SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh THCS qua môn GDCD

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh THCS qua môn GDCD

 Trong trường học, đã có một môn học chuyên giáo dục đạo đức và pháp luật cho học sinh đó là môn Giáo dục công dân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải chứng kiến sự gia tăng của bạo lực học đường và sự xuống cấp về đạo đức ở một bộ phận học sinh. Bởi lẽ trong thời đại công nghệ thông tin, các em luôn bị bủa vây bởi game online, Internet, cùng những chương trình ti-vi với nhiều những bộ phim có các cảnh quay bạo lực, sex, lừa lọc Để đối phó với tình trạng này, đòi hỏi trẻ phải có một năng lực ứng phó. Nghĩa là các em cần được trang bị các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, truyền thông và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề, lấy quyết định, ứng phó với cảm xúc và stress v.v. Như vậy, có thể nói, kĩ năng sống là tất cả những kĩ năng cần có giúp cá nhân học tập, làm việc có hiệu quả và sống tốt hơn.

 Bên cạnh những kĩ năng sống, các giá trị sống cũng được hình thành. Giá trị sống là những điều chúng ta cho là quý giá, là có ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi con người phù hợp với chuẩn mực mà chúng ta đang sống. Đó là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ giữa con người với con người. Giá trị sống về bản chất là những qui tắc, chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận. Giá trị sống có vị trí to lớn trong đời sống, định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

 

doc 19 trang thuychi01 25452
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh THCS qua môn GDCD", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Trong trường học, đã có một môn học chuyên giáo dục đạo đức và pháp luật cho học sinh đó là môn Giáo dục công dân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải chứng kiến sự gia tăng của bạo lực học đường và sự xuống cấp về đạo đức ở một bộ phận học sinh. Bởi lẽ trong thời đại công nghệ thông tin, các em luôn bị bủa vây bởi game online, Internet, cùng những chương trình ti-vi với nhiều  những bộ phim có các cảnh quay bạo lực, sex, lừa lọc Để đối phó với tình trạng này, đòi hỏi trẻ phải có một năng lực ứng phó. Nghĩa là các em cần được trang bị các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, truyền thông và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề, lấy quyết định, ứng phó với cảm xúc và stress v.v.. Như vậy, có thể nói, kĩ năng sống là tất cả những kĩ năng cần có giúp cá nhân học tập, làm việc có hiệu quả và sống tốt hơn.
 Bên cạnh những kĩ năng sống, các giá trị sống cũng được hình thành. Giá trị sống là những điều chúng ta cho là quý giá, là có ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi con người phù hợp với chuẩn mực mà chúng ta đang sống. Đó là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ giữa con người với con người. Giá trị sống về bản chất là những qui tắc, chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận. Giá trị sống có vị trí to lớn trong đời sống, định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
 Còn đối với kĩ năng sống có khái niệm bao gồm những kỹ năng sống cốt lõi như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định và kĩ năng đạt mục tiêu. Năm học 2011 – 2012 Bộ GD&ĐT đã triển khai đại trà thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống trong trường phổ thông. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố như học sinh cần phải được rèn luyện song song cả kiến thức và kỹ năng, nếu chỉ có kiến thức không thì các em sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, dễ bị vướng vào tệ nạn xã hội. Điều đó lí giải vì sao gần đây chúng ta thấy nhiều hiện tượng xấu trong xã hội, đặc biệt là giới học sinh chỉ vì thiếu kĩ năng sống như: Học sinh đánh nhau ; học sinh vi phạm pháp luật, đạo đức ngày một tăng. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên mạng nhiều clip học sinh đánh hội đồng bạn, đặc biệt là nữ sinh trong khi các bạn khác đứng ngoài cổ vũ, quay phim, chụp ảnh gây xôn xao dư luận, thậm chí nhiều trường hợp học sinh xúc phạm thầy cô giáoNhững hiện tượng đó suy cho cùng thì chủ yếu là do các em thiếu các kĩ năng sống như kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng đoàn kết... Tuy nhiên, giáo viên băn khoăn nhất là liệu việc đưa giáo dục kĩ năng sống vào các môn học có làm nặng thêm chương trình phổ thông vốn dĩ đã quá tải hiện nay. (vì các ngành học, bậc học đang thực hiện chủ trương điều chỉnh nội dung nói chung, bậc THCS nói riêng). Thêm nữa, các tài liệu qua các lần tập huấn chuyên đề còn chung cho tất cả các môn. Việc hướng dẫn cụ thể chi tiết cho các môn còn mờ nhạt. 
