SKKN Một số kinh nghiệm giúp các em học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị

SKKN Một số kinh nghiệm giúp các em học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị

 Song song với việc dạy và học môn Tiếng Việt, việc dạy và học môn Toán ở trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển khả năng toán học của học sinh. Từ đây những bài học đơn giản đầu tiên sẽ là nền móng đưa các em vào thế giới toán học bao la sau này. Để phát triển tốt khả năng toán học cho học sinh thì việc học toán ở trường Tiểu học phải đặc biệt được chú trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp Toán ở Trung học. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống.

 Như chúng ta đã biết, căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Ở lớp 3, các em được học các kiến thức, kĩ năng ở thời điểm kết thúc của giai đoạn 1, chuẩn bị học tiếp giai đoạn sau, cho nên các em phải nắm được chắc tất cả các cơ sở ban đầu về giải toán nói riêng, tất cả các kĩ năng khác nói chung. Đặc biệt, ở lớp 3 sang học kì II, các em bắt đầu được làm quen với các dạng toán hợp cơ bản, trong đó có dạng toán liên quan rút về đơn vị. Dạng toán này có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó đòi hỏi các em phải có kĩ năng giải toán tốt, kĩ năng ứng dụng thực tế trong hàng ngày. Sau khi dạy giải toán ở lớp 3, tôi thấy các em nắm được kĩ năng giải toán của giáo viên truyền đạt tới như là một văn bản của lí thuyết, còn nó có ứng dụng vào thực tế như thế nào đó thì chưa cần biết. Đó là điều băn khoăn, suy nghĩ của tôi. Có những bài toán các em làm xong, không cần thử lại, không cần xem thực tế áp dụng trong thực tế như thế nào, cứ để kết quả như vậy mặc dù có thể sai. Đó là những tác hại lớn khi học toán. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh như vậy tôi rất trăn trở và suy nghĩ làm sao để nâng cao chất lượng môn toán .Vì vậy, tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp các em học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.

 

docx 18 trang thuychi01 16824
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp các em học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Thứ tự các phần
Tên từng mục
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do viết SKKN
2
1.2. Mục đích của SKKN
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
4
2.2. Thực trạng của dạy và học
5
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
6
2.4. Hiệu quả của SKKN
15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài: 
 Song song với việc dạy và học môn Tiếng Việt, việc dạy và học môn Toán ở trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển khả năng toán học của học sinh. Từ đây những bài học đơn giản đầu tiên sẽ là nền móng đưa các em vào thế giới toán học bao la sau này. Để phát triển tốt khả năng toán học cho học sinh thì việc học toán ở trường Tiểu học phải đặc biệt được chú trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp Toán ở Trung học. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống. 
 Như chúng ta đã biết, căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Ở lớp 3, các em được học các kiến thức, kĩ năng ở thời điểm kết thúc của giai đoạn 1, chuẩn bị học tiếp giai đoạn sau, cho nên các em phải nắm được chắc tất cả các cơ sở ban đầu về giải toán nói riêng, tất cả các kĩ năng khác nói chung. Đặc biệt, ở lớp 3 sang học kì II, các em bắt đầu được làm quen với các dạng toán hợp cơ bản, trong đó có dạng toán liên quan rút về đơn vị. Dạng toán này có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó đòi hỏi các em phải có kĩ năng giải toán tốt, kĩ năng ứng dụng thực tế trong hàng ngày. Sau khi dạy giải toán ở lớp 3, tôi thấy các em nắm được kĩ năng giải toán của giáo viên truyền đạt tới như là một văn bản của lí thuyết, còn nó có ứng dụng vào thực tế như thế nào đó thì chưa cần biết. Đó là điều băn khoăn, suy nghĩ của tôi. Có những bài toán các em làm xong, không cần thử lại, không cần xem thực tế áp dụng trong thực tế như thế nào, cứ để kết quả như vậy mặc dù có thể sai. Đó là những tác hại lớn khi học toán. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh như vậy tôi rất trăn trở và suy nghĩ làm sao để nâng cao chất lượng môn toán .Vì vậy, tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp các em học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Dựa trên thực trạng dạy và học môn Toán ở lớp 3 nói chung, dạy học sinh giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng; đồng thời dựa trên cơ sở thực tiễn về công tác giảng dạy môn toán ở trường tiểu học Đông Vệ 1, tôi muốn đề xuất những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học của bản thân để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. Qua đó, tạo cho các em có tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin trong học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Giúp HS lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
1. Phương pháp nghiên cứu, lí luận: 
- Đọc các tài liệu cần thiết. 
- Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình tài liệu bồi dưỡng giáo viên, sách tham khảo. 
2. Phương pháp điều tra quan sát. 
- Truyền đạt. 
- Điều tra học sinh, các loại vở bài tập. 
3. Phương pháp so sánh đối chiếu:
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu bài của dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Đưa ví dụ cụ thể để học sinh so sánh đối chiếu.
4. Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả: 
- Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai đoạn. 
- Thống kê kết quả ở từng giai đoạn. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận: 
 Quá trình dạy học Toán 3 phải góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động, khoa học, sáng tạo cho học sinh. Giáo viên cần tổ chức hoạt động học tập thường xuyên tạo ra các tinh huống có vấn đề, tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu vấn đề đó, huy động các kiến thức và các công cụ đã có để tìm ra con đường hợp lí nhất giải đáp từng câu hỏi đặt ra trong quá trình giải quyết vấn đề, diễn đạt các bước đi trong cách giải, tự mình kiểm tra lại các kết quả đã đạt được, cùng các bạn rút kinh nghiệm về phương pháp giải. Để tổ chức được các hoạt động học tập, giáo viên cần xác định được: Nội dung toán cần cho học sinh lĩnh hội là gì? Cần tổ chức các hoạt động như thế nào? Mặt khác, nội dung dạy giải toán ở lớp 3 được sắp xếp hợp lí, đan xen và tương hợp với mạch kiến thức khác, phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 3. Dạy học giải toán có lời văn là một trong những con đường hình thành và phát triển trình độ tư duy của học sinh. Các em biết phát hiện và tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định. Giáo viên phải chủ động tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động theo chủ đích nhất định với sự trợ giúp đúng mức của giáo viên, của sách giáo khoa và đồ dùng dạy học. Mỗi cá nhân học sinh tự phát hiện và tự giải quyết bài toán thông qua việc biết thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới với các kiến thức liên quan đã học, với kinh nghiệm của bản thân. Đó là các cơ sở để các em giải tốt dạng toán rút về đơn vị nói riêng, giải dạng toán hợp nói chung.
 Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học Toán nói chung cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, các điều kiện dạy học. Do đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học, trong quá trình dạy học Toán, giáo viên thường phải vận dụng linh hoạt các phương pháp trực quan, thực hành, gợi mở, vấn đáp, giảng giải, tùy theo mức độ ở từng lớp. Nhìn lại quá trình dạy dạng toán liên quan đến rút về dơn vị, về cơ bản thì ai cũng có thể cho rằng các em dễ tiếp thu, dễ làm bài, dễ nhớ, ít sai. Nhưng đi sâu hơn nữa, theo cái nhìn của tôi, với dạng toán này các em cũng có những nhầm lẫn đáng tiếc nếu như các em không nắm chắc đặc điểm cơ bản, phương pháp giải cơ bản của hai kiểu bài trong dạng toán này. Nếu hướng dẫn học sinh từng kiểu bài một trong một tiết thì các em làm bài gần như theo khuôn mẫu, ít sai sót. Nếu hướng dẫn học sinh luyện tập song song cả hai kiểu bài hoặc học xong cả hai kiểu bài rồi mới luyện tập thì các em không nắm vững kiến thức dẫn đến làm bài sai. Vì vậy, việc nghiên cứu phương pháp giúp các em giải tốt dạng toán này ở lớp 3 sẽ phải dần từng bước được khắc phục, đổi mới, kích thích học theo nhận thức chủ đạo của học sinh thì chất lượng mới cao, phát huy tính tư duy, độc lập, sáng tạo ở tất cả học sinh. 
2.2. Thực trạng của dạy và học:
Về phía giáo viên:
 Việc đổi mới PPDH đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Trong thực tế dạy học vẫn còn một số giáo viên chưa chú ý đúng mức tới việc vận dụng ưu điểm về phối hợp các PPDH như thế nào cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Nguyên nhân là do giáo viên chưa nghiên cứu kĩ các phương pháp cần thiết để áp dụng cho từng bài dạy, tổ chức các dạy học chưa phong phú, chưa đạt được hiệu quả. Do vậy chưa lôi cuốn được sự tập trung, chú ý nghe giảng của học sinh, chưa kích thích được khả năng tư duy của học sinh. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa tập trung, truyền đạt thông tin còn mang tính áp đặt, giảng giải đơn điệu.
