SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp chủ nhiệm
Ở bất kỳ thời điểm nào thì mục tiêu của giáo dục và đào tạo luôn là giáo dục toàn diện cho học sinh cả về đức, trí và các năng lực khác cho học sinh. Nếu chúng ta chỉ chú trọng đào tạo về mặt kiến thức, sẽ tạo ra một thế hệ học sinh không toàn diện, khó ứng phó với những khó khăn trong thực tế, lãnh cảm với xã hội.
Trong hầu hết các trường phổ thông hiện nay, chúng ta chỉ quan tâm đến việc dạy chữ, nhiều trường lấy tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia hay tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp làm thước đo mà ít quan tâm đến học sinh chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách học sinh. Vì vậy trong nhiều năm gần đây, các hiện tượng bạo lực học đường, học sinh không chủ động hứng thú học tập.Hiện nay hiện tượng học sinh sống thu mình lại, lạnh nhạt, thờ ơ với mọi người xung quanh, vô cảm với những sự việc xẩy ra xung quanh mình, nhiều em đắm chìm trong thế giới ảo, sống thiếu tự tin, thiếu trách nhiệm, ích kỉ.đó là do các em thiếu hiểu biết về các giá trị sống cơ bản cũng như chưa hình thành cho bản thân những giá trị sống cơ bản mà một con người cần có, dẫn đến các em không có khả năng giải quyết các áp lực trong cuộc sống, không biết giải quyết một cách tích cực các xung đột xẩy ra, không tiết chế được cảm xúc của bản thân.Điều đó là rào cản cho sự phát triển toàn diện của các em và trở thành gánh nặng cho xã hội. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các em hiểu rõ các giá trị sống cơ bản từ đó hình thành động cơ, thái độ, quyết tâm và sức mạnh giúp các em vượt qua khó khăn, vươn tới mục đích, thúc đẩy hoạt động học tập. Mặt khác khi các em đã hiểu biết về các giá trị sống thì các em có cơ sở để đánh giá thái độ hành vi đúng sai, nên có và không nên có của con người cũng như xác định được mục tiêu, phương hướng phấn đấu cho bản thân. Xuất phát từ điều đó tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: " Một số kinh nghiệm giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp chủ nhiệm"
MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ở bất kỳ thời điểm nào thì mục tiêu của giáo dục và đào tạo luôn là giáo dục toàn diện cho học sinh cả về đức, trí và các năng lực khác cho học sinh. Nếu chúng ta chỉ chú trọng đào tạo về mặt kiến thức, sẽ tạo ra một thế hệ học sinh không toàn diện, khó ứng phó với những khó khăn trong thực tế, lãnh cảm với xã hội. Trong hầu hết các trường phổ thông hiện nay, chúng ta chỉ quan tâm đến việc dạy chữ, nhiều trường lấy tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia hay tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp làm thước đo mà ít quan tâm đến học sinh chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách học sinh. Vì vậy trong nhiều năm gần đây, các hiện tượng bạo lực học đường, học sinh không chủ động hứng thú học tập....Hiện nay hiện tượng học sinh sống thu mình lại, lạnh nhạt, thờ ơ với mọi người xung quanh, vô cảm với những sự việc xẩy ra xung quanh mình, nhiều em đắm chìm trong thế giới ảo, sống thiếu tự tin, thiếu trách nhiệm, ích kỉ....đó là do các em thiếu hiểu biết về các giá trị sống cơ bản cũng như chưa hình thành cho bản thân những giá trị sống cơ bản mà một con người cần có, dẫn đến các em không có khả năng giải quyết các áp lực trong cuộc sống, không biết giải quyết một cách tích cực các xung đột xẩy ra, không tiết chế được cảm xúc của bản thân....Điều đó là rào cản cho sự phát triển toàn diện của các em và trở thành gánh nặng cho xã hội. