SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường
Chúng ta biết rằng: Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu. Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường là việc làm không riêng của một quốc gia mà là việc của cả thế giới con người. Vậy bảo vệ môi trường là gì? Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả của con người gây ra cho môi trường.
Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo lớn, “giai đoạn quan trọng” trong quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là rất cần thiết. Bởi trẻ lứa tuổi này rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh nhưng còn non nớt về thể lực, nhận thức và khả năng thích ứng với những biến đổi môi trường còn hạn chế nên là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Môi trường sống ngày mai phụ thuộc vào chính hành động của trẻ ngày hôm nay. Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống cần phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐAOG TẠO BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI CÓ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Người thực hiện: Đặng Thị Định Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Quang Trung SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA NĂM 2016 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI HỌC TỐT MÔN VĂN HỌC" Người thực hiện: Lê Thị Thành Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Bé Ngoan SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn BỈM SƠN NĂM 2016 BỈM SƠN NĂM 2016 MỤC LỤC NỘI DUNG SỐ TRANG I.MỞ ĐẦU 3 1.Lý do chọn đề tài 3 2.Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Các phương pháp nghiên cứu 4 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 1.Cơ sở lý luận 4 2.Thực trạng của vấn đề 2.1.Thuận lợi 2.2.Khó khăn 2.3.Kết quả thực trạng 4 5 5 5 3.Các giải pháp thực hiện. 3.1 Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các chủ đề. 3.2 Sử dụng trò chơi để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. 3.3 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực hành để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường 3.4 Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi 3.5 Phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường 6 6 7 8 10 12 4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14 1.Kết luận 14 2.Bài học kinh nghiệm 14 3.Ý kiến đề xuất: 14 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Chúng ta biết rằng: Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu. Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường là việc làm không riêng của một quốc gia mà là việc của cả thế giới con người. Vậy bảo vệ môi trường là gì? Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả của con người gây ra cho môi trường. Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo lớn, “giai đoạn quan trọng” trong quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là rất cần thiết. Bởi trẻ lứa tuổi này rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh nhưng còn non nớt về thể lực, nhận thức và khả năng thích ứng với những biến đổi môi trường còn hạn chế nên là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Môi trường sống ngày mai phụ thuộc vào chính hành động của trẻ ngày hôm nay. Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống cần phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Trên thực tế có rất nhiều trẻ không có hiểu biết về môi trường, thiếu kỹ năng và chưa có ý thức bảo vệ môi trường. Tình trạng vứt rác, vỏ bánh kẹo bừa bãi, bẻ cành ngắt lá, hay vẽ bậy lên tường, giẫm lên hoa, cỏlà hành động thường thấy của trẻ ở các trường mầm non. Từ thực tế trên, tôi thiết nghĩ nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường chính là cung cấp cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi sẽ đặt nền tảng để trẻ trở thành con người có trách nhiệm với cuộc sống của bản thân và toàn xã hội. Do nhận thức được hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nên tôi đã dành thời gian nghiên cứu tìm ra một số biện pháp khắc phục thực trạng trên. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm tôi cho là tâm đắc với đề tài: "Một số kinh nghiệm giáo giục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường”. 