 Nội dung mỗi bài học thường nằm ngay trong tiêu đề bài học, giáo viên chưa chú ý đến việc giúp học sinh hiểu nghĩa của từ ngữ trong đầu bài, chưa chú ý đến ý nghĩa thực tế của bài toán, quá trình dẫn dắt nội dung chưa logic, chưa tạo ra những tình huống có vấn đề. Trong thực hành, giáo viên cũng chưa khai thác hết những đơn vị kiến thức cần củng cố, những kiến thức mở rộng hay chốt lại cách thực hiện. Thực tế, một số giáo viên ít dành thời gian cho việc nghiên cứu, chuẩn bị đồ dùng học tập phục vụ cho tiết dạy dẫn tới việc tiếp thu bài môn toán chưa cao.
Về phía học sinh:
 Trong nhiều năm theo dõi học sinh học Toán, tôi thấy các em có một thói quen không tốt cho lắm đó là: đọc đề bài qua loa, sau đó giải bài toán ngay, làm xong không cần kiểm tra lại kết quả, cho nên khi trả bài các em mới biết là mình sai. Đối với dạng toán này, khi giáo viên hướng dẫn xong kiểu bài 1, các em làm bài khá tốt, ít nhầm lẫn, nhưng còn sai nhiều trong tính toán. Đến khi dạy xong kiểu bài 2, các em làm bài có phần nhầm lẫn nhiều hơn, nhiều em thực hiện ở các bước 2 đáng lẽ là phép chia thì các em lại làm phép nhân (giống ở kiểu bài 1). Để nắm được thực trạng HS lớp 3 giải dạng toán này cụ thể như thế nào, tôi đã tiến hành ra hai bài toán, thuộc hai kiểu bài của dạng toán này như sau:
* Bài toán 1: Một cửa hàng có 6 bao gạo chứa được 36 kg gạo. Hỏi 4 bao gạo như thế có thể chứa được bao nhiêu ki lô gam gạo? 
* Bài toán 2: Có 42 lít dầu đựng vào 6 can. Hỏi có 84 lít dầu thì cần có bao nhiêu can như thế để đựng? 
 Sau khi chấm bài, tôi nhận thấy kết quả các em làm bài như sau: 
- Có nhiều em làm đúng cả 2 bài. 
- Một số em làm nhầm ở bước 2 từ kiểu bài 1 sang kiểu bài 2 và ngược lại. 
- Một số em tính sai. 
- Một vài em sai cả 2 bài. 
* Kết quả cụ thể: 
Tổng số HS
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
39
25
64
14
36
* Nguyên nhân có kết quả như vậy là do phần lớn các em còn chủ quan khi làm bài, chưa nhớ kĩ các phương pháp giải dạng toán này. Mặt khác, cũng có thể là các em chưa được củng cố rõ nét về 2 kiểu bài trong dạng toán này nên sự sai đó không tránh khỏi. Còn nữa, đây là các bài toán áp dụng rất thực tế mà các em quên mất phương pháp thử lại nên kết quả đưa ra rất đáng tiếc. 
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải bài toán liện quan đến rút về đơn vị: 
 Muốn cho học sinh giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị, trước tiên chúng ta phải hướng dẫn các em nắm chắc được những bước cần thực hiện khi giải toán nói chung. 
2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp chung để giải các bài toán: 
 Mỗi bài toán các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các phương pháp giải toán được vận dụng ở mỗi bước giải bài toán đó. Cho nên, chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải bài toán như sau: 
* Bước 1: Đọc kĩ đề toán. 
* Bước 2: Tóm tắt đề toán. 
* Bước 3: Phân tích bài toán. 
* Bước 4: Viết bài giải. 
* Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải. 
 Cụ thể yêu cầu đối với học sinh như sau: 
a) Đọc kĩ đề toán: 
 Học sinh đọc ít nhất 3 lần mục đích để giúp các em nắm được ba yếu tố cơ bản. Những “dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết và cần tìm, những “điều kiện” là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số. Cần tập cho học sinh có thói quen và từng bước có kĩ năng suy nghĩ trên các yếu tố cơ bản của bài toán, phân biệt và xác định được các dữ kiện và điều kiện cần thiết liên quan đến cái cần tìm, gạt bỏ các tình tiết không liên quan đến câu hỏi, phát hiện được các dữ kiện và điều kiện không tường minh để diễn đạt một cách rõ ràng hơn. Tránh thói quen xấu là vừa đọc xong đề đã làm ngay. 
b) Tóm tắt đề toán: 
 Sau khi đọc kĩ đề toán, các em biết lược bớt một số câu chữ, làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm hiện rõ hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tóm tắt ấy mà nhắc lại được đề toán. Thực tế có rất nhiều cách tóm tắt bài toán, nếu các em càng nắm được nhiều cách tóm tắt thì các em sẽ càng giải toán giỏi. Cho nên, khi dạy tôi đã truyền đạt các cách sau tới học sinh: 
- Cách 1: Tóm tắt bằng chữ. 