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các em hiểu rõ các giá trị sống cơ bản từ đó hình thành động cơ, thái độ, quyết tâm và sức mạnh giúp các em vượt qua khó khăn, vươn tới mục đích, thúc đẩy hoạt động học tập. Mặt khác khi các em đã hiểu biết về các giá trị sống thì các em có cơ sở để đánh giá thái độ hành vi đúng sai, nên có và không nên có của con người cũng như xác định được mục tiêu, phương hướng phấn đấu cho bản thân. Xuất phát từ điều đó tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: " Một số kinh nghiệm giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp chủ nhiệm" 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Giúp học sinh hiểu được các giá trị sống cơ bản trong cuộc sống. - Các em có những trải nghiệm thực tế về các giá trị sống cơ bản. - Từ đó giúp các em học sinh: + Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. + Sống đoàn kết, thân ái và mạnh dạn nói lên tình cảm cũng như quan điểm của bản thân cũng như chia sẽ, đồng cảm với cảm xúc, tình cảm, quan điểm của mọi người. + Có khả năng giao tiếp và ứng xử linh hoạt, tích cực và đạt hiệu quả cao. + Làm chủ cảm xúc và hành vi của bản thân cũng như ứng phó với những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. + Biết cách giải quyết tích cực các mâu thuẫn trong cuộc sống. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Các giá trị sống cơ bản. - Các kinh nghiệm giáo dục giá trị sống cho lớp chủ nhiệm. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, nhằm xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục giá trị sống. - Phương pháp quan sát sư phạm: Điều khiển, quan sát các hoạt động trải nghiệm của học sinh trong giờ sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt lớp vào cuối tuần, hoạt động ngoại để thấy được những thay đổi của các em sau mỗi giờ học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: + Phương án thực nghiệm và đối chứng được tiến hành song song, trong đó nhóm thực nghiệm và đối chứng được duy trì từ đầu đến cuối đợt nghiên cứu. + Trong lớp thực nghiệm ( lớp chủ nhiệm 10A5) các em được sử dụng biện pháp hình thành các giá trị sống, trong lớp đối chứng ( Lớp 10A6) thì tổ chức sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, hoạt động ngoại khóa theo kiểu truyền thống. + Trong quá trình dạy thực nghiệm và đối chứng tôi có đấu mối với thầy giáo viên chủ nhiệm lớp 10A6. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Giá trị sống là cái mà con người dựa vào để xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động cho mình. Giá trị là cơ sở để đánh giá thái độ hành vi đúng sai, nên có và không nên có của con người. Giá trị là cơ sở của các chuẩn mực, quy tắc xác định cách thức hành động, điều chỉnh hành vi của mình trong một lĩnh vực nào đó. Mỗi người đều phải dựa vào các giá trị xã hôi cho phép để lựa chọn cách thức suy nghĩ và hành động phù hợp nhất. Giá trị sống làm hình thành động cơ, thái độ, quyết tâm và sức mạnh vượt qua khó khăn, vươn tới mục đích, thúc đẩy hoạt động con người. Như vậy thông qua việc giáo dục giá trị là giáo dục cái đúng, cái tốt, cái đẹp; là giáo dục cái có khả năng thúc đẩy con người nổ lực hành động và nỗ lực vươn tới. Giá trị sống có tính định hướng, tức là có vai trò dẫn dắt, điều chỉnh hành vi con người. Vì vậy giáo dục giá trị là một yêu cầu tất yếu trong giáo dục và đào tạo hiện nay. Tuy nhiên khi giáo dục giá trị cần phải nhấn mạnh đến hoàn cảnh cụ thể. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Hiện tại giáo dục của chúng ta vẫn chưa chú trọng đến việc giáo dục giá trị sống tức là quỹ thời gian dành cho việc giáo dục giá trị sống là chưa có, cũng chưa có một quy định cụ thể hay một chương trình cụ thể nào cho việc này mà chỉ là hướng tích hợp ở một số môn học. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tôi nhận thấy có những khó khăn và thuận lợi nhất định. 2.2.1. Thuận lợi - Việc triển khai áp dụng giáo dục giá trị sống cho các em học sinh trường Trung học phổ thông Sầm Sơn được thực hiện thông qua nhiều nội dung và bằng nhiều hình thức như: Dạy học có tích hợp giáo dục giá trị sống trong tất cả các môn học trong chương trình nội khoá, ngoại khoá; giáo dục giá trị sống cho các em học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua các buổi sinh hoạt dưới cờ; qua các tiết sinh hoạt lớp; qua các buổi liên hoan văn nghệ. - Giáo dục giá trị sống cho các em học sinh được triển khai ngay từ đầu năm học để tất cả các cán bộ công nhân viên trong nhà trường nắm được và thực hiện. - Việc triển khai thực hiện giáo dục giá trị sống cho các em học sinh theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với những thuận lợi trên, tôi nhận thấy việc giáo dục giá trị sống cho học sinh trường Trung học phổ thông Sầm Sơn của các giáo viên chủ nhiệm có nhiều cơ hội thực hiện nhằm hình thành những lớp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Khó khăn. - Giáo dục giá trị sống còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lí, tâm lí học sinh và phụ huynh học sinh... - Do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung giáo dục giá trị sống nên đa phần giáo viên mò mẫm, chưa thống nhất với nhau về nội dung và phương pháp tổ chức. - Phân phối thời gian giáo dục giá trị sống chưa cụ thể mà chủ yếu thực hiện trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt cuối tuần - Công tác xã hội hóa chưa thực sự được chú trọng, do đó nhiều chủ đề, đề tài cần huy động sự tham gia của các tổ chức khác cũng gặp nhiều khó khăn. - Khó khăn về kinh phí khi thực hiện giáo dục giá trị sống như kinh phí in ấn, đi lại, xây dựng tư liệu phim, ảnh... thậm chí có những đề tài cần phân tích và xử lí mẫu thì nguồn kinh phí rất lớn... Để khắc phục được những khó khăn này, kiến nghị với nhà trường, sở GD- ĐT cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong việc giáo dục giá trị sống. Cung cấp cho giáo viên chúng tôi các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các kinh nghiệm...đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí... trong việc triển khai và thực hiện giáo dục giá trị sống cho học sinh. GIẢI PHÁP Quy trình giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp chủ nhiệm: - Giáo viên khái quát các lý thuyết về giá trị sống. - Cho học sinh trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động trải nghiệm cụ thể như trò chơi, đóng kịch, thảo luận nhóm.. - Sau khi trải nghiệm với các tình huống thực tế học sinh nêu cảm nghĩ, cảm nhận bản thân về các tình huống, trò chơi đó. - Từ đó học sinh hình thành cho mình những giá trị sống cơ bản. 2.3.2. Các nguyên tắc khi giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp chủ nhiệm. Việc giáo dục giá trị sống cho học sinh phải được thực hiện theo nguyên tắc là dựa trên các ba tiền đề sau đây: - Việc giáo dục các giá trị sống hướng đến sự tôn trọng nhân cách của mỗi người và mọi người. Việc học tập để có được những giá trị này sẽ đem lại sức khỏe cho mỗi cá nhân và cả xã hội. - Mỗi học sinh quan tâm về những giá trị sống đều có khả năng học tập và sáng tạo một cách tích cực mỗi khi có cơ hội học tập. - Nếu học sinh được lớn lên trong một bầu không khí lấy các giá trị sống làm nền tảng thì học sinh sẽ có năng lực học tập và có những chọn lựa mang ý thức xã hội. 2.3.3. Một số kinh nghiệm khi giáo dục giá trị sống ở lớp chủ nhiệm. Để giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp chủ nhiệm đạt kết quả cao thì trước hết bản thân tôi phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về giá trị sống, cụ thể như sau: 2.3.3.1. Một số khái niệm cơ bản về giá trị sống. - Khái niệm giá trị. Có nhiều quan niệm về giá trị, nhưng ở đây tôi chủ yếu phân tích cho các em học sinh về nội hàm các quan niệm đó. Cụ thể như sau: Thứ nhất, giá trị là ý nghĩa của những hiện tượng tinh thần có khả năng thỏa mãn những nhu cầu tích cực của con người và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.