2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích của việc nghiên cứu này nhằm nâng cao chất lượng và đưa ra một số một số kinh nghiệm giúp trẻ tiếp thu kiến thức về môi trường một cách tốt nhất. Giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh, làm cho trẻ hiểu và biết được môi trường xung một cách rộng rãi, biết nhận xét đánh giá về môi trường một cách thực tế, từ đó phát huy tính tích cực đồng thời giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về kiến thức kỹ năng về thói quen đạo đức tốt, biết thưởng thức cái đẹp, biết làm ra cái đẹp, vươn lên làm người có ích cho xã hội 3. Đối tượng nghiên cứu. Trong năm học 2015-2016 này tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5 tuổi và dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới với tổng số là 34 cháu trong đó có: 20 cháu nam; 14 cháu nữ 4. Các phương pháp nghiên cứu. Phương pháp: Tham khảo tài liệu Phương pháp: Quan sát Phương pháp: Đàm thoại Phương pháp: Giảng giải Phương pháp: Thực nghiệm giáo dục II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1. Cơ sở lý luận. Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, làm biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy việc hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành vấn đề cấp bách có tính toàn cầu. Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ quan trọng trong đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên, bậc học mầm non. Đảng và nhà nước, Bộ Giáo dục đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Ngày 21/4/2006 Vụ giáo dục mầm non đã có công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị 02/2005/BGD&ĐT về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. Ngày 2/12/2003 Thủ Tướng chính phủ ký quyết định số 256/2003/QĐ/TTg “Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” trong đó có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. Giáo dục mầm non giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và trong quá trình hình thành nhân cách con người. Trẻ sẽ không phát triển toàn diện nếu không có hiểu biết về môi trường sống của mình. Những thói quen, hành vi tốt nhằm bảo vệ môi trường cần được hình thành từ lứa tuổi mầm non. Bởi ở giai đoạn này nhân cách của trẻ đang phát triển, trẻ hay bắt chước các hoạt động của người xung quanh, do vậy để có một nhân cách tốt cần phải dạy trẻ một cách khoa học, có kế hoạch trong đó có nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. 2. Thực trạng của vấn đề. Con người là nhân tố chính trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống nhưng cũng là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Với từng đối tượng khác nhau cần có các hoạt động bảo vệ môi trường khác nhau. Trong quá trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi bảo vệ môi trường, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi. Chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường đã đưa vào thực hiện nhiều năm nên đã có tiền đề cơ bản cho giáo viên và trẻ. Được ban chuyên môn chỉ đạo sát sao và nhà trường quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất. Bản thân được tham dự lớp bồi dưỡng chuyên đề hè do phòng Giáo dục tổ chức trong đó có chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường và dự một số hoạt động khác của trường, của phòng GD nên tôi đã học tập được số kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của BGH về chuyên môn cùng với sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp và được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh Bản thân là một giáo viên đứng lớp lâu năm, yêu nghề mến trẻ và nắm vững chuyên môn. 2.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi trên, khi đi vào thực tế quá trình giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi còn gặp nhiều khó khăn. Là địa phương thuần nông nên đa số phụ huynh không có điều kiện chăm sóc trẻ. Có không ít phụ huynh chưa nhận thức rõ ràng về dạy trẻ bảo vệ môi trường. Họ cho rằng con đi học chỉ cần biết hát, biết múa, biết đọc thơ, kể chuyện thế là đủ còn lại những việc khác không quan trọng. Có người lại cho rằng trẻ em biết gì? Làm được gì mà dạy bảo vệ môi trường. Vì thế việc phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn. Lớp tôi có 34 cháu nhưng có tới 70% cháu là trẻ nam rất hiếu động, gây khó khăn trong việc rèn nề nếp lớp. Bên cạnh đó các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức không đồng đều, có nhiều cháu sinh cuối năm và có nhiều cháu thể lực không tốt. Đây cũng là nhân tố làm hạn chế kết quả của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. 