- Cách 2: Tóm tắt bằng chữ và dấu. 
- Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. 
- Cách 4: Tóm tắt bằng hình tượng trưng. 
- Cách 5: Tóm tắt bằng lưu đồ. 
- Cách 6: Tóm tắt bằng sơ đồ Ven. 
- Cách 7: Tóm tắt bằng kẻ ô. 
 Tuy nhiên tôi luôn luôn hướng các em chọn cách nào cho dễ hiểu nhất. Điều đó còn phụ thuộc vào nội dung từng bài. 
Ví dụ 1: Một cửa hàng có 6 bao gạo chứa được 36 kg gạo. Hỏi 4 bao gạo như thế có thể chứa được bao nhiêu ki – lô – gam gạo?
 6 bao gạo: 36 kg
 4 bao gạo: ... kg ?
 Tóm tắt:
Ví dụ 2: Có 42 lít dầu đựng vào 6 can. Hỏi có 84 lít dầu thì cần có bao nhiêu can như thế để đựng?
 Tóm tắt:
 42 l dầu : 6 can
 84 l dầu : ... can ?
c) Phân tích bài toán: 
 Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Ở bước này, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường.
 Ví dụ: Có 28 kg gạo đựng đều vào 7 bao. Hỏi 5 bao như thế đựng được bao nhiêu ki – lô – gam gạo?
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh tự tìm hiểu đề bài để giải bài toán.
- Bài toán cho biết những dữ kiện gì? (Bài toán cho biết 28 kg gạo đựng đều vào 7 bao).
- Bài toán yêu cầu chúng ta phải làm gì? (Tìm số kg gạo đựng trong 5 bao).
+ Muốn tìm 5 bao ta cần biết gì? (Cần biết 1 bao đựng bao nhiêu kg gạo).
+ Muốn tìm 1 bao đựng bao nhiêu kg gạo ta làm như thế nào? (Ta lấy số gạo chia cho số bao).
+ Tìm được 1 bao rồi ta tìm 5 bao như thế nào? (Lấy số gạo có trong 1 bao nhân lên 5 lần).
 Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán.
Cần cho học sinh được rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời nói và bằng chữ viết khi phải giải thích các vấn đề liên quan đến phân tích đề toán, tìm cách giải bài toán và nhất là khi diễn tả câu trả lời, trình bày bài giải của bài toán. Có thể lúc đầu học sinh tự thực hiện các hoạt động diễn đạt này còn khó khăn, nhưng đây là "cơ hội" thuận lợi để các em được phát triển tư duy, khả năng giải quyết vấn đề. 
d) Viết bài giải: 
 Dựa vào sơ đồ phân tích, quá trình tìm hiểu bài, các em sẽ dễ dàng viết được bài giải một cách đầy đủ, chính xác. Giáo viên chỉ việc yêu cầu học sinh trình bày đúng, đẹp, cân đối ở vở là được, chú ý câu trả lời ở các bước phải đầy đủ, không viết tắt, chữ và số phải đẹp. 
e) Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải: 
 Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Khi giáo viên hỏi: “Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán và phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần hướng dẫn các em thông qua các bước: 
- Đọc lại lời giải. 
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa. 
- Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên. 
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa. Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh. 
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng phép tính chia, nhân (kiểu bài 1): 
 Để học sinh nắm chắc cách giải kiểu bài toán này, tôi đã tiến hành dạy bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (trang 128) ngay ở trên lớp theo phương pháp và hình thức sau: 
a) Củng cố kĩ năng giải toán: 
 Để nhắc lại kiến thức cũ và chuẩn bị cho kiến thức mới cần truyền đạt, tôi ra đề như sau: “Mỗi can chứa được 5 lít mật ong. Hỏi 7 can như vậy chứa được bao nhiêu lít mật ong ?” Với bài này, học sinh dễ dàng giải được như sau: 
Bài giải:
7 can như vậy chứa được số lít mật ong là:
5 x 7 = 35 (l)
Đáp số: 35 l mật ong.
 Sau đó, tôi yêu cầu học sinh nhận dạng toán đã học và giải thích cách làm, đồng thời cho học sinh nhắc lại quy trình của giải một bài toán. 
* Giới thiệu bài: Dựa vào bài toán vừa kiểm tra, giáo viên củng cố và giới thiệu bài ngày hôm nay các em được học. 
b) Bài mới: 
* Hướng dẫn học sinh giải bài toán 1: Có 35 l mật ong chia đểu vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài (3 em). 
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán (sử dụng phương pháp hỏi đáp): 
+ Bài toán cho biết gì? (35 lít mật ong đổ đều vào 7 can). 