[1] Thứ hai, giá trị bao gồm các yếu tố nhận thức, tình cảm và hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với hiện tượng mang giá trị, thể hiện sự lựa chọn, đánh giá của chủ thể.[1] Thứ ba, giá trị được xác định trong mối quan hệ thực tiễn với con người, được xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực tế.[1] Thứ tư, giá trị luôn mang tính lịch sử khách quan, nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của một giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức con người mà phụ thuộc vào sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của một nhu cầu nào đó của con người do yêu cầu của thực tiễn, trong đó có con người sống và hoạt động.[1] Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cùng một hành vi ứng xử, một thái độ biểu hiệncó thể có giá trị đối với cá nhân, cộng đồng này nhưng lại không có giá trị đối với cá nhân hay cộng đồng khác, hoặc có giá trị trong điều kiện lịch sử này nhưng lại không có giá trị trong điều kiện lịch sử khác, hoặc có những giá trị ở dạng tiềm ẩn của sự vật hiện tượng mà con người chưa khám phá được. Do đó, cần hiểu rằng, giá trị là ý nghĩa tích cực của các quan hệ, thái độ, hành vi ứng xửchứ không phải là các bản thân của các quan hệ, thái độ, hành vi ứng xửDo đó tất cả các quan hệ, thái độ, hành vi ứng xửchỉ có giá trị khi nó có ý nghĩa tích cực với con người và được con người đánh giá, thừa nhận. Khái niệm định hướng giá trị. Khái niệm định hướng giá trị được định nghĩa theo nhiều cách tiếp cận. Dưới đây là một số cách tiếp cận: Hướng tiếp cận thứ nhất, Định hướng giá trị là: Cơ sử tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó.[2] Hướng tiếp cận thứ hai, cho rằng: Định hướng giá trị là một trong những biến đổi rõ rệt của đặc trưng xu hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người. Nó mang đậm tính xã hội – lịch sử chung của cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, những nét đặc thù của nhóm xã hội, nhóm lứa tuổi, giới nghề nghiệp, tôn giáo, địa phương khác nhau.[3] Hướng tiếp cận thứ ba, cho rằng: Định hướng giá trị là thái độ lựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần; là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi con người. Đó cũng là năng lực của ý thức, nhận thức và đánh giá các hoạt động và các sản phẩm xã hội khác nhau.[4] Hướng tiếp cận thứ tư “ Định hướng giá trị - định hướng của một cá nhân hay một nhóm xã hội tới hệ thống các giá trị này hay các giá trị khác, trong đó các hiện tượng vật chất và tinh thần, xuất hiện với tư cách giá trị, có khả năng thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của họ”[5] Hướng tiếp cận thứ năm, theo H. Rickert (1863 – 1936). Ông cho rằng: “ Các giá trị là những lý tưởng, những thực tại lý tưởng có ảnh hưởng điều khiển và chuẩn hóa hành vi con người.” Như vậy có thể nói định hướng giá trị là động lực thúc đẩy con người hướng tới những giá trị. Việc cá nhân hướng tới những giá trị này hay những giá trị khác tạo nên định hướng giá trị của họ. Mỗi cá nhân hành xử với các chuẩn mực xã hội là những định hướng giá trị của họ. Cụ thể là cá nhân tiến hành lựa chọn các giá trị, chuẩn bị tâm thế, niềm tin để hiện thực hóa các giá trị của họ bằng những hành vi cụ thể. Định hướng giá trị không chỉ là quá trình nhận thức mà còn là quá trình hành động, điều chỉnh hành vi theo giá trị. Như vậy định hướng giá trị bao hàm hai nội dung: một là, sự lựa chọn một giá trị hay hệ giá trị của cá nhân hay cộng đồng; hai là, giáo dục những giá trị cho cộng đồng hay cá nhân. Định hướng giá trị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với gia đình, xã hội và nhà trường.