 Vấn đề tôi trăn trở đó là có thể giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tất cả các bài học mà không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức và tăng thời gian tiết học như một số băn khoăn của giáo viên. Đặc biệt việc giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh qua môn GDCD giúp học sinh hiểu biết về giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, biết sống tích cực, chủ động, hài hòa, lành mạnh, có kỷ luật, có kế hoạch phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của học sinh. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh THCS qua môn GDCD”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Mục tiêu của giáo dục phổ thông: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Luật Giáo dục - 2005). Để thực hiện được mục tiêu đó thì giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh cần được xem trọng.
 Đất nước đang trong thời kỳ phát triển, giáo dục được xem là quốc sách, trách nhiệm càng đặt lên vai người thầy nặng nề hơn là làm sao để học sinh phát triển nhân cách toàn diện. Bởi vậy BGD&ĐT đã triển khai đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học từ năm 2010 – 2011 đến nay. Vì kĩ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Nếu không có kĩ năng sống , các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
 Bên cạnh đó, trong cuộc sống các em phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Bằng việc nâng cao nhận thức và đưa các thành tố trọng yếu của kỹ năng sống vào quá trình giảng dạy môn GDCD sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được những lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em. Chính vì vậy, trước khi hình thành những kỹ năng sống nào đó, người học cần cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của các cá nhân ấy đối với các giá trị
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Tuy nhiên, để giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả tốt đòi hỏi người giáo viên phải biết tích hợp đúng địa chỉ và kết hợp nhiều yếu tố. Nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi phải có tính chủ động của học sinh đầu tiên. Vì vậy, khi đưa vào chương trình lồng ghép với các môn học làm sao cho có hiệu quả, nhất là đối với môn GDCD, môn học mà hiệu quả của việc dạy học được đánh giá bằng hành vi đạo đức và pháp luật của học sinh. Tôi muốn thông qua những tiết dạy môn giáo dục công dân có thể kết hợp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho các em một cách hiệu quả nhất. Đối với đề tài này, tôi nghiên cứu các vấn đề sau:
Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS.
Các bài dạy chính khóa và ngoại khóa môn GDCD THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Đầu tiên tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết để xây dựng cơ sở lí thuyết cho sáng kiến. Sau đó tiến hành nghiên cứu thực trạng giả thuyết và tổ chức thực hiện nhằm cải tạo thực trạng ấy theo lí thuyết đã xây dựng. Cuối cùng tôi rút ra kết luận và đề xuất ứng dụng cho thực tế. Trong quá trình nghiên cứu, tôi phối hợp các phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin với phương pháp thống kê và xử lí số liệu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
 Ở sáng kiến “Một số kinh nghiệm giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh THCS qua môn GDCD” tôi đặc biệt chú trọng mối quan hệ giữa giáo dục giá trị sống với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bởi lẽ, kĩ năng sống và giá trị sống có mối quan hệ tương tác với nhau. Giá trị sống là nền tảng để hình thành  kĩ năng sống. Ngược lại, kĩ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống. Vì thế, cần xác định địa chỉ tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các bài cụ thể. Đồng thời việc lồng ghép giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho các em cần linh hoạt, hiệu quả hơn.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông, là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới, nhằm phát triển toàn diện. Nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã có chủ trương tăng cường giáo dục kỹ năng sống và xác định Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung cơ bản để xây dựng: “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 do BGD&ĐT chỉ đạo. Nay giáo dục kỹ năng sống đã chính thức được đưa vào nhà trường phổ thông ở tất cả các cấp học với nhiều cách tiếp cận khác nhau: thông qua các môn học, thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpGiáo dục kỹ năng sống được xác định là nhiệm vụ của giáo dục nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh trong bối cảnh hội nhập Quốc tế. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. Giáo dục kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường, yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Ta có thể khẳng định, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là trang bị cho các em một chiếc cầu nối giữa hiện tại với tương lai, giúp các em thích ứng với cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi. 
 Từ năm học 2010-2011, Bộ GD - ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào một số môn ở các trường trung học. Trong năm học 2016 – 2017, Sở GD&ĐT Thanh Hóa lại đưa nội dung Giáo dục giá trị sống (module 36) và giáo dục kĩ năng sống (module 35) vào chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng. Muốn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, trước tiên người giáo viên cần có vốn kĩ năng sống đầy đủ. Không chỉ là những kiến thức trong sách vở, tài liệu mà còn là những kinh nghiệm trong thực tế của bản thân, có như vậy bài dạy mới đạt hiệu quả tốt.
 Để lồng ghép có hiệu quả việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh qua môn Giáo dục công dân trước hết ta cần hiểu giá trị sống, kĩ năng sống và mối quan hệ giữa giá trị sống, kĩ năng sống.
 Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó. Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội như lòng trung thực, hoà bình, tôn trọng, yêu thương, công bằng, tình bằng hữu, lòng vị tha. Không phải ai cũng nhận đúng giá trị của cuộc sống. Vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều cần thiết với tất cả mọi người.
Giá trị sống – cội nguồn của cuộc sống
 Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng thích hợp.
 Giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống. Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những giá trị sống tích cực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến động của cuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà không cảm thấy bị thua thiệt, mất mát.
 Kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống. Thực chất kỹ năng sống là các giá trị thể hiện bằng hành động và ngược lại với kỹ năng thể hiện giá trị bằng hành động sẽ cho kết quả tích cực và nó lại củng cố các giá trị. Để cảm nhận được sâu sắc các giá trị, ở người học cần phải phát triển những kỹ năng nhất định. Thí dụ, để cảm nhận giá trị “bình yên”, người học phải biết cách thư giãn, thả lỏng cơ thể, cách “theo dõi” sự biến chuyển của cơ thể dưới tác động của các kích thích từ môi trường. Chính vì thể, song song với giáo dục giá trị, cần trang bị cho người học cách tiếp nhận và chuyển tải các giá trị ấy – đó chính là kỹ năng sống.
 2.2. Thực trạng của vấn đề.
 Qua nghiên cứu tôi nhận thấy học sinh THCS rất hạn chế về kỹ năng sống. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do giáo viên chưa quan tâm thoả đáng đến vấn đề giáo dục giá trị sống ; chưa xác định được phương thức hiệu quả để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Hiện nay số lượng học sinh khá, giỏi tăng nhanh, các em có kiến thức trong sách vở đầy đủ nhưng thiếu kinh nghiệm sống. Nhiều ý kiến cho rằng, các trường học hiện nay đã quá nặng về dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dẫn đến có một bộ phận học sinh trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học sinh. Theo yêu cầu của Bộ GD - ĐT, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải bảo đảm các yếu tố: giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá, hiểu biết và chấp hành pháp luật... 
a. Thuận lợi – khó khăn
 Giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, THCS nói riêng có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. 
- Thuận lợi:
 Thuận lợi lớn của giáo viên hiện nay, sở GD&ĐT thông qua vở luyện viết chữ đẹp đã lồng ghép đề tài giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán của các trường. Sở GD & ĐT đã chỉ đạo các trường học tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 
 Riêng bộ môn GDCD là môn học mà nội dung liên quan trực tiếp đến hành vi của học sinh, giúp các em ứng xử trước các tình huống giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Vì vây, yêu cầu hình thành kĩ năng của một bài học GDCD cũng đã liên quan đến hình thành những kĩ năng sống cho học sinh còn hình thành thái độ cũng đã liên quan đến giá trị sống cần giáo dục cho các em rồi.
 Mặt khác hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng rất đầy đủ nên học sinh có thể tự rút ra kĩ năng sống thông qua các thông tin trên truyền hình...
 Đặc biệt năm học này, chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên cũng đã có hai module về giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh THCS.
- Khó khăn:
 Trường THCS Ngư Lộc thuộc xã biển đảo, đông dân lại xa trung tâm, kinh tế đặc biệt khó khăn. Vì thế, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở đây gặp không ít khó khăn vì nhận thức và hiểu biết, nắm bắt thông tin đại chúng còn hạn chế. Những khó khăn này thể hiện ở các phương diện như: khó thống nhất các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; mức độ đảm bảo các yêu cầu sư phạm của các phương pháp, hình thức giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ít được kiểm soát; đánh giá kỹ năng sống của học sinh không được thực hiện có hệ thống, v.v
b. Thành công – hạn chế:
- Thành công:
 Ở các môn học được tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh qua các đợt tập huấn được thực hiện thường xuyên. Nhờ đó mà các giá trị sống, kĩ năng sống cần giáo dục đã được truyền thụ. Học sinh có hứng thú với những kĩ năng mà giáo viên tích hợp. Do các em còn nhỏ nên khi trải nghiệm kĩ năng sống, các em rất háo hức và áp dụng ngay.
- Hạn chế:
 Qua khảo sát nghiên cứu thực trạng tôi thấy, một bộ phận trong số các em vẫn thiếu sự tự tin trong cuộc sống và các em có nhu cầu được học kỹ năng sống. Do thiếu kĩ năng sống nên những hành vi lệch chuẩn của học sinh có chiều hướng gia tăng với những biểu hiện rất đa dạng. Một vài biểu hiện về cách giao tiếp ứng xử của học sinh hiện nay cũng khiến người lớn không khỏi giật mình: Gặp giáo viên không chào hỏi, nói trống không, nói cộc lốc với người lớn tuổi, giao tiếp với bạn bè bằng những ngôn ngữ thiếu văn hoá như nói tục, chửi thề, cư xử thô lỗ, nhiều khi xung đột vì những nguyên nhân rất bình thường chỉ vì thiếu kĩ năng kiềm chế... Giáo viên mặc dù đã được tập huấn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng thời gian tập huấn còn hạn chế, nên việc truyền thụ lại cho các em thiếu đồng bộ. Nhiều giáo viên còn lẫn lộn giữa giáo dục kỹ năng sống với liên hệ thực tế cuối bài học. Trong từng hoạt động của bài học giáo viên còn ngại giáo dục kỹ năng sống vì sợ thiếu thời gian mà để đến cuối bài mới nhắc đến một cách chiếu lệ.