+ Bài toán hỏi gì? (1 can chứa bao nhiêu lít mật ong). 
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng phần tóm tắt để giáo viên ghi bảng: 
7 can: 35 l
 1 can: ... l?
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán để tìm cách giải bài toán. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào bảng con. 
- Giáo viên đưa bài giải đối chiếu. 
Bài giải:
Số lít mật ong có trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 (l)
Đáp số: 5 l mật ong.
- Giáo viên củng cố cách giải: Để tìm 1 can chứa bao nhiêu lít mật ong ta làm phép tính gì? (phép tính chia)
- Giáo viên giới thiệu: Bài toán cho ta biết số lít mật ong có trong 7 can, yêu cầu chúng ta tìm số lít mật ong trong 1 can, để tìm được số lít mật ong trong 1 can, chúng ta thực hiện phép chia. Bước này gọi là rút về đơn vị, tức là tìm giá trị của một phần trong các phần. 
- Giáo viên cho học sinh nêu miệng kết quả một số bài toán đơn giản để áp dụng, củng cố như: 
5 bao: 300 kg hoặc 3 túi : 15 kg 
1 bao: ... kg? 1 túi : ... kg?
* Hướng dẫn học sinh giải bài toán 2: Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong? 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài (3 lần). 
- Yêu cầu học sinh nêu tóm tắt bài toán.
- Giáo viên ghi bảng 7 can : 35 lít
2 can : ... lít?
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: Tìm hiểu bài toán và xác định yêu cầu của bài dựa trên dữ liệu đă biết.
+ Muốn tính được số lít mật ong có trong 2 can ta phải biết gì? (1 can chứa được bao nhiêu lít mật ong)
+ Làm thế nào để tìm được số lít mật ong có trong 1 can? (Lấy số lít mật ong trong 7 can chia cho 7)
+ Yêu cầu học sinh nhẩm ngay: 1 can: ... l?
+ Yêu cầu học sinh nêu cách tính 2 can khi đã biết 1 can. (Lấy số lít mật ong có trong 1 can nhân với 2). 
- Một học sinh nêu lần lượt bài giải. Giáo viên ghi bảng. 
Bài giải:
Số lít mật ong có trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 (l)
Số lít mật ong có trong 2 can là:
5 x 2 = 10 (l)
Đáp số: 10 l mật ong.
- Yêu cầu học sinh nêu bước nào là bước rút về đơn vị: Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị.
- Hướng dẫn học sinh củng cố dạng toán – kiểu bài 1: Các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước: 
+ Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị (giá trị một phần trong các phần bằng nhau). Thực hiện phép chia. 
+ Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại (giá trị của nhiều phần bằng nhau). Thực hiện phép nhân. 
+ Học sinh nhẩm thuộc, nêu lại các bước. 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập áp dụng. 
- Giáo viên nêu miệng, ghi tóm tắt lên bảng, học sinh nêu kết quả và giải thích cách làm như:
3 túi : 45 kg hoặc 4 thùng : 20 gói
 12 túi : ... kg? 5 thùng :  gói?
 Sau khi học sinh nắm chắc cách giải bài toán ở kiểu bài này, chúng ta cần tiến hành hướng dẫn học sinh luyện tập. 
c) Luyện tập: 
 Khi tiến hành hướng dẫn học sinh luyện tập qua từng bài, giáo viên cần thay đổi hình thức luyện tập. 
Bài 1: Có 24 viên thuốc chia đều trong 4 vỉ. Hỏi 3 vỉ thuốc có bao nhiêu viên thuốc?
- Hướng dẫn học sinh thảo luận chung cả lớp, sau đó 1 học sinh tóm tắt và giải bài toán trên bảng, cả lớp làm vào vở. 
- Củng cố bước rút về đơn vị. 
- Củng cố các bước giải bài toán này. 
Bài 2: Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
- Học sinh thảo luận và làm việc theo nhóm đôi. 
- Yêu cầu 1 cặp học sinh trình bày bảng .
- Giáo viên kiểm tra các kết quả của cả lớp. 
- Yêu cầu học sinh nêu bước rút về đơn vị.
- Củng cố cách thực hiện 2 bước giải bài toán. 
d) Củng cố:
- Học sinh tự nêu các bước, cách thực hiện giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị (kiểu bài 1) 
- Giao thêm bài về nhà dạng tương tự để hôm sau kiểm tra. 
- Qua mỗi lần luyện tập xen kẽ, giáo viên đều củng cố cách làm ở kiểu bài 1 l

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_cac_em_hoc_sinh_lop_3_giai_tot.docx