[6] - Khái niệm về giá trị sống: Là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó. Giá trị sống được biểu hiện hằng ngày trong quan hệ ứng xử trong học tập và lao động của các em học sinh. Chính vì vậy giáo dục giá trị sống cho các em chính là sống với từng giá trị, chứ không phải là nói về các giá trị đó. Giá trị sống là cái gốc, còn kỹ năng chỉ là phần ngọn. Vì vậy, dạy về giá trị sống là dạy cái gốc rễ của cuộc sống, là dạy cho mọi người cách sống với nhau bằng tình yêu thương và sự tôn trọng. - Các giá trị sống cơ bản: + Hòa bình. + Tôn trọng. + Yêu thương. + Hạnh phúc. + Tự do. + Khiêm tốn. + Trung thực. + Khoan dung. + Hợp tác. + Trách nhiệm. + Giản dị. + Đoàn kết. 2.3.3.2. Một số kinh nghiệm được tôi sử dụng trong các giờ sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt ngoại quá nhằm giáo dục các giá trị sống cho học sinh lớp chủ nhiệm. Kịch bản 1: Tổ giáo dục giá trị sống trong các tiết sinh hoạt cuối tuần. Trong mỗi giờ sinh hoạt cuối tuần, sau khi lớp trưởng sơ kết tuần vừa qua. Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận những học sinh có thành tích tốt trong tuần, nhắc nhở học sinh vi phạm và nhận xét chung, phổ biến kế hoạch của tuần tới. Sau đó là hoạt động tập thể theo chủ đề và kịch bản đã được giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị trước. Trò chơi 1: Sự tôn trọng, giá trị và hạnh phúc. Chuẩn bị: + Giáo viên: Chuẩn bị một cái hộp không có nắp đậy (bằng giấy hoặc bằng nhựa hoặc bằng sắt) có kích thước (30cmx20cmx15cm), giấy A0 và bút dạ. + Học sinh: Tất cả các học sinh trong lớp tham gia, mỗi em lấy ra một mảnh giấy trắng và cầm bút chuẩn bị. Luật chơi và cách tiến hành: + Chia lớp thành 4 nhóm tương đương với 4 tổ của lớp, mỗi tổ cử một nhóm trưởng và một thư ký. + Các em học sinh trong mỗi tổ làm việc độc lập, không nhìn và chép đáp án của nhau. + Trong vòng 3 phút, mỗi học sinh trong mỗi tổ sẽ viết ra giấy một tính cách hay thói quen mà em cho là đúng đắn nhất và đang được bản thân duy trì trong đời sống hằng ngày. + Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu nhóm trưởng mỗi nhóm thu lại tất cả những mảnh giấy này của các thành viên nhóm mình để lẫn vào một cái hộp, sau đó yêu cầu mỗi học sinh của nhóm chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên cho cả lớp cùng nghe. + Đồng thời thư ký của nhóm sẽ lên dùng bút dạ viết ra những thông tin đó lên giấy A0 treo sẵn trên bảng. + Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp lại những mong muốn, suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của các học sinh. Từ đó giáo viên chủ nhiệm đưa ra lời nhận xét về những điều mà các em đang cần và đang quan tâm, những mơ ước và hoài bão của các em học sinh. Ý nghĩa của trò chơi: + Học sinh được mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, mong muốn, hi vọng và quan tâm. + Học sinh xung phong lên bảng viết nội dung các mảnh giấy vào giấy A0 đã giúp em thêm phần mạnh dạn. + Giáo viên chủ nhiệm lắng nghe và thấu hiểu học sinh, từ đó đề ra biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp. Các giá trị được hình thành và củng cố: + Giá trị tôn trọng: Nhận biết giá trị bản thân và tôn trọng giá trị của người khác sẽ góp phần tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng. Khi biết tôn trọng bản thân, ta dễ dàng tôn trọng người khác. + Giá trị trách nhiệm: Khi mỗi cá nhân cố gắng làm tròn bổn phận với bản thân, gia đình và cộng đồng thì thế giới có thể tồn tại và phát triển tốt đẹp, mọi người dù là ai, ở địa vị nào cũng đều phải sống có trách nhiệm. + Giá trị hạnh phúc: Hạnh phúc của bản thân mình chỉ có thể có được từ những cố gắng của bản thân. Khi chia sẽ hạnh phúc với người khác thì chúng ta sẽ hạnh phúc gấp đôi. Và