2.3. Kết quả thực trạng. Với thực trạng trên, qua việc khảo sát kiến thức, kỹ năng và thái độ bảo vệ môi trường đầu năm trên trẻ tại lớp mình phụ trách tôi thu được một số kết quả sau: Bảng 1: Bảng khảo sát trước khi thực hiện sáng kiến Nội dung khảo sát Số trẻ khảo sát Kết quả Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Kiến thức bảo vệ môi trường 34 23 67.6 11 32.4 Kỹ năng bảo vệ môi trường 34 24 70.6 10 29.4 Ý thức (thái độ) đối với các hành vi gây hại cho môi trường 34 24 70.6 10 29.4 Kết quả khảo sát trên cho thấy tỷ lệ trẻ có kiến thức, kỹ năng và thái độ với môi trường còn hạn chế chưa đồng đều, chưa đạt theo như ý muốn Đứng trước tình hình như vậy tôi luôn trăn trở và suy nghĩ xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Đồng thời tuyên truyền như thế nào đến tất cả phụ huynh để đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường, kết hợp với cô giáo dạy trẻ bảo vệ môi trường. Giúp trẻ biết vì cuộc sống của mọi người, của xã hội và bản thân trẻ với hành động tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình tham gia bảo vệ và lên tiếng với những việc làm có hại cho môi trường. Tôi đã tìm ra một số giải pháp sau: 3. Các giải pháp thực hiện: 3.1. Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các chủ đề. Giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong tất cả các lĩnh vực ở các chủ đề. Khi tích hợp các nội dung này tôi đã căn cứ vào mục đích yêu cầu của chủ đề để lựa chọn nội dung và hình thức giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với độ tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5- 6 tuổi. Cụ thể trong các chủ đề như sau: - Chủ đề Trường mầm non: Ngoài việc cung cấp kiến thức cho trẻ về chủ đề, tôi giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh lớp học như: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh phòng học, đồ dùng đồ chơi, chăm sóc cây vườn trườngTôi cho trẻ xem tranh và thảo luận về môi trường trong trường mầm non, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường (đi vệ sinh không đúng nơi quy định, vứt rác bừa bãi). Cho trẻ kể chuyện, đọc thơ, ca dao, hát các bài hát có liên quan đến môi trường. Tổ chức hội thi bảo vệ môi trường lớp hội thi “Lớp em sạch đẹp”. Ví dụ: Lớp chia thành 3 đội là 3 tổ, chương trình có 3 phần. Phần 1: Hát về môi trường; Phần 2: Chọn hành vi đúng; Phần 3: Hành động của bé sắp xếp đồ chơi trong lớp. Kết quả: Trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động cô tổ chức, đặc biệt là hội thi “Lớp con sạch đẹp”. Trẻ biết yêu trường lớp hơn, không vứt rác bừa bãi, tự có ý thức sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, góp phần giữ cho trường lớp luôn sạch sẽ, gọn gàng. Ngay từ đầu năm học trẻ đã có thói quen như vậy nên lớp tôi luôn được đánh giá là lớp học sạch đẹp nhất của trường. - Chủ đề Bản thân: Trong chủ đề này tôi lồng ghép giáo dục trẻ biết được ích lợi của việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người. Trẻ biết giữ gìn tay chân sạch sẽ, không lê la dưới đất, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định. Ví dụ: Vào cuối buổi chiều: Tôi cho cháu lớp trưởng Văn Thái đi kiểm tra tay, chân bạn trong lớp, nếu phát hiện thấy bẩn, cả lớp sẽ cùng cô trò chuyện về nguyên nhân tay chân bạn bị bẩn, cách giải quyết và biện pháp giữ gìn tay chân sạch sẽ. Từ đó trẻ tự biết giữ gìn tay chân sạch sẽ để không phải bị nhắc nhở. Bên cạnh đó, tôi còn dạy trẻ biết một số ký hiệu như nhà vệ sinh nam, nhà vệ sinh nữ, thùng rác, biết sử dụng một số dụng cụ vệ sinh môi trường như chổi, hót rác, thùng rácKết quả: Qua chủ đề 100% trẻ lớp tôi có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, biết vệ sinh cá nhân, thường xuyên sạch sẽ, tích cực tham gia hoạt động gần gũi như lao động trực nhật, có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. - Chủ đề gia