 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 2.3.1. Để giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh trước hết mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Về vấn đề này, qua nghiên cứu tài liệu của chương trình phát triển giáo dục trung học, tôi nhận thấy:
Trong giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh, tấm gương về nhân cách người thầy giữ vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, chính người thầy phải được giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống đầy đủ để có thể giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh.
Người thầy là tấm gương để trò soi vào, để trò học làm người. Chính vì vậy, không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Những người dạy nội dung Giá trị và kỹ năng sống càng cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề Đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi mỗi người thầy cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục học trò hiệu quả hơn. Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa người thầy là những vị thánh, là những siêu nhân. Người thầy cũng có thể phạm sai lầm. Nhưng thái độ của người thầy đối với sự việc sẽ giải thích kỹ năng sống của thầy như thế nào.
 Nhiệm vụ, phẩm chất và những kỹ năng của người thầy
* Những điều Không nên:
Không diễn thuyết, nói dài, đọc cho học sinh chép.
Không luôn đưa ra lời đáp có sẵn mà để học sinh tự tìm tòi.
Không trả lời tay đôi với một học sinh mà đưa câu hỏi cho tập thể tự tìm lời đáp.
Không vội vàng phê phán đúng/sai như một quan toà nhưng kiên trì giúp học sinh tranh luận và tự kết luận.
Không mớm ý cho học sinh phát biểu ý kiến mà người lớn trông đợi.
Không nên bắt học sinh hoạt động không ngừng và không còn thời gian và khoảng trống để suy nghĩ cho dù giáo viên có khả năng tổ chức sinh hoạt tập thể, và là một hoạt náo viên giỏi.
Dĩ nhiên thỉnh thoảng bạn có thể tổng kết, kết luận nhưng với thái độ thư giãn, thoải mái, gợi mở. Điều này sẽ giúp cho học sinh dám tự tìm tòi, suy nghĩ.
Nhưng thay đổi cái nếp cũ rất khó. Dưới đây là phẩm chất của một người thầy có kinh nghiệm giáo dục học sinh tốt.
* Những điều Nên đối với nhà giáo dục giá trị và kỹ năng sống:
Tin tưởng vào học sinh và năng lực của họ.
Kiên nhẫn và có kỹ năng lắng nghe tốt.
Ý thức về bản thân và sẵn sàng học những kỹ năng mới.
Tự tin nhưng không kiêu căng.
Có kinh nghiệm sống và biết suy xét.
Tôn trọng ý kiến của người khác, không áp đặt ý kiến của mình.
Thực hành tư duy sáng tạo và khai phá.
Có khả năng tạo bầu không khí tin tưởng lẫn nhau.
Linh động trong việc sử dụng các kỹ thuật điều động nhóm, không bám sát vào một quy trình quy định sẵn.
Có kiến thức về tâm lý phát triển nhóm bao gồm khả năng nắm bắt bầu không khí nhóm để kịp thời thay đổi phương pháp.
Biết sắp xếp phòng ốc, thiết bị để tạo bầu không khí hấp dẫn.
Biết sử dụng các phương pháp giáo dục chủ động.
Đặc biệt người dạy phải nắm vững “tính năng động của nhóm” (group dynamics) và có những kỹ năng tác động vào nhóm để: 
 + Tạo bầu không khí dân chủ, thoải mái để nhóm viên đưa ra những kinh nghiệm, những nhận thức mới hay những quyết định hành động.
 + Tác động kịp thời khi nhóm bế tắc, để thay đổi quy trình nhóm cho phù hợp.
 + Biết tạo bầu không khí khi tranh luận sôi nổi để cọ xát các giá trị, các lập trường khác nhau để giúp học viên chấp nhận hay không chấp nhận những ý kiến khác biệt.
 + Biết nắm phản hồi của nhóm khi sinh hoạt kết thúc.
 + Uyển chuyển nhưng bám sát quy trình phát triển của nhóm.
 2.3.2. Xác định địa chỉ lồng ghép giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_gia_tri_song_ki_nang_song_c.doc