khi trao đi hạnh phúc chắc chắn chúng ta sẽ được hạnh phúc. + Giá trị khiêm tốn: Luôn biết lắng nghe và chấp nhận quan điểm của người khác. Khiêm tốn khiến người ta trở nên tuyệt vời hơn trong trái tim người khác. Trò chơi 2: Sự bình yên và tình đoàn kết. Chuẩn bị + Giáo viên chuẩn bị máy tính, bản nhạc. + Học sinh: Tất cả các học sinh tham gia. Luật chơi và cách tiến hành: + Chia lớp thành 4 nhóm tương đương với 4 tổ của lớp. + Các thành viên của mỗi tổ cầm tay nhau xếp thành vòng tròn, nhắm mắt và thưởng thức âm nhạc khoảng một phút. Sau đó vòng tròn sẽ dần thu hẹp lại, cho đến khi mọi người cảm thấy chật chội, rồi chen lấn nhau khó chịu, vòng tròn sẽ chật lại cho đến khi không thể chật hơn được nữa thì thôi. Sau đó vòng tròn lại được mở ra. + Học sinh trong nhóm sẽ thảo luận về trò chơi và trình bày cảm nghĩ của mình về trò chơi này. - Ý nghĩa của trò chơi: Các em được trải nghiệm những giây phút bình yên và thấy được giá trị quý giá của tình đoàn kết, của sự bình yên trong tâm hồn và trong cuộc sống. - Các giá trị được hình thành và củng cố: + Giá trị hòa bình: Sự bình yên trong tâm hồn. Khi mỗi người cảm thấy bình yên trong tâm hồn thì hòa bình sẽ ngự trị trên thế giới. + Giá trị đoàn kết: Sự hài hòa trong bản thân mỗi người và giữa các thành viên trong một nhóm. Tình đoàn kết được xây dựng trên cơ sở vô vị lợi, ánh nhìn sẽ chia, có chung niềm hi vọng vào một tương lai tốt đẹp. + Giá trị yêu thương: Bản chất của con người là sự yêu thương. Khi sự yêu thương được khơi dậy con người trở nên trong sáng hơn, yêu thương nhau nhiều hơn. Trò chơi 3: Trò chơi tìm vai: Trách nhiệm và đoàn kết. Chuẩn bị + Giáo viên: Chuẩn bị 8 tờ giấy nhỏ có ghi vai trò cụ thể của học sinh. + Học sinh: Số lượng học sinh tham gia (8 học sinh) và khán giả là các em học sinh còn lại trong lớp. Luật chơi và cách tiến hành: + Trò chơi diễn ra trong thời gian 15 phút. + Mỗi em học sinh sẽ nhận được một tờ giấy, có ghi rõ vai trò của từng em. + Các emhọc sinh tham gia chơi không được cho các thành viên còn lại biết vai trò của mình. + Nhiệm vụ của các em là cùng nhau “diễn” để “khán giả” nhận ra người nào đang giữ vai trò gì trong nhóm. + Sau khi khán giả nhận ra vai trò của từng thành viên trong nhóm, các em biểu diễn tiếp một số hành động khác thể hiện vai trò đó trong nhóm. - Ý nghĩa của trò chơi: Trò chơi giúp các em học sinh nhận đúng vai trò, vị trí của từng thành viên trong nhóm, qua đó sẽ giúp các em có trách nhiệm tìm hiểu được tâm lí, tính cách của mỗi người trong nhóm, để có cách ứng xử đúng và làm việc nhóm hiệu quả hơn. - Các giá trị được hình thành và củng cố: + Giá trị trách nhiệm: Góp phần của mình vào công việc chung. Trách nhiệm là đang thực hiện nhiệm vụ với lòng trung thực. Một người có trách nhiệm khi đồng ý góp phần để gánh vác công việc chung với các thành viên khác. + Giá trị hợp tác: Tinh thần hợp tác khi mọi người làm việc cùng nhau vì một mục đích chung. Lòng can đảm, sự quan tâm và chia sẽ tạo nên nền tảng cho tinh thần hợp tác. + Giá trị lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân: Được hình thành trong hoạt động học sinh xác định và diễn vai của mình để khán giả nhận biết vai trò của mình. + Giá trị giao tiếp và ứng xử: Được hình thành trong quá trình giáo tiếp giữa các em học sinh với nhau, giữa giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện trò chơi. Trò chơi 4: Sự bình an qua tranh vẽ. Chuẩn bị: + Giáo viên: Chuẩn bị nam châm để treo tranh lên bảng. + Học sinh: Tất cả học sinh tham gia. Luật chơi và cách tiến hành: + Chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng. + Mỗi nhóm vẽ một bức tranh theo chủ đề sự bình an( trong 15 phút). + Sau đó các
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_gia_tri_song_cho_hoc_sinh_l.docx