đình: Tôi dạy trẻ nhận biết được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia đình, biết được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà trẻ, biết quý và giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng đúng chỗ, có ý thức về điều nên làm như sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, bỏ rác vào thùng, tắt các thiết bị điện nước khi không sử dụng để tiết kiệm điện nước - Chủ đề giao thông: Tôi thường sử dụng một số hình ảnh về các phương tiện giao thông xả khói đen gây ô nhiễm môi trường như ô tô, xe máy, tàu hỏaTrò chuyện về các hình ảnh người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm Qua đó giúp trẻ hiểu một số quy định đơn giản để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang tránh khói bụi. Thậm chí trẻ lớp tôi biết nhắc bố mẹ để xe ngoài cổng trường khi đưa đón con. - Chủ đề thế giới thực vật: Tôi giáo dục trẻ biết tầm quan trọng của cây thực vật, dạy trẻ biết chăm sóc, yêu quý bảo vệ cây cối. Chủ đề này có rất nhiều bài thơ, bài hát hay về cây xanh, tôi đã sử dụng để giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường. Ví dụ các bài hát: Em yêu cây xanh, em thích trồng cây, chúng em trồng cây, màu hoa, hoa trường em... Ngoài các chủ đề trên, tôi còn tiến hành lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ở trong các chủ đề khác như: Thế giới động vật, hiện tượng tự nhiên, nghề nghiệp, quê hương đất nước Bác Hồ. Ở mỗi chủ đề tôi lựa chọn nội dung lồng ghép khác nhau, không trùng lặp, không quá tải ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động chính. Biện pháp này đã mang lại kết quả khả quan, nhưng chưa đủ nên tôi đã sử dụng biện pháp tiếp theo để nâng cao kết quả của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. 3.2. Sử dụng trò chơi để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là vui chơi. Trẻ “Học mà chơi, chơi bằng học”, lứa tuổi mẫu giáo lớn cũng không ngoại lệ điều đó. Ta thử hình dung nếu trong một giờ đồng hồ trẻ không được chơi thì sẽ thế nào? Rõ ràng là trẻ sẽ uể oải và mất tập chung. Nguyên tắc khi xây dựng các hoạt động cho trẻ là xen kẽ giữa hoạt động có tính chất động và hoạt động có tính chất tĩnh. Mặt khác, một trong những nguyên tắc tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là có thể tích hợp cả một hoạt động hoặc một phần của hoạt động. Nắm vững nguyên tắc này tôi thường lựa chọn các trò chơi động tĩnh khác nhau để lồng ghép một phần của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Vậy các trò chơi lấy ở đâu? Trò chơi nào là thích hợp? Trò chơi do con người sáng tạo ra, sức sáng tạo của con người là vô tận. Tôi đã sử dụng các trò chơi trong chương trình giáo dục mầm non mới, chương trình đổi mới, sách báo trên mạng, trò chơi dân gian và phần nhiều trò chơi do chính bản thân sáng tạo ra. Ví dụ 1: Trong tiết thơ “Hoa cúc vàng”, tôi cho trẻ chơi trò chơi vận động sáng tạo “Trồng cúc”. Cách chơi như sau: 2 bạn làm thành 1 nhóm, một bạn làm người trồng hoa, một bạn làm cây hoa. Cô nói “Gieo hạt” người trồng hoa làm động tác làm nhỏ đất và dẫn hạt giống ngồi xuống đất, hạt giống nhắm mắt ngủ. Cô nói “Hạt nảy mầm” người trồng hoa kéo hạt giống đứng lên. Cô nói “Chăm sóc”, người trồng hoa tưới nước, nhổ cỏ, cây hoa rung rinh vẫy lá. Cô nói “Hoa nở”, cây hoa xòe tay vẫy vẫy, người trồng hoa nhảy múa vui mừng. Kết quả: Trẻ rất hứng thú khi chơi trò chơi. Không những thế trẻ còn biết được công việc của người trồng và chăm sóc hoa, yêu quý cây hoa cúc và nhớ bài thơ “Hoa cúc vàng” lâu hơn. Ví dụ 2: Trong tiết khám phá khoa học “Cây xanh trong vườn nhà bé”, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi học tập “Xếp đúng thứ tự”. Luật chơi: Chọn và xếp đúng các tranh theo trình tự quá trình phát triển của cây. Cách chơi: mỗi trẻ một bộ lô tô về sự phát triển của cây, thời gian là bài hát Chúng em trồng cây. Kết thúc bản nhạc, ai xếp đúng nhất, nhanh nhất sẽ được cô thưởng món quà đặc biệt đó là hạt giống đã nảy mầm. Kết quả: Bạn nào cũng cố gắng để được cô thưởng cho hạt giống kỳ diệu. Trẻ nắm được quá trình phát triển của cây, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Mỗi khi sử dụng các trò chơi để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, trẻ thực sự thích thú, giờ học sôi nổi, trẻ tích cực tham gia, nề nếp trẻ học ngoan kéo theo kết quả của hoạt động cũng được nâng lên. Tóm lại các trò chơi cô tổ chức luôn là sự mong đợi, là món quà nhỏ trong ngày đối với trẻ. 3.