_hoc_sinh.doc