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực hành để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Như đã nói ở trên, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể lồng ghép tích hợp trong cả một hoạt động hoặc một phần của hoạt động. Ở biện pháp cho trẻ trải nghiệm thực hành tôi thường tổ chức lồng ghép tích hợp trong cả một hoạt động để giáo dục trẻ. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non, rất tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh. Còn gì thú vị hơn khi trẻ được tự trải nghiệm và khám phá ra điều mới lạ đó. Đây là dạng hoạt động giúp trẻ nhớ sâu, hiểu rõ và đầy đủ nhất nội dung cô muốn truyền tải đến trẻ. Khi lựa chọn các hoạt động cho trẻ trải nghiệm thực hành tôi thường bám vào các tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện chuyên đề để đưa ra nội dung hoạt động cho trẻ. Ví dụ: Tiêu chí: Tích cực tham gia các hoạt động gần gũi bảo vệ môi trường của trường, của lớp. Chiều thứ 6 hàng tuần, tôi tổ chức cho trẻ lao động vệ sinh trường lớp. Đầu tiên tôi cho trẻ quan sát khu vực sân trường và lớp học, cho trẻ tự nhận xét về môi trường khu vực đó. Hỏi trẻ nên làm gì để trường lớp sạch hơn. Sau khi trẻ nêu ra ý kiến tôi giao nhiệm vụ cho từng tổ như: Tổ 1: Thu gom rác quanh sân trường, bỏ rác vào thùng; Tổ 2: Nhổ cỏ, lau lá cây khu vực vườn cây cảnh; Tổ 3: Lau đồ chơi, sắp xếp đồ chơi trong lớp. Kết quả: Trẻ hứng thú, say mê, tích cực với việc bảo vệ môi trường, cùng nhau hoàn thành công việc chung. Hoặc: Tôi cho trẻ thực hành tìm hiểu nguyên nhân làm cho nước bẩn và bảo vệ môi trường nước. Cô chuẩn bị một chậu nước sạch. Một số con cá, con vịt bằng nhựa, một ít bột màu, giấy vụn, lá khô, cọng rauTổ chức: Tôi cùng trẻ thả cá, vịt vào chậu nước, cho trẻ nêu cảm nghĩ khi quan sát chậu nước sạch có cá, vịt đang bơi. (Cô giới thiệu cho trẻ đây là hồ nước sạch, có cá, vịt đang bơi nhìn rất đẹp). Sau đó cho trẻ thực hành mỗi trẻ thả xuống chậu nước một thứ: phẩm màu, giấy vụn, lá khô, cọng rau Cô hỏi trẻ: Điều gì sẽ xảy ra khi các con thả các thứ đó vào chậu nước? Nếu cô thả cá vào chậu này thì cá có sống được không? Muốn cho chậu nước luôn sạch chúng ta phải làm gì? (Trẻ suy nghĩ trả lời. Sau đó cô kết luận: Chúng ta không được vứt rác, không đổ nước bẩn, ném động vật đã chết xuống ao, hồ làm nước ô nhiễm. Khi nước bị ô nhiễm thì cá, tôm, cua sẽ chết, con người sử dụng nguồn nước này sẽ bị bệnh. Hàng ngày con nhớ bỏ rác vào thùng. Kết quả: Trẻ rất tích cực tham gia hoạt động, nhận biết nước sạch, nước bẩn, nguyên nhân và cách bảo vệ nguồn nước. Tóm lại: Biện pháp này đã mang lại kết quả cao trong quá trình giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Trẻ nắm bắt được những hành động đúng, biết làm các công việc bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi qui định, biết lên tiếng với những việc làm như bỏ rác xuống ao hồ, sông suối Vì đây là biện pháp thực hành ( học đi đôi với hành). Nếu việc học, việc lĩnh hội tri thức đơn thuần chỉ là lắng nghe, tiếp nhận thông tin mà không có trải nghiệm thực tế thì hiệu quả sẽ không cao. Còn khi ta vừa học và kết hợp làm thực hành thì nó sẽ khắc sâu hơn tri thức đó hơn nữa còn giúp chúng ta có thêm những kỹ năng cơ bản, ban đầu. Đặc biệt là đối với trẻ mầm non tư duy trực quan hành động luôn chiếm ưu thế. 3.4. Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi. Từ việc phối hợp với phụ huynh, tôi có thêm thông tin về kiến thức, kỹ năng, thái độ bảo vệ môi trường của trẻ ở nhà. Từ đó tôi có kế hoạch cụ thể và lựa chọn phương pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường phù hợp bằng cách giáo dục mọi lúc mọi nơi. Để việc làm có hiệu quả, trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ giờ giấc trong sinh hoạt ngày của trẻ. Đây là một trong những nhân tố giáo dục thúc đẩy mạnh mẽ phẩm chất cá nhân, khả năng tuân thủ yêu cầu của người lớn và khả năng định hướng về thời gi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_tre_5_6_tuoi_co_y_thuc_bao.doc